Bài tập ôn tập hè môn tiếng việt lớp 5 năm 2024

Cơ quan chủ quản: Công ty Cổ phần Đầu tư và Dịch vụ Giáo dục MST: 0102183602 do Sở kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 13 tháng 03 năm 2007 Địa chỉ: - Văn phòng Hà Nội: Tầng 4, Tòa nhà 25T2, Đường Nguyễn Thị Thập, Phường Trung Hoà, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. - Văn phòng TP.HCM: 13M đường số 14 khu đô thị Miếu Nổi, Phường 3, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh Hotline: 19006933 – Email: hotro@hocmai.vn Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Giang Linh

Giấy phép cung cấp dịch vụ mạng xã hội trực tuyến số 597/GP-BTTTT Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 30/12/2016.

Môn Ngữ văn

Môn Toán học

Môn Tiếng Anh

Môn Lịch sử và Địa lí

Môn Âm nhạc

Môn Mỹ thuật

Môn Giáo dục thể chất

Môn Tin học

Môn Công nghệ

Môn Khoa học

Môn HĐ trải nghiệm, hướng nghiệp

Môn Đạo đức

Đề tài THIẾT KẾ CHỈNH LƯU HÌNH TIA BA PHA - ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU CÓ ĐẢO CHIỀU [download tai tailieutuoi

  • ON TAP GK1 K12 - Đề ôn tập

Related documents

  • Baitapthuchanh Thongkemaytinhvaungdung
  • Bai tap 3 - Đây là bài tập toán cao cấp tự luận, xin mời tham khảo
  • Đề thi mẫu - đề thi mẫu toán cao cấp
  • 232e6b07-9d08-4f6b-a34d-df89770 d2b81 qd1446
  • CS311 LEC4 Dovandai - ffvgf
  • Dethigiuakichinhthuc 2

Preview text

Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 môn Tiếng Việt - Đề 1

Phần 1: Đọc hiểu Sông Hương Sông Hương có chiều dài tới tận 80km, riêng đoạn chảy qua Huế từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An dài 30km. Đoạn sông chảy qua Huế uốn lượn như sự sắp đặt của tự nhiên nhằm tôn tạo thêm vẻ kiều diễm cho thành phố Huế. Sông Hương là quà tặng vô giá mà tạo hóa đã dành riêng cho miền đất này. Con sông này là yếu tố có tính quyết định để người xưa chọn Huế làm kinh đô - là nơi hội tụ của cảnh quan và di sản văn hóa. Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển. Thành quách, lầu xá, những công trình kiến trúc hai bên bờ soi hình bóng xuống dòng sông, đẹp tựa như bức tranh phong thủy hữu tình. Người ta thường ví dòng sông Hương duyên dáng như cô gái Huế e ấp nụ cười dưới vành nón lá. Màu trắng bạc của sông càng tô điểm hơn khi chiếc cầu Tràng Tiền bắc ngang qua sông Hương. [...] Sông Hương dẫn đường xuôi dòng nước đưa du khách đến thăm vẻ đẹp miệt vườn Vỹ Dạ với vườn hoa thảm cỏ xanh mướt. Còn gì tuyệt vời hơn khi được ngược dòng lên Thiên Mụ thả hồn phiêu diêu theo tiếng chuông chùa văng vẳng. Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày. Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

  1. Dòng sông Hương chảy qua Huế bao nhiêu km? [0,5 điểm] A. 40km B. 80km C. 30km D. 60km
  2. Sông Hương chảy qua những nơi nào trước khi đổ ra biển? [0, 5 điểm] A. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua trung tâm thành phố Huế rồi chảy ra biển. B. Từ ngoại ô thành phố Huế, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi chảy ra biển. C. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các huyện của Huế, qua các khu rừng rậm rồi chảy ra biển. D. Từ ngã ba Bằng Lãng chảy qua các làng mạc trù phú ở ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, chảy qua các miền quê ở hạ lưu rồi đổ ra biển.
  3. Cây cầu nào được bắc ngang qua sông Hương? [0,5 điểm] A. Cầu Tràng Tiền B. Cầu Nhật Lệ C. Cầu Rồng D. Cầu Phú Mỹ Câu 2 : Em hãy gạch chân dưới từ Hán Việt có trong câu sau và giải nghĩa nó [ điểm]: “Từ chùa, bạn có thể ngắm toàn diện sắc đẹp của Hương giang như chiếc áo thiếu nữ mấy lần đổi thay màu sắc trong ngày”. Câu 3: Em hãy gạch chân dưới quan hệ từ có trong câu sau [0,5 điểm]:

“Từ ngã ba Bằng Lãng, sông Hương chảy nhẹ nhàng, chậm rãi qua các làng mạc trù phú

của vùng ngoại vi Huế, đi sâu vào giữa lòng thành phố, rồi tiếp tục uốn lượn qua các

miền quê ở hạ lưu trước khi đổ ra biển”. Phần 2: Luyện từ và câu Câu 1: [1 điểm] a. Em hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa về chủ đề con người. - - -

  1. Chọn 1 trong 3 cặp từ vừa tìm được và đặt câu.  Câu 2: Em hãy liệt kê các nghĩa của từ “đậu” trong câu dưới đây [1 điểm]:

Một chú ruồi đang đậu trên rổ đậu đỏ mà mẹ em chuẩn bị để nấu xôi mừng chị gái thi

đậu đại học.

Câu 3: Em hãy điền thêm vế câu còn lại để tạo nên các câu ghép [1 điểm] a. Hễ trời mưa to _______________________________________________________ b. __________________________________________ thì em đã được đi bơi với bạn. Phần 3: Tập làm văn [4 điểm] Em hãy tả một người bạn thân của mình.

Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 2

Phần 1: Đọc hiểu Ruộng bậc thang Sa Pa Tháng 10, một mình một con “ngựa sắt hai bánh” Min-xcơ được tiếng là “khỏe như trâu”, tôi vượt yên ngựa Trung Chải dốc cao tức ngực, hun hút khe sâu, đến thôn Vù Lùng Sung lãng đãng ẩn hiện trong sương trắng dập dềnh, miền đất có “kỳ quan” ruộng bậc thang 121 bậc, nhiều bậc nhất Việt Nam, như chiếc “thang mây” bắc lên lưng trời. Trên độ cao hơn 700 m so với mực nước biển, thôn Vù Lùng Sung nằm chính giữa đỉnh núi cao nhất nơi đây. Già làng Lò Diếu Chỉn đón khách, niềm nở như người thân lâu ngày gặp lại, câu chuyện nở bung về những tháng ngày gian khổ lập bản. Ngày xa xưa ấy, vùng này không có người ở, bởi “vù luồng” theo tiếng người Dao có nghĩa là “đỉnh rồng”, núi cao chót vót, hoang dã và bí ẩn. Cụ tổ của dòng họ Lò là người đầu tiên dám xung phong lên đây “khai sơn phá thạch” để lập bản. Đứng ở nấc trên cùng của kỳ quan thang mây

Câu 3: Trong đoạn thơ dưới đây có sử dụng một cặp từ đồng âm, em hãy tìm và giải nghĩa. Bà già đi chợ cầu Đông, Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng. Thầy bói xem quẻ nói rằng, Lợi thì có lợi nhưng răng không còn. Phần 3: Tập làm văn [4 điểm] Em hãy viết 1 lá đơn gửi cho thầy giáo để xin được học bơi ở lớp học bơi vào mùa hè của trường.

Phiếu bài tập ôn hè lớp 5 lên lớp 6 môn Tiếng Việt - Đề 3

Phần 1: Đọc hiểu Tò he Tò he vốn là một loại đồ chơi dân gian làm bằng bột gạo nếp pha lẫn với đường, có thể ăn được. Thuở đầu, tò he là sản phẩm dùng để cúng lễ nên chúng thường có hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... vì vậy, người ta gọi sản phầm này là “đồ chơi chim cò”. Một số vùng quê ở Việt Nam, người ta còn gọi là “con bánh” vì bên cạnh hình thù các con vật, người ta còn nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... tạo thành mâm cỗ để đi lễ chùa. Về sau, sản phẩm được gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh “tò te” thế nên người ta gọi là “tò te”, sau này nói chệch thành “tò he”. Có những giai đoạn mà cả làng Xuân La, từ lớn đến bé, ai ai cũng biết nặn tò he. Họ tạo ra những con tò he bằng niềm yêu thương hồn nhiên, bình dị, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau tiến tới bắt kịp những thay đổi của thời đại mới. Để làm ra những con tò he xinh xắn, những nghệ nhân đã phải trải qua rất nhiều công đoạn. Bột phải được làm từ gạo nếp dẻo, trắng, tròn, thơm và mịn đến độ không dính tay. Sau đó, bột được cho vào nồi nước đang sôi sùng sục để luộc chín. Công việc này đòi hỏi sự cẩn thận và kinh nghiệm của người thực hiện. Khi luộc bột, phải chú ý đến thời gian, độ nóng của lửa để bột vừa chín tới. Nếu bột ướt quá sẽ khó nặn nhưng nếu sống quá thì khi nặn, tò he dễ bị nứt. Tiếp đến, công đoạn trộn bột với phẩm màu cũng được cho là khâu quan trọng, mang đậm tính thẩm mỹ và nhân sinh quan sâu sắc của người làng Xuân La. Bởi những phẩm màu đều có nguồn gốc thực vật tự nhiên để trẻ em không bị ngộ độc khi ăn tò he. Đó là màu vàng tươi từ củ nghệ, màu vàng đậm của quả dành dành, màu xanh từ lá cây cơm nếp, màu đỏ từ ruột quả gấc chín, màu đỏ nâu của hoa dâm bụt giấm, màu tím từ củ nghệ đen. Sau các công đoạn chuẩn bị, khâu quan trọng nhất là nặn tò he. Dưới bàn tay khéo léo, những viên bột bỗng hóa thành chú gà trống vươn cánh gọi bình minh, chú nai vàng ngơ ngác, chàng hiệp sĩ uy phong, nàng công chúa xinh đẹp, chàng Thạch Sanh dũng cảm hay Ngộ Không thiên biến vạn hóa, hay mâm xôi, mâm ngũ quả, phẩm oản, nải chuối, buồng cau, thủ lợn rất sống động. Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

  1. Ngôi làng nào nổi tiếng với nghề nặn tò he? [0,5 điểm] A. Làng cổ Đường Lâm B. Làng chài Mũi Né
  1. Làng Xuân La D. Làng chài Cửa Vạn 2. Cách tạo hình nào sau đây không phải của tò he? [0,5 điểm] A. Nặn hình thù các con vật như công, gà, trâu, bò, lợn, cá... B. Nặn thành hình quanh các khung bằng tre, nứa C. Nặn bột thành nải chuối, quả cau, chân giò, đĩa xôi... D. Sau khi nặn gắn vào một chiếc kèn ống, ở đầu kèn có quét chút mạch nha, khi thổi phát ra âm thanh “tò te” 3. Màu vàng đậm của tò he được làm từ nguyên liệu nào? [0,5 điểm] A. Củ nghệ B. Quả dành dành C. Lá cây cơm nếp D. Hoa dâm bụt giấm Câu 2: Em hãy sắp xếp các công đoạn làm tò he dưới đây theo trật tự đúng [0, điểm] a. Trộn bột với phẩm màu b. Tạo phẩm màu từ các nguyên liệu thiên nhiên c. Luộc bột bắp d. Nặn thành các hình dáng khác nhau. Câu 3: Ngoài tò he thì em biết những trò chơi truyền thống nào? [1 điểm]. Phần 2: Luyện từ và câu Câu 1: a. Em hãy tìm 3 cặp từ trái nghĩa về chủ đề thiên nhiên. [0,5 điểm]
  1. Chọn 1 trong 3 cặp từ vừa tìm được để đặt thành 1 câu ghép. [0,5 điểm]  Câu 2: a. Em hãy kể tên các cặp quan hệ từ tăng tiến. [0,5 điểm] - - - -
  1. Đặt 1 câu ghép với 1 trong các cặp quan hệ từ em đã tìm được. [0,5 điểm]  Câu 3: Em hãy chỉ ra biện pháp tu từ sử dụng trong đoạn thơ dưới đây [1 điểm]: Cậu mèo đã dậy từ lâu Cái tay rửa mặt, cái đầu nghiêng nghiêng Mụ gà cục tác như điên Làm thằng gà trống huyên thuyên một hồi Cái na đã tỉnh giấc rồi Đàn chuối đứng vỗ tay cười, vui sao!

là công đoạn tạo nên vẻ đẹp gây ấn tượng của sản phẩm. Phải kể đến chất liệu của vải bọc đèn lồng Hội An, thường được sử dụng là vải lụa tơ tằm, họa tiết thanh thoát đồng thời mang đậm nét văn hóa Á Đông cổ điển với gam màu đơn sắc. Bên cạnh đó, đèn lồng cũng được trang trí bên ngoài bằng những bức tranh non nước gần gũi về con người và thiên nhiên nước Việt trên nền vải trắng trang nhã. Không chỉ đa dạng về mẫu mã, độc đáo về chất liệu, người nghệ nhân còn sáng tạo thêm những kiểu dáng mới lạ và sang trọng nhưng vẫn giữ được tinh hoa trong chiếc đèn lồng để phù hợp trang trí cho nhiều không gian khác nhau như : đèn lồng bánh ú, đèn củ tỏi, đèn tròn, đèn củ tỏi ngược, đèn kiểu dù hay kiểu quả trám... Câu 1: Em hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.

  1. Đèn lồng Hội An thường được thắp vào các dịp nào? [0,5 điểm] A. Trên dòng sông Hoài mỗi dịp trăng tròn. B. Trên đường phố Sài Gòn C. Trên sân khấu chào mừng năm học mới D. Trên các chuyến tàu
  2. Kích thước của những chiếc đèn lồng Hội An phụ thuộc vào điều gì? [0,5 điểm] A. Bàn tay của người thợ làm đèn lồng. B. Yêu cầu của người mua đèn lồng. C. Kích thước nan tre làm nên chiếc đèn lồng. D. Kích thước tấm vải bọc bên ngoài đèn lồng đã được vẽ sẵn.
  3. Nghệ nhân thường dùng loại vải nào để bọc bên ngoài đèn lồng? [0,5 điểm] A. Vải bò B. Vải lụa tơ tằm C. Vải bông D. Vải gai Câu 2: Để đèn lồng Hội An có thể phù hợp với nhiều không gian và tiếp tục phát triển ở môi trường đèn điện vô cùng phổ biến như hiện nay, các nghệ nhân đã làm điều gì? [1 điểm] 

Phần 2: Luyện từ và câu Câu 1: Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu sau [0,5 điểm]:

“Phải kể đến chất liệu của vải bọc đèn lồng Hội An thường được sử dụng là vải

lụa tơ tằm, họa tiết thanh thoát đồng thời mang đậm nét văn hóa Á Đông cổ điển

với gam màu đơn sắc”.

Câu 2: Viết 1 đoạn hội thoại ngắn giữa em và bạn, trong đó có sử dụng 1 cặp từ trái nghĩa và 1 cặp từ đồng nghĩa [1 điểm]. 

Câu 3: Từ chân trong câu dưới đây là từ nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Giải thích. [1 điểm] Nhờ tài đá bóng cừ khôi, Tuấn đang có một chân trong đội bóng của trường.  Câu 4: Đặt câu ghép với cặp quan hệ từ “Tuy... nhưng...”. Xác định các thành phần của câu vừa đặt [1 điểm] Phần 3: Tập làm văn [4 điểm] Em hãy kể lại buổi lễ bế giảng cuối cấp của mình.

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

  1. Tên gọi nào chưa từng được sử dụng để gọi tên vùng đất Sa Pa? A. Sa Pả B. Cha Pa C. Sa Pà D. Sa Pa
  2. Vì sao dãy núi ở Sa Pa được đặt tên là Hoàng Liên? [0,5 điểm] A. Vì người đầu tiên tìm ra dãy núi này tên là Hoàng Liên. B. Vì chính quyền sau khi họp đã chọn ra tên Hoàng Liên để đặt cho dãy núi này. C. Vì đây là dãy núi duy nhất có cây Hoàng Liên - một loại được liệu quý. D. Vì sách cổ có ghi lại tên dãy núi này là Hoàng Liên.
  3. Đâu không phải là đặc điểm về sinh vật cảnh của vườn quốc gia Hoàng Liên Sơn? [0,5 điểm] A. 136 loài chim, 56 loài thú, 553 loài côn trùng B. 864 loài thực vật, trong đó có 173 loài cây thuốc C. 37 loài thú được ghi trong “sách đỏ Việt Nam D. 65 loại khoáng sản trong lòng đất Phần 2: Luyện từ và câu Câu 1: Đọc đoạn trích dưới đây: Lão nói xong lại cười đưa đà. Tiếng cười gượng nhưng nghe đã hiền hậu lại. Tôi vui vẻ bảo:
  4. Thế là được, chứ gì? Vậy cụ ngồi xuống đây, tôi đi luộc khoai, nấu nước.
  5. Nói đùa thế, chứ ông giáo cho để khi khác?
  6. Việc gì còn phải chờ khi khác?... Không bao giờ nên hoãn sự sung sướng lại. Cụ cứ ngồi xuống đây! Tôi làm nhanh lắm...
  7. Đã biết, nhưng tôi còn muốn nhờ ông một việc... Mặt lão nghiêm trang lại...
  8. Việc gì thế, cụ?
  9. Ông giáo để tôi nói... Nó hơi dài dòng một tí.
  10. Vâng, cụ nói.
  11. Nó thế này, ông giáo ạ! [Lão Hạc - Nam Cao] a. Em hãy gạch chân dưới các đại từ xưng hô có trong đoạn trích trên [0, điểm]
  1. Em hãy liệt kê các từ ghép có trong đoạn trích trên [0,5 điểm] - - - -

Câu 2: Em hãy giải nghĩa các từ “đông” có trong đoạn văn dưới đây [1 điểm]:

Sang tháng 11, mùa đông thực sự đã về đến Hà Nội. Đất trời trở nên khô hanh, lạnh lẽo. Các cửa hàng bán đồ giữ ấm trở nên đông đúc, nhộn nhịp hẳn. Những giọt sương đọng trên lá cây buổi sớm mai trông như bị đông cứng lại bởi giá buốt.

Câu 3: Em hãy viết 1 đoạn văn từ 5 đến 7 câu miêu tả một chú chó. Trong đó có sử dụng ít nhất 1 cặp từ trái nghĩa [1 điểm].

Chủ Đề