Bãi cạn scarborough ở đâu

Đây là khu vực cảng kinh tế tự do ở tỉnh Zambales của Philippines. Subic từng là căn cứ hải quân lớn nhất của Mỹ ở Thái Bình Dương, đóng cửa năm 1991 sau khi Quốc hội Philippines bỏ phiếu thông qua việc này.

Sự xuất hiện của tàu ngầm North Carolina của Mỹ tại khu vực này là mang tính biểu tượng về lịch sử và chiều dài của mối quan hệ quân sự giữa Philippines và Mỹ. 20 năm trước đây, Philippines là trung tâm chiến lược quân sự của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.

Quyết định của Nghị viện Philippines nhằm chấm dứt sự hiện diện lực lượng Mỹ tại quốc gia Đông Nam Á đã làm thay đổi các toan tính quân sự, địa chiến lược của Mỹ, và cũng làm ảnh hưởng đáng kể đến vị thế của Philippines đối với Mỹ. Kể từ đó, Guam thành tâm điểm chiến lược và Mỹ cũng đã có những căn cứ quân sự khác ở châu Á.

Căng thẳng gia tăng tại bãi cạn Scarborough đã nâng vị thế của Philippines lần nữa. Theo giới phân tích, tranh chấp tại Scarborough chính là một phần của cuộc tranh chấp lớn hơn về việc ai thực sự "làm chủ" biển Đông. Scarborough được người Philippines gọi là bãi cạn Panatag, còn Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham. Trong khi chỉ cách tỉnh Zambales của Philippines 124 hải lý, thì Scarborough cách đảo Hải Nam [điểm đất liền gần bãi cạn nhất của Trung Quốc] tới 550 hải lý. Vì thế khi tranh chấp xảy ra, người ta đặt câu hỏi về tính hợp pháp của việc Trung Quốc khi đưa ra tuyên bố chủ quyền với khu vực này.

Bãi cạn Scarborough chụp từ vệ tinh.

Tranh chấp về bãi cạn Scarborough phát sinh từ những xung đột trong tuyên bố chủ quyền hàng hải, lãnh thổ giữa Trung Quốc và Philippines. Cả hai đều cho mình là nước tiên phong có những phát hiện và từng nắm giữ. Bắc Kinh lập luận rằng, họ phát hiện ra bãi cạn đầu tiên và hoạch định bản đồ toàn bộ biển Đông từ thời nhà Nguyên [1271-1368 SCN], và bản đồ được vẽ lại vào năm 1279 sau Công nguyên bởi nhà thiên văn học Trung Quốc Guo Shoujing trong chuyến khảo sát các đảo xung quanh Trung Quốc.

Tương tự như vậy, Philippines cũng tuyên bố chủ quyền với bãi cạn bằng các dẫn chứng lịch sử đối với vùng lãnh thổ này, sớm nhất là bản đồ Carta Hydrographical y Chorographics De Las Yslas Filipinas [hay "Bản đồ Thủy văn và Địa chí Quần đảo Philippines"]. Xuất bản năm 1734, bản đồ của Velarde xác định bãi cạn là một phần của Zambales. Những cuộc thám hiểm sau này như cuộc khảo sát năm 1808 của Alejandro Malaspina cũng xác định tương tự, đây là vùng lãnh thổ của Philippines.

Bãi cạn được đặt tên sau khi một con tàu buôn chè có tên "Scarborough" bị đắm do va phải đá ngầm làm tất cả mọi người trên tàu thiệt mạng vào cuối thế kỷ XVIII

V.Nguyễn [tổng hợp]

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Bãi cạn Scaborough/đảo Hoàng Nham nằm cách bờ tây đảo lớn của Philippines 230 km và cách Trung Quốc hơn 800 km về phía bắc. Đây là một cụm san hô và đá ngầm, nằm cách bờ biển phía bắc đảo Luzon của Philippines hơn 220 km và cách lãnh thổ Trung Quốc hơn 800 km. Philippines khẳng định bãi cạn nằm gọn trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của nước này, theo Công ước về Luật Biển của Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cho rằng đây là một phần lãnh thổ của nước này, ít nhất là từ thế kỷ XIII, và họ còn đưa ra các bản đồ cổ làm bằng chứng.

Trước tháng 4 năm 2012, cả Trung Quốc lẫn Philippines đều không duy trì sự hiện diện thường trực ở bãi cạn Scarborough. Ngư dân Philippines, Việt Nam và Trung Quốc đã từng tới đây khai thác hải sản. Vào những thời điểm trong quá khứ, đặc biệt là cuối thập niên 1990 và đầu những năm 2000, hải quân Philippines từng bắt giữ những ngư dân Trung Quốc đi vào khu vực bãi cạn này.

Sự kiện bắt đầu khi tàu Philippines phát hiện ngư dân Trung Quốc đánh bắt hải sản bị cấm ở bãi cạn và định tịch thu. Ngày 8 tháng 4 năm 2012, khi Philippines phát hiện một số tàu cá của Trung Quốc tại bãi cạn cách đảo lớn Luzon của Philippines khoảng 230 km về phía tây. Hải quân Philippines phát biện 8 tàu cá Trung Quốc, Sau khi kiểm tra tàu, nhà chức trách Philippines đã phát hiện ra số lượng lớn hải sản bị đánh bắt trái phép. Philippines cáo buộc các ngư dân Trung Quốc đã xâm nhập và đánh bắt trái phép ở vùng biển mà nước này tuyên bố chủ quyền.

Sau khi nhận được thông báo của các tàu, hai tàu hải giám của Trung Quốc đã tới khu vực này, chặn lối vào đầm phá và ngăn cản việc nhà chức trách Philippines bắt giữ ngư dân Trung Quốc. Soái hạm BRP Gregorio del Pilar của Philippines được cử đến nhưng bị hai tàu hải giám của Trung Quốc ngăn chặn việc bắt giữ các ngư dân nước này. Ngày 10 tháng 4 năm 2012, hai tàu hải giám Trung Quốc ngăn chặn một tàu chiến Philippines khỏi việc bắt giữ những ngư dân Trung Quốc.

Sau khi các tàu đánh cá rời bãi cạn, tàu của chính phủ hai bên vẫn duy trì nhằm bảo vệ tuyên bố chủ quyền với Scarborough. Tới cuối tháng 5 năm 2012, Trung Quốc triển khai thêm 7 tàu hải giám và các tàu của Ủy ban nghề cá. Nhiều tàu chính phủ và tàu cá của Trung Quốc vẫn hoạt động quanh bãi cạn, nơi Bắc Kinh và Manila có tranh chấp chủ quyền căng thẳng suốt hơn hai tháng các tàu của chính phủ nước này vẫn sẽ làm nhiệm vụ bảo vệ quanh bãi cạn tranh chấp trên cơ sở nhu cầu thi hành luật pháp, quản lý và duy trì tại đó.

Kể từ tháng 6/2012, Trung Quốc đã duy trì kiểm soát tại bãi cạn Scarborough và cho quân đồn trú lâu dài trên bãi này [1].

Mở rộng

Tổng thống Philippines Aquino tố cáo Trung Quốc đang xây dựng các khối bê tông ở bãi cạn tranh chấp Scarborough trên Biển Đông. Cáo buộc Bắc Kinh xây dựng trái phép 75 cột bê tông nhằm phục vụ một công trình phi lý trên bãi cạn vốn đang là tâm điểm tranh chấp của hai quốc gia châu Á trên Biển Đông. Trung Quốc bác bỏ hoàn toàn cáo buộc và tiếp tục khẳng định chủ quyền không thể chối cãi của Bắc Kinh tại Scarborough.

Sau khi thương lượng bất thành tháng 4 năm 2014, Chính quyền Bắc Kinh sử dụng sức mạnh kinh tế - hủy các chuyến du lịch của người Trung Quốc, áp đặt biện pháp kiểm dịch ngặt nghèo với hoa quả nhập khẩu của Philippines [trong đó có mặt hàng chuối] làm nước này khốn đốn về kinh tế để gia tăng áp lực buộc Chính quyền Manila trở lại bàn đàm phán.

Philippines đã đưa ra đề xuất các nước ASEAN nên thiết lập một hệ thống chia sẻ thông tin khu vực nhằm kiểm soát tốt hơn tranh chấp lãnh thổ, cướp biển, buôn lậu và suy thoái nhanh chóng của các nguồn tài nguyên biển. Đề xuất trên được đưa ra tại Hội nghị Hàng hải ASEAN thường niên diễn ra tại thủ đô Manila.

Hạ nhiệt

Căng thẳng bắt đầu giảm dần vào giữa tháng năm. Đến đầu tháng 6, Philippines công bố một thỏa thuận đã đạt được với phía Trung Quốc về việc hai bên cùng rút các tàu của mình. Bắc Kinh dỡ bỏ kiểm dịch nhập khẩu chuối và Manila bổ nhiệm một đại sứ tại Trung Quốc thay vào vị trí vốn bị bỏ trống trong suốt cuộc đối đầu. Đầu tháng sáu, Bắc Kinh và Manila được cho là đã thỏa thuận rút tất cả các tàu của chính phủ hai nước ở khu vực tranh chấp. Tàu của chính phủ Philippines và các tàu đánh cá Trung Quốc đã rút khỏi bãi cạn để tránh bão.

Bế tắc giữa Trung Quốc và Phillipines về bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham đã được giải quyết khi Phillipines thông báo tất cả tàu thuyền đã rời khỏi đầm phá trong bãi cạn. Nhưng trên thực tế, các tàu của Trung Quốc vẫn duy trì hiện diện ở Scaborough. Tàu phi quân sự của chính phủ Trung Quốc kéo đến và hai bên đối đầu nhau không bên nào chịu rút, mà chỉ ngày càng tăng lực lượng. Sau khi rút thì tàu Trung Quốc đã quay trở lại và duy trì sự hiện diện thường trực ở vùng biển xung quanh bãi cạn này kể từ đó. Trung Quốc còn dùng dây thừng chăng ở lối ra vào duy nhất, nhằm ngăn các tàu đánh cá khác vào khu vực đầm phá bãi cạn.

Trung Quốc đã dùng dây nối các phao đặt ở hai đầu lối vào khu vực của bãi cạn có hình con cá ngựa. Thời tiết mưa bão ở Biển Đông khiến tàu Philippines không thể đến khu vực bãi cạn Scarborough được. Ba tháng sau đó, Trung Quốc đã kiểm soát thực sự bãi cạn này và những vùng biển xung quanh, bằng cách đó thay đổi hiện trạng trong tranh chấp quyền lợi, nước này đã kiểm soát chắc chắn trực tiếp đối với bãi cạn Scarborough.

Sau đó, Philippines đệ đơn kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế nhưng Trung Quốc bác đơn kiện vì cho rằng đây là tranh chấp song phương. Trung Quốc từ chối tham gia vào thủ tục phán xét của Tòa án Trọng tài quốc tế đối với biển Tây Philippines [Biển Đông] trong tranh chấp lãnh thổ.

Video liên quan

Chủ Đề