Bà bầu uống sữa gạo lứt có tốt không

Uống sữa trong thời kỳ mang thai có lợi gì? 

Uống sữa trong thời kỳ mang thai được chứng minh không chỉ tốt cho bà bầu mà còn có lợi cho sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh. 

Các nghiên cứu đã kết luận rằng một phụ nữ mang thai cần 1.000 - 1.300 mg calci mỗi ngày.

Những đứa trẻ có mẹ uống sữa có thể có cân nặng và tăng trưởng nhanh hơn những đứa trẻ khác. Các nghiên cứu cũng cho thấy, bà bầu uống sữa, trẻ sinh ra có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, giảm nguy cơ trẻ bị loãng xương, mắc bệnh còi xương trong tương lai. Hơn nữa, nếu bạn muốn trẻ có chỉ số IQ cao, thì làm lượng iod trong sữa sẽ giúp ích.

Uống sữa cũng giúp bà bầu giảm ợ nóng và các vấn đề về dạ dày, bởi sữa là một chất kháng acid tuyệt vời. Ngoài ra, uống sữa cũng giúp mẹ bầu bổ sung thêm nước cho cơ thể. 

Phụ nữ mang thai nên uống loại sữa bò nào? 

1. Sữa bò tách béo

Nếu bạn không muốn nạp thêm calo không mong muốn trong thai kỳ, thì sữa tách béo [skimmed milk] là một lựa chọn tốt. 

Một cốc sữa tách béo cung cấp 305mg calci, chứa 83 calo. Uống 2 - 3 cốc mỗi ngày có thể giúp bạn đáp ứng hầu hết nhu cầu cali hàng ngày. Tuy nhiên, quá trình tách béo làm giảm các vitamin tan trong chất béo như A, D, E và C - những dưỡng chất cần thiết trong thai kỳ. 

2. Sữa nguyên kem

Sữa nguyên kem có hàm lượng chất béo gần 3,5%. Nếu bạn bị thừa cân trong thời kỳ mang thai và không muốn tăng cân, sữa nguyên kem có thể không phải là lựa chọn hợp lý. Một cốc sữa nguyên kem chứa khoảng 5gr chất béo bão hòa, 149 calo. 

3. Sữa tiệt trùng

Sữa tiệt trùng làm chậm sự phát triển của vi khuẩn bằng cách đun nóng sữa đến một nhiệt độ nhất định, sau đó làm nguội.

Nên đọc

4. Sữa tươi

Uống sữa tươi không được khử trùng hoặc ăn bất cứ sản phẩm nào từ sữa không khử trùng không an toàn trong khi mang thai, bởi làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và con. 

So sánh dinh dưỡng các loại sữa khác nhau

1. Sữa bò

Sữa bò rất giàu acid amin giúp xây dựng các tế bào trong cơ thể mẹ và em bé. Vitamin D có trong sữa bò rất cần thiết để phòng ngừa đái tháo đường ở mẹ cũng như giúp ích cho sự phát triển của thai nhi. Vitamin E - chất chống oxy hóa giúp phòng chống nhiều bệnh tật. Nếu bạn muốn cả bạn và bé đều có xương chắc khỏe, bạn nên uống sữa bò. Một cốc sữa bò cung cấp 285mg calci. Sữa bò cũng có chứa vitamin A tốt cho thị giác, và giúp các mô khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch. 

2. Sữa dê

Khi so sánh vơi sữa bò, sữa dê có hàm lượng protein cao hơn và nhiều vitamin B2 hơn. Hàm lượng vitamin A cao trong sữa dê được cơ thể hấp thu trực tiếp. Nó cũng chứa hàm lượng vitamin B2 cao giúp kích thích sản xuất kháng thể và do đó duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Một cốc sữa dê cung cấp 283 mg calci.

3. Sữa đậu nành

Sữa đậu nành không chứa cholesterol, hàm lượng chất béo tốt giúp bảo vệ hệ tim mạch. Chất chống oxy hóa có trong sữa đậu nành giúp phòng ngừa ung thư. Một cốc sữa đậu nành cung cấp 300 mg calci. 

Bà bầu có thể uống sữa đậu nành nếu không thích sữa bò

4. Sữa gạo

Sữa gạo có chứa nhiều vitamin B, hàm lượng chất béo thấp. Mặc dù có ít chất đạm, nhưng sữa gạo lại chứa nhiều chất chống oxy hoá. Một cốc sữa gạo chứa 20mg calci. Bệnh nhân đái tháo đường không nên uống sữa gạo vì nó chứa carbohydrate gấp 4 lần so với sữa bò.

 5. Sữa hạnh nhân

Sữa hạnh nhân không chứa chất béo bão hòa và cholesterol. Nó giàu acid folic, chất xơ, protein, vitamin B, calci, sắt và vitamin E. Sữa hạnh nhân có hàm lượng calo thấp, nhưng chứa nhiều chất chống oxy hoá giúp tăng cường hệ miễn dịch. Một cốc sữa hạnh nhân cung cấp 7,5 mg calci. 

6. Sữa yến mạch

Hàm lượng chất xơ cao trong sữa yến mạch giúp phòng ngừa táo bón trong thai kỳ, giúp kiểm soát sự thèm ăn. Sữa yến mạch giàu vitamin A, vitamin nhóm B và các khoáng chất như mangan, kali và phospho. Nó chứa nhiều chất đạm hơn sữa hạnh nhân hay sữa gạo, nhưng ít hơn sữa bò. Một cốc sữa yến mạch cung cấp 120mg calci. 

Phụ nữ mang thai nên uống bao nhiêu sữa? 

Uống 3 cốc/ly sữa mỗi ngày, bất kể trọng lượng, chiều cao hay giai đoạn nào của thai kỳ. Dù bạn uống loại sữa gì, điều quan trọng cần nhớ là nên uống đúng lượng khuyến cáo, để cung cấp đủ chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và em bé đang lớn dần trong bụng.

Các chất dinh dưỡng có trong gạo lứt rất cần thiết cho sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên nhiều người vẫn còn chưa biết hết những lợi ích của gạo lứt đối với bà bầu trong suốt 9 tháng thai kỳ. 

  • Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường ăn gạo lứt có khỏi không?
  • Xây dựng chế độ ăn uống “chuẩn” dựa vào tháp dinh dưỡng cho bà bầu

Giá trị dinh dưỡng của gạo lứt

Gạo lứt là loại gạo còn xay sơ, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Không phải tự nhiên mà gạo lứt được ưa chuộng nhiều trong nhiều năm trở lại đây. Bởi người ta đã phát hiện rằng gạo lứt giàu dinh dưỡng hơn gạo trắng. Theo tính toán cứ trong 100g gạo lứt chứa: 3g protein; 2,5 g vitamin B1 và B2; 1,8 g vitamin E; 250 mg axit folic; 20 mg sắt; 20 mg kẽm; 15 mg phốt pho…

Lợi ích của gạo lứt đối với bà bầu

1. Tăng cường hệ miễn dịch

Một khi hệ miễn dịch kém, cơ thể mẹ bầu rất dễ đối mặt với nhiều bệnh. Đặc biệt các bệnh nhiễm khuẩn là phổ biến nhất. Để nâng cao hệ miễn dịch, nhiều chuyên gia đã khuyên các chị em thai phụ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng trong chế độ ăn uống thai kỳ. Trong số đó, gạo lứt luôn được đề cử đầu tiên. Bởi trong gạo lứt có chứa chất sterol và sterolin. Đây là những thành phần dinh dưỡng bổ trợ cho hệ miễn dịch con người. Qua nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh hiệu quả của chúng trong việc kháng virut, vi khuẩn và làm chậm tiến trình lão hóa.

2. Không còn táo bón với gạo lứt

Nói đến táo bón, có lẽ mỗi chúng ta không còn xa lạ gì. Có thể ít nhất trong đời mình đã từng gặp phải một lần. Còn đối với bà bầu thì căn bệnh này dường như trở thành “nỗi ám ảnh”. Nồng độ của hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ khiến các cơ của ruột già hoạt động ít hơn. Cùng với sự phát triển của thai nhi khiến các cơ quan trong ổ bụng của mẹ bị chèn ép, giảm trương lực cơ trơn và kéo dài thời gian vận chuyển thức ăn qua ruột non.

Một trong những lợi ích của gạo lứt đối với bà bầu được nhiều người quan tâm là ngăn ngừa táo bón. Để khắc phục tình trạng này, nhiều bà bầu đã lựa chọn cách ăn cơm gạo lứt mỗi ngày hoặc thường xuyên uống nước gạo lứt rang. Gạo lứt được xem là “kho” chứa một lượng lớn chất xơ hòa tan và không hòa tan. Khi vào cơ thể, chúng có tác dụng cải thiện hệ vi sinh vật trong đường ruột một cách tự nhiên. Đặc biệt là chất xơ trong gạo lứt hỗ trợ quá trình đào thải phân diễn ra dễ dàng và đều đặn.

3. Ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ

Có một sự thật đáng buồn là trong nhiều năm gần đây tỷ lệ tiểu đường thai kỳ tại Việt Nam ngày càng tăng [>20%]. Một trong những nguyên nhân phổ biến là do thai phụ ăn uống không đúng cách. Nhiều người đã không kiểm soát được lượng thực phẩm ngọt đưa vào cơ thể.

Các chuyên gia cho rằng gạo lứt là thực phẩm “thân thiện” với bà bầu với lợi ích giúp quản lý đường huyết hiệu quả. Mỗi một dưỡng chất xuất hiện trong gạo lứt đều hỗ trợ cho công dụng này. Lớp cùi của gạo lứt làm giảm lượng glucose trong máu, cải thiện sự tổng hợp insulin. Các phức hợp carbohydrate, hemicellulose, các vitamin nhóm B, các tocopherol, các tocotrienol…đều giữ nhiệm vụ tích cực chuyển hóa glucose trong cơ thể mẹ bầu.

4. Giảm cholesterol xấu

Theo các bác sĩ, hàm lượng cholesterol trong máu của bà bầu có cao hơn chút thì cũng là điều bình thường. Tuy nhiên nếu hàm lượng này tăng quá cao thì bà bầu nên xem lại chế độ dinh dưỡng và lối sống. Hiểu được điều này, nhiều chị em đã lựa chọn gạo lứt trong thời kỳ “bầu bí”. Nhiều chứng minh khoa học đã khẳng định, với lượng chất xơ dồi dào gạo lứt hoàn toàn có tác dụng làm giảm lượng cholesterol LDL [xấu]. Nhờ vậy loại thực phẩm này giúp bà bầu giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

5. Trị ốm nghén cùng gạo lứt

Có lẽ nhiều người vẫn còn chưa biết đến lợi ích của gạo lứt đối với bà bầu là chữa thai nghén. Nước gạo lứt rang kết hợp cùng gừng là mẹo trị thai nghén dân gian đã được nhiều người áp dụng và thành công.

Mách bạn cách làm: 1/2 kg gạo lứt mang đi rang đến khi cháy thành than. Đợi đến khi gạo nguội thì mang đi giã mịn, cho vào 1 cái lọ đậy kín. Mỗi lần có triệu chứng buồn nôn, mẹ bầu hãy chuẩn bị nước [khoảng 300ml]. Sau đó, cho vào 2 thìa bột gạo rang, vài lát gừng mỏng. Mang đi đun sôi, hạ lửa nhỏ trong 10 phút rồi tắt bếp. Đợi đến khi nguội thì uống để làm dịu dạ dày, chống buồn nôn.

Hy vọng sau khi đã hiểu rõ những lợi ích của gạo lứt đối với bà bầu, các chị em không nên bỏ lỡ loại thực phẩm này để bảo đảm dinh dưỡng và duy trì sức khỏe trong suốt thai kỳ.

Bà bầu ăn gạo lứt có tác dụng gì?

Ăn gạo lứt khi mang thai có thể giúp bạn kiểm soát được tình trạng tăng cân. Các axit béo trong gạo lứt rất tốt để giảm cholesterol xấu LDL và giúp tăng mức độ cholesterol tốt được gọi là HDL. Điều này thể giúp ngăn ngừa huyết áp cao. Huyết áp cao thể dẫn đến nhiều biến chứng thai kỳ.

Bà bầu nên ăn gạo lứt như thế nào?

Mẹ có thể thay thế gạo trắng bằng gạo lứt trong bữa ăn nhưng không nên thay thế hoàn toàn. Vì như thế thai nhi sẽ không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của bé. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tốt nhất bà bầu nên ăn gạo lứt khoảng 2-3 lần/tuần.

Uống sữa gạo có tác dụng gì?

Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của sữa gạo Hàn Quốc theo các chuyên gia dinh dưỡng..
Tốt cho tim mạch. ... .
Bồi bổ sức khỏe. ... .
Làm đẹp, chống lão hóa da. ... .
Hỗ trợ giảm cân. ... .
Chữa được chứng mất ngủ ... .
Cung cấp các chất dinh dưỡng..

Gạo lứt có tác dụng chữa bệnh gì?

Trong những năm gần đây, gạo lứt được sử dụng rộng rãi không chỉ bởi thành phần dinh dưỡng giàu có mà còn bởi loại gạo này có tác dụng chữa một số căn bệnh như: bệnh tim; bệnh hen suyễn; bệnh táo bón; bệnh tiểu đường và đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp.

Chủ Đề