Tác giả bài phò giá về kinh là ai

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Tụng giá hoàn kinh sư [còn được gọi là Tòng giá hoàn kinh, giá hoàn kinh sư, Tụng giá hoàn kinh sư, có nghĩa là Phò giá về kinh] là một bài thơ do Trần Quang Khải [1241-1294] viết sau khi quân dân nhà Trần chiến thắng quân Nguyên lần thứ hai. Bài thơ này được viết theo thể thơ Ngũ Ngôn Tứ Tuyệt, nói về cảm xúc một vị tướng trên đường theo xa giá vua Trần Nhân Tông và Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông trở về kinh đô. Đồng thời ca ngợi đội quân nhà Trần trong việc bảo vệ non sông đất nước. Hiện còn hai bản lưu truyền, một của Trần Trọng Kim,[1] một của Ngô Tất Tố.[2] Bài thơ hiện đang được đưa vào chương trình sách giáo khoa lớp 7, tập một.

Tòng giá hoàn kinhThông tin tác phẩmTác giảTrần Quang KhảiThời gian sáng tác1285Triều đại sáng tácNhà TrầnQuốc giaViệt NamNgôn ngữTiếng ViệtWikisourceTụng giá hoàn kinh sư

Ngày 6 tháng 6 năm Ất Dậu [1285], sau khi đuổi quân Thoát Hoan, giải phóng kinh thành Thăng Long, Trần Quang Khải đưa hai vua Trần về lại kinh đô, theo phò giá và làm bài thơ này.

Nguyên văn chữ Hán 從 駕 還 京 奪 槊 章 陽 渡 擒 胡 鹹 子 關 太 平 宜 努 力 萬 古 此 江 山 Phiên âm Hán-Việt: Tụng Giá Hoàn Kinh Đoạt sáo Chương Dương độ Cầm Hồ Hàm Tử quan Thái bình tu trí lực Vạn cổ thử giang san Bản dịch của Trần Trọng Kim: Chương Dương cướp giáo giặc, Hàm Tử bắt quân thù. Thái bình nên gắng sức, Non nước ấy ngàn thu. Bản dịch của Ngô Tất Tố: Bến Chương cướp giáo giặc, Ải Hàm bắt quân Hồ. Thái bình nên gắng sức, Non nước vẫn muôn thuở. Bản dịch của Trinh Đường: Cướp giáo Chương Dương đó,  Bắt thù Hàm Tử đây.  Thái bình nên gắng sức, Muôn thuở nước non này.

Bản dịch của Ngô Văn Phú:

Bến Chương Dương cướp giáo Cửa Hàm Tử bắt thù Đời thái bình gắng gỏi, Đất nước mãi muôn thu.
  1. ^ "Việt Nam Sử Lược" Tập II, Trần Trọng Kim, Nhà xuất bản Đại Nam, Sài Gòn, 1964, tr.147
  2. ^ "Việt Nam Văn Học: Văn Học Đời Trần" Ngô Tất Tố, Nhà xuất bản Đại Nam, Sài Gòn, 1960 tr.85-86

  Tác phẩm liên quan đến Tòng giá hoàn kinh tại Wikisource

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Tòng_giá_hoàn_kinh&oldid=64873527”

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Phò giá về kinh Ngữ văn lớp 7, bài học tác giả - tác phẩm Phò giá về kinh trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Phò giá về kinh

Bài thơ “Phò giá về kinh” đã thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta thời đại nhà Trần.

B. Đôi nét về tác phẩm Phò giá về kinh

1. Tác giả

- Trần Quang Khải [1241- 1294] , con trai thứ ba của vua Trần Thái Tông, được phong Thượng tướng, có công rất lớn trong hai cuộc kháng chiến chống Mông- Nguyên.

- Ông là một võ tướng kiệt xuất và là một người có những vần thơ hay.

2. Tác phẩm

a, Hoàn cảnh sáng tác

- Bài thơ được sáng tác lúc tác giả đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về kinh đô Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử. 

b, Bố cục: 2 phần

- 2 câu đầu: Không khí chiến thắng hào hùng

- 2 câu sau: Quyết tâm bảo vệ hòa bình cùng niềm tin vào sự trường tồn của dân tộc.

c, Phương thức biểu đạt

- Biểu cảm

d, Thể thơ

- Bài thơ viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, gieo vần tương tự như ở thất ngôn tứ tuyệt.

g, Giá trị nội dung

- Bài thơ là hào khí chiến thắng Đông A của thời đại nhà Trần cùng khát vọng giữ gìn hòa bình xây dựng đất nước thái bình, thịnh trị. 

- Thể hiện lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc 

h, Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn, dồn nén

- Lời thơ hào hùng, đanh thép.

C. Sơ đồ tư duy Phò giá về kinh

D. Đọc hiểu văn bản Phò giá về kinh

1. Không khí chiến thắng hào hùng

Địa danh “Chương Dương- Hàm Tử”: hai trận đánh thắng lớn

- Động từ “đoạt, cầm”  mạnh mẽ, đầy sức mạnh

=>  Tái hiện chiến thắng vang dội của quân và dân ta từ đó ca ngợi chiến công vẻ vang và thể hiện lòng tự hào dân tộc

2. Quyết tâm bảo vệ hòa bình cùng niềm tin vào sự trường tồn của dân tộc.

- “Tu trí lực” : Cần tập trung xây dựng tiềm lực đất nước sau khi đánh bại quân thù

- “Vạn cổ thử giang sang” [Non nước ấy ngàn thu]. Khẳng định sự tồn vong bất diệt của đất nước đến muôn đời.

=> Đây không chỉ là tâm tư của tác giả mà còn là nỗi mong muốn chung của toàn dân tộc để xây dựng một Đại Việt hùng mạnh.

Phò giá về kinh - Trần Quang Khải bao gồm tóm tắt nội dung chính, lập dàn ý phân tích, bố cục, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật cùng hoàn cảnh sáng tác, ra đời của tác phẩm và tiểu sử, quan điểm cùng sự nghiệp sáng tác phong cách nghệ thuật giúp các em học tốt môn văn 7

Quảng cáo

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Tác phẩm

1. Tìm hiểu chung

a. Xuất xứ

- Bài thơ “Phò giá về kinh” được làm khi ông đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long [Hà Nội ngày nay] ngay sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285.

b. Bố cục: 2 đoạn

- Đoạn 1 [Hai câu đầu]: Hào khí chiến thắng.

- Đoạn 2 [Hai câu cuối]: Khát vọng hòa bình.

c. Thể loại

- Bài thơ được viết theo thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.

d. Ý nghĩa nhan đề

   "Tụng giá hoàn kinh sư" nghĩa là "Phò giá về kinh". Tựa đề nêu lên một sự kiện lịch sử, nhưng sâu xa còn là nguyên cớ gợi cảm hứng cho nhà thơ. Bởi lẽ, sự kiện đưa vua trở về kinh đô đánh dấu chiến thắng của quân ta, khẳng định đất nước ta sạch bóng quân thù, quê hương dã trở lại những ngày thanh bình.

2. Giá trị nội dung và nghệ thuật

a. Giá trị nội dung

Bài thơ ra đời trong không khí hào hùng, ngây ngất men say của vinh quang chiến thắng. Thể hiện sự sáng suốt của vị cầm quân lo việc lớn và khát vọng đất nước thái bình thịnh trị.

b. Giá trị nghệ thuật

- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc.

- Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào.

- Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng.

Sơ đồ tư duy "Phò giá về kinh":

Loigiaihay.com

Chia sẻ

Bình luận

Bài tiếp theo

Quảng cáo

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 7 - Xem ngay

Báo lỗi - Góp ý

Video liên quan

Chủ Đề