A khúc dong song xanh là của tác giả nào

(Johann Strauss)

Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh Một dòng nồng ý biếc, một dòng sầu mấy kiếp Một dòng trời xao xuyến, một dòng tình thương mến Một dòng còn quyến luyến, một dòng nhớ Quay về miền đời lúc mơ huyền

(HẾT ở đây)

Ánh dương lên xôn xao, hai ven bờ sông sâu Cười ròn tiếng người, đẹp lòng sớm mai. Những cô em tươi môi ngồi giặt yếm yên vui Thả ý thắm theo người chở gió về suôi. Hát vang lên cho vui, cô nàng ngồi bên tôi Ðời là khúc nhạc, đời là tiếng thơ Nước sông reo như ru cuồn cuộn sóng trôi xa Là tiếng hát mơ hồ mời đón lòng ta. Sông về sông dào dạt ý Hát tang bồng theo tầu mà đi Ai giang hồ sau ngàn hải lý Lỡ tình duyên nơi đâu đó ghé qua kinh kỳ. Ôi, mắt em hoe như mây chiều rơi, rơi vàng lòng đời. Ôi, mắt em xanh như đêm dài, để người quên kiếp mai. Sông về, sông cười ròn tiếng Yêu mối tình bên bờ Thành VIENNE. Ðôi giang hồ quay về bờ bến Ngỡ mình vui trong ánh sáng muôn sao Thiên Ðàng. Ngày ấy, có tiếng ai khoan hò thuyền về. Ngày ấy, có dáng em soi dòng chiều hè. Ngày ấy, có tiếng ta hát gọi tình về Nước sông miên man trôi đi. Ngày ấy, lúc đến với em một lời thề. Ngày ấy, lúc nói với em một chuyện gì. Ngày ấy, lúc vui cuộc sống nhịp tràn trề Nước sông miên man trôi đi. . . . . . A á a a a a a a a a ! Em ơi ! Em ơi ! Yêu đi ! A á a a a a a a a a ! Có sóng nước trên sông ghi. A á a a a a a a a a ! Em ơi ! Em ơi ! Ra đi ! A á a a a a a a a a ! Nước cũ đón đưa về...

Người hỡi ! Ánh trăng rụng không tới nước. Vì đêm rét mướt, dòng sông lắng câm. Người hỡi ! Giúp nhau mở đôi mắt ướt Ngắm cầu nhớ sông im cúi gầm. Ði về đâu ? Ði về đâu ? Nước lặng khô cứng đờ. Màn tang buông tuyết phủ. Người ơi ! Ði về đâu ? Kiếp tù đầy nước giá Xót thương cho cây khô nghèo. Rồi đàn chim xanh từ trời thanh về vờn quanh. Gió Ðông chết ngoài sông mới, mùa Xuân tới. Ai mơ hồ ngủ kỹ, mau ra đời. Bông hoa đầu rụng rơi trên sông xanh lơ. Ði ! Ta đi, cùng đi theo sông, vờn sóng nước biếc. Theo nhịp sóng vui tưng bừng. Sông vi vu ù u... vui nghe tầu hú... u hú. Sẽ đưa ta đi nơi xa mờ Cùng đi, vào Thương với Nhớ.

(trở lên đầu để HẾT)

Hôm nay mình giới thiệu đến các bạn nhạc phẩm “Giòng Sông Xanh” (Le Beau Danube Bleu) của hai nhạc sĩ Johann Strauss II và Phạm Duy.

Nhạc sĩ Johann Strauss II (25 tháng 10 1825 – 3 tháng 6 1899, tiếng Đức: Johann Baptist Strauß; còn được biết đến với các tên khác như: Johann Baptist Strauss, Johann Strauss, Jr., hay Johann Strauss the Younger) là một nhà soạn nhạc người Áo. Ông chủ yếu sáng tác nhạc nhẹ, đặc biệt là nhạc khiêu vũ và Operetta. Ông đã sáng tác hơn 400 Waltz, Polka, Quadrille và các loại nhạc khiêu vũ, cũng như một số Operetta và Ballet Dancing. Trong cuộc đời của mình, ông được gọi là “Vua nhạc Waltz”, và sau đó phần lớn chịu trách nhiệm phổ biến điệu Waltz tại Wien trong thế kỷ 19.

Năm Johann Strauss II 17 tuổi, khi cha ông Johann Strauss I bỏ gia đình đi với tình nhân, Emilie Trambusch, ông mới có thể thực sự học âm nhạc. Strauss II học hoà âm và đối vị với giáo sư lý luận âm nhạc Joachim Hoffmann. Strauss II gặp rất nhiều khó khăn trong những năm đầu sự nghiệp của mình.

Ông kết hôn ba lần. Chỉ lần thứ ba, ông mới sống trong hạnh phúc. Ông cưới Adele vào ngày 15/08/1887. Bà đã khuyến khích và khơi lại tài năng sáng tác của ông với những tác phẩm âm nhạc như “Der Zigeunerbaron” và “Waldmeister”, cùng các điệu Waltz “Kaiser-Walzer”, “Kaiser Jubilaum”, “Marchen aus dem Orient” op. 444 và “Klug Gretelein” op. 462.

A khúc dong song xanh là của tác giả nào
Nhạc sĩ Johann Strauss II.
A khúc dong song xanh là của tác giả nào
Nhạc sĩ Johann Strauss II và vợ Adele.

Ông đã sáng tác hơn 500 tác phẩm cho các thể loại nhạc khiêu vũ Waltzes, Polka, Diễn hành, và Galop. Ông là con của Johann Strauss I và là anh cả của Josef Strauss và Eduard Strauss. Johann Strauss II là thành viên nổi tiếng nhất của nhà Strauss. Ông được biết đến với tư cách là “Vua thể loại Waltz” và có những đóng góp to lớn cho sự nổi tiếng của Waltz tại Vienna thế kỷ 19.

Ông đã cách mạng hóa Waltz (Valse), phát triển nó từ một thể loại khiêu vũ quần chúng thành một loại hình giải trí trong cung đình của nhà Habsburg. Các tác phẩm của ông giành được tiếng vang lớn gồm có “The Blue Danube”, “Wein, Weib und Gesang”, “Tales from the Vienna Woods”, “Tritsch-Tratsch-Polka”, “Kaiser-Walzer” và “Die Fledermaus”.

Những gì Johann Strauss cha khởi xướng ở Wien thì ba con trai của ông Johann Strauss (con), Joseph và Eduard Strauss tiếp tục và hoàn thiện, làm cho nhạc Walzer trở thành phổ biến và đưa nó tới tột đỉnh. Vì vậy người đời gọi dòng họ Strauss là triều đại Strauss trong âm nhạc. Sự nổi bật của dòng họ Strauss được thể hiện tại buổi hoà nhạc “Perpetual Music” (“Âm Nhạc Bất Tận) vào những năm 1860. Trong ba người con thì Johann Strauss II là nổi tiếng nhất.

Dàn nhạc Wiener Johann Strauss được thành lập năm 1866, thực hiện buổi diễn với cách chỉ huy truyền thống “Vorgeiger” là cầm một cây violin trên tay và cách này trở thành truyền thống gia đình nhà Strauss. Nhạc sĩ Áo Willi Boskovsky (1909-1991) biểu diễn nhạc của Strauss cũng theo truyền thống gia đình nhà Strauss. Điều này làm ta liên tưởng tới nhạc trưởng Hà Lan André Rieu chơi đàn violin khi chỉ huy dàn nhạc.

A khúc dong song xanh là của tác giả nào
Johann Strauss sống 11 năm ở thành phố St. Petersburg trong thế kỷ 19th.

Năm 1929, nhạc sĩ Áo Clemens Krauss (1893-1954) tổ chức một chương trình đặc biệc chỉ trình diễn toàn nhạc của nhà Strauss với dàn nhạc Wien. Johann Strauss II được nhiều nhạc sĩ ngưỡng mộ: Richard Wagner thích nhạc phẩm “Wein, Weib und Gesang” (Rượu, đàn bà, và ca hát). Con gái của Strauss tìm đến Brahms để xin bút tích vào cái quạt của mình (một phong tục thời đó). Thường thì nhà soạn nhạc sẽ viết một vài dòng nhạc nổi tiếng nhất của ông và ký tên vào. Tuy nhiên, Brahms đã viết một đoạn của một bản nhạc Walzer nổi tiếng của Strauss và viết ở dưới rằng: “Thật không may, đây không phải là bản nhạc của Johannes Brahms”.

Những người hâm mộ khác như nhạc sĩ Đức Richard Strauss khi sáng tác bản nhạc Walzer “Rosenkavalier” của mình đã nói: “Làm sao tôi có thể quên được thiên tài tươi vui (Johann Strauss II) của Wien”. Ngày nay âm nhạc của nhà Strauss được biểu diễn ở buổi hòa nhạc thường niên đầu năm – Neujahrskonzert – của dàn nhạc Wien.

Nhạc phẩm “Dòng Danube Xanh” (tên đầy đủ là “Bên Dòng Sông Danube Xanh và Đẹp”, tiếng Đức là “An der Schönen Blauen Donau”) là bản Waltz cực kỳ nổi tiếng của Johann Strauss II. Tác phẩm được sáng tác vào năm 1866. Nó là một trong những bản Waltz hay nhất và là khuôn mẫu tiêu biểu cho thể loại Waltz của triều đại Waltz nhà Strauss.

“Dòng Danube Xanh” là bản nhạc waltz có xuất phát từ mối tình không thể nào quên của chính Johann Strauss II.

Tác phẩm này ra đời khi Johann Strauss II đã có vợ. Vợ của ông dành cho ông một tình yêu vô bờ bến, tận tụy. Rồi một ngày, bà phát hiện ra chồng mình có một nhân tình trẻ trung.

A khúc dong song xanh là của tác giả nào
Nhạc sĩ Johann Strauss II cùng vợ Adele và con gái.

Một buổi sáng, bà đến tìm gặp cô nhân tình của chồng. Trước khi mở cửa, cô háo hức vì tưởng nhân tình Strauss sẽ đến. Nhưng rồi cô cảm thấy lo lắng vì trước mặt cô là vợ của Johann Strauss II. Cô cứ nghĩ đến một cuộc đánh ghen khủng khiếp, ghê gớm sẽ đến với mình. Nhưng không, bà chỉ đến để cảm ơn người nhân tình của chồng mình và dặn chăm sóc chu đáo ông.

Cô gái từ chỗ lo lắng đã bàng hoàng trước những lời nói đó. Cô gái ấy đã bật khóc, rồi chợt tỉnh ra, cố gắng đuổi theo người đàn bà cao thượng kia. Trong lúc ấy, người vợ của Strauss đã ra khỏi khách sạn, rồi bà không thể trụ được nữa. Bà ngã quỵ xuống. Nhìn thấy sự gục ngã ấy, cô nhân tình biết rằng không thể làm tổn thương trái tim người phụ nữ kia được nữa, liền xách vali ra đi.

Đúng lúc đó, Strauss đến khách sạn tìm cô nàng ấy. Ông gặp vợ mình ngất xỉu, lo lắng đưa bà tới bệnh viện. Bà vợ, khi tỉnh lại, đã nói lời xin lỗi vì tìm cố gái kia. Strauss lại tức tốc đến khách sạn, nhưng cô gái đã đi rồi. Ông đuổi theo thì tàu đã rời bến. Strauss ngẩn ngơ vì mọi thứ xảy ra, nhưng cũng cảm thấy rất hạnh phúc vì hai người phụ nữ ông yêu đều cao thượng và biết hy sinh. Trong cảm xúc ấy, “Dòng Danube xanh” xuất hiện giữa dòng ngất ngây của tình yêu.

“Dòng Danube Xanh” đã làm mê đắm bao người nghe và cũng khiến những nhà soạn nhạc danh tiếng đương thời khâm phục. Trong trang đầu của bản nhạc, Johannes Brahms, nhà soạn nhạc nức danh người Đức đã viết: “Thật đáng tiếc khi biết rằng tác phẩm này không do Johannes Brahms sáng tác”.

“Dòng Danube Xanh” đã củng cố thêm danh tiếng “Vua nhạc Waltz” của Johann Strauss II.

Nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt cho “Dòng Danube Xanh” và đổi tựa đề thành “Dòng Sông Xanh”.

“Dòng Sông Xanh” là nhạc phẩm được nhiều người Việt yêu chuộng suốt nhiều thập kỷ qua giọng hát tuyệt vời của danh ca Thái Thanh.

A khúc dong song xanh là của tác giả nào

A khúc dong song xanh là của tác giả nào

Nhạc phẩm “An der Schönen Blauen Donau” (Bản tiếng Đức của Franz Von Gernerth)

Donau so blau, so schön und blau, durch Tal und Au wogst ruhig du hin, dich grüßt unser Wien, dein silbernes Band knüpft Land an Land, und fröhliche Herzen schlagen an deinem schönen Strand.

Weit vom Schwarzwald her eilst du hin zum Meer, spendest Segen allerwegen, ostwärts geht dein Lauf, nimmst viel Brüder auf: Bild der Einigkeit für alle Zeit! Alte Burgen seh’n nieder von den Höh’n, grüssen gerne dich von ferne und der Berge Kranz, hell vom Morgenglanz, spiegelt sich in deiner Wellen Tanz.

Die Nixen auf dem Grund, die geben’s flüsternd kund, was Alles du erschaut, seit dem über dir der Himmel blaut. Drum schon in alter Zeit ward dir manch’ Lied geweiht; und mit dem hellsten Klang preist immer auf’s Neu’ dich unser Sang.

Halt’ an deine Fluten bei Wien, es liebt dich ja so sehr! Du findest, wohin du magst zieh’n, ein zweites Wien nicht mehr! Hier quillt aus voller Brust der Zauber heit’rer Lust, und treuer, deutscher Sinn streut aus seine Saat von hier weithin.

Du kennst wohl gut deinen Bruder, den Rhein, an seinen Ufern wächst herrlicher Wein, dort auch steht bei Tag und bei Nacht die feste treue Wacht. Doch neid’ ihm nicht jene himmlische Gab’, bei dir auch strömt reicher Segen herab, und es schützt die tapfere Hand auch unser Heimatland!

D’rum laßt uns einig sein, schliesst Brüder, fest den Reih’n, froh auch in trüber Zeit, Mut, wenn Gefahr uns dräut, Heimat am Donaustrand, bist uns’rer Herzen Band, dir sei für alle Zeit Gut und Blut geweiht!

Das Schifflein fährt auf den Wellen so sacht, still ist die Nacht, die Liebe nur wacht, der Schiffer flüstert der Liebsten ins Ohr, daß längst schon sein Herz sie erkor. O Himmel, sei gnädig dem liebenden Paar, schutz’ vor Gefahr es immerdar! Nun fahren dahin sie in seliger Ruh’, O Schifflein, far’ immer nur zu!

Junges Blut, frischer Muth, o wie glücklich macht, dem vereint ihr lacht! Lieb und Lust schwellt die Brust, hat das Größte in der Welt vollbracht.

Nun singst ein fröhliches seliges Lied, das wie Jauchzen die Lüfte durchzieht, von den Herzen laut widerklingt und ein festes Band um uns schlingt.

Frei und treu in Lied und Tat, bringt ein Hoch der Wienerstadt, die auf’s Neu’ erstand voller Pracht und die Herzen erobert mit Macht.

Und zum Schluß bringt noch einen Gruß uns’rer lieben Donau dem herrlichen Fluß. Was der Tag uns auch bringen mag, Treu’ und Einigkeit soll uns schützen zu jeglicher Zeit!

A khúc dong song xanh là của tác giả nào
Black Forest – Thượng nguồn sông Danube.

Nhạc phẩm “The Blue Danube” (Bản tiếng Anh)

Danube so blue, so bright and blue, through vale and field you flow so calm, our Vienna greets you, your silver stream through all the lands you merry the heart with your beautiful shores.

Far from the Black Forest you hurry to the sea giving your blessing to everything. Eastward you flow, welcoming your brothers, A picture of peace for all time! Old castles looking down from high, greet you smiling from their steep and craggy hilltops, and the mountains’ vistas mirror in your dancing waves.

The mermaids from the riverbed, whispering as you flow by, are heard by everything under the blue sky above. The noise of your passing is a song from old times and with the brightest sounds your song leads you ever on.

Stop your tides at Vienna, it loves you so much! Whenever you might look you will find nowhere like Vienna! Here pours a full chest the charms of happy wishes, and heartfelt German wishes are flown away on your waters.

You know very well your brother, the Rhine, on its banks grows a magnificent wine, there is also, day and night, the fixed and faithful watch. But envy him not those heavenly gifts by you, too, many blessings stream down and the brave hand protects our homeland!

Therefore let us be united, joined brothers, in strong ranks, happy in troubled times; Brave, when danger threatens us, Home on the Danube beach, are the hearts of our band, To thee for all time Good and blood are consecrated!

The boat travels on the waves so softly, still is the night, love watching only the sailor whispers in the lover’s ear, that his heart long ago she owned. O Heaven, have mercy on the loving couple, protect them from danger there forever! Now they pass on in blissful repose, Boat, sail always on!

Young blood fresh courage, O how happy, it unites laughter! Love and passion fills the breast – it’s the greatest in the world.

Now sing a cheerful and blessed song, the jubilation as the air permeates echoed loudly by the heart and tie a band around us.

Free and faithful in song and deed, Bring a height to Vienna city bought it on the new full glory and conquered with force.

And in conclusion brings even a greeting to our love of the beautiful Danube River. Whatever the day may bring us, Loyalty and unity is to protect us all the time!

A khúc dong song xanh là của tác giả nào

Nhạc phẩm “The Danube Bleu” (Bản tiếng Pháp)

{Refrain:} Danube bleu Aux flots merveilleux Fleuve au noble cours Nous t’aimons d’amour Nous nous exaltons Et nous t’admirons D’une âme touchante d’amour Lorsque nous te chantons

Dans le clair matin Elfes et lutins Se balancent rient et dansent Au bord de cette eau Parmi les roseaux Rient et xxxxx les chansons des oiseaux Alors au bord des rives Bientôt par deux arrivent Garçons et jouvencelles Venant s’embarquer dans les nacelles

On voit sur le chemin mouvant Allant tous au gré du vent Les amants tendrement enlacés Rêvant sans se lasser L’amour chaque semaine Toujours gaiement ramène Sur tes jolis flots bleus Le cortège innocent des amoureux

Allons charmants et joyeux diablotins Allons goûter la douceur du matin Et sur le Danube enchanté Aimer rêver chanter Moi j’ai laissé les beaux jours xxxxxxxxxxxxx toujours Écoutez pauvres inconstants Et profitez de vos vingt ans

Le long des prés monte un parfum de fleurs Rutilantes aux vives couleurs Qu’ils sont doux sur le Danube bleu Les soirs d’été merveilleux

Des baisers très rusés Sont vite échangés Mais sans grand danger Des serments notamment Font murmurer langoureusement

Mais le soir vient apportant à son tour La fin du rêve et l’instant du retour Le jour peu à peu s’évanouit Le ciel s’assombrit et c’est la nuit

Oh combien de secrets sont posés Pour des cœurs, répétés pour des cœurs enflames

{au Refrain} Oh tes flots merveilleux Oh beau Danube bleu

A khúc dong song xanh là của tác giả nào
Nhạc sĩ Phạm Duy.

A khúc dong song xanh là của tác giả nào

A khúc dong song xanh là của tác giả nào

Nhạc phẩm “Dòng Sông Xanh” (Bản tiếng Việt của Nhạc sĩ Phạm Duy)

Một dòng xanh xanh, một dòng tràn mông mênh Một dòng nồng ý biếc, một dòng sầu mấy kiếp Một dòng trời xao xuyến, một dòng tình thương mến Một dòng còn quyến luyến, một dòng nhớ Quay về miền đời lúc mơ huyền

Ánh dương lên xôn xao, hai ven bờ sông sâu Cười ròn tiếng người, đẹp lòng sớm mai. Những cô em tươi môi ngồi giặt yếm yên vui Thả ý thắm theo người chở gió về xuôi. Hát vang lên cho vui, cô nàng ngồi bên tôi

Ðời là khúc nhạc, đời là tiếng thơ Nước sông reo như ru cuồn cuộn sóng trôi xa Là tiếng hát mơ hồ mời đón lòng ta. Sông về sông dào dạt ý

Hát tang bồng theo tầu mà đi Ai giang hồ sau ngàn hải lý Lỡ tình duyên nơi đâu đó ghé qua kinh kỳ. Ôi, mắt em hoe như mây chiều rơi, rơi vàng lòng đời. Ôi, mắt em xanh như đêm dài, để người quên kiếp mai. Sông về, sông cười ròn tiếng Yêu mối tình bên bờ thành Vienne.

Ðôi giang hồ quay về bờ bến Ngỡ mình vui trong ánh sáng muôn sao Thiên Ðàng. Ngày ấy, có tiếng ai khoan hò thuyền về. Ngày ấy, có dáng em soi dòng chiều hè. Ngày ấy, có tiếng ta hát gọi tình về Nước sông miên man trôi đi. Ngày ấy, lúc đến với em một lời thề. Ngày ấy, lúc nói với em một chuyện gì. Ngày ấy, lúc vui cuộc sống nhịp tràn trề Nước sông miên man trôi đi…

Dưới đây mình có bài:

– Dòng Sông Xanh và Sóng Nước Biếc (trích)

Cùng với 8 clips tổng hợp nhạc phẩm “Giòng Sông Xanh” (Le Beau Danube Bleu) do các ca nhạc sĩ lừng danh trên thế giới trình diễn để các bạn tiện việc tham khảo và thưởng thức.

Mời các bạn,

Túy Phượng

(Theo Wikipedia)

A khúc dong song xanh là của tác giả nào
Nhạc sĩ Johann Strauss II (1825-1899)

Dòng Sông Xanh và Sóng Nước Biếc (trích)

(Hoài Nam)

Trong bài kỳ trước, chúng tôi đã viết về bản Célèbre Valse của Johannes Brahms. Kỳ này xin được viết về hai bản “valse” nổi tiếng khác, mà một trong hai tác giả cũng chính là bạn thân của Brahms:Johann Strauss II, người đã để lại cho hậu thế bản Blue Danube bất hủ (tựa tiếng Pháp: Le Beau Danube Bleu, tựa tiếng Việt: Dòng Sông Xanh), và được tặng danh hiệu “Ông vua của điệu valse” (The Waltz King).

Trước khi viết về bản Blue Danube, thiết tưởng cũng nên có đôi hàng về thể điệu nhạc valse và thể điệu khiêu vũ valse.

“Valse” (tiếng Pháp, còn tiếng Anh viết là “waltz”) là điệu nhạc được viết theo nhịp 3/4 (đôi khi 3/8 hoặc 3/2), nhấn mạnh ở phách thứ nhất. Đây là điệu nhạc phổ biến nhất trong nền nhạc cổ điển cũng như nhạc dân gian ở các nước Âu châu, và đặc biệt sau này ở Hoa Kỳ.

Một trong những nguyên nhân khiến thể điệu nhạc valse được phổ biến là vì nhịp của nó có thể rất chậm, có thể vừa phải, mà cũng có thể thật nhanh; chậm thì êm ái khoan thai, chẳng hạn bảnCélèbre Valse, nhanh vừa thì dặt dìu lả lướt, như bản One Day, thật nhanh thì vui tươi sống động, như bản Blue Danube.

Còn nói về thể điệu khiêu vũ, valse đã được ghi nhận là điệu “khiêu vũ ballroom” (ballroom dance)đầu tiên trên thế giới (ballroom dance được định nghĩa là “hình thức khiêu vũ với nhiều cặp tham gia, và tuân theo những nguyên tắc, quy luật chung của điệu khiêu vũ đó”).

Điệu khiêu vũ valse bắt đầu được phổ biến tại Đức vào giữa thế kỷ thứ 18, gọi là “Waltzer”, được biến cải từ điệu vũ “Lander” của dân du mục Bohemian. Tới đầu thế kỷ thứ 19, các chàng lính viễn chinh của Nã-phá-luân đệ Nhất khi trở về Pháp, đã mang theo điệu nhảy này, rồi từ Paris, valse được du nhập sang Anh Quốc, sau đó vượt Đại Tây Dương sang Hoa Kỳ.

Tới thập niên 1830, người Mỹ đã sáng tạo một điệu khiêu vũ mới để nhảy theo nhịp valse chậm, và được phổ biến một cách mau chóng. Đó là thể điệu “American Waltz”, còn được gọi là “American Slow Waltz”, hoặc đơn giản hơn là điệu “Boston”, tên thành phố xuất xứ của điệu khiêu vũ này.

Còn tại Âu châu, trong những năm đầu thế kỷ thứ 19, điệu khiêu vũ valse vẫn chưa mấy phổ biến trong giới thượng lưu, quý tộc, chưa kể còn bị các nhà đạo đức và những người có đầu óc bảo thủ kịch liệt đả kích, vì khi nhảy điệu này, một bàn tay của người đàn ông phải ôm lấy cái eo của người phụ nữ – một sự “tiếp xúc thể xác” không thể chấp nhận ở nơi chốn công cộng!

Hai người có công đầu trong việc phổ biến, và đưa điệu valse vào cung điện của các ông hoàng bà chúa là hai công dân Áo Joseph Lanner (1801-1843) và Johann Strauss I (1804 – 1849).

Joseph Lanner là một nhà soạn nhạc chuyên biệt cho các điệu vũ; ông đã cải biến valse từ một điệu nhạc, điệu vũ dân gian đơn giản thành một một điệu nhạc lôi cuốn, một điệu vũ lả lướt, cầu kỳ, rất được các thành phần thượng lưu trong xã hội ưa chuộng.

Trong khi Joseph Lanner có công cải biến, thì Johann Strauss I, một nhạc trưởng nổi tiếng của thời kỳ Lãng mạn (Romantic era), có công phổ biến.

Tới khoảng năm 1830, thể loại nhạc valse và điệu nhảy valse với nhịp thật nhanh do Joseph Lanner và Johann Strauss I khởi xướng bắt đầu làm mưa gió khắp nơi, và được gọi là Valse Viennoise(tiếng Pháp, còn tiếng Anh là Viennese Waltz), mà người Việt chúng ta thường gọi là Luân vũ thành Viên.

A khúc dong song xanh là của tác giả nào
Johann Strauss I (1804 – 1849).

Johann Strauss I – còn được gọi là Johann Strauss Sr., hoặc Johann Strauss “Cha” – chính là thân phụ của Johann Strauss II, tức Johann Strauss Jr., hoặc Johann Strauss “Con” – tác giả của bản Blue Danube – Dòng Sông Xanh bất hủ.

Ngoài Johann Strauss “đệ Nhất” và Johann Strauss “đệ Nhị” nói trên, dòng họ Strauss còn có một tên tuổi khác đi liền với thể loại Luân vũ thành Viên là Johann Strauss “đệ Tam”, (tức Johann Strauss III), cháu gọi Johann Strauss “đệ Nhị” bằng “chú”.

Tuy nhiên, với hậu thế, mỗi khi nhắc tới cái tên “Johann Strauss” là mọi người nghĩ ngay tới Johann Strauss II (đệ Nhị), tức Johann Strauss “Con” – người được xưng tụng là Ông vua của điệu luân vũ (Waltz King).

Johann Strauss II ra chào đời năm 1825 tại thành Vienne, kinh đô đế quốc Áo và cũng là thủ đô âm nhạc của thế giới. Cậu bé yêu âm nhạc ngay từ ngày bắt đầu có trí khôn, nhưng cha cậu – tức Johann Strauss I – khi ấy đã là một nhà soạn nhạc kiêm nhạc trưởng nổi tiếng, chỉ muốn trưởng nam của mình học hành để trở thành một vị giám đốc ngân hàng. Bởi thế, Johann Strauss II đã phải lén lút học vĩ cầm với Franz Amon, một nhạc sĩ trong ban nhạc của ông bố. Một ngày nọ, ông bố bất thần về nhà, nghe được tiếng con trai đang tập kéo vĩ cầm, thế là Johann Strauss “Con” bị một trận đòn nên thân. Khi bà mẹ can gián, Johann Strauss “Cha” đã trả lời rằng ông phải quất roi cho tới khi “con quỷ âm nhạc” ra khỏi người cậu bé!

Sau này, khi Johann Strauss II đã nổi tiếng, không ít người đã suy diễn: sở dĩ ngày trước Johann Strauss I cấm cản Johann Strauss II theo đuổi âm nhạc chỉ vì ông ta đã nhận ra tài năng thiên phú nơi cậu trưởng nam, nếu để cậu theo cùng một “nghề” thì chắc chắn sẽ xảy ra cảnh “con hơn cha”! Viết một cách đơn giản là Johann Strauss “Cha” ganh tị với Johann Strauss “Con”!

Tuy nhiên, theo các tác giả viết tiểu sử dòng họ Strauss thì Johann Strauss “Cha” cấm cản Johann Strauss “Con” theo đuổi âm nhạc chỉ vì ông không muốn con trai bước vào cái nghề cơ cực, bạc bẽo mà ông đang làm!

* * *

Trở lại với tuổi niên thiếu của Johann Strauss II, cái “rủi” của bà mẹ lại là cái “may” cho cậu bé. Nguyên vào năm Johann 14, 15 tuổi, ông bố khó tính (nhưng đa tình) của cậu đã bị cô nhân tình trẻ Emilie Trampusch ra tối hậu thư: một là bỏ nhà tới chung sống với cô ta, hai là chấm dứt!

Dĩ nhiên, Johann Strauss “Cha” đã nghe theo tiếng gọi của ái tình! Nhờ vậy, Johann Strauss “Con” mới được tự do theo đuổi âm nhạc với sự khuyến khích của bà mẹ.

Từ đó, Johann Strauss II theo học lý thuyết về hòa âm và đối điểm với Giáo sư Joachim Hoffmann, và thực tập hòa âm với nhà soạn nhạc Joseph Drechsler. Về vĩ cầm, cậu được nhạc sĩ Anton Kollmann của Nhà hát Cung đình thành Vienne (Vienna Court Opera) chỉ dạy.

Với sự đỡ đầu và giấy giới thiệu của ba vị thầy nói trên, vào năm 19 tuổi, Johann Strauss II, lúc ấy đã là một nhạc sĩ vĩ cầm xuất chúng, làm đơn xin giới hữu trách thành Vienne cấp giấy phép hành nghề. Thoạt tiên, Johann Strauss II thành lập một ban hòa tấu nho nhỏ để trình diễn các sáng tác của mình, cũng như các tác phẩm nổi tiếng của các nhà soạn nhạc khác, tại quán rượu (tavern) Zur Stadt Belgrad.

Mặc dù nhận biết và cảm phục tài nghệ của Johann Strauss “Con”, nhưng vì uy thế của Johann Strauss “Cha”, đã không có chủ nhân hí viện nào ở thành Vienne dám mời ban hòa tấu của Johann Strauss “Con” tới trình diễn, trừ Dommayer’s Casino ở quận 13.

Ngay sau lần trình diễn các sáng tác đầu tay của mình trong buổi ra mắt giới mộ điệu tại Dommayer’s Casino vào tháng 10 năm 1844, Johann Strauss II đã được các nhà phê bình không tiếc lời ca tụng, và khẳng định “con hơn cha”!

Tuy nhiên cũng phải đợi 5 năm sau (1849), sau khi thân phụ đột ngột qua đời vì bệnh thương hàn vào tuổi 45, Johann Strauss II mới được hoàn toàn tự do, thoải mái thi thố hết tài năng. Ông sát nhập ban nhạc của mình và ban nhạc của bố thành một dàn hòa tấu đại quy mô để đi lưu diễn, và nổi tiếng một cách mau chóng, không chỉ ở Đế quốc Áo – Hung, mà còn được mời sang Đức, Ba-lan, và tới tận kinh thành Petersburg của đế quốc Nga, nơi mà ông được mời trở lại trình diễn hàng năm trong suốt 10 năm, từ 1856 tới 1865.

Cuối thập niên 1870, Johann Strauss được mời sang trình diễn tại Hoa Kỳ. Tại đại hội âm nhạc Boston Festival, ông đã được mời điều khiển dàn đại hòa tấu và ban đại hợp xướng gồm trên 1000 người, có tên là “Monster Concert”, để trình bày các sáng tác của ông, trong đó có bản Blue Danube, sáng tác năm 1867.

* * *

Về cuộc sống tình cảm cá nhân, Johann Strauss kết hôn tương đối khá muộn (năm đã 37 tuổi) nhưng lại có tới ba đời vợ. Lần thứ nhất với nữ ca sĩ Jetty Treffz vào năm 1862. Mười sáu năm sau, Jetty qua đời vì bạo bệnh, Johann Strauss bước thêm bước nữa với nữ diễn viên Angelika Dittrich. Tuy nhiên, chẳng những hai tâm hồn đã không “đồng điệu”, Angelika lại còn có tật vô ý tứ, thiếu kín đáo, nên chỉ hơn 1 năm sau, Johann Strauss xin ly dị.

Sau đó, Johann Strauss chắp nối với Adele Deutsch, góa phụ trẻ của ông Hoàng Von Meyszner. Cuộc hôn nhân thứ ba này tuy không được Giáo hội Công giáo thừa nhận (vì người vợ trước – Angelika – vẫn còn sống), nhưng lại là cuộc hôn nhân hạnh phúc, tốt đẹp nhất của Johann Strauss. Chính nhờ sự khuyến khích, nâng đỡ tinh thần của Adele mà tài năng, óc sáng tạo của Johann Strauss đã được phát huy tới mức tối đa trong những năm cuối đời.

Về phần các đồng nghiệp, một trong những người ngưỡng phục Johann Strauss là Johannes Brahms. Mặc dù hai người hai khuynh hướng sáng tác khác biệt, họ rất quý mến nhau.

A khúc dong song xanh là của tác giả nào
Johannes Brahms và Johann Strauss.

Trong cả tiểu sử của Johannes Brahms lẫn Johann Strauss đều ghi lại giai thoại thú vị sau đây:

Một ngày nọ, bà vợ Adele của Johann Strauss có dịp gặp Johannes Brahms và xin ông ký tên trên “cái quạt xin chữ ký” của mình.

Cũng nên biết vào thời ấy, giới phụ nữ quý tộc có cái “mốt” sưu tầm chữ ký của các nhà soạn nhạc tên tuổi, và theo thông lệ, nhà soạn nhạc bao giờ cũng ghi lên đó vài khuôn nhạc trích từ một tác phẩm nổi tiếng của mình, rồi mới ký tên. Vì thế, các bà các cô luôn luôn thủ sẵn một cái quạt giấy gọi là “quạt xin chữ ký” để chờ cơ hội.

Nhưng Johannes Brahms, khi được bà vợ Adele của Johann Strauss xin chữ ký, thay vì ghi nhạc của mình, ông lại ghi mấy khuôn nhạc trích từ bản Blue Danube của Johann Strauss, rồi viết ở phía dưới “Thật đáng tiếc, đây KHÔNG PHẢI là sáng tác của Johannes Brahms” (Unfortunately, NOT by Johannes Brahms) rồi ký tên… “Johannes Brahms”!

* * *

Về mặt sáng tác, Johann Strauss viết trên 500 tác phẩm đủ loại, trong đó có nhiều vở ca nhạc kịch ngắn (operetta) và những bản vũ ballet. Tuy nhiên, nổi tiếng nhất vẫn là thể loại Luân vũ thành Viên, trong đó có bản Blue Danube.

Cho tới nay, Blue Danube vẫn được ghi nhận là bản hòa tấu phổ biến nhất của nhân loại, nhưng xưa kia nó lại ra đời dưới hình thức một ca khúc.

Johann Strauss viết phần nhạc của bản này vào năm 1866, được thi sĩ Joseph Vey đặt lời, và đã được Ban đại hợp xướng thành Vienne trình diễn lần đầu năm 1867.

Hiện nay, Blue Danube (hòa tấu) được xem như “quốc thiều bán chính thức” của Áo quốc. Vào các đêm giao thừa dương lịch, đúng 12 giờ đêm, trong khi các nơi khác trên thế giới người ta hát, hoặc hòa tấu bản “Auld Lang Syne” (Au Revoir), thì tại Áo, theo luật định, tất cả các đài phát thanh, đài truyền hình sẽ đồng loạt phát đi bản Blue Danube.

Ngoài Blue Danube, Johann Strauss còn viết nhiều bản Luân vũ thành Viên bất hủ khác, như Tales from the Vienna Woods (1868), Roses from the South (1880),Voices of Spring (1883), và Emperor Waltz (1889) nhân dịp Hoàng đế Franz Josef của Áo công du nước Đức quốc.

Ngày nay, các buổi hòa nhạc tân niên theo truyền thống tại thủ đô Áo quốc, do dàn đại hòa tấu Vienna Philharmonic Orchestra trình diễn, luôn luôn được mở đầu bằng bảnVoices of Spring, và kết thúc với Blue Danube.

Riêng bản Blue Danube, ngày ấy do ảnh hưởng sâu đậm của ngôn ngữ và văn hóa Pháp tại Việt Nam, đã được phổ biến tại Hòn ngọc Viễn đông dưới tựa tiếng Pháp là Le Beau Danube Bleu (Dòng sông Danube xanh, đẹp). Sau đó đã được nhạc sĩ Phạm Duy đặt lời Việt với tựa Dòng Sông Xanh.

A khúc dong song xanh là của tác giả nào
Dòng Danube xanh lơ.

Theo ký ức của chúng tôi, vào những năm giữa thập niên 1960, “thần đồng” Thiên Hương đã hát bản này rất đạt. “Thiên Hương” nhắc tới ở đây là cô em út của ba chị em ca sĩ Hồng Thiện, Đăng Lan, Đặng Đức Hiếu, chứ không phải “nữ ca sĩ Thiên Hương” (Tôn Nữ Thị Thiên Hương) sau này thành danh ở Pháp với cái tên nửa Anh nửa… Tàu “Tiny Yong”.

Rất tiếc, mặc dù có một giọng thiên phú cao vút, Thiên Hương cũng giống như bà chị cả Hồng Thiện, chỉ ca hát tài tử. Cho nên trước năm 1975, trong số các nữ ca sĩ nổi tiếng ở miền Nam, hình như chỉ có Thái Thanh – người có một giọng cao vút – thu băng ca khúc bất hủ này.

Johann Strauss II qua đời tại thành Vienne năm 1899, thọ 73 tuổi. Theo di chúc, ông được an táng bên cạnh Johannes Brahms, qua đời trước ông 2 năm, tại Nghĩa trang Trung ương (Zentrafriedhof) thành Vienne, cũng là nơi an giấc nghìn thu của Beethoven, Schubert, và… Johann Strauss I – ông bố ngày xưa đã thất bại trong cố gắng tống khứ “con quỷ âm nhạc” ra khỏi người cậu trưởng nam!

Mộ bia của Johann Strauss II là một công trình điêu khắc tuyệt vời. Phía trên là chân dung nổi của ông, rồi tới các thiên thần đàn hát, và phía dưới là tượng nữ thần âm nhạc với cây đàn lia (lyre).

Ba mươi mốt năm sau (1930), Adele Deutsch (người vợ sau cùng của Johann Strauss II) qua đời và được an táng chung một huyệt mộ với chồng.

Ngoài bia mộ, còn có pho tượng mạ vàng nổi tiếng của Ông vua Luân vũ (Waltz King) đang kéo vĩ cầm, đặt tại công viên Stadpark của thành Vienne.