Hạn chế của văn hóa doanh nghiệp việt nam

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp đã và đang được các doanh nghiệp Việt Nam đặc biệt chú trọng bởi nó có tác động rất lớn tới sự phát triển ổn định của chính các doanh nghiệp đó. Thông qua việc tìm hiểu và nghiên cứu văn hóa doanh nghiệp tại 4 công ty lớn của Việt Nam [Tập đoàn FPT, Viettel, Vinamilk, Vietinbank], nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá về ưu, nhược điểm trong văn hóa doanh nghiệp tại các công ty này. Đây là những gương điển hình trong xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam, chính vì vậy, việc nghiên cứu này sẽ là cơ sở để các doanh nghiệp Việt Nam khác rút ra bài học kinh nghiệm cho riêng mình. Hơn nữa, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, tác giả đã đề xuất một số giải pháp giúp các doanh nghiệp Việt Nam xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp mình. Qua đó, tạo ra được lợi thế cạnh tranh riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ ngày nay. Từ khóa: Doanh nghiệp, FPT, Văn hóa doanh nghiệp, Vietinbank. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự hội nhập kinh tế quốc tế một cách sâu rộng đã và đang đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội phát triển hơn nữa, nhưng đồng thời cũng khiến các doanh nghiệp phải đương đầu với một sự cạnh tranh gay gắt chưa từng có. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần phải tìm ra lợi thế cạnh tranh đặc biệt khác ngoài yếu tố công nghệ kỹ thuật. Xây dựng văn hóa trong kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp chính là một lời giải cho vấn đề này. Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quan niệm và hành vi của doanh nghiệp, nó chi phối hoạt động của mọi thành viên trong doanh nghiệp và tạo nên bản sắc kinh doanh riêng đồng thời trở thành một sức mạnh vô hình cho các doanh nghiệp. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp lớn ví dụ như tập đoàn FPT, Viettel, Vietinbank…đã xây dựng thành công văn hóa doanh nghiệp và trở thành những tấm gương điển hình. Tuy nhiên, mô hình văn hóa doanh nghiệp tại chính những tổ chức này hiện cũng đang gặp một số vấn đề mà nếu như chúng ta không nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra giải pháp khắc phục thì nó sẽ có tác động to lớn tới chính các doanh nghiệp đó. Xuất phát từ thực tế đó, trong bài viết này tác giả sẽ đi nghiên cứu và tìm hiểu về văn hóa doanh nghiệp của các công ty lớn, tiêu biểu tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, đưa ra giải pháp góp phần xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại các công ty đó nói riêng và các công ty của Việt Nam nói chung. II. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu Bài viết ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, gồm có các nội dung nghiên cứu sau:-Đặc trưng văn hóa doanh nghiệp của một số công ty điển hình tại Việt Nam;-Đánh giá văn hóa doanh nghiệp của một số công ty điển hình tại Việt Nam;-Một số giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập tài liệu cho bài viết là phương pháp kế thừa các số liệu, tài liệu, các báo cáo và công trình nghiên cứu liên quan đến Văn hóa doanh nghiệp của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Văn hóa doanh nghiệp được coi là linh hồn, phần cốt lõi quan trọng của mỗi công ty. Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp luôn song hành với sự mở rộng kinh doanh và quy mô của công ty. Doanh nghiệp nào cũng mong muốn và cố gắng xây dựng một nền văn hóa tích cực, chất lượng, tuy nhiên điều này không dễ dàng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những sai lầm và khó khăn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Các sai lầm và khó khăn khi xây dựng văn hóa văn nghiệp

Chưa hiểu rõ tầm quan trọng của văn hóa doanh nghiệp

Muốn xây dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, người đứng đầu và các thành viên trong công ty phải hiểu rõ tầm quan trọng của nó. Văn hóa doanh nghiệp không chỉ phản ánh thông qua các nhân viên ứng xử với khách hàng đối tác mà còn thể hiện trong chính môi trường làm việc. Hai tập đoàn hàng đầu Việt Nam là FPT và Vingroup đều chú trọng xây dựng văn hóa môi trường công sở thông qua các bản tin nội bộ. Các bản tin này được xây dựng một cách bài bản, chiến lược với nội dung hợp lý nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc của mỗi cá nhân trong tập đoàn.

Một trong những khó khăn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp là chưa hiểu rõ tầm quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển của công ty

Các lợi ích mà văn hóa doanh nghiệp tạo ra là tăng sự gắn kết giữa nhân viên với công ty, tạo động lực cố gắng trong tập thể, từ đó dễ dàng tuyển dụng nhân tài hay thu hút khách hàng, đối tác hợp tác đầu tư. Hiểu rõ các lợi ích này, doanh nghiệp sẽ nhận thức rõ ràng mối quan hệ giữa một môi trường làm việc tích cực tỷ lệ thuận với sự thành công và phát triển của hoạt động kinh doanh. Trái lại, những công ty bỏ qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp sẽ loay hoay với vấn đề nhân sự, làm sao để thu hút và giữ chân những nhân tài đồng hành, cống hiến hết mình cho sự phát triển.

Coi trọng lợi nhuận hơn là tạo ra môi trường làm việc tích cực

Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng mà mọi doanh nghiệp đều cố gắng đạt được trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Tuy nhiên, đặt lợi nhuận lên trên hết và trước hết sẽ khiến doanh nghiệp bỏ quên hoặc không chú trọng vào xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Đây là một trong những sẽ là một sai lầm và khó khăn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Khi doanh nghiệp ưu tiên lợi nhuận và lơ là trong việc xây dựng, duy trì văn hóa vô hình chung sẽ tạo nên môi trường làm việc thiếu tích cực, cản trở sự sáng tạo, thường xuyên xảy ra xung đột và thay đổi nhân sự liên tục. Về lâu về dài, môi trường làm việc này chính là liều thuốc độc hủy hoại mọi kết quả, hình ảnh thương hiệu. Thường những doanh nghiệp này sẽ vướng phải scandal hoặc phàn nàn từ khách hàng và đối tác.

Không quan tâm và điều chỉnh cảm xúc tiêu cực trong môi trường làm việc

Cảm xúc tiêu cực có thể lây lan, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và hiệu quả công việc

Không phải nhân viên lúc nào cũng đều hài lòng với mọi việc xảy ra tại môi trường làm việc. Đôi lúc, họ sẽ cảm thấy bất mãn với 1 vài chính xác, quyết định của công ty. Những cảm xúc tiêu cực này giống như virus có khả năng lan rộng một cách nhanh chóng. Nếu ban lãnh đạo và bộ phận nhân sự không quan tâm và điều chỉnh các cảm xúc tiêu cực này sẽ tạo nên một môi trường làm việc không lành mạnh, ảnh hưởng nghiêm trọng trong công việc.

Không coi trọng truyền thông nội bộ

Truyền thông nội bộ giúp nhân viên hiểu rõ về văn hóa doanh nghiệp

Truyền thông nội bộ là cách giúp nhân viên hiểu rõ về văn hóa doanh nghiệp cũng như cách giúp nhà lãnh đạo nắm được tâm tư nguyện vọng của nhân sự dưới quyền. Theo nghiên cứu, khi có 1 thông tin mới về hoạt động của doanh nghiệp, nhân viên cần nghe một thông điệp bảy lần mới có thể nắm bắt được ý nghĩa. Và với văn hóa doanh nghiệp cũng thế, đừng kỳ vọng nhân viên sẽ nắm hết thông tin chỉ sau 1 lần nghe. Vì thế, doanh nghiệp cần chú trọng truyền thông nội bộ, lặp lại những thông tin quan trọng. Doanh nghiệp cũng cần đánh giá mức độ ưu tiên của các thông tin truyền đạt.

Trên đây là những sai lầm và khó khăn khi xây dựng văn hóa doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp đang tìm kiếm hệ thống đào tạo trực tuyến có thể hỗ trợ tối đa việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp,có thể tham khảo nền tảng MGE được phát triển bởi MangoAds. Hệ thống MGE đáp ứng quy trình đào tạo phức tạp với tính bảo mật cao. MGE cung cấp hệ thống quản lý học tập trực tuyến cho phép doanh nghiệp dễ dàng triển khai, quản lý tài liệu, dữ liệu đào tạo. Với MGE, thời gian setup nhanh chóng, do đó doanh nghiệp có thể sở hữu ngay nền tảng dạy và học trực tuyến bài bản với chi phí phù hợp. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn chi tiết nhé!

Chủ Đề