Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất là gì

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về ngày Trái Đất được bắt nguồn từ đâu? Có ý nghĩa như thế nào? Ngày Trái Đất diễn ra là ngày nào trong năm. Từ đó chúng ta thấy được vai trò quan trọng của ngày này đối với thế giới. Mời các bạn xem chi tiết tại đây.

Ngày Trái Đất là gì?

Ngày Trái Đất là ngày để nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên, của Trái Đất với con người. Ngày Trái Đất được khởi xướng bởi thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson với hình thức như một cuộc hội thảo về môi trường được tổ chức lần đầu tiên vào 22 tháng 4 năm 1970. Ngày Trái Đất giờ đây được điều phối toàn cầu bởi Mạng Ngày Trái Đất (Earth Day Network) và được tổ chức hằng năm tại hơn 192 quốc gia.

Hiện nay, nhiều cộng đồng còn tổ chức "tuần Trái Đất", một tuần của các hoạt động xoay quanh các vấn đề môi trường. Năm 2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tuyên bố ngày 22 tháng 4 là ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day). Như vậy, ngày Trái Đất 2022 sẽ diễn ra vào ngày thứ Sáu, 22/4/2022.

Cái tên ngày Trái Đất xuất phát từ ý tưởng của Koenig, một thành viên trong uỷ ban tổ chức của Nelson năm 1969. Ông nói rằng ý tưởng này đến với ông do ngày sinh nhật ông trùng với ngày được chọn, 22 tháng 4, mà "Earth Day" thì vần với "birthday" (ngày sinh).

Lịch sử và ý nghĩa ngày Trái Đất

Ngày Trái Đất 22/4 ra đời cách đây hơn 40 năm có ý nghĩa, lịch sử đặc biệt, với những hoạt động bảo vệ môi trường rộng rãi tại trên 190 nước với sự tham gia trực tiếp của hàng chục triệu người.

Lịch sử ngày Trái Đất

Ngày Trái đất (Earth Day - ED) được đề xuất lần đầu ở Mỹ năm 1970, ông John McConnell là người đề xướng Ngày Trái đất. Ông đã vận động cử hành tôn vinh Trái đất ngày 21/03/1970.

Thành phố San Francisco của Mỹ đã hưởng ứng, công bố ngày 21/3/1970 là Ngày Trái đất, và sau đó Tổng Thư ký Liên Hiệp quốc U Thant đã công bố đó là Ngày Trái đất Quốc tế.

Tuy nhiên, sau này một bộ phận đông đảo những người ủng hộ Ngày Trái đất tin tưởng sau ngày Chúa Phục sinh mới thật sự là Ngày Trái đất, và họ cử hành vào ngày 22/4 hàng năm.

Ngày Trái đất thứ hai do ông Gaylord Nelson, nguyên thượng nghị sĩ đảng dân chủ bang Wisconsin, Mỹ, phát động vào ngày 22/4/1970 với 20 triệu người tham gia. Đó là ngày mà nhân loại tạm gác lại những công việc hàng ngày, những lo lắng buồn phiền để suy nghĩ và hành động cho thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống.

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố: "Là cha đẻ của Ngày Trái đất, Nelson đồng thời là người tiên phong để sau này cho ra đời các sự kiện khác nối tiếp Ngày Trái đất, đó là Luật Bảo vệ môi trường, Luật Không khí sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống an toàn".

Nelson là người ủng hộ công cuộc bảo vệ môi trường tự nhiên và được biết đến như một trong những nhà lãnh đạo về môi trường đầu tiên trên thế giới. Ông được đánh giá là một người khiêm nhường, hài hước và không bao giờ bị ảnh hưởng bởi quyền lực và sự phù hoa của những cương vị ông từng nắm giữ.

Năm 1995, 15 năm sau khi về hưu, Nelson được Tổng thống Bill Clinton trao tặng Huân chương Tự do cho những nỗ lực của ông trong công tác môi trường. Ông qua đời ngày 3/7/2005.

Năm 2009, Ngày Trái đất đã được Liên Hợp Quốc công nhận. 

Ý nghĩa của ngày Trái Đất

Là ngày vận động toàn dân nâng cao nhận thức và hành động nhằm bảo vệ giá trị của môi trường tự nhiên toàn cầu.

Trong Ngày Trái đất, mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường như tuyên truyền kêu gọi mọi người chung sức bảo vệ môi trường sống, tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp.

Một số câu hỏi về ngày Trái Đất

Chúng tôi sưu tầm và chia sẻ những câu hỏi hay và thường gặp về ngày Trái Đất 22 - 4 để các bạn tham khảo.

Ngày Trái Đất được tổ chức lần đầu tiên ở đâu?

Nó được bắt nguồn từ một cuộc hội thảo về môi trường, tổ chức lần đầu vào ngày 22 tháng 4 năm 1970 do thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson khởi xướng.

Việt Nam tham gia ngày Trái Đất từ năm nào?

Việt Nam chính thức tham gia sự kiện lịch sử này kể từ tháng 3/2009.

Nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên là do sự gia tăng chủ yếu của chất khí nào trong khí quyển?

A. O3

B. CH4

C. CO2

D. N2O

Đáp án đúng: C

Giải thích: Khí CO2 có khả năng hấp thụ nhiệt, do vậy hoạt động công nghiệp làm gia tăng chất khí CO2 trong khí quyển là nguyên nhân chủ yếu khiến nhiệt độ Trái Đất ngày càng tăng lên.

Giờ Trái Đất năm 2021 là ngày nào?

Giờ Trái Đất (có tên tiếng Anh là Earth Hour) là một sự kiện quốc tế hằng năm do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (World Wildlife Fund) khuyên các cơ sở kinh doanh, các hộ gia đình thực hiện hành động tắt đèn điện cùng các thiết bị điện, thiết bị gia dụng không cần thiết trong vòng 60 phút.

Theo đó, Giờ Trái Đất được tiến hành vào 20h30 đến 21h30 (theo giờ địa phương) ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng 3 Dương lịch hằng năm. Năm 2021, Giờ Trái Đất sẽ rơi vào thứ Bảy ngày 27/3 Dương lịch (tức ngày 15/2/2021 Âm lịch).

Nguyên nhân tạo ra ngày và đêm trên Trái Đất?

  • Trái Đất có dạng hình cầu, đồng thời các tia sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất là các chùm tia song song. Do đó một nửa cầu được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm.
  • Trái Đất lại tự quay quanh trục nên mọi nơi ở bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm trong bóng tối.

Giờ Trái Đất là khoảng thời gian nào trong ngày?

Diễn ra trong khoảng thời gian từ 20h30 - 21h30.

Cách tính ngày và giờ trên Trái Đất

Trước đây khi chưa có đồng hồ, người ta sử dụng mặt trời để xác định thời gian trong ngày. Ngày nay, cách tính giờ trên Trái Đất đã được hoàn thiện và được quy định. Nó đã tạo nên sự thống nhất trong việc tính thời gian. Vậy công thức tính giờ như thế nào?

Ta có công thức tính giờ trên Trái Đất đó là: Tm = To + M

Trong công thức này, ta có:

  • Tm là giờ múi

  • To là giờ GMT

  • M là số thứ tự của múi giờ

 Khi biết giờ múi của kinh độ, người ta có thể xác định được giờ địa phương. Hoặc ngược lại, khi biết giờ địa phương sẽ tính được giờ múi. Công thức đó là: TM = Tm ± Dt. Trong đó Dt là khoảng chênh lệch thời gian của kinh độ giữa múi và kinh độ cần xác định giờ.

Người ta sẽ căn cứ vào vị trí kinh tuyến để điền dấu (+) hoặc (-). Nếu kinh tuyến nằm ở bán cầu Đông, công thức trên sẽ là + Dt và – Dt nếu ở bán cầu Tây.

Tính giờ tại các bán cầu Đông Tây

Theo đó, chúng ta có thể thiết lập được cách tính giờ Trái Đất ở hai bán cầu như sau:

  • Giờ ở bán cầu Đông Trái Đất = Giờ GMT + khu vực giờ địa phương
  • Giờ tại bán cầu Tây = Khu vực giờ địa phương – giờ GMT

Bên cạnh đó, bạn cần chú ý những nơi cùng bán cầu thì không đổi ngày, khác bán cầu thực hiện đổi ngày. Quy luật đổi ngày của kinh tuyến 180o. Đó là từ Tây sang Đông lùi 1 ngày và cộng 1 ngày nếu là từ Đông sang Tây.

* Cách tính múi giờ tại Việt Nam

Việt Nam là nước thuộc múi giờ số 07 (GMT +7) vì thế giờ tại nước ta sẽ đi trước giờ GMT là 7 giờ.

Ví dụ: Tính giờ của Việt Nam

To hiện tại là 3 giờ 25 phút

M của Việt Nam sẽ là +7

=> Vậy ta có Tm = 3 giờ 25 phút + 7 giờ. Kết quả ví dụ nếu tại Anh là 3 giờ 25 phút, thì giờ Việt Nam lúc đó sẽ là 10 giờ 25 phút.

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo những câu đố hay về ngày Trái đất mà chúng tôi đã sưu tầm và tổng hợp để bạn cùng thử sức nhé: Câu đố về ngày trái đất hay và thú vị nhất 2022

Trên đây là những thông tin mà chúng tôi muốn cung cấp để bạn có thể biết được ngày Trái Đất là gì, ngày Trái Đất 2022 là ngày nào và nguồn gốc, ý nghĩa ngày này. Để biết thêm nhiều thông tin thú vị trong cuộc sống, hãy ghé thăm thường xuyên trang của chúng tôi để cập nhật nhé! Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

Ngày Trái đất là một trong những ngày quan trọng trong việc thực hiện các chiến dịch nhằm bảo vệ môi trường lớn nhất trên toàn cầu. Vậy ngày Trái Đất là ngày nào? Hãy cùng BachkhoaWiki tìm câu trả lời ngay sau đây nhé!

Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất là gì

Ngày Trái đất là ngày gì?

Ngày Trái đất là ngày nào?

Năm 2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc chính thức tuyên bố ngày 22 tháng 4 hằng năm là ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day).

Các bạn có thể theo dõi thêm nhiều thông tin về ngày Trái Đất thông qua trang web chính thức: https://www.earthday.org/

Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất là gì

Ngày Trái đất là gì?

Ngày Trái Đất là ngày mà mọi người nâng cao nhận thức và giá trị cốt lõi của môi trường tự nhiên, của Trái Đất với con người.

Ngày Trái Đất được đề xuất bởi thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson. Với hình thức giống như một cuộc hội thảo về môi trường, ngày này được tổ chức lần đầu tiên vào 22 tháng 4 năm 1970.

Hiện nay, ngày Trái Đất được điều phối trên phạm vi toàn cầu bởi Mạng Ngày Trái Đất (Earth Day Network).

Hơn thế nữa, nó được tổ chức phổ biến hằng năm với quy mô lớn tại hơn 192 quốc gia.

Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất là gì

Lịch sử ra đời của ngày Trái đất

Ngày Trái đất (Earth Day – ED) được khởi xướng lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1970 bởi ông John McConnell.

John McConnell đã  bắt đầu kêu gọi hành động tôn vinh Trái đất vào ngày 21/03/1970.

Lúc bấy giờ, cả thành phố San Francisco đã hưởng ứng nhiệt tình. Vì vậy, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc U Thant đã chính thức tuyên bố ngày 21/3/1970 được xem là ngày Trái đất.

Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng thì một bộ phận đông đảo người dân tranh luận rằng Ngày Trái đất phải là ngày sau khi Chúa phục sinh.

Vì vậy, ông Gaylord Nelson –thượng nghị sĩ Hoa Kỳ tại thời điểm đó đã vận động tổ chức cuộc hội thảo nhằm thay đổi ngày Trái Đất là ngày 22/4 hàng năm.

Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất là gì

Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton từng tuyên bố rằng Nelson là cha đẻ của Ngày Trái đất và cũng là người tiên phong cho các sự kiện khác về môi trường trong tương lai.

Có thể kể đến một số cái tên như Luật Bảo vệ môi trường, Luật Không khí sạch, Luật Nước sạch và Luật Nước uống an toàn”.

Gaylord Nelson được biết đến là một người luôn ủng hộ các công cuộc bảo vệ môi trường.

Ông đóng vai trò một trong những nhà lãnh đạo về môi trường tiên phong của thế giới.

Năm 1995, Nelson đã được Tổng thống Bill Clinton trao tặng Huân chương Tự do sau 15 năm về hưu cho những nỗ lực trong công tác môi trường.

Điều đáng buồn là ông qua đời vào ngày 3/7/2005.

Năm 2009, Ngày Trái đất (22/4) đã chính thức được Liên Hợp Quốc công nhận.

Ngày Trái đất có ý nghĩa gì?

Ngày Trái đất là thời điểm vận động tất cả người dân nâng cao ý thức và hưởng ứng các chiến dịch toàn cầu nhằm bảo vệ môi trường tự nhiên.

Đồng thời, đây cũng được coi là ngày mà nhân loại tạm gác lại tất cả những công việc hàng ngày hay những lo lắng muộn phiền để suy nghĩ và hưởng ứng các hành động bảo vệ thế giới tự nhiên – nơi chúng ta chúng ta đang sinh sống.

Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất là gì

Trong ngày này, cơ quan Nhà nước hay các tổ chức phi chính phủ cũng tổ chức chỉ đạo kêu gọi hành động vì môi trường.

Các hành động bảo vệ môi trường như tuyên truyền mọi người chung tay góp sức bảo vệ môi trường sống xung quanh, trồng thêm cây xanh, thu gom rác thải công cộng,…

Hơn thế nữa, tại nhiều nước thì đây vừa là sự kiện mang tính quốc gia, vừa là một hiện tượng toàn cầu. Nó không chỉ diễn ra trong một ngày mà có khi trong cả một tuần.

Chủ đề ngày Trái đất

Mỗi năm sẽ có một chủ đề khác nhau vào ngày Trái Đất để các quốc gia cùng hưởng ứng thực hiện.

Chủ đề của Ngày Trái Đất trong các năm gần đây có thể kể đến như:

  • Năm 2012: “Hành động vì Trái đất”
  • Năm 2013: “Hãy dừng ngay các hoạt động làm ô nhiễm nguồn nước”
  • Năm 2014: “Vì một thành phố xanh”
  • Năm 2015: “Rèn luyện sức khỏe, thân thiện môi trường”
  • Năm 2016: “Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
  • Năm 2017: đang cập nhật
  • Năm 2018: “Nói không với rác thải nhựa”
  • Năm 2019: “Vì một thế giới không rác thải”
  • Năm 2020: “Hành động vì khí hậu”
  • Năm 2021: “Khôi phục Trái Đất của chúng ta”

Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất là gì

Những hoạt động trong ngày Trái đất

Chúng ta đã được tìm hiểu về ngày Trái Đất là ngày thực hiện các chiến dịch bảo vệ môi trường. Vậy mọi người làm gì vào ngày Trái Đất?

Mọi người thường tổ chức các hoạt động nhằm mục đích bảo vệ môi trường trong Ngày Trái Đất như:

  • Tuyên truyền kêu gọi mọi người nhằm nâng cao ý thức và thực hiện hành động chung sức bảo vệ môi trường sống.
  • Tổ chức trồng cây xanh, thu gom rác thải tại khu vực sinh sống, nơi học tập, làm việc.
  • Bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp thông qua các hành động nhỏ: hạn chế dùng túi nilon, không sử dụng chai nước 1 lần, không thả bóng bay, tái tạo rác hữu cơ…
  • Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên và năng lượng (điện, nước, giấy…).

Ngày Trái Đất là thời điểm nhân loại tạm gác lại những công việc hằng ngày, những ưu phiền trong cuộc sống để suy nghĩ và hành động nhằm mang đến một thế giới tự nhiên sạch đẹp.

Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất là gì

Ngày trái đất ở Việt Nam

Hưởng ứng chủ đề Ngày Trái Đất 22/4 hằng năm trên thế giới, Việt Nam cũng đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm bảo vệ môi trường sống.

Mọi người có thể tập trung tại các khu vực gần nơi mình sinh sống để tham gia dọn vệ sinh, tuyên truyền về ý thức, kêu gọi người dân thực hiện các hành động bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, bạn cũng có thể đăng ký tham gia Ngày Trái Đất tại các hội, nhóm tình nguyện để đóng góp công sức cho cộng đồng trong việc giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp.

Các chương trình thường niên Ngày Trái đất ở Việt Nam luôn được tổ chức nhằm kêu gọi, thúc đẩy sự tham gia từ nhiều đối tượng trong công tác kiểm soát và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường.

Từ đó, góp phần từng bước trong việc thay đổi xu hướng ô nhiễm môi trường từ cấp độ nặng sang ít ô nhiễm và sạch hơn.

Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất là gì

Xem thêm:

  • Ngày Môi trường Thế giới
  • Trái đất đang ngày càng tối đi

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn các thông tin liên quan đến Ngày Trái Đất. Hãy Like và Share để ủng hộ BachkhoaWiki mang đến nhiều nội dung hữu ích khác nhé!