Bài tập hoá học hỗn hợp lop 10 năm 2024

Bài 1: Hòa tan 55g hổn hợp Na2CO3 và Na2SO3 với lượng vừa đủ 500ml axit H2SO4 1M thu được một muối trung hòa duy nhất và hổn hợp khí A. Tính thành phần phần trăm thể tích của hổn hợp khí A?

Bài 2: Cho 2,84 g hỗn hợp CaCO3 và MgCO3 tác dụng hết với dung dịch HCl thấy bay ra 672ml khí CO2 (đktc). Tính phần trăm khối lượng của 2 muối trên trong hỗn hợp?

Bài 3: Nhiệt phân hoàn toàn một hỗn hợp gồm MgCO3 và CaCO3 thu được 0,56 lít khí CO2 (00C, 2 atm) và 2,2 gam chất rắn. Tính hàm lượng CaCO3 trong hỗn hợp?

Bài 4: Cho 3,87 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al vào 250 ml dung dịch X chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch B và 4,368 lit H2 (đktc).

  1. CMR axit còn dư?
  1. Tính % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A?

Bài 5: Hỗn hợp X gồm Al, Zn và Fe, trong đó khối lượng Al bằng 18/31 tổng khối lượng của Zn và Fe. Hòa tan hết 14,7 gam X bằng lượng dư dd HCl, sau phản ứng thu được 10,08 lít H2 (đktc). Xác định % về khối lượng của các kim loại trong hh X?

Bài 6: Hỗn hợp A gồm MgO, FeO và CuO. Để hòa tan hết 11,6 gam A cần vừa đủ 360 ml dd HCl 1M. Mặt khác, khi cho 11,6 gam A tác dụng với H2SO4 đặc nóng (dư) thu được 1,12 lít SO2 (là sp khử duy nhất, ở đktc). Xác định khối lượng mỗi chất trong 11,6 gam A?

Bài 7: Cho 3,6g hỗn hợp X gồm Al, Fe, Zn và Mg; trong đó, số mol Mg bằng tổng số mol của Al, Fe và Zn. Hòa tan hết X trong dd HCl dư, thu được 2,464 lít H2 (đktc). Mặt khác, khi cho 3,6g X tác dụng với lượng dư khí Cl2 (đun nóng) thì thu được 11,765 gam hỗn hợp muối. Tính khối lượng mỗi kim loại trong 3,6g hỗn hợp X?

Bài 8: Hoà tan hoàn toàn 2,8 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu và Ag trong dung dịch HNO3 dư thì sinh ra khí NO2 (sp khử duy nhất). Để hấp thụ hoàn toàn khí sinh ra phải dùng đúng 40ml dung dịch NaOH 1M.

Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.

Bài 9: Hoà tan 34,2 gam hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3 vào trong 1 lít dung dịch HCl 2M, sau phản ứng còn dư 25% axit. Cho dung dịch tạo thành tác dụng với ddNaOH 1M sao cho vừa đủ đạt kết tủa bé nhất.

  1. Tính khối lượng của mỗi oxit trong hỗn hợp
  1. Tính thể tích của dung dịch NaOH 1M đã dùng.

Bài 10: Khử 13,6 gam hỗn hợp A gồm Fe và Fe2O3 bằng khí CO dư thì thu được một rắn B. Để hoà tan hoàn toàn rắn B phải dùng đúng 400ml dung dịch HCl 1M. Lượng muối sinh ra cho tác dụng với dd NaOH dư thì thu được m ( gam) kết tủa. Tính % khối lượng mỗi chất trong A và định m.

Bài 11: Hoà tan 4,64 gam hỗn hợp Cu, Mg và Fe trong dung dịch H2SO4 loãng dư thì thấy sinh ra 2,24 lít khí (đktc) và 0,64 gam rắn không tan.

  1. Tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp
  1. Tính khối lượng ddH2SO4 24,5% tối thiểu phải dùng.

Bài 12: Hoà tan hoàn toàn 19,46 gam hỗn hợp Mg, Al và Zn (khối lượng Al và Mg bằng nhau) vào trong dung dịch HCl 2M thì thu được 16,352 lít khí (đktc).

  1. Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp
  1. Tính thể tích dung dịch HCl 2M đã dùng; biết axit còn dư 10% so với lý thuyết
  1. Để trung hoà hết lượng axit còn dư thì phải dùng bao nhiêu gam dd hỗn hợp 2 kiềm chứa KOH 28% và Ca(OH) 14,8%.

Bài 13: Hoà tan hỗn hợp CaO và CaCO3 bằng H2SO4 loãng được dung dịch A và khí B. Cô cạn dung dịch A thu được 3,44 gam thạch cao CaSO4.2H2O. Hấp thụ hết B bằng 100 ml dung dịch NaOH 0,16 M, sau đó thêm BaCl2 dư thấy tạo ra 1,182 gam kết tủa. Tìm số gam mỗi chất ban đầu.

Bài 14: Cho dòng khí H2 dư đi qua 2,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 (nung nóng). Sau phản ứng trong ống nghiệm còn lại 1,96 gam Fe. Nếu cho 2,36 gam hỗn hợp đầu tác dụng với dụng dịch CuSO4 đến phản ứng hoàn toàn, lọc lấy chất rắn làm khô cân nặng 2,48 gam. Tính khối lượng từng chất trong hỗn hợp? Coi hiệu suất các phản ứng là 100%.

II. Hỗn hợp được chia thành nhiều phần bằng nhau

Bài 1: Cho m gam hỗn hợp X gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 hòa tan trong một lượng dd H2SO4 vừa đủ ta thu được 500 ml dung dịch Y trong suốt. Chia dd Y thành hai phần bằng nhau.

– Cô cạn phần 1 thu được 31,6 gam hỗn hợp muối khan.

– Cho một luồng khí Cl2 dư đi qua phần 2, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 33,375 gam hỗn hợp muối. Xác định m?

Bài 2: Cho 14,44 gam hỗn hợp X gồm Fe và kim loại M có hóa trị không đổi. Chia X thành hai phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 trong dd HCl được 4,256 lít H2 (đkct). Hòa tan hết phần 2 trong dd HNO3 được 1,792 lít khí NO (là sp khử duy nhất, ở 00C và 2 atm). Xác định M và % về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp X?

Bài 3: Một hỗn hợp chứa 0,035 mol các chất FeO, Fe2O3 và Fe3O4. Hòa tan hỗn hợp này trong dd HCl được dd A. Chia A thành hai phần bằng nhau.

Phần 1: Tác dụng vừa đủ với 0.084 lít khí Cl2 (đktc).

Phần 2: Tác dụng với dd NaOH dư. Đun nóng hỗn hợp trong không khí để phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lọc lấy kết tủa rồi nung kết tủa đến khối lượng không đổi thì thu được 3 gam chất rắn.

Hãy viết các phương trình hóa học đã xảy ra và tính khối lượng mỗi oxit trong hỗn hợp đầu?

Bài 4: X là hỗn hợp chứa kim loại M, oxit và muối sunfat của kim loại M. Biết M có hóa trị 2 không đổi. Chia X thành 2 phần bằng nhau.

– Phần 1: Đem hòa tan trong dd H2SO4 loãng, dư thu được dung dịch A, khí B. Lượng khí B này vừa đủ để phản ứng hết 16 gam CuO. Cho A tác dụng với dung dịch KOH dư, khi kết thúc phản ứng thu được kết tủa C. Nung C đến khối lượng không đổi thì thu được 14 gam chất rắn.

– Phần 2: Cho tác dụng với 200 ml dung dịch CuSO4 1,5M. Sau khi phản ứng kết thúc, tách bỏ chất rắn, cô cạn phần dung dịch thì thu được 46 gam muối khan.

  1. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra?
  1. Xác định kim loại M?
  1. Tính % khối lượng các chất trong X?

Bài 5: Chia 5,56 gam hỗn hợp A gồm Fe và một kim loại M (có hóa trị không đổi) làm 2 phần bằng nhau. Hòa tan hết phần 1 trong dung dịch HCl được 1,568 lít H2. Hòa tan hết phần 2 trong dung dịch HNO3 loãng (dư) thu được 1,344 lít khí NO duy nhất và không tạo ra NH4NO3. Biết thể tích các khí được đo ở đktc.

  1. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra?
  1. Xác định kim loại M và % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A?

Bài 6: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm với hỗn hợp bột A gồm Al và Fe2O3 (trong điều kiện không có không khí). Sau phản ứng thu được chất rắn B, chia B thành 2 phần bằng nhau.

Phần 1: Cho tác dụng với NaOH dư, thu được 1,68 lít H2 (ở 27,30C và 2,2 atm).

Phần 2: Cho tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1M thu được dung dịch D và 12,32 lít H2 (đktc). Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch D, sau phản ứng đem lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì được chất rắn E.

  1. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra?
  1. Tính % khối lượng các chất trong B?
  1. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng?
  1. Tính khối lượng chất rắn E?

Biết các phản ứng đều có hiệu suất H = 100%

Bài 7: Hỗn hợp A (dạng bột) gồm ba kim loại Fe, Al và Mg. Chia 3,64 gam hỗn hợp A thành 2 phần bằng nhau.

– Hòa tan hết phần 1 trong dung dịch HCl dư thu được 1,568 lít H2.

– Cho phần 2 vào dung dịch NaOH lấy dư, sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch B và chất rắn C. Tách riêng chất rắn C rồi cho phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được 2,016 lít NO2 (là sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch D.

Biết thể tích các khí được đo ở đktc.

  1. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng đã xảy ra?
  1. Tính khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A?
  1. Tính khối lượng muối nitrat trong dung dịch D?

Bài 8: Chia 50 gam dung dịch chứa 2 muối MgCl2 và CuCl2 làm 2 phần bằng nhau:

– Phần 1: Tác dụng AgNO3 (dư) thì thu được 14,35 gam kết tủa.

– Phần 2: Tác dụng với lượng dư NaOH, lọc lấy kết tủa rồi đem nung đến khối lượng không đổi thì thu được 3,2 gam hỗn hợp 2 chất rắn Y. Dẫn một luồng khí H2 (dư) qua Y (nung nóng) thì thu được hỗn hợp chất rắn Z. Giả thiết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

a/ Xác định nồng độ % của mỗi chất trong dung dịch ban đầu

b/ Xác định % khối lượng của mỗi chất trong rắn Y

Bài 9: Chia hỗn hợp X gồm :Na, Al, Mg làm 3 phần bằng nhau:

– Phần 1: Tác dụng với nước sinh ra 8,96 lít khí

– Phần 2: Tác dụng NaOH dư thì thấy sinh ra 15,68 lít khí

– Phần 3 : Tác dụng với ddHCl, phản ứng xong thu được 26,88 lít khí

Các thể tích khí đo ở đktc

a/ Viết các phương trình phản ứng xảy ra

b/ Xác định % khối lượng của mỗi chất trong hỗn hợp X

Bài 10: Có 15 gam hỗn hợp Al và Mg chia đôi. Cho 1 mửa hỗn hợp vào 600ml dung dịch HCl x mol/l thu được khí A và dung dịch B, cô cạn B thu được 27,9 gam muối khan. Cho nửa còn lại tác dụng với 800ml dung dịch HCl xM và làm tương tự thu được 32,35 gam muối khan. Xác định % khối lượng mỗi kim loại và trị số x ? Tính thể tích H2 thoát ra ở TN2 (đktc).

III. Hỗn hợp được chia thành nhiều phần không bằng nhau

Bài 1: Hoà tan hoàn toàn 20 gam một hỗn hợp A gồm MgO, CuO và Fe2O3 phải dùng vừa hết 350ml dung dịch HCl 2M.

Mặt khác nếu lấy 0,4 mol hỗn hợp A đốt nóng trong ống sứ (không có không khí) rồi thổi một luồng H2 dư đi qua để phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được m gam chất rắn và 7,2 gam nước. Biết rằng H2 chỉ khử được các oxit kim loại đứng sau Al trong dãy hoạt động hóa học ở nhiệt độ cao.

  1. Tính % theo khối lượng các chất trong A.
  1. Tính m.

Bài 2: Cho hỗn hợp A có khối lượng m gam gồm bột Al và sắt oxit FexOy. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp A trong điều kiện không có không khí, được hỗn hợp B. Nghiền nhỏ, trộn đều hỗn hợp B rồi chia thành 2 phần. Phần 1 có khối lượng 14,49 gam được hòa tan hết trong dung dịch HNO3 đun nóng, được dung dịch C và 3,696 lít khí NO (là sp khử duy nhất, ở đktc). Cho phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thấy giải phóng 0,336 lít khí H2 (đktc) và còn lại 2,52 gam chất rắn. Các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn.

  1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
  1. Xác định công thức sắt oxit và tính m.

Bài 3: Trộn đều 83 gam hỗn hợp bột X gồm Al, Fe2O3 và CuO rồi đun nóng một thời gian để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm (giả sử chỉ xảy ra phản ứng khử oxit thành kim loại). Chia hỗn hợp sau phản ứng làm 2 phần có khối lượng trênh lệch nhau 66,4 gam.

Lấy phần có khối lượng lớn đem hòa tan bằng dung dịch H2SO4 dư, thu được 23,3856 lít H2 (đktc), dung dịch Y và chất rắn. Dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 200ml dung dịch KMnO4 0,18M.

Hòa tan phần có khối lượng nhỏ bằng dung dịch NaOH dư thấy còn lại 4,736 gam chất rắn không tan.

  1. Viết các phương trình hóa học đã xảy ra.
  1. Biết trong hỗn hợp X số mol CuO bằng 1,5 lần số mol Fe2O3. Hãy tính % khối lượng mỗi oxit kim loại bị khử.

Bài 4: Hỗn hợp A gồm Al, Fe và Mg. Cho 15,5 gam hỗn hợp A vào 1 lít dung dịch HNO3 2M. Sau phản ứng thu được dung dịch B và 8,96 lít NO duy nhất (ở đktc).

Mặt khác cho 0,05 mol A vào 500ml dung dịch H2SO4 0,5M thu được dung dịch C. Cho dung dịch C tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa. Lấy kết tủa đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được 2 gam chất rắn.

  1. Tính thành phần % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
  1. Tính nồng độ của các ion trong dung dịch C (coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể).

Bài 5: Hòa tan hoàn toàn 1,97 gam hỗn hợp gồm Zn, Mg và Fe trong một lượng vừa đủ dd HCl thu được 1,008 lít khí (đktc) và dd A. Chia A thành 2 phần.

Cho từ từ dd NaOH 0,06M vào phần 1, đến khi kết tủa đạt cực đại thì thể tích dd NaOH đã dùng là 300 ml. Lọc lấy kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 0,562 gam chất rắn.

Phần 2 cho tác dụng với dd NaOH dư rồi tiến hành giống phần 1, thì khối lượng chất rắn thu được là a gam.

  1. Viết các phương trình hóa học xảy ra?
  1. Tính khối lượng các kim loại trong hỗn hợp đầu và tính a?

Bài 6: Đốt hoàn toàn 16,8 gam hỗn hợp X gồm Mg, Cu, Ca trong khí oxi thì thu được 23,2 gam hỗn hợp oxit. Nếu cho 0,2 mol hỗn hợp X tác dụng với H2O dư thì được dung dịch Y ; m( gam) rắn Q và 0,2 gam khí Z. Tìm khối lượng mỗi kim loại trong 16,8 gam hỗn hợp X ? Định m ?