Chiến dịch Tây Bắc diễn ra vào Nam nào

LỜI CẢM ƠNĐể hoàn thành khoá luận này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáoKhoa Sử- Địa, Trường đại học Tây Bắc, đặc biệt là PSG.TS Phạm Văn Lực,người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên để em trong quá trình triển khaikhóa luận này.Em cũng xin cảm ơn đến tỉnh ủy 3 tỉnh: Sơn La, Lai Châu,Yên Bái, thưviện Trường Đại học Tây Bắc, thư viện khoa Sử- Địa, thư viện tỉnh Sơn La đãtạo điều kiện giúp em trong quá trình tìm kiếm tài liệu phục vụ cho khóa luận.Em xin chân thành cảm ơn!SINH VIÊNĐINH KIỀU TRANGMỤC LỤCMỞ ĐẦU .............................................................................................................. 11. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 12. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ............................................................................. 23. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích và ý nghĩa của đềtài........................................................................................................................... 24. Cơ sở tài liệu, phương pháp nghiên cứu: ...................................................... 35. Bố cục của đề tài .............................................................................................. 3CHƯƠNG 1........................................................ Error! Bookmark not defined.KHÁI QUÁT VỀ TÂY BẮC .............................................................................. 4CHƯƠNG 2.......................................................................................................... 8TRUNG ƯƠNG ĐẢNG QUYẾT ĐỊNH MỞ CHIẾN DỊCH TÂY BẮC ....... 8CHƯƠNG 3........................................................................................................ 35KẾT QUẢ, NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ ............. 35VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ....................................................................... 35KẾT LUẬN ........................................................................................................ 47TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 48MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiChiến thắng Tây Bắc [1952] là chiến thắng to lớn nhất của quân dân tatrong chiến dịch Đông –Xuân 1951-1952. Chiến thắng Tây Bắc được coi làchiến thắng quan trọng nhất của ta sau chiến dịch Biên giới, làm thất bại hoàntoàn âm mưu lập xứ Thái, xứ Nùng tự trị của thực dân Pháp.Với chiến thắng này quyền chủ động về chiến lược của ta tiếp tục đượcgiữ vững và mở rộng. Lực lượng vũ trang của ta tích lũy thêm nhiều kinhnghiệm, bước đầu làm quen với cách tấn công tập đoàn cứ điểm.Đến nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về chiến dịch Tây Bắc, tuynhiên hầu như các công trình nghiên cứu chỉ ca ngợi công lao và những chiếnthắng vẻ vang của chiến dịch Tây Bắc mà gần như không đề cập đến những bàihọc kinh nghiệm trong trận đánh Nà Sản trong chiến dịch Tây Bắc. Vì thế việclựa chọn: “Chiến dịch Tây Bắc 1952, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm”làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.Về khoa học+ Trên cơ sở khôi phục lại một cách cụ thể chi tiết chính xác chiến dịchTây Bắc để khẳng định thêm vị trí vai trò và sự đóng góp to lớn của quân và dânTây Bắc trong công cuộc đấu tranh ái quốc vĩ đại của dân tộc.+ Làm sáng tỏ thêm về lý luận chiến tranh nhân dân của Đảng.+ Khẳng định đường lối chiến tranh nhân dân mà Đảng đề ra trong thời kỳnày là đúng đắn khoa học và phù hợp.Về thực tiễn+ Bổ sung và làm phong phú thêm tài liệu nghiên cứu về các chiến dịchtrong chiến tranh kháng chiến chống Pháp.+ Có cái nhìn đầy đủ và đúng đắn về chiến dịch Tây Bắc nói chung vàchiến dịch Nà Sản nói riêng.+ Làm tài liệu để nghiên cứu và giảng dạy lịch sử địa phương trong cáctrường Đại học, Cao đẳng và các trường phổ thông khu vực Tây Bắc.1+ Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước và lòng tự hào dân tộc chocon em và nhân dân các dân tộc Tây Bắc.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.Về “Chiến dịch Tây Bắc [1952] đã được đề cập trong một số công trìnhtài liệu, cụ thể như sau:+ Cuốn “Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp của quân dân TâyBắc [1954-1945]” – NXB Khoa học xã hội năm 2003 cũng đề cập khá nhiều vàchi tiết về những trận đánh trong chiến dịch Tây Bắc 1952…+ Các cuốn sách giáo trình: “Đại cương lịch sử Việt Nam tập III” – NXBGiáo dục năm 1998, “Tiến trình lịch sử Việt Nam” – NXB Giáo dục năm 2010,các SGK lớp 9 THCS và lớp 12 THPT, của NXB Giáo dục cũng nói về diễnbiến và kết quả của chiến dịch Tây Bắc 1952…+ Cuốn “Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954 tậpII” – NXB Quân đội nhân dân 1995 cũng đề cập qua về chiến dịch.+ Các bài báo, bài viết về chiến dịch Tây Bắc 1952 đề cập đến nhiều vấnđề khác nhau như diễn biến chiến dịch, đánh giá về thắng lợi của ta…như: Hệthống phòng ngự của thực dân Pháp ở Nà Sản của PGS.TS Nguyễn Thanh Tâm,cứ điểm Nà Sản trong chiến dịch Tây Bắc – dẫn đến chiến thắng Điên Biên Phủcủa Th.s Lê Xuân Nam, nghệ thuật tác chiến chủ yếu trong quá trình tiến côngcụm cứ điểm Nà Sản của Thiếu tướng Phạm Ngọc Châu…3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích và ý nghĩacủa đề tài3.1. Đối tượng nghiên cứuHoàn cảnh, diễn biến, kết quả, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm của chiếndịch Tây Bắc 1952.Nghiên cứu ảnh hưởng cũng như tầm quan trọng của chiến dịch đối vớithắng lợi quyết định của nhân dân ta trong việc đánh đuổi giặc Pháp 1954.23.2. Phạm vi nghiên cứu:Đề tài đi sâu vào tìm hiểu chiến dịch Tây Bắc diễn ra ở các tỉnh như LaiChâu, Yên Bái, Sơn La, Nghĩa Lộ trong thời gian từ 14–10–1952 đến 10–12–1952 nơi trực tiếp diễn ra các cuộc đấu tranh của nhân dân ta. Trong đó tập trungđi sâu vào tìm hiểu chiến dịch Tây Bắc diễn ra ở tỉnh Sơn La, mà trọng điểm làchiến dịch tấn công tập đoàn cứ điểm Nà Sản.3.3. Mục đích, ý nghĩa nghiên cứu.Bổ sung thêm về kiến thức lịch sử Việt Nam trong giai đoạn 1952-1954,nhất là kiến thức về lịch sử Tây Bắc.Làm phong phú thêm về tư liệu để bổ sung cho quá trình dạy học lịch sửtrong trường phổ thông đặc biệt về lịch sử địa phương.Nghiên cứu chi tiết về chiến dịch Tây Bắc để các bạn sinh viên trong khoaSử- Địa có thêm hiểu biết đặc biệt đối với những ai quan tâm đến chiến dịchnày.Tìm hiểu thêm về chiến lược tấn công tập đoàn cứ điểm mà Nà Sản là tậpđoàn cứ điểm đầu tiên mà quân đội ta tiến công.4. Cơ sở tài liệu, phương pháp nghiên cứu- Đề tài được thực hiện trên cơ sở các nguồn văn kiện Đảng, Nhà nước tàiliệu lưu trữ ở trung ương và địa phương, tài liệu điền dã, tài liệu trên internet.- Đề tài được thực hiện bởi các phương pháp chuyên ngành lịch sử nhưphương pháp Logic, phương pháp thống kê, phương pháp phân loại, phươngpháp giám định kết hợp với phương so sánh đối chiếu, phương pháp phân tích,tổng hợp.5. Bố cục của đề tàiNgoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài được kếtcấu thành 3 chươngChương 1: Khái quát về Tây BắcChương 2: Chiến dịch Tây Bắc 1952Chương 3: Kết quả, nguyên nhân thắng lơi, ý nghĩa lịch sư và bài họckinh nghiệm.CHƯƠNG 13KHÁI QUÁT VỀ TÂY BẮC1.1. Vị trí địa lý Tây BắcTây Bắc vùng rừng núi rộng lớn, một địa bàn quan trọng ở phía Tây Bắccủa tổ quốc. Không gian địa lý của vùng Tây Bắc là vùng phía nam [ hữu ngạn]sông Hồng. Về mặt hành chính có quan niệm cho rằng Tây bắc có 6 tỉnh HòaBình, Sơn La , Điện Biên, Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu và một phần hữu ngạnsông Hồng của tỉnh Phú Thọ.Phía Bắc, vùng đất này giáp Trung Quốc với khoảng 513 km biên giớichung với tỉnh Vân Nam. Đây là đường biên mang nhiều dấu ấn lịch sử trongquan hệ hai nước Việt – Trung; trên đường biên này có các cửa khẩu quan trọngnhư Phong Thổ [Lai Châu], Lào Cai. Phía Tây của các tỉnh Sơn La và Lai Châugiáp với hai tỉnh Hủa Phăn và Phong Xa Lì của nước Cộng hoà dân chủ nhândân Lào có đường biên giới khoảng 552 km với các cửa khẩu Tây Trang [ĐiệnBiên], Sông Mã, Mộc Châu. Phía Đông và Nam giáp với các tỉnh Hà Giang,Tuyên Quang, Phú Thọ, Thanh Hoá.Địa hình Tây Bắc hiểm trở, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theohướng Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Hoàng Liên Sơn dài tới 180 km, rộng 30 km,với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m. Dãy núi Sông Mã dài 500 km,có những đỉnh cao trên 1800 m. Giữa hai dãy núi này là vùng đồi núi thấp lưuvực sông Đà [còn gọi là Địa máng sông Đà]. Ngoài sông Đà là sông lớn, vùngTây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối gồm cả thượng lưu sông Mã. Trong địa mángsông Đà còn có một dãy cao nguyên đá vôi chạy suốt từ Phong Thổ đến ThanhHóa, và có thể chia nhỏ thành các cao nguyên Tà Phình, Mộc Châu, Nà Sản.Cũng có các lòng chảo như Điện Biên, Nghĩa Lộ, Mường Thanh.1.2. Cộng đồng dân cư- Tây Bắc là một vùng có dân cư là nhiều dân tộc khác nhau sinh sống từlâu đời nay. Ngoài người Kinh còn có trên 30 dân tộc khác nhau sinh sống như:Thái, Tày, Mường, Mông, Dao… Là những dân tộc có số lượng dân cư đếnhàng trăm nghìn người, nhưng cũng có những dân tộc chỉ chiếm số lượng rất ítnhư: Phù Lá, Pa Thẻn, Cơ Lao…- Các dân tộc thiểu số Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung thường cưtrú trên những vùng cao, vùng núi. Tuy vậy, với truyền thống chung là ngườiKinh thường định cư trên khắp mọi miền tổ quốc, cho nên giữa người Kinh vàcác dân tộc thiểu số cũng như giữa các dân tộc thiểu số với nhau thường cư trú4theo thế xen kẽ, cài răng lược. Mặc dù vậy, mỗi tộc người ở đây lại cư trú tậptrung theo từng tụ điểm dân cư. Do vậy giữa các thành viên tộc người trong từngbản làng được rang buộc, gắn chặt với nhau bằng cả mối quan hệ dòng tộc bềnvững, bằng những phong tục tập quán của dân tộc mình, và những phong tục củadòng họ mình.1.3. Vị trí chiến trường Tây Bắc trong những năm đầu kháng chiếnchống Pháp.Đối với ta, trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, do yêu cầu bốtrí địa bàn chiến lược kháng chiến, địa giới Tây Bắc có sự thay đổi nhiều lần.Tháng 10- 1945, chính phủ quyết định chia cả nước thành các chiến khu:1,2,3,4,5,6,7,9,11. Theo đó các tỉnh Yên bái, Lào Cai, Phúc Yên, Vĩnh Yên, PhúThọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Cạn,Bắc Giang, Bắc Ninh thuộc chiến khu 1.Tháng 10 – 1946 cả nước chia thành 12 chiến khu. Các tỉnh Yên bái, LàoCai, Phúc Yên, Vĩnh Yên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang thuộc chiến khu10. Ngày 25 – 1 -1948, chính phủ ra xác lệnh số 120/SL và 124/SL chính thứcsáp nhập Khu 10 và Khu 14 thành liên khu 10. Liên khu 10 bao gồm 9 tỉnh củaquân khu 2 ngày nay Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái,Lào Cai, Lai Châu, Điên Biên, Sơn La.[16.Tr.6]Thàng 10-19949, Trung ương Đảng quyết định giải thể liên khu 10 sápnhập cơ quan hành chính của liên khu 10 và liên khu 1 thành liên khu Việt Bắc.Đồng thời Trung ương còn quyết định thành lập mặt trận Tây Bắc nhằm thốngnhất tổ chức và chỉ đạo các chiến dịch hoàn thành nhiệm vụ giải phóng Tây Bắc.Ngày 17-7-1952 để đáp ứng với ứng yêu cầu nhiệm vụ giải phóng Tây Bắc,Trung Ương Đảng quyết định tách 4 tỉnh: Lai Châu, Sơn La , Lào Cai , Yên Báithuộc liên khu Việt Bắc để thành lập khu Tây Bắc.Từ trước ngày kháng chiến toàn quốc [19-12-1946], giặc Pháp đã chiếmtỉnh Lai Châu và một phần tỉnh Sơn La. Từ mùa xuân đến mùa thu năm 1947,chúng lại chiếm nốt Sơn La và tỉnh Hòa Bình. Đến cuộc tiến công Việt Bắc thuđông năm 1947, chúng chiếm Lào Cai, Nghĩa Lộ, Văn Bàn thuộc Yên Bái và5một phần nam tỉnh Phú Thọ. Trong năm 1947, địch chiếm ưu thế về mọi mặt,kiểm soát phần lớn đất đai Tây Bắc với trên 2 vạn km2, gần 20 vạn dân. Chínhquyền bù nhìn đã được chúng thành lập xong. Chúng thiết lập một phòng tuyếndài khoảng 400 km từ Hòa Bình đến Hà Giang. Bắt đầu từ sông Đà, cứ điểm TuVũ là đầu mút , qua Thu Cúc, Nghĩa Lộ, Bảo Hà, Yên Bình Xã và cứ điểm cuốilà Hoàng Xu Phì. Tùy theo địa hình , dân tình mà chúng lập cứ điểm, thườngtrong những khu vực đông dân, kinh tế dồi dào hay trên đường giao thông quantrọng. Chúng đóng tất cả 35 cứ điểm, trung bình mỗi cứ điểm cách nhau hơn10km. Phòng tuyến Tây Bắc có tác dụng rất lớn với địch. Mục đích của chúngnhằm:- Bảo vệ cho vùng hậu phương mới kiểm soát được an toàn, bóc lột nhânlực, vật lực địa phương để tiếp cuộc chiến tranh xâm lược.- Uy hiếp và ép dân căn cứ địa Việt bắc từ phía tây sang phía đông, bảovệ Thượng Lào. Phong tỏa biên giới Việt Nam– Trung Quốc để ta không liên lạcđược với nước ngoài, còn chúng thì cấu kết với thổ phỉ, tàn quân của TưởngGiới Thạch ở miền biên giới Vân Nam để đánh ta.- Chặng đường giao thông liên lạc của ta từ Việt Bắc vào khu tự do ởvùng sau lưng địch [Sơn La, Lào Cai]. Mỗi khi lập xong cứ điểm, lấy thêm đượcphân khu địa phương, chúng lại tìm cách lấy ra phân khu tự do để thực hiệnchiến thuật “tằm ăn lá dâu”.Đối với ta, Tây Bắc là địa bàn bảo vệ phía sau cho căn cứ địa Việt Bắc, làbàn đạp để tiến sang Thượng Lào. Sau khi địch mở rộng phạm vi khiểm soát,nhược điểm của chúng đã bộc lộ rõ rệt. Do quân số có hạn, lại phải rải ra đóngtrên nhiều cứ điểm, thành lập phòng tuyến để bảo vệ hậu phương nên quân línhcủa chúng bị phân tán lẻ tẻ mà hậu phương thì vẫn sơ hở và gặp khó khăn về vậntải tiếp tế. Về phần ta, ưu thế mỗi ngày càng phát huy mạnh mẽ. Năm 1947, takém địch về mọi mặt, nhưng sang đến năm 1948 đã chuyển hướng công tác kịpthời, ta đã áp dụng chiến dịch du kích vận động một cách linh hoạt, bằng các độivũ trang tuyên truyền và các đại đội độc lập đi sau vào vùng sau lưng địch hoạtđộng và dùng các tiểu đoàn đánh mạnh khi địch lấn ra hoặc co cụm lại. Ta tăngcường hỏa lực cho những đơn vị nhỏ này để có đủ điều kiện đánh những cứ6điểm nhỏ có tính chất tiêu diệt. Từ mùa thu năm 1948 thế của ta ngang bằng vớiđịch, cuối năm 1948, thế chủ động của ta hơn hẳn địch ở Sơn La, một phần LàoCai và Yên Bái. Địch đã bình định Bắc Phi bằng chiến thuật cứ điểm. Chúngđem chiến thuật đó áp dụng vào chiến trường Việt Nam. Chiến thuật cứ điểmcủa địch bước đầu phá sản. Những cứ điểm của địch ở Tây Bắc không khốngchế được ta về chính trị, kinh tế, đường giao thông, trái lại chúng còn bị quân tabao vây. Ngày 6-5-1949, Ban Thường vụ Trung ương ra chỉ thị tiếp tục đẩymạnh chiến dịch Tây Bắc là một nhiệm vụ chiến lược quan trọng. Nó sẽ làm đàcho việc chuẩn bị tổng phản công của ta. Năm 1949, hơn 10 cứ điểm của địch bịtiêu diệt, phòng tuyến vững chắc của địch bị phá vỡ nhiều mảng dài trên 200km.Quân địch hoảng sợ, không tin vào chiến thuật cứ điểm của tướng Cốc [Koch].Chúng áp dụng phòng thủ co dãn, rút về đồn lẻ tập trung thành những khối lớnđể tránh bị tiêu diệt.Ngày 6 - 1- 1950, để đánh lạc hướng địch đề chuẩn bị, phối hợp với chiếndịch Biên Giới 1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị về mở chiếndịch Tây Bắc và chuẩn bị chiến trường Đông Bắc: “Hiện nay ở Bắc Bộ và TâyBắc là yếu nhất và sơ hở nhất của địch... Ở Tây Bắc, những việc chuẩn bị phảigấp rút....”.[16, tr.8] Sau nhiều tháng hoàn thành nhiệm vụ nghi binh rồi tiêudiệt địch quân dân Tây Bắc buộc địch phải rút khỏi Lào Cai, Sa Pa, Hòa Bìnhtháng [11 – 1950], giải phóng hàng vạn dân và biên giới. Địch lui về cố thủ tạiphía hữu ngạn sông Hồng, thiết lập phòng tuyến và ra sức củng cố hậu phương,càn quét khủng bố ác liệt, do đó vùng hậu địch của ta gặp nhiều khó khăn nhất làsang năm 1952, khu du kích Mai Thuận, Mường La [Sơn La], Tuần Giáo, ĐiệnBiên [Lai Châu], Than Uyên [Yên Bái] của ta bị phá vỡ, lực lượng bán vũ trangcủa ta nhiều nơi bị tan rã.7CHƯƠNG 2TRUNG ƯƠNG ĐẢNG QUYẾT ĐỊNH MỞ CHIẾN DỊCH TÂY BẮC2.1. Sự lãnh đạo của Đảng đối với chiến dịch Tây Bắc năm 1952Ngày 23-2-1952, quân Pháp rút khỏi Hòa Bình, bốn ngày sau, nội cácPhelixơ Phổrơ từ chức. Ngày 6-3-1952, Ăngtoa Pinây ngồi vào ghế Thủ tướngvà thiết lập nội các mới. Đây là vị thủ tướng thứ 17 sau 6 năm xâm lược ĐôngDương. Từ Pari đến Hà Nội, Sài Gòn, bộ máy chiến tranh mới được tân trang.Dựa vào viện trợ Mỹ, họ sớm biểu thị quyết tâm theo đuổi chiến tranh nhằmgiành lại chủ quyền chiến lược.Về phía ta, thắng lợi của Đại hội Đảng lần thứ II của Đảng, tiếp đến làthắng lợi của chiến dịch Hòa Bình [10-12-1951=>25-2-1952], đã đem lại chotoàn quân, toàn dân ta một niềm cổ vũ mới. Vấn đề đặt ra là làm thế nào thựchiện chỉ thị ngày 16-3-1952, của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 3 [4-1952],với ba nhiệm vụ, bốn công tác chính đã chỉ ra cho quân và dân cả nước phươnghướng hành động nhằm duy trì cuộc chiến đấu sau lưng địch, xây dựng và tăngcường lực lượng về mọi mặt, đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu và phụcvụ chiến đấu trong thu đông 1952. Từ kinh nghiệm của các chiến dịch đó [cảthành công và thất bại], bước vào mùa khô năm 1952, Tổng quân ủy đề đạtTrung Ương chọn Tây Bắc là hướng tiến công chiến lược chủ yếu, đồng bằngsông Hồng là hướng phối hợp quan trọng. So với chiến trường khác, Tây Bắc làchiến trường địch yếu , sơ hở, nhưng lại là một địa bàn chiến lược hiểm yếu, khita tiến công, chắc chắn địch sẽ đưa lực lượng lên ứng cứu.Tháng 4-1952, sau khi Bộ Chính trị hạ quyết tâm giải phóng Tây Bắc,mọi công tác chuẩn bị cho chiến dịch được xúc tiến khẩn trương, trước hết làchuẩn bị đường xá, lực lượng, lương thực, thực phẩm. Tháng 6 năm 1952, đểchuẩn bị chiến dịch Tây Bắc, Liên khu ủy Việt Bắc [lúc này Tây Bắc vẫn thuộcViệt Bắc] ra nghị quyết về phát triển du kích chiến tranh tại Tây Bắc: “Nhìnchung toàn Tây Bắc phong trào phát triển du kích chiến tranh không đồng đềugiữa các tỉnh... Việc thực hiện chiến tranh du kích không phải chỉ là nhiệm vụ8của riêng du kích mà là nhiệm vụ của toàn dân trong thôn xã chiến tranh du kíchlà chiến tranh của toàn dân nội dung của chiến tranh du kích bao gồm ba điểm:Đánh, phá và tránh”. [6, tr.508] Ngày 17 – 7-1952, Ban Bí thư ra nghị quyết vềthành lập khu Tây Bắc gồm 4 tỉnh: Yên Bái, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La [Trướcđó 4 tỉnh này thuộc liên khu Việt Bắc]: “Nhiệm vụ và quyền hạn của Khu ủyTây Bắc cũng giống như mọi khu ủy khác là lãnh đạo quân, dân, chính và Đảngbộ Tây Bắc thực hiện các nhiệm vụ chủ trương, chính sách do Trung ưởng vàChính phủ đề ra”[6, tr.210]. Ngày 16 – 8 – 1952, Ban bí thư ra chỉ thị về thihành chính sách dân tộc thiểu số ở Khu Q.T [Quang Trung – Tây Bắc] [6,tr.255]. Ngày 28-9-1952 Ban chấp hành Trung ương ra chỉ thị về mở chiến dịchTây Bắc:“Mục đích của chiến dịch Tây Bắc là:- Tiêu diệt sinh lực địch- Tranh thủ nhân dân.- Giải phóng một bộ phận đất đai có tính chất quan trọng về chiến lược.Để thực hiện mục đích của chiến dịch. Trung ương quyết định tập trungbinh lực, tập trung cán bộ và phương tiện, tập trung nhân lực và vật lực,giành cho toàn thắng” [6, tr.304]Ngày 9-9-1952, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói chuyện với Hội nghị cán bộchuẩn bị cho chiến dịch Tây Bắc: “Trung ương Đảng và Tổng quân ủy đã cânnhắc kỹ chỗ dễ và chỗ khó của chiến trường sắp đến, và quyết tâm chiến dịchnày phải đánh cho thắng lợi. Quyết tâm của Trung ương còn chưa đủ, còn phảiđể cho các chú cân nhắc kỹ thấy cái dễ cái khó để truyền cái quyết tâm đó chocác chú... Các đơn vị đều có một số đông bào đi theo giúp. Đối với đồng bào,dân công phải giáo dục, phải chăm nom thân mật, phải giải thích tuyên truyền cổđộng, làm cho đồng bào vui vẻ công tác” [9,tr.558]. Cùng ngày 9-9-1952, Chủtịch Hồ Chí Minh công bố 8 điều mệnh lệnh của chính phủ Việt Nam dân chủcộng hòa.Ngày 1-10-1952, Người gửi thư cho cán bộ và chiến sỹ chiến dịch TâyBắc: “Chiến dịch này là một chiến dịch rất quan trọng. Các chú phải đánh cho9thắng” [9,tr.573]. Ngày 1-10-1952, Bác gửi thư cho các chiến sỹ dân công ở mặttrận Tây Bắc: “Chiến dịch này rất quan trọng. Các cô, các chú cũng là chiến sỹ,cũng có công như các chiến sỹ, phải cùng anh em bộ đội giành cho được thắnglớn”[9,tr.574]. Tiếp đó, khi chiến dịch Tây Bắc đang diễn ra, Người lại gửi thưcho bộ đội, dân công ở mặt trận Tây Bắc và đồng bằng [Thư không đề ngàytháng]. Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng tư lệnh quân đội đã có nhiều thư độngviên các chiến sỹ và dân công tham gia chiến dịch Tây Bắc: Mệnh lệnh kỷ luậtchiến trường [Ngày 12-10-1952], Thư khen các đơn vị chiến thắng trong trận PúChạng và Nghĩa Lộ [ngày 18-10-1952], Thư gửi cán bộ chiến sỹ trước lúc vượtsông Đà tiếp tục cuộc tiến công vào Tây Bắc [Ngày 3-11-1952], tiếp tục tấncông vào Tây Bắc [17-11-1952].2.2. Chuẩn bị chiến dịchLực lượng của ta tham gia chiến dịch Tây Bắc gồm các đại đoàn: 308, 312và 316 [Thiếu], Tiểu đoàn 910 [Trung đoàn 148], 6 đại đội sơn pháo 75mm, 3đại đội súng cối 120mm, 1 trung đoàn công binh và 11 đại đội địa phương do Bộtổng tư lệnh tổ chức và chỉ huy.Lực lượng bên Pháp gồm: 8 tiểu đoàn và 43 đại đội bộ binh, bố trí thành144 cứ điểm thuộc 4 phân khu: Lai Châu, Sông Đà, Nghĩa Lộ, Sơn La và 3 tiểukhu độc lập: Thuận Châu, Tuần Giáo, Phù Yên. Trong quá trình chiến dịch diễnra được tăng thêm 9 tiểu đoàn bộ binh và du Âu- Phi, 3 tiểu đoàn Ngụy, 1 tiểuđoàn biệt kích hỗn hợp, 1 tiểu đoàn pháo binh.Chiến thắng Tây Bắc là thắng lợi của niềm tin, của tinh thần hy sinh hết lòngphục vụ, hết sức vì tiền tuyến của nhân dân các dân tộc Tây Bắc. Khu ủy TâyBắc coi đây là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi sự tập trung lãnh đạo chặt chẽ từtrên xuống cơ sở. Nhiều nơi giáp hạt, thiếu ăn, thiếu nhân công gặt mùa, nhưngnhân dân vẫn tự nguyên góp lương thưc, thực phẩm, hăng hái đi dân công, vừađánh giặc vừa bảo vệ hậu phương, vừa tham gia phục vụ tiền tuyến.Mặc dù gặp nhiều khó khăn, phải huy động một khối lượng sức người,sức của rất lớn, đường tiếp tế lại xa, lắm đèo, nhiều suối, phải vượt qua sông10Hồng, sông Đà, thời tiết khắc nghiệt, phương tiện vận chuyển thô sơ, nhưngquân và dân Tây Bắc đã quyết tâm hoàn thành nhiêm vụ phục vụ chiến dịch.Gần 20 vạn dân công với 7 triệu ngày công, 11.750 tấn gạo, 164 tấn muối,235 tấn thịt, 44 tấn thực phẩm, 83 tấn vũ khí, quân trang, quân dụng đã được vậnchuyển kịp thời phục vụ chiến dịch.Trong số đóng góp đó, đồng bào các dân tộc Tây Bắc đã huy đông tại chỗphục vụ chiến dịch 1.140 tấn gạo, 40 tấn thịt, 41 tấn thực phẩm khác cùng với150.000 ngày công. Đây là sự đóng góp có ý nghĩa to lớn khẳng định chủ trươnghuy động sức người, sức của của vùng mới giải phóng, hậu phương tại chỗ củaĐảng ta cho chiến dịch là đúng đắn. Trong số đóng góp đó, đồng bào các dântộc Tây Bắc đã huy động tại chỗ phục vụ chiến dịch 1.140 tấn gạo, 40 tấn thịt,cùng 41 tấn thực phẩm khác cùng với 150.000 ngày công. Đây là sự đóng gópcó ý nghĩa to lớn, khẳng định chủ trương huy động sức người sức của, của vủngmới giải phóng, hậu phương tại chỗ của Đảng ta cho chiến dịch là đúng đắn.Trong chiến dịch , tỉnh Yên Bái đã huy động 5.428 dân công thường trực[chiếm 20% dân số], 1.000 dân công xung phong đi phục vụ một tháng; 730 tấngạo, 622 con trâu , 368 con lợn, 16 tấn đậu, lạc ,vừng và 722 tạ muối ăn. Dânquân cùng các đơn vị bộ đội tỉnh vận chuyển được hàng vạn tấn vú khí, lươngthực, thực phẩm vào mặt trận, riêng khối lượng vận chuyển qua sông Hồng tới47.309 tấn.Nhân dân các dân tộc Sơn La đã đóng góp 1.421.220 ngày công, cung cấp694 tấn gạo, 88 tấn ngô, 48.321 thịt các loại, vận chuyển 135 tấn gạo từ PhúThọ lên kho mặt trận tiền phương.Tại tỉnh Lai Châu, nhân dân đã đóng góp 1.959 tạ gạo, 93 tạ ngô, 21 tạthóc, 21 tạ thịt bò, 39 tạ thịt lợn, 5 con trâu, 20 con bò, 31 con lợn, 130 tạ rau,2.243 người đi dân công từ 1 đến 15 ngày, huy động được 100 con ngựa để vậnchuyển lương thực, thực phẩm.Ở tỉnh Lào Cai, mặc dù mặc dù đang tiến hành chiến dịch tiểu phỉ, Đảngbộ đã huy động nhân dân tham gia đóng góp được 739 tấn thóc và 16.000 ngàycông phục vụ chiến dịch.11Nhân dân Nghĩa Lộ, nơi sảy ra những trận chiến đấu ác liệt, then chốt mởđầu chiến dịch cũng tự nguyện đóng góp 250 tấn gạo, 7 con trâu, 5 còn bò và 9con lợn thịt để nuôi quân.Tiếng súng trên chiến trường Tây Bắc vừa dứt, nhân dân các dân tộc TâyBắc ra sức xây dựng và củng cố vùng mới giải phóng, truy lùng thổ phỉ, biệtkích khôi phục sản xuất; các đại đoàn chủ lực của Bộ Tổng tư lệnh lại bước vàonhững ngày huấn luyện sôi nổi, tập đánh cứ điểm mạnh chuẩn bị cho những đợttác chiến mới Xuân Hè 1953.2.3. Diễn biến chiến dịchChiến dịch được chia làm 3 đợt:Đợt 1: Từ ngày 14 đến ngày 23 tháng 10 năm 1952. Ta tiến công phânkhu Nghĩa Lộ, tiểu khu Phú Yên. Đập tan toàn bộ phong tuyến vòng ngoài củaPháp từ hữu ngạn sông Thao đến tả ngạn sông Đà, từ Vạn Yên đến Quỳnh Nhai,Pháp đồn quân về xây dựng cứ điểm Nà Sản.Đợt 2: Từ ngày 7 đến ngày 22 tháng 11 năm 1952. Ta vượt sông Đà, tấncông hệ thống phòng ngự ở Mộc Châu, kết hợp với vu hồi chiến dịch từ QuỳnhNhai giải phóng Thuận Châu, Tuần Giáo, Điện Biên Phủ, buộc Pháp từ thị xãSơn La phải rút về Nà Sản.Đợt 3: Từ ngày 30 tháng 11 đến ngày 10 tháng 12 năm 1952. Ta tấn côngquân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Nà Sản.2.3.1 Tiêu diệt phân khu Nghĩa Lộ, đập tan tuyến phòng thủ vành đaingoài Tây Bắc của địchPhân khu Nghĩa Lộ chiều dài 15 km, chiều ngang chỗ rộng nhất 8km, chỗhẹp nhất là 3km, chính giữa là thị trấn, cuối thị trấn về phía tây – nam là cứ điểmNghĩa Lộ phố [ còn gọi là Nghĩa Lộ ] xây dựng trên một quả đồi có khoảng 500quân đồn trú. Sân bay dã chiến của quân khu trải dài từ cứ điểm Nghĩa Lộ phốvề phía đông. Cuối sân bay nối liền dãy núi Pú Chạng. Cứ điểm Pú Chạng [ còngọi là Nghĩa Lộ đồi ] có 300 quân đội chiếm đóng, địa thế rất hiểm hóc, có támlô cốt, 15 ụ súng, có hầm ngầm kiên cố với nhiều hỏa điểm từ trên các điểm caobố trí rất lợi hại; có ba đến bốn hàng rào dây thép gai, xen kẽ là các bãi mìn đày12đặc. Sở chỉ huy phân khu đóng ở Nghĩa Lộ đồi do tên quan Ti-ri-ông chỉ huy.Sân bay dã chiến của phân khu trải dài từ cứ điểm Nghĩa Lộ về phía đông.Ngày 14 tháng 10 năm 1952, chiến dịch mở màn.Để tạo thế cho mũi tiến công chính của đại đoàn 308 vào sâu chiếm lĩnhtrận địa tiêu diệt Nghĩa Lộ, trung đoàn 174 của đại đoàn 316 đánh trước vị trí CaVịnh; trung đoàn 141 đại đoàn 312 đánh trước vị trí Sài Lương, đồng thời bố trílực lượng đánh viện trên đường Gia Hội.Đêm 14 – 10 – 1952, quân ta nổ súng tiến công Nghĩa Lộ. Bị đánh bấtngờ, địch không đối phó kịp, vội vàng rút ra Ca Vịnh, Sài Lương; đêm 15 tháng10, rút Thượng Bằng La; đêm 16 tháng 10, bỏ Ba Khê chạy về Làng Nhì.Ngày 15 tháng 10, Đơ li-na-rét điều 3 tiểu đoàn lê dương từ đồng bằng lênNà Sản, ngày 16 tháng 10, thả tiểu đoàn dù thuộc địa số 6 xuống Tú Lệ để chặnđường tiếp tế của ta, giữ Sơn La và giải tỏa cho Nghĩa Lộ.Ngày 17 tháng 10, đại đoàn 308 sử dụng 2 trung đoàn đánh Nghĩa Lộ phốvà Nghĩa Lộ đồi. Kế hoạch của đại đoàn là diệt Nghĩa Lộ đồi [Pú Chạng] trước,sau đó gọi hàng hoặc diệt Nghĩa Lộ phố trong cùng một đêm.Trung đoàn 102 hành quân qua đèo Khâu Vác cao ngót 1.500 met, độ dốctới 50 – 60 độ một bức thành thiên nhiên che chở cho mặt bắc thung lũng NghĩaLộ. Sau khi diệt bọn tuần tiễu ở Nậm Mười , Bản Tú, trung đoàn đã đến chiếmlĩnh trận địa bao vây Nghĩa Lộ đồi. 17 giờ cùng ngày, địch phát hiện, chúng chobốn bay ném bom bắn phá dữ dội vào đội hình tiến công của đại đội ở hướngchủ yếu. Hơn 30 cán bộ, chiến sỹ hy sinh, nhưng trung đoàn vẫn giữ vững quyếttâm nổ súng và tìm mọi cách đưa thương binh, tử sĩ về phía sau.Từ 14 giờ 5 phút đến 17 giờ 15 phút, quân ta đột phá cửa mở dưới làn hỏalực dày đặc của địch trong ba giờ liền. Cối 120, 81, DKZ 57, ba-dô-ca của ta bắndồn dập vào khu trung tâm cứ điểm. Các tiểu đội dao nhọn của bộ binh xông vàođồn đánh thọc sâu. Kết quả, ta tiêu diệt toàn bộ sở chỉ huy phân khu Nghĩa Lộvới gần 400 tên địch, bắt sống 177 tên, trong đó có tên quan tư Ti-ri-ông, thunhiều vũ khí, toàn bộ quân trang, quân dụng [4,tr.214].13Trung đoàn 88 đánh Nghĩa Lộ phố, hướng thứ yếu, vào chiếm lĩnh chậmnên 3 giờ sáng mới nổ súng được. Địch dùng máy bay thả pháo sáng và bắn phánhiều nơi. Từ trong cứ điểm, địch bắn phá dữ dội. Giai đoạn mở của đột phádiễn ra rất gay go, bộ đội ta vừa phải đối phó với máy bay vừa phải khẩntrương, khôn khéo khắc phục mọi hành động đề kháng của địch trong cứ điểm. 8giờ sáng ngày 18, ta tiêu diệt toàn bộ Nghĩa Lộ phố. Địch chết 45 tên, bị bắt 235tên, trong đó có tên đại úy Bác-be chỉ huy đội tăng viện. Trong số vũ khí ta thuđược có hai khẩu lựu pháo 105 và hàng nghìn viên đạn pháo. [15, Tr.214]Như vậy ngay từ đòn tiến công đầu tiên, ta đã san bằng một loạt vị trí thenchốt, phá vỡ một bộ phận tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch. Tạo nên mộthình thái thuận lợi để ta phát triển tiến công.Trước đây, tháng 9 năm 1952 Ti-ri-ông tuyên bố phải 5 năm nữa ViệtMinh mới đủ khả năng đánh vào Nghĩa Lộ. Nhưng không phải 5 năm mà chỉmột tháng sau, Nghĩa Lộ thất thủ. Điều đó nói lên sức mạnh mới của quân vàdân ta.Trước sức mạnh tiến công của quân ta, Xa-lăng quyết định rút một loạt vịtrí và đưa tiểu đoàn dù thuộc điạ số 6 ở Tú Lệ về Nà Sản. Đêm 18 tháng 10,quân địch ở Của Nhì chưa kịp rút đã bị trung đoàn 36 bao vây, diệt và bắt sống214 tên, binh lính ở Gia Hội rút về Tú Lệ cũng bị ta phục kích ở Nậm Mười, tổnthất khá nặng.Ngày 19 tháng 10, quân ở những vị trí Tú Lệ và xung quanh cùng tiểuđoàn dù số 6 về Nà Sản trung đoàn 165 được lệnh vân động truy kích địch trênđoạn đường dài 70Km. Trong trận này, nổi bật lên gương chiến sỹ Chu Viết Sòicùng tổ ba người đã vượt lên trước chặn địch ở đèo Tao Phạ dùng súng mày diệt30 tên địch, thu nhiều vũ khí. Ngày 23-10-1952, đại đoàn 312 hành quân tớisông, buộc địch phải rút chạy về phía hữu ngạn sông Đà. Kết quả trong 4 ngàyđêm liên tục truy kích địch trên quãng đường dài gần 100 km, đại đoàn 312 đãđánh tán số quân rút chạy, diệt và bắt sống gần 200 tên. Tiểu đoàn dù số 6 bịđánh thiệt hại nặng.14Trên hướng thứ yếu, đêm 14-10, trung đoàn 98 tấn công vị trí Na Phù;đêm 17-10 đánh sở chỉ huy tiểu khu Phù Yên, Bản Mo, Bản Trại. Ngày 18 tháng10, bộ đội ta đến đánh Vạn Yên; hốt hoảng, quân địch ở đó bỏ chạy. Ta tiếp làmchủ khu vực nhưng không vượt sông truy kích. Ở mũi Vu Hồi phía đông - namLai Châu, ngay trong đêm 11 tháng 10 tiểu đoàn 910 trung đoàn 148, từ Lào Caitiến vào Quỳnh Nhai, tiêu diệt vị trí Nậm So, ngày 12 tiến đánh Nà Nục, bọnđịch ở đó hoang mang bỏ chạy. Ngày 14, một đại đội thuộc tiểu đoàn Thái số 2cũng đến tăng viện cũng bị ta đánh tan. Binh lính địch ở Quỳnh Nhai hoangmang tinh thần, ngày 15 cũng vội vã rút về hữu ngạn sông Đà. Tiểu đoàn Ta-bocơ động đến ứng cứu, cũng bị tiểu đoàn 910 đánh, tiêu diệt một đại đội ở PắcMá. Ngày 23, số địch còn lại ở tả ngạn sông Thao cũng lui về hữu ngạn sôngĐà.[4,tr215]Bộ đội địa phương và các đội du kích Cao Phạ, Mường La, ...phối hợplùng quét và gọi hàng tàn binh địch. Các đội du kích, Văn Bàn, Văn Chấn baovây Làng Chàng, Bản Lin, vừa truy kích vừa kêu gọi tàn binh rút chạy. Đại đội802 tỉnh Lai Châu cùng tiểu đoàn 910 nhanh chóng làm chủ khu vực.Như vậy, chỉ sau 11 ngày đêm chiến đấu, đợt một chiến dịch đã kết thúcthắng lợi: ta tiêu diệt 500 tên địch, bắt sống trên 1000 tên trong đó có 300 tênlính Âu Phi, nhiều sỹ quan chỉ huy phân khu Nghĩa Lộ, tiểu khu Phù Yên. Giảiphóng hữu ngạn sông Thao, ngạn sông Đà, từ Vạn Yên đến Quỳnh Nhai, làmchủ con đường 13 nối liền từ Nghĩa Lộ đến Yên Bái, thu 1.400 súng trường, tiểuliên, 75 trung liên, 22 trọng liên, đại liên và 34 súng cối, ba DKZ 37, hai khẩupháo 105, 14 máy vô tuyến cùng nhiều quân trang quân dụng.[15, Tr.215]Quyết tâm của Trung ương Đảng, của Bác Hồ thấm nhuần đến từng cánbộ, chiến sĩ ta đã biến thành hiện thực. Mặt trận mở rộng về phía sông Đà đangtiến sâu vào Tây Bắc. Chiến dịch đã có thêm một số yếu tố mới để phát triển.2.3.2 Vượt sông Đà, tiêu diệt phân khu Mộc Châu, giải phóng tỉnhSơn La, Điện Biên PhủBị thiệt hại nặng nề, bộ chỉ huy Pháp quyết định bỏ vùng tả ngạn sôngThao, rút sang hữu ngạn sông Đà và nhanh chóng thiết lập cầu hàng không Hà15Nội - Nà Sản, tăng cường lực lượng thiết lập tuyến phòng thủ sông Đà, xây dựngNà Sản thành tập đoàn cứ điểm mạnh để quyết giữ vùng còn lại ở Tây Bắc.Bộ chỉ huy Pháp đưa chín tiểu đoàn cơ động từ vùng đồng bằng và từnhiều nơi khác lên Tây Bắc, nâng số quân ở đây lên 16 tiểu đoàn và 32 đại đội.Ngày 16 tháng 10, tiểu đoàn số 6 dù [6e PBC] đổ xuống Tú Lệ; tiểu đoànlê dương [ 3/3e REI] đến Sơn La. Ngày 20 và 21, thêm một số tiểu đoàn lê dươngvà tiểu đoàn Ma-rôc[ 3/1e RTM] đổ bộ xuống Nà Sản. Ngày 26 tiểu đoàn ngụy từđồng bằng Bắc Bộ tăng cường lên cho Nà Sản. Phía Lai Châu, địch tăng cường tiểuđoàn Bắc Phi [ 27e BMTS] đến đóng chốt ở thị xã. Ngày 2 tháng 11, tiểu đoànngụy Lào [958eBCL] từ thượng Lào sang Điên Biên Phủ và Quỳnh Nhai.Sau khi tăng cường lực lượng và co cụm về tả ngạn sông Đà, địch tổ chứcTây Bắc thành hai mặt trận: mặt trận Sơn La do đại tá Gin chỉ huy, mặt trận LaiChâu do đại tá Đờ-na-oa chỉ huy.Ở mặt trận Sơn La, từ Tạ khoa đến Ba lay, Mộc Châu địch tổ chức “cánhquân phía đông”, do đại tá Lăng-xát-dơ chỉ huy, có tiểu đoàn 3 lê dương, tiểuđoàn 3 Ma-rốc và tiểu đoàn 3 Thái chiễm giữ, tiểu đoàn 3 lê dương chiếm giữvùng Tạ Khoa, Cò Nòi, Yên Châu....Ở mặt trận Lai Châu, tiểu đoàn 27eBMTS chiếm giữ thị xã, tiểu đoàn 17Ta-bo vượt sông chiếm lại Pắc Má tiểu đoàn 2/2e RTA lên Phong Thổ, tiểu đoànngụy Lào giữ Điện Biên Phủ và Quỳnh Nhai. Tại Tuần Giáo, Thuận Châu mỗinơi có một tiểu đoàn....Tập đoàn cứ điểm Nà Sản thuộc khu vực trung tâm bao gồm nhiều điểmtựa và nhiều sân bay được củng cố vững chắc. Đây là một hình thức chiến thuậtmới, cao hơn hẳn tập đoàn cứ điểm ở thị xã Hòa Bình. Với biện pháp này, địchhy vọng có thể đối phó có hiệu quả mọi cuộc tiến công của ta hoặc đè bẹp cácđại đoàn chủ lực nếu như ta dám mạo hiểm tiến công.Địch sửa chữa đoạn đường Điện Biên- Tuần Giáo, xây dựng thêm công sự,đặc biệt chú trọng cấu trúc trận địa Nà Sản, đề phòng ta mở đợt tiến công mới.16Đối phó về chiến lược, bộ chỉ huy Pháp ở Bắc Bộ còn quyết định mở cuộchành quân Lo-Ren đánh lên Phú Thọ hòng phá vùng hậu phương chiến dịch vàkéo quân chủ lực của ta ở Tây Bắc về, phá cuộc tiến công của ta lên Tây Bắc.Tuy nhiên, Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh trước sau vẫn nhất định: Địchcăn bản là ở vào thế bị động dù chúng có tăng cường lực lượng cho Tây Bắc hayđánh lên Phú Thọ cũng chỉ là để đối phó với ta. Những nhược điểm căn bản củađịch vẫn còn tồn tại, đặc biệt nhược điểm về tinh thần thì sâu sắc hơn trước.[15,Tr.217]Tuy nhiên, địch đã tăng cường cả lực lương cơ động và chiếm đóng.Chúng lại phán đoán hướng tiến công của ta nên chúng ra sức đề phòng, do đóthế bất ngờ về chiến dịch không còn nữa. Cách bố trí của địch không cố định,khi ta đánh địch có thể thay đổi nhanh chóng. Khi qua sông, ta có thể gặp địchtrong hành quân. Khi lực lượng ta xuất hiện, địch có thể tăng viện nhưng cũngcó thể rút nhanh và xa ....Bộ Tổng tư lệnh vẫn giũ quyết tâm tiếp tục tiến công vào Tây Bắc, tậptrung lực lượng mở đợt tiến công mạnh đánh vào Mộc Châu và hữu ngạn sôngĐà. Đồng thời kiềm chế chặt chẽ tiêu hao, buộc địch phải rút khỏi Phú Thọ; lợidụng sơ hở của địch, đẩy mạnh hoạt động ở đồng bằng, phối hợp với chiếntrường chính.Sau đợt một, các đại đoàn khẩn trương rút kinh nghiệm cách đánh, đặcbiệt tác chiến công kiên, củng cố quyết tâm, chấn chỉnh bổ sung lực lượng. Cơquan hậu cần tiền phương tiếp tục vận chuyển lương thực, thực phẩm, bố trí khotrạm cấp phát và cơ động lực lượng sang tả ngạn sông Đà. Giải quyết xongNghĩa Lộ, gạo trở thành yếu tố quyết định để phát triển chiến dịch, các đại đoànđều phải dành một phần lực lượng để vận chuyển gạo, trung đoàn công binh,trung đoàn sơn pháo 75 có thêm nhiêm vụ trở ra Yên Bái đưa gạo vào, mộttuyến đường gạo nữa được mở ra tiếp nhận từ Liên khu 4, Liên khu 3, theo dòngsông Đà đến vùng Hòa Bình, theo đường số 12 và số 41. Gần 40 ô tô lốp choàngxích sắt chống lầy được huy động để tải gạo.17Trên cơ sở thành tích và kinh nghiệm chiến đấu đợt một, Bộ chỉ huy chiếndịch xác định quyết định tác chiến đợt hai như sau:Ở hướng chủ yếu, dùng sáu trung đoàn của đại đội 308, 312, 316, và đạiđoàn công pháo 351 tiến công khu vược Tạ Khoa – Ba Lay - Môc Châu nhằmphá vỡ khu phòng thủ chủ yếu của địch trên tuyến sông Đà, tạo điều kiện tiêudiệt chúng ở Sơn La, Nà Sản.Trung đoàn 209 và 141 được tăng cường hai súng cối 120, chín khẩu 12,7tiến công tiểu đoàn 3 địch [3/1e RMT] và vị trí Ba Lay.Trung đoàn 88 đánh vị trí Mường Lụm cắt đường số 41, chặn viện binh vàkhông cho địch có đường rút và cơ động trong khu vực.Trung đoàn 174, trung đoàn 98 được một đại đội pháo 75 một đại đội cối120 tăng cường đột phá Mộc Châu tiêu diệt địch, chặn viện không cho lên cứ BaLay về Mộc Châu, Cò Nòi.Trung đoàn 120 dự bị chiến dịch đứng chân tại Xốp Bua.[15, Tr.218]Bước vào đợt hai, ở Lai Châu địch vẫn còn sơ hở. Bộ chỉ huy chiến dịchcoi đây là hướng phối hợp quan trọng nên đã tổ chức thành mặt trận bí danhY13. Mặt trận được tăng cường thêm lực lượng đánh sâu vào phía sau đội hìnhchiến dịch.Trung đoàn 165, tiểu đoàn 910 của trung đoàn 148, lực lượng vũ trang địaphương nổ súng sớm đánh vào Quỳnh Nhai nhằm khai thông đường tiến quânvào Lai Châu, Thuận Châu, Tuần Giáo. Mặt trận Y13 có nhiệm vụ tiêu diệt địch,đồng thời nghi binh lừa địch, làm cho chúng phán đoán Lai Châu là hướng tiếncông chủ yếu của ta.Quyết tâm của Tổng Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh trước sau vẫn tập trungvào hướng chính đã chọn, thực hiện bằng được mục đích chiến dịch đã đề ra.Tuy nhiên, ở hướng Phú Thọ, Bộ Tổng tư lệnh vẫn tăng cường trung đoàn 36 cùngvới lực lượng tại chỗ chuẩn bị phá tan cuộc hành quân Lo-ren, bảo vệ vững chắchhậu phương. Các đại đoàn 320, 304 và bộ đội điạ phương liên khu 3, Việt Bắc thừalúc địch sơ hở, đẩy mạnh chiến tranh du kích, tiến công địch ở khắp nơi.18Ngày 28 tháng 10, khi đợt một chiến dịch Tây Bắc vừa chấm dứt đượcnăm ngày ta đang chuẩn bị tiến công địch đợt hai, thì địch tung toàn bộ lựclượng cơ động dự bị chiến lược đánh lên Phú Thọ, gồm chín tiểu đoàn bộ binh,ba tiểu đoàn binh dù, hai thủy đội xung kích, ba tiểu đoàn công binh, cùng nhiềumáy bay vận tải ném bom.Sự kiện đó diễn ra không nằm ngoài dự đoán của Tổng Bộ tham mưungày 21 tháng 9: “Phú Thọ là nơi kinh tế dồi dào, có nhiều nhân vật lực, lại cóđường giao thông quan trọng, nối liền khu Việt Bắc với liên khu 3, 4; nối liềnvùng trung du Việt Bắc với miền thượng du Tây Bắc cho nên thu đông năm nayđịch có thể đánh ra để thực hiện âm mưu của chúng...”[14,tr.394].Bộ Tổng tham mưu đã ra lệnh cho trung đoàn 246, trung đoàn 176 và bộđội đại phương chuẩn bị phương án nghênh chiến.Ngày 28 tháng 10, địch từ Trung Hà, Việt Trì theo đường sông đường số2 lên Phú Thọ và nhảy dù xuống Đoan Hùng. Ngày 13 tháng 11 một mũi tiếncông lên Biến Hiên đi đến đâu chúng lùng sục, đốt phá kho tàng, thóc lúa. TạiTam Nông, Đoan Hùng, Đồng Vàng... chúng phá ba kho gạo, một kho thóc, mộtkho muối, một kho vũ khí 100 tấn ta chưa kịp vận chuyển. Để đề phòng địch cóthể tiến sâu hơn nữa, quấy rối hậu phương, đánh phá cơ quan kho tàng và cắtđường tiếp viện của ta, ngày 19 tháng 11, trung đoàn 36 tách khỏi đội hình đạiđội 308 cấp tốc hành quân về chặn địch ở hữu ngạn sông Thao, một đại đội côngbinh, pháo binh và cơ quan đoàn bộ của trung đoàn 151 trên đường số 13 cùngcơ động sang thị xã Yên Bái, tổ chức thành một đơn vị phòng thủ. Đảng Bộ,chính quyền nhân dân các địa phương nơi xảy ra chiến sự phối hợp chặt chẽ vớibộ đội chủ lực, thống nhất phương án đánh địch, kiên quyết bảo vệ hậu phươngchiến dịch.Trước sức tiến công ào ạt của quân địch, lực lượng vũ trang cùng nhândân đại phương phá hoại cầu đường, cất giấu tài sản, đánh địch ở khắp nơi, ngănchặn từng bước tiến quân của chúng. Ở Hiên, cán bộ, công nhân quân giới bố trítrận địa mìn dày đặc, địch không vào được xưởng, phải rút.19Ngày 17 tháng 11, trung đoàn 36 đánh trận phục kích trên đèo ChânMông – Năng Yên và Trạm Thản. Lợi dụng địa hình hiểm hóc, bộ đội bố tríkhôn khéo, bí mật, chờ địch lọt vào trận địa mới bất ngờ nổ súng đánh giáp lácà, tiêu diệt và bắt sống trên 400 tên, phá hủy 27 ô tô, 17 xe bọc thép.Trong trận này, nổi bật tấm gương chiến sĩ mới Lê Văn Hiến, tuy bị địchbắt, đánh đập dã man, nhưng vẫn không nhận mình là bộ đội chủ lực để giữ bímật bất ngờ cho trận phục kích.Đêm 23 rạng sáng ngày 24 tháng 11, trung đoàn 36 lại tiến công núiQuyết [gần Cổ Tiết] diệt thêm một đại đội địch, làm cho binh đoàn cơ động số 4của địch bị tổn thất nặng nề.Bị thiệt hại nặng, bộ chỉ huy của quân Pháp phải hạ lệnh cho Đờ li–na– rétkết thúc cuộc hành quân Lo – ren, rút lực lượng về đối phó với mặt trận đồngbằng và Tây Bắc.Gần một tháng đánh lên Phú Thọ, cuộc hành quân phản kích vào hậuphương chiến dịch được tính toán rất kỹ của các nhà quân sự Pháp ở ĐôngDương đã không đem lại kết quả gì, không thay đổi được quyết tâm chiến lượccủa đối phương, mà còn bị tổn thất nặng nề: 1.800 tên bị loại khỏi vòng chiếnđấu, có 173 tên bị bắt, 60 xe cơ giới bị phá hủy.[15, Tr.220]Thắng lợi ở hậu phương cổ vũ mạnh mẽ cho chiến trường, đặc biệt đốivới mặt trận Tây Bắc. Ở đây, bộ đội, dân công đang hăng hái bước vào đợt tiếncông mới với khí thế thi đua giết giặc lập công sôi nổi.Theo chủ trương của Bộ chỉ huy chiến dịch, để tranh thủ yếu tố bất ngờ,nghi binh lừa địch, mặt trận Y13 ở hướng Lai Châu nổ súng trước mở đầu đợthai chiến dịch. Đêm 17 tháng 11, tiểu đoàn 910 đánh tan một tiểu đoàn ngụy ởNâm Dím. Quân ta vừa vượt sông Đà thì địch ở Tuần giáo, Lai Châu biết tin đãhoảng loạn, rút chạy. Bộ chỉ huy Pháp phán đoán Lai Châu là hướng ta tiến côngchủ yếu, vội vàng điều hai tiểu đoàn từ đồng bằng lên để đối phó [ 2e PBC và2/1eRTM]. Trong khi đó, ở hướng chủ yếu của chiến dịch, sáu trung đoàn củađại đoàn 308, 312, 316 nhích dần đội hình, bí mật vượt sông Đà vào chiễm lĩnhtrận địa xuất phát tiến công. Đại đoàn trưởng đại đoàn 312 Lê Trọng Tấn, chính20ủy Trần Độ trực tiếp chỉ huy đơn vị vừa vượt sông, trinh sát thực địa vừa kiểmtra đơn vị chuẩn bị đánh trận đầu.Đêm 17 tháng 11, trung đoàn 209 được tăng cường một tiểu đoàn 141, dođồng chí Nam Long chỉ huy, tiến công Bản Hoa, diệt hơn 300 tên địch.Đêm 18 tháng 11, trung đoàn 141 dùng hai tiểu đoàn đánh Ba Lay, tiêudiệt gần một tiểu đoàn địch.Cùng thời gian, đại đoàn 308 cùng một lúc tiến công nhiều vị trí. Tiểuđoàn 79, trung đoàn 102 tiêu diệt địch ở Hát Tiêu, loại khỏi vòng chiến đấu 98tên. Tiểu đoàn 29, trung đoàn 88 đánh Mường Lụm diệt và bắt sống 149 tên. Có69 tên lính Âu Phi thuộc tiểu đoàn 3 Ma-rôc.Tiểu đoàn 316 có nhiệm vụ tiến công Mộc Châu, một cứ điểm mạnh, thenchốt nằm án ngữ đường số 41, do một tiểu đoàn địch chiếm giữ. Đêm 19 tháng11, trung đoàn 174, được tăng cường tiểu đoàn 215 của trung đoàn 98, một đạiđội ba khẩu pháo 75, một đại đội cối hai khẩu 120, một tiểu đoàn 12 khẩu12,7mm, một trung đội DKZ và một trung đội công binh chia làm nhiều mũi tiếncông cứ điểm Mộc Châu. Ở hướng sân bay, tiểu đoàn 439 trung đoàn 98 bố tríchặn đánh địch đề phòng chúng rút chạy.Cứ điểm Mộc Châu địa hình rất hiểm trở, địch bố trí binh lực, hỏa lựcnhiều tầng, nhiều lớp từ trên các điểm cao, có những điểm cao đột xuất; cứ điểmhệ thống lô cốt, bãi mìn, tường xây vững chắc, có vị trí Pom tám, Pom lót cao80m ở tiền tiêu bảo vệ do một tiểu đoàn lính Thái chốt giữ. Vì vậy cuộc chiếnđấu ở đây diễn ra rất quyết liệt. Các mũi tiến công ở hướng chủ yếu sau hơn mộtgiờ liên tục mở của đột phá mà vẫn không thành công. Ở múi thứ yếu tác chiếnthuận lợi hơn, đã chiếm được hai vị trí tiền tiêu. Từ trên cao, bộ đội ta phát huycác loại hỏa khí yểm hộ cho các hướng phát triển tiến công, lần lượt chiếmcác lô cốt, ụ súng, trận địa pháo. Trước sức tiến công mạnh mẽ của quân ta, 2giờ 15 phút, ngày 20 tháng 11, bọn chỉ huy ở cử điểm Mộc Châu xin đầuhàng. Một số binh lĩnh tháo chạy rơi vào địa đón lóng của tiểu đoàn 439. Kếtquả, ta lọai khỏi vòng chiến đấu 309 tên địch, thu toàn bộ vũ khí, giải phónghơn 1.000 dân bị bắt giam.21Sau khi các vị trí then chốt ở tuyến phòng ngự trên cao nguyên Mộc Châubị tiêu diệt, địch ở chiềng Pan, sông Con, Tay Say, Sa Piệt, Tạ Khoa,... vội vãrút chạy. Quân ta tiếp tục truy kích tiêu diệt và bắt sống hơn một tiểu đoàn địch.Trước sức mạnh tiến công của quân ta, địch ở Chiềng Đông, Cò Nòi, YênChâu phải rút về tập trung tại Nà Sản. Những trận đánh mở đầu trận hai chiếndịch vào tuyến phòng thủ cao nguyên Mộc Châu giành thắng lợi lớn.Tại Lai Châu hướng thứ yếu, sau khi tiểu đoàn Thái ở Nậm Dín bị ta tiêudiệt, địch ở Tuần Giáo, Luân Châu rút chạy, vị trí Mường Sài, thị xã Lai Châu bịuy hiếp, đường số 41 Sơn La –Lai Châu bị chặt đứt một đoạn dài 60km. Ngày14 và 15 tháng 11, địch điều hai tiểu đoàn [2e BPC và 56e BVN] đến chiếm lạiLuân Châu, Nậm Dín nhằm khôi phục tiểu khu Quỳnh Nhai giữ vững trận địabảo vệ thị xã.Tiểu đoàn 910, tiểu đoàn 542 và tiểu đoàn 564 hình thành hai mũi tiếncông, sau khi vượt sông Đà đã nhanh chóng thọc sâu vào Nậm Dín. Ngày 16tháng 11, tiểu đoàn 910 tiến công tiểu đoàn dù ở ngã ba Nậm Dín, tiêu haokhoảng 3 đại đội, ngày 17 tháng 11, tiểu đoàn 542 đánh địch ở Nong Bò, ChaMong, diệt một đại đội thuộc tiểu đoàn 56 ngụy.Tuy địch vẫn chiếm giữ ở ngã ba Nậm Dín, nhưng trước tình hình bị uyhiếp mạnh từ nhiều phía, chúng hết sức hoang mang lo sợ, cuối cùng phải dồnvề Luân Châu phòng ngự, bị uy hiếp mạnh, quân địch từ Tà Huôn, Tà Ôn, TàGiang rút về Mường Sài. Được nhân dân địa phương dẫn đường, tiểu đoàn 564phái một đại đội vượt lên phía trước chặn địch, cả tiểu đoàn truy kích diệt và bắtsống gần như toàn bộ địch gồm bốn đại đội ở Mường Sài và hai đại đội ởMường Piềng.Thừa thắng, tiểu đoàn 564 phát triển đến Thuận Châu, địch ở Thuận Châuhoảng sợ rút chạy. Tiểu đoàn 564 chuyển đội hình bám sát địch, phối hợp vớitiểu đoàn 115- tiểu đoàn dự bị từ Ít Ong – hình thành hai mũi truy kích địch đếntận Sơn La. Ngày 22 tháng 11, toàn bộ quân địch ở các vị trí còn lại và quânchiếm đóng thị xã Sơn La rút về Nà Sản, ta tiếp quản Thuận Châu, thị xã SơnLa, lùng quét bắt gần 400 tàn binh.22Tiểu đoàn 542 thọc sâu vào Nậm Dín, qua Thuận Châu tiến về Điện BiênPhủ, đêm 30 tháng 11, tập kích tiểu đoàn ngụy Lào, tiếp đó truy quét bọn tànbinh đang lẩn trốn trong bảy ngày đêm liền, bắt sống 726 tên, có một tên quan tưtiểu đoàn trưởng, thu 600 súng các loại.Với tinh thần liên tục tiến công, tận dụng thời cơ, có cách đánh táo bạo, ởhướng phối hợp, bộ đội ta đã nhanh chóng phá tan hệ thống phòng ngự ở phíanam Lai Châu, diệt và bắt sống hơn 1.400 tên địch, tính cả đợt một trên hướngnày, quân và dân ta đã tiêu diệt 12 đại đội địch, bắt sống 1.700 tên, thu nhiều vũkhí, giải phóng các huyện Than Uyên, Quỳnh Nhai, Tuần Giáo, Mường La,Thuận Châu, Điện Biên phủ rộng trên 3.000km2 và 10 vạn dân. Thắng lợi ởhướng Lai Châu còn tạo điều kiện để hướng Sơn La giành thắng lợilớn.[4,tr.223]Kết quả toàn chiến dịch đến hết đợt hai, ta tiêu điệt và bắt sống hơn 3.000tên địch, giải phóng 17.700 km2, tỉnh Sơn La [ trừ Nà Sản], một phần tỉnh LaiChâu không còn giặc.2.3.3 Tổng tấn công địch ở Nà Sản2.3.3.1 Hệ thống phòng ngự thực dân Pháp ở Nà SảnTiểu khu Nà Sản thuộc xã Chiềng Mung, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.Trước đây là một vị trí tiểu khu trên đường 41 thuộc phân khu Sơn La, cách tỉnhlỵ Sơn La 20 Km về phía nam. Địa hình bằng phẳng, rộng, đồi núi nhấp nhôhình bát úp, ra xa hơn có các cao điểm quan trọng. Phía Bắc có cao điểm 692,Đông có cao điểm 614, Nam có cao điểm 645, Tây có cao điểm 643. Toàn bộ cứđiểm nằm trên tọa độ [4699]. Có ranh rới phía Bắc giáp xã Chiềng Sinh [Thị xãSơn La], Đông giáp xã Mường Bon, Nam giáp xã Hát Lót, Tây giáp xã ChiềngMai [Mai Sơn].[16, Tr.86]Trước cuộc tiến công lớn của ta lên Tây Bắc, sau khi mất Nghĩa Lộ, MộcChâu... Cuối tháng 11 năm 1952, tướng Xa Lăng đã tính đến việc gom các vị trílại thành cứ điểm mạnh, hình thành tập đoàn cứ điểm. Lúc đầu Nà Sản chỉ cómột vị trí, một điểm tựa bằng bê tông và một sân bay dã chiến dài 1.100m. Lực23

Video liên quan

Chủ Đề