Antwerp port ở đâu

Top 10 cảng biển lớn nhất Châu Âu năm 2020 [Ảnh: Phaata]

Danh sách Top 10 các cảng container lớn và nhộn nhịp nhất ở châu Âu năm 2020 như sau:

1. Cảng Rotterdam, Hà Lan [Port of Rotterdam]

Cảng Rotterdam [Ảnh: Port of Rotterdam]

Cảng Rotterdam đạt sản lượng khai thác hơn 14,3 triệu TEU trong năm 2020 [ giảm 3,2% so với năm 2019]

Cảng Rotterdam cho đến nay là cảng lớn nhất và nhộn nhịp nhất ở châu Âu và là cảng lớn thứ 11 trên thế giới, với sản lượng xếp dỡ 14.349.446 TEU trong năm 2020.

Với khoảng 42 chuyến tàu vận tải tuyến xa mỗi tuần và hơn 100 dịch vụ vận chuyển trực tiếp tiếp [direct services] đến khoảng 200 cảng trên khắp thế giới, cảng Hà Lan cũng là trung tâm trung chuyển lớn nhất ở châu Âu.

Cảng Rotterdam được xem là trung tâm vận chuyển container rỗng của Châu Âu, với các bãi container có diện tích hơn 485.622 m2 và chuyên mua bán container, kiểm tra, giám định, vệ sinh và sửa chữa.


2. Cảng Antwerp, Bỉ [Port of Antwerp]

Cảng Antwerp [Ảnh: Nieuwsblad]

Cảng Antwerp đạt sản lượng khai thác hơn 12 triệu TEU trong năm 2020 [tăng 1,4% so với năm 2019]

Với tổng sản lượng hàng hóa thông qua là 12.031.469TEU trong năm 2020, Cảng Antwerp là một trong số ít các cảng châu Âu đạt được xu hướng tăng trong thời kỳ khủng hoảng đại dịch.

Cảng châu Âu nhộn nhịp lớn thứ hai này tạo thành một cửa ngõ vào châu lục vì 60% sức mua của châu Âu nằm trong bán kính 500 km từ Antwerp.

Cảng Antwerp bao gồm năm bến cảng container nước sâu. Cảng Antwerp có năng suất cao nhất ở châu Âu với trung bình lên đến 40 moves/cẩu/giờ.


3. Cảng Hamburg, Đức [Port of Hamburg]

Cảng Hamburg [Ảnh: Container Management]

Cảng Hamburg đạt sản lượng khai thác hơn 8,5 triệu TEU trong năm 2020 [giảm 7,9% so với năm 2019]

Cảng Hamburg là cảng container lớn thứ 18 trên thế giới, xếp dỡ 8,527,000 triệu TEU trong năm 2020.

Cảng Hamburg bao gồm bốn bến cảng container, tất cả đều do nhà khai thác Hamburger Hafen und Logistik AG [HHLA] của Đức điều hành, với lượng hàng hóa container chiếm 70% tổng sản lượng hàng thông qua cảng trong năm ngoái.

Cảng Hamburg cũng cung cấp các kết nối giao thông quan trọng đến lục địa Châu Âu với hơn 2.000 chuyến tàu hàng tuần.


4. Cảng Piraeus, Hy Lạp [Port of Piraeus]

Cảng Piraeus [Ảnh: Xinhua]

Cảng Piraeus đạt sản lượng khai thác hơn 5,4 triệu TEU trong năm 2020 [giảm 3,8% so với năm 2019]

Cảng Piraeus trở thành trung tâm cảng container lớn nhất ở Địa Trung Hải, công suất lớn thứ 4 ở châu Âu và xếp thứ 26 trên toàn thế giới, xếp dỡ 5,437,000 TEU trong năm 2020. Cảng có sức chứa tổng cộng khoảng 7,2 triệu TEU.

Nằm ở ngã tư của châu Âu, châu Á và châu Phi với lối đi trực tiếp đến Địa Trung Hải, Biển Đen và Adriatic, Cảng Piraeus đóng một vai trò quan trọng trong giao thương hàng hải quốc tế.

COSCO - hãng vận tải biển khổng lồ của Trung Quốc - là chủ sở hữu của cảng Hy Lạp từ năm 2010 và sự tham gia của hãng đã làm tăng sản lượng container của cảng Piraeus lên 296% so với số liệu năm 2007 với số liệu mới nhất.

5. Cảng Valencia, Tây Ban Nha [Port of Valencia]

Cảng Valencia [Ảnh: Port of Valencia]

Cảng Valencia đạt sản lượng khai thác hơn 5,4 triệu TEU trong năm 2020 [giảm 0,5% so với năm 2019]

Cảng vụ Valencia [Port Authority of Valencia - PAV], còn có tên là Valencia Port, quản lý ba cảng thuộc sở hữu nhà nước là Valencia, Sagunto và Gandía dài 80 km trên bờ biển phía Đông của Tây Ban Nha và được xếp hạng là cảng nhộn nhịp lớn thứ 5 ở châu Âu, đã khai thác 5.428.307TEU trong năm 2020.

Cảng Valencia có cơ sở hạ tầng vận tải đa phương thức là một cửa ngõ đến Nam Âu và các thành phố lớn của Tây Ban Nha bằng đường sắt và đường cao tốc. Cảng Valencia phân phối hàng hóa trên bán kính 2.000 km, ở cả các nước châu Âu và Bắc Phi, đại diện cho thị trường 270 triệu người tiêu dùng.

Như có thể dễ dàng nhận thấy, cảng Valencia của Tây Ban Nha đã thu hẹp khoảng cách với cảng Piraeus do sản lượng container giảm nhẹ hơn trong năm ngoái.

6. Cảng Algeciras, Tây Ban Nha [Port of Algeciras]

Cảng Algeciras [Ảnh: Port of Algeciras] 

Cảng Algeciras đạt sản lượng khai thác hơn 5,1 triệu TEU trong năm 2020 [giảm 0,4% so với năm 2019]

Cảng Algeciras là cảng lớn thứ hai của Tây Ban Nha và là cảng nhộn nhịp lớn thứ sáu ở châu Âu với sản lượng 5.107.873TEU trong năm 2020.

Bao gồm một số cơ sở hạ tầng hàng hải nằm rải rác khắp Vịnh Gibraltar, Algeciras là cảng châu Âu gần lục địa châu Phi nhất.

Với các dịch vụ từ khắp nơi trên thế giới, cảng Iberia là một trong những cảng phát triển nhanh nhất ở châu Âu, trong khi các bến cảng APM và Total Terminal International [TTI] của cảng có thể tiếp nhận các tàu có công suất trên 18.000TEU.


7. Cảng Bremen - Bremerhaven, Đức [Port of Bremen / Bremerhaven]

Cảng Bremen [Ảnh: Bremen Port] 

Cảng Bremen đạt sản lượng khai thác hơn 4,7 triệu TEU trong năm 2020 [giảm 1,8% so với năm 2019]

Các cảng của Bremen, bao gồm các cảng thương mại ở Bremen và ở Bremerhaven, đã khai thác 4.771.000 TEU trong năm 2020, xếp ở vị trí thứ bảy trong số các cảng biển lớn nhất châu Âu.

Với tổng cộng 14 bến cảng cho tàu container lớn và một tuyến đường sắt mà một nửa số container đang được vận chuyển vào nội địa, là những yếu tố chính khiến hai cảng này trở thành một địa điểm thích hợp cho các chuyến tàu trung chuyển.

Nhóm cảng này được quản lý bởi công ty của Đức, Bremen Ports GmbH & Co. KG.


8. Cảng Felixstowe, Vương quốc Anh [Port of Felixstowe]

Cảng Felixstowe [Ảnh: Port of Felixstowe]

Cảng Felixstowe đạt sản lượng khai thác hơn 3,7 triệu TEU trong năm 2019 [chưa có số liệu năm 2020]

Cảng Felixstowe là cảng hàng đầu của Vương quốc Anh trong hơn 30 năm và là cảng lớn thứ tám ở châu Âu trong những năm qua, xếp dỡ 3,778,000 triệu TEU trong năm 2019.

Cảng Felixstowe, được vận hành bởi Hutchison Ports, đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho thương mại của Anh phát triển khi các tuyến đường sắt và đường bộ kết nối cảng với các trung tâm phân phối ở Midlands và vị trí của cảng cho phép tiếp cận trực tiếp các cảng khác của châu Âu.

Cảng của Vương quốc Anh nổi tiếng với hoạt động khử cacbon khi cảng được trang bị 22 cần cẩu giàn [RTG] sử dụng ít nhiên liệu hơn tới 40% so với các máy móc tiêu chuẩn.


9. Cảng Gioia Tauro, Ý [Port of Gioia Tauro]

Cảng Gioia Tauro [Ảnh: Port of Gioia Tauro]

Cảng Gioia Tauro đạt sản lượng khai thác hơn 3,1 triệu TEU trong năm 2020 [tăng 26,6% so với năm 2019]

Với việc công ty Terminal Investment Limited [TiL] là chủ sở hữu hoàn toàn của Cảng container Medcenter [MCT] tại Gioia Tauro, cảng đã ghi nhận mức tăng trưởng lớn nhất trong tất cả các cảng châu Âu trong năm đại dịch 2020.

Với tổng sản lượng thông qua 3.193.360 TEU, cảng lớn nhất của Ý được xếp hạng ở vị trí thứ 9 trong số các cảng lớn nhất ở châu Âu, cải thiện hơn từ vị trí thứ 13 trong năm 2019.

Với diện tích lớn, cảng Gioia Tauro có khả năng tiếp nhận các tàu xuyên đại dương quá cảnh ở Địa Trung Hải.

10. Cảng Barcelona, Tây Ban Nha [Port of Barcelona]

Cảng Barcelona [Ảnh: Port of Barcelona]

Cảng Barcelona đạt sản lượng khai thác hơn 2,9 triệu TEU trong năm 2020 [giảm -11% so với năm 2019]

Mặc dù là cảng lớn thứ ba của Tây Ban Nha và có sản lượng sụt giảm 11% so với năm 2019, nhưng Cảng Barcelona vẫn giữ vị trí trong top 10 các cảng lớn nhất của châu Âu, với sản lượng khai thác 2.958.040TEU trong năm 2020.

Cảng ở Catalonia bao gồm hai bến cảng container với đường bến dài hơn 3.000 mét và cung cấp khoảng 100 dịch vụ vận tải đến 200 cảng trên năm lục địa.

Nguồn: Phaata.com [Theo ContainerNews]

Phaata.com - Sàn giao dịch logistics quốc tế đầu tiên Việt Nam

► Nơi Chủ hàng & Công ty logistics kết nối nhanh nhất!

 Trụ sở mới của Bến cảng thành phố Antwerp đã được tái sử dụng, cải tiến và mở rộng so với chức năng cũ là trạm cứu hỏa bị bỏ hoang. Trụ sở đã trở thành nơi làm việc của 500 nhân viên, những người trước đây phải làm việc riêng biệt tại nhiều nơi khác nhau quanh thành phố.

Tên công trình: Antwerp Port House

Thiết kế: Zaha Hadid Architects

Địa điểm: Thành phố Antwerp, Bỉ.

Kiến trúc: Zaha Hadid & Patrik Schumacher

Diện tích: 12800 m2

Năm hoàn thành: 2016

Nhiếp ảnh: Helene Binet, Hufton+Crow, Tim Fischer

Với 12 km bến tàu, Antwerp là cảng hàng hải lớn thứ hai ở Châu Âu, phục vụ 15000 tàu chở hàng và 60000 xà lan mỗi năm.

Năm 2007, khi quy mô văn phòng làm việc của Cảng quá nhỏ, việc định hình lại trụ sở mới sẽ cho phép gắn kết các bộ phận kĩ thuật và hành chính trong một nơi làm việc cho khoảng 500 nhân viên. Vì vậy, cần thiết xây dựng một không gian làm việc bền vững và hiện đại, đại diện cho đặc trưng và giá trị mở rộng của Cảng trong khu vực cũng như ở tầm quốc tế.

Khi xây dựng mở rộng cho trụ sở bến cảng mới tại đây, Sở kiến trúc Flemish cùng với chính quyền thành phố và lãnh đạo của Bến cảng đã tổ chức một cuộc thi kiến trúc cho dự án Trụ sở bến cảng Antwerp.

Marc Van Peel – Chủ tịch của Bến cảng Antwerp đã chia sẻ: “Chỉ có một luật lệ duy nhất được đặt ra tại cuộc thi này: Công trình nguyên bản cần phải được bảo tồn. Ban giám khảo đã rất bất ngờ khi cả 5 đồ án tại vòng chung khảo đều lựa chọn kết cấu hiện đại ở phía trên của công trình cũ. Họ đều đưa ra giải pháp kết hợp giữa cũ và mới. Tuy nhiên, thiết kế của Zaha Hadid Architects là xuất sắc hơn cả”.

Thiết kế của văn phòng Zaha Hadid Architects [ZHA] đã thể hiện việc nghiên cứu chi tiết lịch sử và phân tích tỉ mỉ cả về địa điểm xây dựng cũng như công trình hiện trạng.

Phối hợp với Origin – Công ty tư vấn hàng đầu về di sản trong lĩnh vực phục hồi và cải tạo công trình lịch sử, những nghiên cứu của ZHA về lịch sử và di sản của địa điểm xây dựng trở thành nền tảng của phương án thiết kế, yếu tố đầu tiên là nhấn mạnh trục Bắc-Nam của khu đất, song song với cầu tàu Kattendijkdok – nơi liên kết thành phố với trung tâm bến cảng. Do địa điểm xây dựng có mặt nước bao quanh, cả bốn mặt đứng của công trình đều được chú trọng như nhau nên công trình sẽ không có mặt đứng chính. Thiết kế của ZHA phát triển công trình theo chiều cao thay vì tạo ra một khối công trình liền kề mà có thể sẽ che khuất ít nhất một mặt đứng của công trình hiện trạng. Đồng thời, ZHA và Origin đã phân tích lịch sử của trạm cứu hoả cũ nhằm nhấn mạnh vai trò của công trình trước dự định xây dựng “phiên bản” ban đầu là một tòa tháp cao lớn, áp đặt một phần thiết kế của Hanseatic lên trạm cứu hỏa. [Tuy nhiên, ý tưởng táo bạo theo chiều cao này rốt cuộc đã không được thực hiện.]

Mặt bằng khu đất xây dựng

Mặt bằng tầng 1

Mặt đứng bọc kính gấp khúc của công trình kết hợp với hiện trạng mặt nước xung quanh tạo nên khung cảnh như những con sóng phản chiếu âm điệu và màu sắc của bầu trời thành phố. Đồng thời, những môđun tam giác trên tấm kính tạo thành những đường cong mềm mại và sự chuyển tiếp từ mặt đứng phẳng ở phía Nam đến mặt đứng uốn lượn phía Bắc. Mặt khác, đan xen với các tấm kính tam giác mờ nhằm đảm bảo hiệu quả chiếu sáng cho không gian nội thất, song song với khả năng kiểm soát nhiệt lượng tại môi trường làm việc lý tưởng. Việc này cũng tạo tầm nhìn toàn cảnh đến sông Scheldt, thành phố và khu cảng.

Điểm nhấn của bề mặt công trình tạo nên từ mặt phẳng ở phía Nam sau đó dần trở nên uốn lượn theo 3 chiều về phía Bắc. Tạo hình từ một khối trong suốt được cắt xẻ để mang tới một vẻ ngoài lấp lánh, phù hợp với tên gọi của Antwerp – thành phố kim cương. Phần công trình mở rộng được tính toán cẩn thận để có thể thay đổi diện mạo nhờ cường độ sáng khác nhau trong ngày. Cũng giống như những gợn sóng xung quanh cảng, bề mặt mới của công trình phản chiếu sự thay đổi của ánh sáng tự nhiên.

Sân trung tâm phía trong củatrạm cứu hỏa cũ được bọc lại bởi một mái kính và được chuyển thành sảnh tiếp đón chính của công trình. Từ sảnh trung tâm này, khách tham quan sẽ tiếp cận với phòng đọc, thư viện công cộng về lịch sử thông qua gian phòng lớn đã được khôi phục và bảo tồn từ hiện trạng. Thang máy với khả năng kết nối trực tiếp với khối mở rộng mới được bố trí bên ngoài, cũng tạo ra những góc nhìn toàn cảnh về phía thành phố và cảng.

Với yêu cầu tạo ra một văn phòng năng động của chủ đầu tư, các không gian phụ trợ như nhà hàng, phòng họp và khán phòng đã được đưa vào thiết kế và nằm tại trung tâm công trình [phần chuyển tiếp giữa khối hiện trạng và khối mở rộng]. Các tầng nằm xa khu trung tâm được bố trí không gian văn phòng làm việc mang tính mở.

Kết hợp với dịch vụ tư vấn của Ingenium, ZHA đã phát triển thiết kế bền vững và sử dụng năng lượng hiệu quả theo tiêu chí đánh giá BREEAM về môi trường. Vượt qua những thách thức về tính chất bảo tồn của công trình lịch sử, những tiêu chuẩn thiết kế bền vững vẫn được đảm bảo. Hệ thống bơm nước ngầm được bơm từ độ sâu 80m tại hơn 100 vị trí quanh công trình nhằm điều hòa nhiệt độ cho nội thất. Trong khi công trình nguyên bản sử dụng “dầm lạnh” thì khối công trình mở rộng lại sử dụng “trần lạnh”. Hệ thống tiết kiệm nước, đồng thời giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ nước được tự động hoá cùng với khả năng kiểm soát ánh sáng tự nhiên để sử dụng chiếu sáng nhân tạo một cách hợp lý.

Mặt bằng tầng 5

Mặt bằng tầng 6

Liên kết chặt chẽ với Scheldt, thành phố của Antwerp và sự năng động của bến cảng hi vọng cải tạo và tái sử dụng trạm cứu hỏa cũ để biến nó thành một phần hoàn thiện cho công trình mới. Dự án được kỳ vọng sẽ phục vụ tốt cho bến cảng Antwerp trong suốt quá trình phát triển và mở rộng đã được định sẵn trong tương lai.

Marc Van Peel cho biết: “Phong cách kiến trúc của tòa nhà hiện trạng như một bản sao của trường phái Hansa House và gợi nhắc đến thế kỉ 16 – thời kì vàng son của Antwerp. Nhưng bây giờ phía trên tòa nhà ấy là một kết cấu đương đại trong một lớp kính bóng bẩy, thứ mà tôi tin rằng sẽ đại diện cho một thời kì vàng son mới dành cho Antwerp.”

Anh Dương – Đức Thành / TCKT.VN
[Biên dịch từ Archdaily]

© Tạp chí Kiến trúc

Video liên quan

Chủ Đề