Ý nghĩa của sự cống hiến trong đại dịch COVID

Công việc vất vả, chịu nhiều áp lực, đặc biệt luôn đối mặt với những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể lây lan bệnh dịch cho bản thân bất cứ lúc nào, nhưng với lòng yêu nghề, trách nhiệm với công việc, sự tận tâm với người bệnh, các bác sĩ, điều dưỡng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện đa khoa tỉnh đã nỗ lực vượt qua khó khăn, ngày đêm lặng lẽ cống hiến cho nghề nghiệp mà mình đã chọn.

Hơn 1 năm qua, từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện và lây lan ra nhiều địa phương trong cả nước, khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình đã điều trị thành công cho 11 bệnh nhân và hàng trăm trường hợp nghi nhiễm, có triệu chứng bệnh, được cách ly, theo dõi và điều trị tại khoa. 

Nhớ lại kỷ niệm những ngày tháng là nơi tiếp nhận ca bệnh đầu tiên mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình từ tháng 3/2020, bác sĩ Phạm Trung Mạnh, Trưởng khoa Truyền nhiễm không khỏi bồi hồi: "Đây là ca bệnh COVID-19 đầu tiên của tỉnh Ninh Bình, là du học sinh trở về từ Hàn Quốc. Cả bệnh nhân và bác sĩ đều lần đầu tiên đối mặt với một dịch bệnh nguy hiểm, lại phải xa gia đình trong thời gian cách ly thực hiện nhiệm vụ, nên đều có những nỗi lo nhất định. Nhưng chúng tôi là những bác sĩ, có nhiều năm chăm sóc, điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm, có những hiểu biết về quy chế lây lan của dịch bệnh, từ đó tích cực theo dõi, động viên bệnh nhân yên tâm, hợp tác để cùng điều trị nhanh chóng khỏi bệnh..." - bác sĩ Mạnh khẳng định. 

Bản thân bác sĩ Mạnh và nhiều bác sĩ, điều dưỡng tại khoa Truyền nhiễm, có những thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, liên tục có các ca bệnh nhập viện -xuất viện, nên hàng tháng, có khi đến vài tháng các anh, chị cũng không được về nhà. Bởi khi điều trị xong cho 1 ca bệnh từ 14 đến trên 20 ngày, các bác sĩ còn tiếp tục cách ly đủ 14 ngày theo quy định của Bô Y tế, nhằm đảm bảo an toàn cho bản thân, đồng nghiệp và gia đình.

Bác sỹ Quách Thị Tuyết, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: Các đợt điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 cứ liên tiếp nhau và chúng tôi phải chia ca để làm nhiệm vụ. Mặc dù được trang bị đầy đủ đồ bảo hộ chuyên dụng từ đầu đến chân, kiểm tra đủ độ an toàn mới vào chăm sóc bệnh nhân, nhưng chẳng ai dám chắc, bệnh dịch không lây lan cho mình, bởi chúng tôi đều là những F1, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với người bệnh cũng như ăn uống, sinh hoạt tại khoa Truyền nhiễm hàng tháng trời...

 "Đối với những nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2, chúng tôi hiểu rõ đặc thù công việc vất vả, nguy hiểm, nguy cơ lây nhiễm từ người bệnh rất có thể xảy ra. Nhưng đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng được tăng cường làm việc tại khoa Truyền nhiễm luôn nâng cao tinh thần, ý thức phục vụ, thực hiện đúng quy trình chuyên môn theo hướng dẫn của Bộ Y tế, quyết tâm không để vi rút SARS-CoV-2 lây nhiễm ra ngoài, lây nhiễm cho nhân viên y tế và không để lây nhiễm chéo trong bệnh viện..." - Điều dưỡng Trần Thị Phương Loan, khoa Truyền nhiễm chia sẻ thêm.

Theo các bác sĩ, điều dưỡng khoa Truyền nhiễm, mỗi lần một bệnh nhân xuất viện là một lần mang thêm niềm vui cho cả khoa. Bởi việc chấp nhận cách ly trong khoảng thời gian khá dài, xa người thân, gia đình, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khó khăn, nguy cơ cao đã được đền đáp khi có những ca bệnh được chữa khỏi hoàn toàn, họ được trở về với gia đình và gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các nhân viên y tế. Đây là niềm vui và sự tự hào lớn nhất, vinh dự hơn cả đối với mỗi nhân viên y tế trong quá trình công tác, thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trong các đợt dịch COVID-19 vừa qua, đã có gần 20 bác sĩ, điều dưỡng, dược sĩ của khoa Truyền nhiễm được tăng cường thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân. Trong điều kiện cơ sở vật chất các khoa, phòng làm việc, phòng ăn, nghỉ còn thiếu thốn, nhỏ bé, các y, bác sĩ gặp khá nhiều trở ngại trong sinh hoạt, cuộc sống. Tuy nhiên, khắc phục tất cả những khó khăn, thiếu thốn ấy, những nhân viên y tế đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Và điều may mắn hơn cả là không ai trong số họ bị lây nhiễm chéo căn bệnh nguy hiểm.

Bác sĩ Trưởng khoa Truyền nhiễm Phạm Trung Mạnh cho biết thêm: Điều vui mừng và phần thưởng lớn nhất đối với chúng tôi, là những bệnh nhân được điều trị khỏi, xuất viện về với gia đình khỏe mạnh, thường xuyên gọi điện, nhắn tin thăm hỏi, động viên chúng tôi. Và thêm niềm vui nữa, là chúng tôi nhận được những lời khen, sự động viên kịp thời, chân thành của người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Hơn nữa, ghi nhận những đóng góp của các bác sĩ, điều dưỡng, vào ngày 27/2 - kỷ niệm 66 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam năm nay, các cấp, các ngành đã có sự động viên, khen thưởng kịp thời cho chúng tôi.

Những danh hiệu dành cho tập thể khoa Truyền nhiễm: Tập thể lao động xuất sắc của UBND tỉnh; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Các cá nhân tham gia phòng chống dịch COVID-19 trong khoa đều được nhận những phần thưởng động viên xứng đáng. Cá nhân bác sĩ Phạm Trung Mạnh, Trưởng khoa Truyền nhiễm cũng vinh dự được tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, ghi nhận những nỗ lực cố gắng không mệt mỏi, không ngại khó khăn, nguy hiểm của những người trên tuyến đầu chống dịch.

Giờ đây, cuộc chiến với dịch bệnh COVID-19 vẫn còn dài và chưa nói trước được điều gì. Những bác sĩ, điều dưỡng khoa Truyền nhiễm - Bệnh viện đa khoa tỉnh vẫn luôn sẵn sàng tinh thần vì người bệnh, vì cộng đồng xã hội, chấp nhận xa người thân, gia đình, hi sinh những niềm vui riêng trong cuộc sống, hoàn thành trọng trách của một người Thầy, thực hiện hiệu quả lời dạy của Bác "Lương y như từ mẫu", không ngừng nâng cao chất lượng điều trị, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Bài, ảnh: Hạnh Chi

Tính từ đầu đợt dịch Covid-19 thứ 4 đến nay, cả nước đã phải đương đầu với những thách thức ghê gớm. Nhiều địa phương, nhiều khu vực vừa trải qua những cơn bão dịch đã khiến cho nhiều gia đình lâm cảnh rối ren, cuộc sống bị đảo lộn chưa từng có.

Hiểm họa chưa có tiền lệ

Cũng như nhiều nước trên thế giới, vi rút SARS-CoV-2 liên tục đột biến tạo ra các biến thể mới với tốc độ lây lan kinh hoàng. Riêng nước ta cũng đã có hàng trăm ngàn người nhiễm bệnh, hàng triệu người thất nghiệp, mất công ăn việc làm, trong đó có nhiều gia đình kiệt quệ lương thực và tài chính cần được cứu trợ.

Báo Thanh Niên trân trọng mời quý bạn đọc trong và ngoài nước tham gia cuộc thi Đồng lòng chống dịch. Đây là cuộc thi viết tiếp nối [Giai đoạn 2] cuộc thi Vượt qua Covid-19, đã được triển khai từ 26.7 vừa qua. [Xem thể lệ chi tiết trên thanhnien.vn], Tác phẩm dự thi gửi qua email của chương trình:

.

Tác phẩm gửi về phải ghi rõ: Họ tên tác giả, bút danh [nếu có], năm sinh, giới tính, nghề nghiệp, địa chỉ liên hệ và email, số điện thoại [ghi rõ kèm bên dưới bài dự thi].

Giải thưởng

1 giải nhất: Trị giá 20.000.000 đồng.

1 giải nhì: Trị giá 15.000.000 đồng.

1 giải ba: Trị giá 10.000.000 đồng.

5 giải khuyến khích: Mỗi giải trị giá 3.000.000 đồng.

1 giải Bài viết được bạn đọc yêu thích nhất [bài có số lượt xem và like cao nhất trên Thanh Niên Online]: Trị giá 5.000.000 đồng.

Danh sách người đoạt giải sẽ được công bố trên chuyên trang Vượt qua Covid-19: Đồng lòng chống dịch.

Đại dịch Covid-19 đã để lại cho nhân loại biết bao đau thương mất mát. Mỗi ngày, mỗi giờ đều lan truyền trên mạng nhiều câu chuyện vô cùng xúc động. Đó là cảnh những đứa con khóc sướt mướt khi thấy mẹ đang chống dịch trên màn hình; là những tin nhắn xé lòng của cha gửi cho con, vợ gửi cho chồng, hẹn khi nào hết dịch gia đình sẽ đoàn tụ; là những đứa trẻ ở tâm dịch phải đi cách ly một mình vì gia đình đều là F0… Xúc động nhất là tin nhắn của vợ gửi cho chồng với lời cầu chúc bình an, hẹn ngày sum họp, nhưng đau đớn thay, chủ chiếc điện thoại đó vừa tắt thở!

Đau xót nhất là đại dịch Covid-19 đã khiến nhiều người ra đi mãi mãi, trong đó có bạn bè, người thân, những người đang làm nhiệm vụ cứu người và có cả những nhà hảo tâm...

Trước khó khăn và thử thách đó, các cấp chính quyền từ địa phương đến T.Ư đều quyết liệt siết chặt phòng chống dịch Covid-19. Thủ tướng Chính phủ kêu gọi người dân hãy hết sức bình tĩnh, giữ vững tinh thần, dồn hết nỗ lực vào chống dịch như chống giặc. Các ngành, các cấp lãnh đạo đã sẵn sàng chi hàng chục ngàn tỉ đồng để chống dịch. Các bộ, ngành cũng hứa đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân.

Lực lượng tuyến đầu tận tụy

Trong quá trình dập dịch, phải nói lực lượng tuyến đầu như y tế, quân đội, công an… đã ngày đêm tận tụy, đương đầu với hiểm nguy, sáng chiều chạy đua với thời gian, giành giật từng mạng sống trước tử thần. Trong số đó có không ít chiến sĩ, bác sĩ, điều dưỡng, tình nguyện viên đã ngã xuống “vì nước quên thân, vì dân phục vụ”.

Có thể nói từ cuối tháng 8.2021, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã bắt đầu mở chiến dịch “tổng tấn công” với khí thế dũng mãnh, thần tốc gồm lực lượng tại chỗ, kết hợp với nhiều cán bộ, giảng viên, sinh viên ngành y trong cả nước. Ngoài các “thiên thần áo trắng” còn có những chiến sĩ áo xanh, những tình nguyện viên quả cảm, ngày đêm căng mình lao vào mặt trận với tinh thần tất cả vì “tình dân tộc, nghĩa đồng bào”.

Lực lượng quân đội ngoài sứ mệnh chống dịch còn có nhiệm vụ phục vụ an sinh xã hội, cung cấp lương thực, thực phẩm đến từng nhà và đi chợ thay cho dân với phương châm “Chống dịch bằng mệnh lệnh của trái tim người lính”. Ôi! Đẹp biết bao và tự hào biết bao!

Trong số những chiến sĩ công an tham gia chống dịch và bảo vệ trật tự an toàn xã hội, có những chiến sĩ trẻ đã hy sinh trong lúc đang làm nhiệm vụ. Ngày 15.8.2021, đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an T.Ư, Bộ trưởng Bộ Công an, đã ký ban hành kế hoạch của Bộ Công an về phát động phong trào thi đua đặc biệt với chủ đề “Lực lượng công an nhân dân - Lá chắn phòng, chống dịch Covid-19 - Thanh bảo kiếm bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội”…

Đồng bào ta từ xưa đã có truyền thống “Lá lành đùm lá rách”. Ngày 14.8.2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua khen thưởng T.Ư, đã phát động phong trào thi đua đặc biệt “Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”.

Bên cạnh nhiệm vụ phòng chống dịch Covid-19, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục duy trì ổn định và đạt được những kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm. Nhưng theo Thủ tướng, so với đòi hỏi của tình hình thì chúng ta vẫn phải cố gắng, thúc đẩy, khích lệ các phong trào thi đua, “lấy cái đẹp dẹp cái xấu”, “lấy cái tích cực đẩy lùi cái tiêu cực”, “chung tay vì người nghèo. Không để ai bị bỏ lại phía sau” để có những thành quả mới, “đã quyết tâm rồi phải quyết tâm hơn, nỗ lực rồi nỗ lực hơn, hiệu quả rồi thì hiệu quả hơn”…

Tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái ấy đã được hun đúc, đắp bồi qua nhiều thế hệ và được nhân lên, tỏa sáng trong lúc này hơn bao giờ hết. Có thể nói chưa bao giờ làn sóng thiện nguyện lan tỏa và bồi đắp mạnh mẽ như hiện nay. Tinh thần đồng lòng phòng chống dịch Covid-19 lan tỏa cả nước. Không phân biệt tuổi tác, giới tính, địa vị, nghề nghiệp, tôn giáo… mọi người đã đồng loạt tham gia chống dịch như chống giặc.

Giữa cảnh “dầu sôi lửa bỏng”, con người đã xích lại gần nhau hơn, tình dân tộc, nghĩa đồng bào càng sâu đậm hơn. Mọi người chung tay, đùm bọc, nhường cơm xẻ áo “Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Đó là các em nhỏ đập heo đất hỗ trợ người nghèo. Học sinh phổ thông tham gia đội tình nguyện mang bình ô xy cứu F0… Ngoài ra còn có các cô gái trẻ tình nguyện vào bệnh viện dã chiến gội đầu, cắt tóc, thay tã, đút cháo cho bệnh nhân. Nhiều sinh viên trốn gia đình tham gia chống dịch… Việc làm cảm kích nhất là các chiến sĩ bộ đội, công an đang tại chốt trực đã đỡ đẻ cho thai phụ ngay trên vỉa hè…

Còn biết bao tấm gương điển hình về lòng tử tế

Thật quý hóa thay, khi nhiều cán bộ hưu trí trích phần lương làm từ thiện; nhiều mẹ già tần tảo gom từng nải chuối, rổ khoai chuyển vào khu cách ly; nhiều tài xế tình nguyện chở bệnh nhân Covid-19 đi điều trị; nhiều nông dân, tiểu thương, giáo viên… nhiệt tình gửi quà tặng cho người gặp cảnh khó khăn. Hình ảnh những bao gạo, gói mì, bó rau, trái bí, chai nước tương… là một minh chứng hùng hồn của tinh thần “nhường cơm xẻ áo”. Đó chính là “ngọn lửa tình người”, vừa ấm áp, yêu thương, vừa cảm động rưng rưng.

Chưa hết, nhiều doanh nghiệp còn sẵn sàng chia lửa bằng cách gửi tiền vào Quỹ vắc xin phòng, chống Covid-19, mua tặng máy móc, vật tư y tế phòng chống dịch. Ngay cả kiều bào ở nước ngoài cũng hưởng ứng tích cực. Ngoài ra, nhiều cơ quan, đoàn thể, tổ chức từ thiện cũng đồng hành chia sẻ. Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Mặt trận Tổ quốc thường xuyên tổ chức tuyên truyền, phát khẩu trang, nước sát khuẩn, góp phần củng cố niềm tin vào chiến thắng. Đáng ngưỡng mộ nhất là một số gia đình, chủ khách sạn đã dành cơ ngơi đẹp nhất của mình để phục vụ cho lực lượng chống dịch. Nhiều doanh nhân, hiệp hội ở TP.HCM còn phối hợp với các đơn vị triển khai chương trình tặng túi thuốc hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 tại nhà. Tại TP.HCM, tổ xung kích cấp cứu cộng đồng luôn có mặt, bất kể ngày đêm…

Ngoài ra còn có ATM nhu yếu phẩm, những chuyến xe tổ chức đưa đón người về quê, chủ nhà trọ giảm tiền thuê nhà, các giới nghệ sĩ tổ chức đấu giá “Đổi kỷ vật lấy nhịp thở” để mua máy thở cho các bệnh viện dã chiến.

Chúng ta vô cùng trân quý sự cống hiến của các linh mục, sư thầy, phật tử và các nhà hảo tâm đã cung ứng các mặt hàng thiết yếu, mở các gian hàng 0 đồng, tổ chức “bếp nấu cơm chay”, “hạt gạo sẻ chia”, “bánh mì chay xuống phố”… Còn nữa, còn không biết bao nhiêu tấm gương điển hình về lòng tử tế.

Thật kỳ diệu thay! Hễ nơi nào có khu cách ly, khu phong tỏa thì nơi đó có chợ không đồng, có bếp ăn miễn phí…

Tin liên quan

Video liên quan

Chủ Đề