Xử lý quân nhân vi phạm kỷ luật

Thứ ba, 10/05/2022, 17:08 (GMT+7)

920 lượt xem

(QK7 Online) - Quấy nhiễu Nhân dân là khi tiếp xúc với Nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách, quấy nhiễu, gây phiền hà, khó khăn, cản trở sinh hoạt bình thường của Nhân dân hoặc xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của nhân, làm mất đi tình đoàn kết giữ quân đội và nhân dân. Tùy vào tính chất mức độ hành vi quân nhân sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định hoặc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

- Hình thức xử lý kỷ luật:
Căn cứ Điều 30, Thông tư 16/2020/TT-BQP ngày 21/02/2020 của Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng. Quân nhân có hành vi quấy nhiễu Nhân dân sẽ bị xử lý kỷ luật như sau:

1. Khi tiếp xúc với Nhân dân mà có hành vi đòi hỏi, yêu sách, quấy nhiễu, gây phiền hà, khó khăn, cản trở sinh hoạt bình thường của Nhân dân hoặc xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của Nhân dân nhưng chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị kỷ luật từ khiển trách, cảnh cáo đến hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm.

2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác tham gia;
c) Trong khu vực có chiến sự hoặc tình trạng khẩn cấp;
d) Gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của Quân đội.
Ngoài ra, người thực hiện hành vi quấy nhiễu nhân dân, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

- Về truy cứu trách nhiệm hình sự:
Căn cứ theo Điều 415, Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định như sau:
1. Người nào có hành vi quấy nhiễu Nhân dân đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Trong khu vực có chiến sự;
d) Trong khu vực đã có lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

Nguyễn Ngọc Hoàng, Tòa án Quân sự Quân khu 7

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật trong quân đội quy định thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi có một thắc mắc mong được ban biên tập giúp đỡ. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật trong quân đội được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong nhận được câu trả lời từ Ban biên tập. Tôi xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Ngọc Hoàng (hoang****@gmail.com)

  • Điều 41 Thông tư 16/2020/TT-BQP quy định về trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật trong quân đội như sau:

    - Người vi phạm phải tự kiểm điểm bằng văn bản, trước tập thể cơ quan, đơn vị và tự nhận hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương nơi người vi phạm cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị như bản tự kiểm điểm của người vi phạm.

    - Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, tập thể cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp phân tích, phê bình, tham gia ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật.

    - Người chỉ huy phải kiểm tra, xác minh trực tiếp hoặc ủy quyền cho cấp có thẩm quyền trực tiếp gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến. Nếu người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, để kết luận về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật đối với người vi phạm.

    - Kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.

    - Báo cáo cấp ủy Đảng cỏ thẩm quyền xem xét, thông qua (nếu có).

    - Ra quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật theo quyền hạn phân cấp.

    - Tổ chức công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị.

    Trân trọng!

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:

Đánh giá đúng nguyên nhân, bản chất vi phạm

Trong mọi công tác quản lý thì quản lý con người là khó khăn, phức tạp nhất, đặc biệt ở trong môi trường quân đội và với những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn đến vi phạm pháp luật, kỷ luật như chúng tôi đã nêu ở bài viết trước. Để hạn chế và kịp thời ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm, trước hết lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn quân phải nhận thức đầy đủ, tự giác nêu gương để có các giải pháp tổ chức quán triệt đầy đủ, hiệu quả cho quân nhân thuộc quyền các nghị quyết, chỉ thị, quy chế, quy định của các cấp về chấp hành pháp luật, kỷ luật như: Thông tư số 16/2020/TT-BQP quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng; Chỉ thị số 103/CT-BQP về việc tiếp tục tăng cường quản lý, giáo dục chấp hành kỷ luật và bảo đảm an toàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Công văn số 1598/CT-TH ngày 6-9-2019 của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giáo dục, quản lý tư tưởng, ngăn chặn các vụ việc vi phạm pháp luật, kỷ luật; Chỉ thị số 22/CT-TM ngày 5-7-2019 của Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam về việc tăng cường một số biện pháp trong công tác giáo dục, quản lý chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và bảo đảm an toàn trong QĐND Việt Nam... 

Về phía người chỉ huy, ngoài trách nhiệm quản lý quân nhân còn phải chịu trách nhiệm trước cấp trên về chất lượng, kết quả mọi mặt công tác của đơn vị. Hơn nữa, với quan điểm “lấy tập thể rèn cá nhân, lấy cá nhân rèn tập thể” để tạo nên kỷ luật và sức mạnh, nên trong một tập thể, chỉ cần một cá nhân yếu kém, vi phạm pháp luật, kỷ luật thì công sức phấn đấu của cả đơn vị như “dã tràng xe cát”. Vì thế, ở góc độ nào đó có thể thông cảm, chia sẻ với người chỉ huy nếu có nóng nảy, cáu gắt khi phát hiện cấp dưới vi phạm. Song, không vì thế mà người chỉ huy cho phép mình có những lời lẽ xúc phạm, mạt sát cấp dưới mà cần bình tĩnh lắng nghe, đánh giá đúng nguyên nhân, bản chất sự việc, vi phạm để có hình thức giáo dục, xử lý kỷ luật linh hoạt, phù hợp. Hai câu chuyện dưới đây là những vấn đề gợi mở rất đáng suy nghĩ với người chỉ huy...

Thiếu tướng Hoàng Kiền, nguyên Tư lệnh Binh chủng Công binh nhớ lại: "Những năm 1990-1991, Trung đoàn Công binh 83 Hải quân (nay là Lữ đoàn Công binh 83 Hải quân) đóng quân tại Đà Nẵng, doanh trại chưa được xây dựng củng cố, hàng rào đơn sơ, chiến sĩ trộm cắp của đơn vị; vượt tường chui rào ra quán ăn nhậu, rất phức tạp, vi phạm kỷ luật nhiều. Tôi đã tổ chức báo động giả di chuyển toàn Trung đoàn vào Cam Ranh (Khánh Hòa). Lúc đó là 11 giờ đêm, tập trung toàn Trung đoàn lên sân chào cờ điểm danh, kiểm tra quân tư trang thì phát hiện nhiều hung khí trong ba lô các chiến sĩ như dao găm, côn... Tôi cho tiến hành thu hồi toàn bộ, lập biên bản cụ thể và phát lệnh chuẩn bị hành quân. Một lát sau, tại cổng chính của Trung đoàn, nhiều chủ quán kéo đến đòi nợ. Tôi cho mở cổng mời vào phòng khách Trung đoàn làm việc, yêu cầu từng người kê khai danh sách các quân nhân nợ quán. Danh sách dài dằng dặc, tiền nợ khá lớn. Tôi tuyên bố, Trung đoàn sẽ đứng ra trả nợ dần cho các chiến sĩ. Yêu cầu các chủ quán từ nay không được chứa chấp hàng trộm cắp từ đơn vị mang ra bán và không được bán chịu cho các quân nhân. Hai bên cùng thống nhất ký vào văn bản, cùng phối hợp giải quyết. Sau đó, toàn Trung đoàn tập trung lao động xây củng cố hàng rào để quản lý bộ đội, tổ chức căng tin trong đơn vị để bảo đảm nhu cầu thiết yếu của bộ đội; tổ chức lao động, tăng gia sản xuất để bảo đảm và cải thiện đời sống cho bộ đội; đẩy mạnh công tác dân vận phối hợp giữa đơn vị với các chủ quán được tiến hành thường xuyên, từ đó hạn chế, ngăn chặn việc vi phạm kỷ luật của đơn vị. Toàn Trung đoàn đẩy mạnh các hoạt động văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao, đưa bộ đội vào các hoạt động khép kín trong ngày, giảm tối đa các tác động tiêu cực vào đơn vị. Trung đoàn được xây dựng liên tục đạt tiêu chuẩn vững mạnh toàn diện, tháng 12-1994 được phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân".

Trả lời câu hỏi: "Vì sao nhiều trường hợp vi phạm kỷ luật nghiêm trọng vậy, với vai trò là lãnh đạo, chỉ huy đơn vị mà ông không tiến hành xử lý kỷ luật?", Thiếu tướng Hoàng Kiền giải thích: "Lúc đó, đời sống khó khăn quá mà chưa có biện pháp giúp cải thiện đời sống bộ đội, cán bộ xin ra quân rất nhiều. Tường rào cũng chưa xây dựng, nhà cửa dột nát cùng rất nhiều vấn đề khác nữa mà do đơn vị di chuyển quá nhiều không có điều kiện xây dựng, củng cố nên cũng là nguyên nhân dẫn đến vi phạm kỷ luật... Sau khi củng cố, chấn chỉnh ai vi phạm mới xử lý nghiêm túc".

Còn Đại úy Nguyễn Phúc Mạnh, Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 473 (Lữ đoàn 147, Vùng 1 Hải quân) vẫn nhớ mãi sự việc xảy ra vào cuối năm 2017, khi đang công tác trên một đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Khi đi kiểm tra công sự, anh phát hiện chiến sĩ tên T, quê ở Quảng Nam lén gọi điện thoại. Khá bất ngờ vì T luôn có ý thức rèn luyện tốt, anh yêu cầu T về đơn vị để xử lý. Quá nóng giận, Đại đội trưởng có phần nặng lời, không cho T cơ hội giải thích. Ngay buổi trưa hôm đó, Đại đội trưởng cho tổ chức sinh hoạt toàn phân đội xét kiểm điểm T. Tối hôm đó, phân đội tập trung thực hiện chế độ xem thời sự thì phát hiện T vắng mặt. Sau hơn 20 phút tìm kiếm, chỉ huy đại đội thấy T ngồi khóc trong lô cốt. Đưa T về đơn vị và hỏi ra mới biết, một đồng chí gần nhà cho biết mẹ T bệnh nặng đang cấp cứu ở bệnh viện nên T mới mượn điện thoại của một đồng chí đơn vị khác, gọi về để hỏi thăm mẹ.

Đại úy Nguyễn Phúc Mạnh tâm sự: “Nghe xong câu chuyện, tôi rất hối hận vì chưa tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến hành động của quân nhân thuộc quyền mà đã vội vàng khiển trách. Từ đó, tôi cứ trăn trở, suy nghĩ phải chăng mình quá cứng nhắc, chưa gần gũi, chưa hiểu bộ đội nên đã tạo ra khoảng cách giữa cán bộ với chiến sĩ. Vì vậy, tôi quyết tâm sửa chữa với tâm niệm: Người chỉ huy không chỉ có mệnh lệnh cứng nhắc mà cần có sự cảm thông, chia sẻ, thấu hiểu, tôn trọng chiến sĩ. Ngoài chức trách đại đội trưởng còn phải là người anh luôn quan tâm, động viên, hướng dẫn, giúp đỡ cấp dưới trong công việc; nắm chắc chất lượng chính trị, hoàn cảnh của từng quân nhân để có biện pháp động viên, giải quyết kịp thời”.

Xử lý nghiêm minh nhưng cần nhân văn

Năm 2013, từ một cán bộ trẻ đầy năng lực và triển vọng, do bạn xấu rủ rê, lôi kéo, Trung úy Nguyễn Thế Lai, Đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 15 (Sư đoàn 307, Quân khu 5) dần đánh mất mình bởi các trò chơi điện tử thắng thua trên không gian mạng. Lai làm gì cũng không tập trung khiến kết quả thực hiện nhiệm vụ cứ “tụt dốc không phanh”. Vợ chưa có việc làm ổn định, con nhỏ, song Lai chẳng mấy đoái hoài nên tình cảm gia đình có nguy cơ đổ vỡ. Để có tiền thỏa mãn đam mê, Lai vay mượn bạn bè, tập tành buôn bán online, môi giới bất động sản nhưng do không có kinh nghiệm nên cứ đụng đâu là hỏng đấy. Khi bị thúc giục đòi nợ, Lai khất lần khất lượt, lúc bí quá lại vay của người sau trả cho người trước, rồi cuối cùng liên quan đến cả việc vay nợ các đối tượng xã hội đen với lãi suất cao gấp hàng chục lần ngân hàng. Khoản nợ mỗi ngày một lớn dần, bị các đối tượng xã hội đen đe dọa.

Trước những biểu hiện khác thường của cấp dưới, Đại tá Lê Đức Hải, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 307 (khi đó là Phó sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng) đã bí mật điều tra, tìm hiểu, nắm rõ mọi vấn đề. Bị cấp trên truy vấn, ban đầu Lai vẫn tìm cách chối quanh. Đến khi biết mọi chuyện đã bại lộ, Lai mới thật tâm khai báo, mong lãnh đạo, chỉ huy đơn vị cho mình cơ hội sửa chữa lỗi lầm. Thấy Lai biết ăn năn, hối cải, đơn vị cùng gia đình thường xuyên gần gũi, động viên, giúp anh dần đoạn tuyệt với các trò chơi xấu độc online. Để khắc phục hậu quả cho chồng, vợ anh đồng ý bán nhà, đưa con về quê sinh sống, còn anh bị kỷ luật cảnh cáo, chậm quân hàm thượng úy một năm. Mặc cảm, tự ti với gia đình, đồng đội nên đã có lúc Nguyễn Thế Lai định viết đơn xin xuất ngũ. Song nhờ sự quan tâm, giáo dục, động viên, giúp đỡ của lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, anh như được tiếp thêm động lực để phấn đấu, vươn lên, nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ... Đến nay anh đã mang quân hàm đại úy, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 14, Sư đoàn 307.

Đón chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi ở xã Hành Trung, huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi), Đại úy Nguyễn Thế Lai tâm sự: “Tuy không đứng trên bục giảng, song lãnh đạo, chỉ huy đơn vị thực sự là những người thầy giúp tôi nhận thức được sai lầm, biết phấn đấu, vươn lên. Sau khi bán nhà trả nợ, dư ra được một ít, vợ chồng tôi về quê thuê đất, mở trang trại nuôi gia súc, gia cầm, trồng đậu phụng ép lấy dầu bán cho bà con trong vùng. Nhờ chịu thương chịu khó nên mới đây vợ chồng tôi đã mua được đất, xây được nhà và tích lũy được một số vốn nho nhỏ để lo cho con cái sau này. Vợ tôi làm công nhân trong khu công nghiệp nhưng ngày nào cũng dậy từ 3 giờ sáng làm gà, làm vịt, bỏ mối cho các quán ăn rồi mới vội vã đến công ty. Nếu ngày xưa tôi tu chí, có lẽ vợ con tôi sẽ không vất vả như thế này”. Còn Đại tá Lê Đức Hải, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 307 cho biết: “Sự việc của đồng chí Nguyễn Thế Lai xảy ra đã khá lâu nhưng luôn là bài học đắt giá đối với lãnh đạo, chỉ huy đơn vị trong công tác quản lý, giáo dục quân nhân để cán bộ, chiến sĩ luôn nêu cao ý thức chấp hành pháp luật, kỷ luật, tự giác tránh xa các tệ nạn xã hội”.

Từ thực tiễn công tác của mình Thiếu tướng Hoàng Kiền chia sẻ kinh nghiệm: Việc xử lý kỷ luật luôn phải thực hiện theo quan điểm tự giác, nghiêm minh. Khi quân nhân đã được giáo dục đầy đủ, quản lý chặt chẽ mà vẫn vi phạm kỷ luật thì nhất định phải xử lý nghiêm minh. Không vì muốn lấy thành tích của đơn vị mà che giấu hoặc xử nhẹ sẽ làm cho cán bộ cấp dưới, chiến sĩ coi thường. Thi hành kỷ luật theo lỗi phạm, các bước xử lý từ thấp lên cao để giáo dục, tạo điều kiện cho quân nhân vi phạm sửa chữa, khi tiếp tục vi phạm phải xử lý, cao nhất là tước danh hiệu quân nhân. Các quân nhân bị xử lý kỷ luật phải làm đúng quy định các bước, thông báo công khai, kịp thời đến mọi đối tượng theo quy định. Làm thật nghiêm sẽ có tính răn đe cao, hiệu quả cao. Không được để cán bộ cấp dưới dùng các hình thức quân phiệt, xâm phạm đến thân thể, nhân phẩm của chiến sĩ. Khi cán bộ vi phạm cũng phải xử lý nghiêm. Xét kỷ luật phải công bằng với mọi đối tượng, không nể nang, châm chước, bao che.

Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 16/2020/TT-BQP của Bộ Quốc phòng, quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng nêu rõ: Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật; không áp dụng các hình thức kỷ luật khác thay cho hình thức kỷ luật được pháp luật quy định.

(còn nữa)

ĐỨC TUẤN - HỮU TÀI - MẠNH TƯỜNG - VIỆT HÙNG