Ăn rau muống sống có tốt không

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ, trong Đông y, rau muống có vị ngọt, tính hơi lạnh (khi nấu chín thì lạnh giảm) đi vào các kinh tâm, can, tiểu trường, đại trường, công năng thanh nhiệt, thông đại tiểu tiện, lợi thủy, giải độc khi cơ thể bị xâm nhập các chất độc từ thực phẩm hoặc độc chất do côn trùng... Thành phần trong rau muống gồm 90% nước, còn lại là chất xơ, protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie... có lợi cho sức khỏe.

Tuy nhiên, rau muống cần chế biến và sử dụng đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Dưới đây là ba sai lầm mọi người hay mắc khi ăn rau muống:

Rau muống chưa nấu chín kỹ

Rất nhiều người thích món rau muống chẻ ăn sống, nộm rau muống hoặc xào tái rau. Tuy nhiên, theo chuyên gia, đây là loại rau được trồng thủy sinh nên có nguy cơ cao nhiễm các loại ký sinh trùng. Đặc biệt loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn tên Fasciolopsis buski, dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau muống sống hoặc nấu chưa chín kỹ. Ký sinh trùng này vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng.

Ngoài ra, rau muống đứng đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ cao ngộ độc thực phẩm do thói quen nhiều người sử dụng hóa chất trong quá trình trồng trọt. Do đó khi ăn rau muống cần rửa sạch, nấu chín kỹ, nên lựa chọn mua rau muống có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo rau an toàn cho gia đình.

Ăn rau muống khi bị vết thương

Chuyên gia dinh dưỡng Nguyễn Mộc Lan cho biết quá trình lành sẹo nhanh hay chậm tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước và độ sâu của vết thương, vết thương có bị bầm dập mô nhiều hay ít, sạch hay bẩn... Dinh dưỡng cũng góp một phần trong quá trình lành sẹo. 

Theo các nghiên cứu, rau muống có chất madecassol (chất này cũng được tìm thấy nhiều trong rau má) thúc đẩy quá trình phát triển xơ. Đối với những người có cơ địa sẹo lồi, ăn rau muống sẽ khiến cho sẹo lồi hơn. Những người cơ địa bình thường, chất này lại tăng cường quá trình liền sẹo.

Cùng với rau muống, thịt bò cũng là thực phẩm có thể để lại vết sẹo lồi cho người đang có vết thương mềm, bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da. Vì vậy nếu chưa biết cơ địa mình thế nào, tốt nhất không ăn rau muống khi bị vết thương hở. Những người đang điều trị nội khoa, ngoại khoa cũng không được khuyến khích ăn rau muống.

Ăn rau muống trái mùa

Nhìn chung, ăn rau gì trái mùa cũng không thực sự tốt. Mùa rau muống thường vào vụ hè. Tuy nhiên hiện nay, rau muống được trồng quanh năm kể cả khi thời tiết không phù hợp, do sử dụng các loại thuốc kích thích, thuốc trừ sâu. 

Các chuyên gia khuyên nên ăn rau quả mùa nào thức nấy. Nếu muốn ăn rau sạch trồng trái mùa, giá thường đắt gấp 3-5 lần so với rau thông thường.

Bác sĩ chuyên khoa 2, Huỳnh Tấn Vũ, Trưởng Đơn vị khám Ban ngày, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3, trả lời:

Trước hết xin khẳng định rau muống nói chung chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như nhiều chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin..., tốt cho những người kém ăn, thiếu chất đạm, phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhờ tác dụng hạ đường huyết.

Theo đông y, rau muống tính hơi lạnh (tính này giảm khi nấu chín), có tính nhuận tràng nhẹ. Theo sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi, rau muống được xếp vào nhóm thuốc điều trị bệnh tiêu hóa, lợi mật, điều trị vàng da và bệnh gan. Do giàu sắt, rau muống tốt cho người thiếu máu, phụ nữ mang thai.

Ăn rau muống sống có tốt không

Rau muống giàu sắt không tốt cho người bệnh sỏi thận, người uống thuốc đông y có thành phần thục địa sinh địa

shutterstock

Có ý kiến cho rằng ăn rau muống có gây sẹo lồi. Tuy nhiên đây là kinh nghiệm dân gian, chưa có nghiên cứu nào khẳng định điều này cả, sẹo lồi hay không còn do cơ địa mỗi người. Nếu lo lắng thì có thể tránh ăn và ăn loại rau khác.

\n

Ngoài ra có một số khuyến cáo về uống thuốc đông y nên kiêng rau muống. Tuy nhiên điều này còn tùy hướng dẫn của thầy thuốc, không phải dùng thuốc đông y nào cũng phải kiêng rau muống. Kiêng là do e ngại sự tương ố (ác chế lẫn nhau, khi phối hợp hai loại thuốc với nhau làm giảm hoặc mất đi tác dụng của vị thuốc này bởi vị thuốc còn lại), tương phản giữa các vị thuốc hay với thực phẩm mà có tác dụng không tốt.

Như vị thuốc thục địa, sinh địa thì cần phải kiêng rau muống vì trong rau muống có sắt phản ứng với thục địa và sinh địa làm chất độc có thể gây suy thận, độc hại với thận. Phần lớn các bài thuốc bắc đều có thục địa hoặc sinh địa.

Người có sỏi thận nên hạn chế rau muống vì hàm lượng oxalate cao, oxalate tích tụ gây nên sỏi.

Không nên ăn sống rau muống vì khi không được trồng theo quy trình sạch thường có nhiều ký sinh trùng như sán lá, có kim loại nặng, hóa chất có thể gây ngộ độc.