Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày cảm nhận

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Trong các câu thơ trên hình ảnh nào thể hiện sự chia sẻ yêu thương gắn bó giữa những người lính?

Hình tượng người lính đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều tác giả. Đối với Chính Hữu, tác giả lại có sự cảm nhận riêng về hình tượng người lính. Chính Hữu thể hiện cơ sở hình thành tình đồng chí tới những biểu hiện cảm động nghĩa tình của những người lính dành cho nhau Thời khì kháng chiến chống Pháp những người lính đã phải đối mặt với nhìn khó khăn thử thách, thiếu thồn về vật chất " áo anh rách vai/ Quần tôi có nhiều mảnh vá". Nhưng vượt lên tất cả có là vẻ đẹp của tình đồng đội, đồng chí. Giữa khung cảnh lạnh lẽ, hoang vu của núi rừng Tây Bắc, những người lính đứng kề cạnh bên nhau xua đi cái lạnh nơi rừng thiêng nước độc. Chính nơi đó, ranh giới giữa sự sống và cái chết trở nên mong manh, thì những người lính càng trở nên mạnh mẽ, đoàn kết. Họ sát cánh bên nhau chủ động chờ giặc tạo nên tư thế thành đồng vách sắt trước quân thù. Hình ảnh cuối bài tỏa sáng với sự hòa kết hình ảnh súng - hình ảnh của khói lửa chiến tranh kết hợp với hình ảnh ánh trăng trong mát, thanh bình nói lên ý nghĩa cao cả của cuộc chiến tranh vệ quốc. Chỉ với ba câu thơ xúc động, chân thực nhưng cũng giàu sự lãng mạn, bức tranh về tình đồng chí của người lính là biểu tượng giàu chất thơ nhất hiện lên thật cao đẹp, ngời sáng.

Những câu thơ trong bài thơ Đồng chí của nhà thơ Chính Hữu chứa chan nhiều cảm xúc. Đó là  hình ảnh về những khó khăn, thiếu thốn của người lính nơi chiến trường. Hoán dụ rách vai đã cho ta hiểu được tình cảnh thiếu thốn của họ. Ngòi bút tả thực của nhà thơ còn khắc họa chân thành hình ảnh áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá. Trang phục lạnh lẽo giữa đêm đông nhưng không ngăn được trái tim người lính. Nụ cười của họ cất lên sao mà tha thiết sao mà cảm động. Để rồi, hiện thực lại trở về với hình ảnh chân không giày. Càng đọc ta càng thương cho hoàn cảnh, cho những nhọc nhằn khó khăn của người chiến sĩ. May thay, trên trang thơ sáng lòa lên hình ảnh đôi bàn tay ấm áp. Động từ thương đứng đầu câu thơ chứa chan nồng hậu và gần gũi. Nắm lấy bàn tay để có thể san sẻ hơi ấm, nắm lấy bàn tay để có thể tiếp nên niềm tin và nắm lấy bàn tay để còn đồng hành vì tương lai phía trước của dân tộc. Những lời thơ của Tố Hữu thật đắt. 

| Văn học Việt Nam | Cảm thụ Văn học

Đề bài: Cảm nhận của em về một đoạn trong bài thơ “Đồng chí”

Bài làm:

Vượt lên tất cả, tình đồng chí không những chỉ là sự thông cảm, chia sẻ cho nhau về nỗi lòng trong tâm thức mỗi người mà họ còn chia sẻ những thiếu thốn, gian khổ nơi chiến trường đầy chông gai:

“Áo anh rách vaiQuần tôi có vài mảnh váMiệng cười buốt giáChân không giầy

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Những người chiến sĩ , người lính gặp nhau chung một chiến hào và trở thành đồng đội của nhau. Hình ảnh manh áo cánh mỏng manh mà họ khoác trên mình gợi sự thiếu thốn trên đường tong quân. Giữa đêm đông lạnh, người chiến sĩ chỉ phong phanh trên mình chiếc áo bị rách vai chứ không phải được áo ấm, lành lặn. Nhưng tình đồng chí gắn bó, chia sẻ cho nhau khiến ta rất cảm động:

“Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá”

Những người khoác áo lính cùng đồng cam cộng khổ, giúp đỡ nhau trong khó khăn. Đó là một tình cảm đẹp mà trong sáng. Chính Hữu viết bằng cả tấm lòng trân trọng và nâng cảm xúc của người đọc lên bội phần. những vần thơ chân thực, lời thơ mộc mạc, giản dị. Trong đêm ấy, một đêm buốt cóng, giá lạnh, nụ cười vẫn nở trên khóe môi của mỗi người:

“Miệng cười buốt giá
Chân không giầy”

Trong cái buốt giá của mùa đông lạnh lẽo nơi chiến trường xa xôi, khu rừng heo hắt, đôi môi thâm tím, tái nhợt lộ rõ trên khuôn mặt người lính nhưng họ vẫn cười với nhau, vẫn tươi vui vượt lên trên gian khổ. Tác giả không dùng “nụ cười” mà dùng “miệng cười”. Có lẽ điều đó thể hiện niềm lạc quan, yêu đời của người lính. Miệng cười rất tê tái mà khó tả. Nếu như ở nhà, với làng quê thân thuộc, người lính ấy đi chân trần ra ruộng cày thì nơi biên cương trận địa, đôi chân ấy không hề ngần ngại “chân không giầy” bước vào biển khổ, bước vào những nguy hiểm đầy chông gai và thử thách. Hay khi đôi chân ấy bị đau, bị trầy xước sẽ có vợ anh, gia đình anh quan tâm, chăm sóc để chữa lành vết thương nhưng ở đây anh sẽ phải tự mình cứu lấy mình và có thêm những đồng đội, đồng chí chia sẻ, giúp đỡ anh.

Cái rét buốt giá lạnh nơi núi rừng heo hút thật là đầy gian khó bởi sự thiếu thốn phong phanh trên mình chiếc áo cánh. Anh đã từng chịu đựng và nếm trải cái rét của mùa đông nơi quê nhà nhưng ở đó anh được mặc áo ấm, chân mang giầy… nhưng nơi chiến trường thì không. Nhưng mặc dù có thiếu thốn, khó khăn anh vẫn luôn mang trong mình lí tưởng cao đẹp, không hề buông xuôi ý chí. Trong cùng tập thể cái buốt giá của mùa đông không làm những người lính nản lòng, vẫn cùng nhua tiếp cho nhau thêm sức mạnh:

“Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”

Hơi ấm của tình đồng đội như làm ấm lòng, sưởi ấm cả một bầu không gian, xua đi cái lạnh lẽo của đất trời. Nơi xa quê, tình cảm xiết chặt của vòng tay đồng đội đã cho anh cảm nhận được hơi ấm của gia đình, vợ con, nâng đỡ anh bước tiếp trên trên chặng đường cứu nước đầy gian lao còn dài.

Video liên quan

Chủ Đề