Giá cổ phiếu cao nhất lịch sử Việt Nam

Hàng loạt cổ phiếu giảm sàn, VN-Index mất hơn 16 điểm

7 giờ

Các cổ phiếu trụ cột biến động theo chiều hướng phân hóa mạnh ngay từ đầu phiên.

Chứng khoán ngày 15/6 qua 'lăng kính' kỹ thuật Nhận định thị trường ngày 15/6: Sự giằng co có thể diễn ra

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM [HOSE] vừa thông báo chấp thuận niêm yết và chính thức giao dịch 27,36 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Yeah1 [mã chứng khoán YEG] từ ngày 26-6 tới đây.

Giá tham chiếu trong ngày giao dịch đầu tiên lên đến 250.000 đồng. Đây là mức giá tham chiếu cao nhất trong lịch sử niêm yết chứng khoán trong bối cảnh thị trường chứng khoán không mấy khả quan. Vì đến ngày 20-6, thị giá của Vinamilk và Sabeco lần lượt là 168.800 đồng và 227.900 đồng/cổ phiếu.

Với mức giá 250.000 đồng/cổ phiếu, vốn hóa thị trường của Yeah1 gần 7.000 tỉ đồng.

Lý giải về việc đưa ra mức giá quá cao này, ban lãnh đạo Yeah1 cho rằng do các nhà đầu tư ngoại thể hiện sự kỳ vọng vào Yeah1. Họ bị thuyết phục bởi mô hình kinh doanh hiệu quả và sáng tạo cùng đội ngũ ban điều hành dày dạn kinh nghiệm trong nước và quốc tế. Điều quan trọng nhất là các nhà đầu tư này rất lạc quan về triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ của ngành truyền thông, quảng cáo trên thế giới.

Ngoài số cổ phiếu niêm yết này sắp tới, Yeah1 cũng chào bán 7,8 triệu cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiến lược với kỳ vọng thu về hơn 100 triệu USD, tương ứng mỗi cổ phiếu có giá khoảng 300.000 đồng/cổ phiếu. Theo chia sẻ của ban lãnh đạo Yeah1, đã có 25 nhà đầu tư tổ chức đăng ký đầu tư vào Yeah1.

Được biết Tập đoàn Yeah1 thành lập năm 2006. Ngành nghề đăng ký kinh doanh là tư vấn quản lý nhưng hoạt động chính suốt nhiều năm qua của doanh nghiệp này là xây dựng hệ sinh thái truyền thông và quảng cáo khép kín trên nhiều nền tảng kỹ thuật số như website, YouTube, Facebook...

Theo Phương Minh [Pháp luật TPHCM]

Mặc cho các báo cáo phân tích liên tục nói rằng thị trường được định giá rẻ, bất kể cổ phiếu đầu cơ hay cổ phiếu cơ bản tốt, hôm nay đều bị bán tháo. Số lượng cổ phiếu giảm hết biên độ trên cả 3 sàn lập kỷ lục chưa từng có với 356 mã, vượt thời kỳ 2008 vì hiện quy mô thị trường đã lớn hơn nhiều.

Diễn biến kinh hoàng trên thị trường hôm nay, cố tìm cũng không thấy lý do nào có thể giải thích được cho nhà đầu tư đỡ sợ. Áp lực bán tháo tăng vọt như thể lại có một đợt giải chấp mới.

VN-Index bốc hơi 59,64 điểm tương đương 4,49% giá trị, tuy vẫn chưa bằng được phiên ngày 25/4 vừa qua [giảm 5%], nhưng mức độ khốc liệt thì lớn hơn nhiều. Phiên ngày 25/4 trên hai sàn niêm yết có 224 cổ phiếu giảm kịch biên độ, hôm nay lên tới 324 mã. Thêm UpCOM có 32 mã, tính chung toàn thị trường, số giảm sàn là 356 mã.

Điều tàn phá tâm lý nhà đầu tư là tuy VN-Index giảm mạnh hôm nay vẫn chưa “thủng đáy” thấp nhất ngày 25/4, nhưng rất nhiều cổ phiếu đã giảm sâu hơn thời điểm đó, thậm chí nhiều mã đã bốc hơi thêm hàng chục phần trăm giá trị.

VN30-Index đóng cửa giảm 4,31%, Midcap giảm 5,45%, Smallcap giảm 5,92%. Nhóm cổ phiếu blue-chips vẫn có chút an ủi, là không giảm thê thảm như các nhóm khác. Tuy nhiên VN30 vẫn có tới 13 mã giảm sàn, “khá” hơn một chút so với phiên ngày 25/4 [15 mã giảm sàn]. Cũng không có các mã siêu lớn nào giảm sàn: VIC giảm 0,88%, VCB giảm 1,89%, VHM giảm 1,02%, VNM giảm 0,28%. Nếu các trụ này cũng giảm cùng biên độ với các mã khác thì VN-Index chắc chắn đã thủng đáy.

Chỉ số này kết phiên xuống mức 1.269,62 điểm, trong khi ngưỡng thấp nhất của hôm 25/4 là 1.261,4 điểm. Khoảng cách này là quá mong manh và gần như chắc chắn thị trường sẽ tiếp tục giảm thêm nữa trong phiên kế tiếp, trước khi có bất kỳ cơ hội nào để thu hút dòng tiền bắt đáy rõ ràng hơn.

VN-Index vẫn chưa phá đáy, nhưng cổ phiếu thì phá đáy cả loạt.

Với hàng trăm cổ phiếu bị bán tháo giá sàn, trạng thái thị trường như thể đang quay trở lại với áp lực giải chấp. Điều này là hoàn toàn có thể, vì thị trường có nảy lên ít nhất 5 phiên ở đem lại lợi nhuận cho những người bắt đáy. Nhà đầu tư đã dùng margin để giảm giá vốn và đang chịu áp lực.

Áp lực bán kéo dài trọn phiên và càng lúc càng mạnh. Chẳng hạn cuối đợt khớp lệnh liên tục, 3 sàn ghi nhận 337 cổ phiếu giảm sàn, trong đó HoSE là 212 mã, HNX 95 mã. Đến hết phiên HoSE tăng lên 221 mã, HNX là 103, UpCoM 32 mã. VN-Index và VN30-Index có nhích cao hơn một chút lúc đóng cửa chủ yếu do VIC, VHM, GAS, MSN được kéo lên vài bước giá. Thị trường không thể phục hồi được, dù ngay đầu phiên chiều vẫn có một nhịp đi lên ngắn, trước khi áp lực bán lớn quay lại giống như những phiên lao dốc đầu tháng 4 vừa qua.

Mặt khác, chiều nay không hề có nhiều thanh khoản. Những phiên bắt đáy cuối tháng 4, phiên chiều thường có thanh khoản cao hơn phiên sáng do tiền mới vào. Hôm nay giá trị giao dịch buổi chiều trên hai sàn niêm yết giảm 24% so với phiên sáng và giá thì yếu hơn. Đây là tín hiệu của lực mua bắt đáy đã suy yếu.

Điểm sáng duy nhất là khối ngoại quay lại mua ròng khá tốt. Tổng giá trị giải ngân ở HoSE đạt 1.818,1 tỷ đồng, chiếm khoảng 9,7% tổng giao dịch sàn này. Mức mua ròng đạt 574,9 tỷ đồng. VHM được mua lớn nhất với 94,1 tỷ, HPG gần 64 tỷ, GMD 65,6 tỷ, VRE 50,6 tỷ, DGC 49,5 tỷ... Phía bán ròng có duy nhất 2 mã đáng kể là NVL [-38,6 tỷ] và VCB [-20,1 tỷ].

Lực cầu bắt đáy sụt giảm về cuối phiên là một tín hiệu không tốt, vì giá giảm về cơ bản là ở mức thấp nhất. Người mua đã không sẵn sàng mua thêm sau đợt bắt sớm buổi sáng. Điều này hàm ý chờ đợi giá giảm tiếp.

Hướng Dẫn Đăng Bình Luận

Chúng tôi khuyến khích các bạn đăng bình luận để kết giao với người sử dụng, chia sẻ quan điểm của bạn và đặt câu hỏi cho tác giả và những người khác. Tuy nhiên, để duy trì chất lượng cuộc đàm luận ở mức độ cao, điều mà chúng ta đều mong muốn, xin bạn hãy nhớ những nguyên tắc sau:

  • Làm phong phú cuộc đàm luận
  • Đi vào trọng tâm và đúng hướng. Chỉ đăng những nội dung liên quan đến chủ đề đang được thảo luận.
  • Hãy tôn trọng. Kể cả những ý kiến tiêu cực cũng phải được viết trong khuôn khổ tích cực và ngoại giao.
  • Sử dụng phong cách viết chuẩn. Bao gồm cả dấu chấm câu, chữ hoa và chữ thường.
  • LƯU Ý: Các tin rác và/hoặc thông điệp cùng đường dẫn quảng cáo, email, số điện thoại trong bài bình luận sẽ bị xóa bỏ, đồng thời các tài khoản có những bình luận này cũng sẽ bị treo cho đến khi chủ tài khoản cam kết không vi phạm lần thứ hai các quy định đăng bài.
  • Tránh những công kích cá nhân, báng bổ hay vu khống trực tiếp đến tác giả hay một người sử dụng khác.
  • Chỉ cho phép các bình luận bằng Tiếng Việt.

Theo toàn quyền quyết định của Investing.com, thủ phạm gây ra thư rác hay có hành động lạm dụng sẽ bị xóa khỏi trang và bị cấm đăng nhập trong tương lai.

Năm 2017, quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam đã lên đến hơn 100 tỷ USD nhưng hiện tại chỉ có duy nhất cổ phiếu SAB của Tổng công ty Bia rượu Nước giải khát Sài Gòn có thị giá trên 300.000 đồng. 10 năm trước, khi quy mô còn rất nhỏ và hàng hóa trên sàn còn ít, thị trường đã có gần 20 mã có thị giá trên 300.000 đồng. Thời thế thay đổi, những cổ phiếu đó giờ ra sao?

Cổ phiếu đắt giá nhất Việt Nam BMC – CTCP Khoáng sản Bình Định

Thiết lập mức giá 847.000 đồng vào ngày 21/05/2007, cho đến nay, vẫn chưa có cổ phiếu nào của Việt Nam có thể vượt qua BMC về thị giá. Là doanh nghiệp khai thác quặng titan lớn nhất Bình Định, trong quãng thời gian từ năm 2011 trở về trước, cơn sốt giá titan trên thị trường kéo theo kết quả kinh doanh của BMC tăng trưởng vượt trội và thu hút sự chú ý của giới đầu tư.

Đỉnh cao của hoạt động kinh doanh BMC cũng là năm 2011 – thời điểm giá titan đạt đỉnh. Sau đó, với sự đi xuống của giá titan và sự thay đổi về chính sách khai thác khoáng sản gây khó khăn cho các doanh nghiệp khoáng sản, kết quả kinh doanh của BMC cũng đi xuống.

Dù vậy, hàng năm BMC vẫn chia cổ tức bằng tiền mặt đều đặn cho cổ đông. 1 cổ phiếu BMC có giá 847.000 đồng vào 10 năm trước sau khi điều chỉnh tỷ lệ cổ tức và thưởng cổ phiếu từ đó đến nay, có giá khoảng 44.000 đồng. Và theo đó, với giá thị trường hiện tại là 15.700 đồng, BMC đã mất hơn 60% giá.

Dược Hậu Giang [DHG] và Nhựa Tiền Phong [NTP] là 2 cổ phiếu duy nhất tăng giá

Trong gần 20 cổ phiếu nói trên, DHG và NTP là 2 cổ phiếu hiếm hoi đem lại lợi nhuận cho những người kiên trì nắm giữ 10 năm qua. DHG có giá 553.000 đồng tại ngày 05/11/2007, giá điều chỉnh sau khi trả cổ tức và thưởng cổ phiếu đạt 31.500 đồng. Như vậy, với giá hiện tại là 105.000 đồng, DHG đã tăng hơn 230%.

Tương tự, NTP từng có giá 320.000 đồng vào ngày 27/02/2007, giá điều chỉnh là 31.700 đồng. Với giá hiện tại 87.000 đồng, cổ phiếu này đã tăng 170%.

DHG và NTP vẫn luôn được xếp vào nhóm cổ phiếu cơ bản tốt với vị thế đầu ngành và được khối ngoại yêu thích. Với doanh thu và lợi nhuận gần như tăng trưởng liên tục qua các năm, không có gì khó hiểu khi giá cổ phiếu liên tục đi lên. Nhưng nếu như NTP đang tiếp tục chinh phục đỉnh lịch sử thì DHG, sau khi chinh phục đỉnh vào tháng 6/2017 lại đang rơi vào xu hướng đi xuống.

Những đại gia bất động sản một thời TDH, NTL

NTL của CTCP phát triển đô thị Nhà Từ Liêm [Lideco] thiết lập đỉnh vào ngày 30/01/2008 tại mức giá 313.000 đồng và đi luôn từ đó. TDH của CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức lên sàn ngày 14/12/2006 và đạt mức giá cao nhất lịch sử vào ngày hôm sau tại 315.000 đồng. Cổ phiếu giảm suốt cho đến con sóng thần năm 2009.

Đối với NTL, từ một doanh nghiệp có lợi nhuận hàng năm 500 – 600 tỷ đồng đã rơi về con số dưới 100 tỷ đồng. Năm 2014 còn chưa đến 40 tỷ. Còn TDH, cũng từ doanh nghiệp có lợi nhuận hàng năm từ 160 – 300 tỷ đồng, đến năm 2011 chỉ còn vỏn vẹn vài chục tỷ đồng.

Năm 2017, khi thị trường bất động sản nóng lên và doanh nghiệp bất động sản vào điểm rơi lợi nhuận, làn sóng cổ phiếu nhóm này đã đẩy TDH tăng gấp đôi từ 8.000 đồng lên 16.000 đồng và NTL từ 8.500 đồng lên 11.500 đồng. Dù vậy, vẫn không thể lấy lại ánh hào quang năm nào.

Thê thảm như họ Sông Đà hay phá sản như Vận tải biển Việt Hải

Sáng sủa nhất trong họ sông Đà bây giờ là CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà [Sudico, mã: SJS] với thị giá 33.500 đồng. SJS từng có giá 728.000 đồng vào ngày 12/01/2007 và nếu tính giá điều chỉnh, mức giá đó tương đương 36.300 đồng. Tức là nếu nắm giữ 10 năm qua, trừ đi cổ tức, chia thưởng, phát hành thêm… thì nhà đầu tư “chỉ” mất đi 11%.

Từng được kỳ vọng trở thành doanh nghiệp bất động sản hàng đầu Việt Nam nhưng Sudico đã không tránh khỏi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, những mâu thuẫn nội bộ và sa lầy trong các dự án khiến kết quả kinh doanh Sudico ngày càng giảm sút. Đỉnh điểm là 2 năm báo lỗ liên tiếp [năm 2011 lỗ 80 tỷ đồng, năm 2012 lỗ hơn 300 tỷ đồng] đã kéo theo hệ lụy cổ phiếu lao dốc thê thảm, có thời điểm dưới 10.000 đồng và bị tạm ngừng giao dịch.

Còn lại các cổ phiếu sông Đà khác như SD7, S99, SDA từng một thời có giá 300.000 – 500.000 đồng, nay lẹt đẹt ở mức 3.000 – 5.000 đồng và chưa thấy cơ hội hồi sinh. Riêng Công ty cổ phần Sông Đà 909 [S99] còn thay ruột, đổi cái tên thân thuộc gắn liền với công ty trong suốt 12 năm thành tên của công ty con là Công ty cổ phần SCI và có thể nói là trở thành công cụ để thực hiện các hoạt động mua bán vốn đối với nhiều doanh nghiệp khác.

Những gương mặt sống thoi thóp đó vẫn còn khá khẩm hơn VSP của CTCP Vận tải biển và Bất động sản Việt Hải khi đã bị hủy niêm yết và khi rơi xuống UPCoM, tiếp tục bị tạm ngừng giao dịch tại giá 1.100 đồng. VSP từng có giá 305.000 đồng vào tháng 1/2007.

VnIndex cao nhất 10 năm, hàng loạt cổ phiếu vượt đỉnh lịch sử

Video liên quan

Chủ Đề