Xây dựng khung lý thuyết chất lượng học tập của sinh viên

Xuân Trường, N. ., Thái Hà, N. ., & Ngọc Bích Trâm, N. . [2021]. Đánh giá chất lượng sinh viên tốt nghiệp dưới góc nhìn của người sử dụng lao động: Nghiên cứu trường hợp ngành Marketing của Trường Đại học Tài chính-Marketing. Tạp Chí Nghiên cứu Tài chính - Marketing, [51]. //doi.org/10.52932/jfm.vi51.118

Sinh viên tốt nghiệp, đánh giá chất lượng đào tạo, ngành marketing

Tiếng Việt Trần Khánh Đức. [2012]. Năng lực và năng lực nghề nghiệp, Tạp chí Giáo dục, 283[1-4], 23-26. Thúy Hải. [2018]. Tổng điều tra kinh tế năm 2017 tại TPHCM: Số lượng doanh nghiệp phát triển nhanh, hiệu quả thấp. Truy cập ngày 22/12/2018 từ [//www.sggp.org.vn/tong-dieu-tra-kinh- te-nam-2017-tai-tphcm-so-luong-doanh-nghiep-phat-trien-nhanh-hieu-qua-thap-493952.html]. Nguyễn Hoàng Lan, Nguyễn Minh Hiển. [2015]. Đánh giá của người sử dụng lao động về chất lượng đào tạo đại học: Một nhóm nghiên cứu đối với nhóm ngành kỹ thuật- công nghệ. Tạp chí Khoa học Đại học quốc gia Hà Nội, 31[2], 1-14. Anh Xuân. [2018]. Quý II-2018: Gần 127 nghìn cử nhân thất nghiệp. Truy cập ngày 22/12/2018 từ [//nhandan.com.vn/xahoi/item/37655102-quy-ii-2018-gan-127-nghin-cu-nhan-that- nghiep.html]. Tiếng Anh Chenicheri Sid. Nair và Mahsood Shah. [2011]. Employer satisfaction of university graduates: Key capabilities in early career graduate. Teaching and Learning Forum, 1-10. Glenn M., Mary Jo Blahma. [2005]. A competency – based model for developing human resource professionals. Isaac, S., & Michael, W. B. [1995]. Handbook in research and evaluation: A collection of principles, methods, and strategies useful in the planning, design, and evaluation of studies in education and the behavioral sciences [3rd ed.]. San Diego, CA, US: EdITS Publishers, 101. Lawshe. C. H. [1975]. Aquantitative approach to content validity, Personnel psychology, 28[3], 563-575. Murray, S and Robinson, H. [2001]. Graduates into sales-employer, student and university perspective, Education + Training, 43[4], 184-193. Oliver, R. L. [1980]. A cognitive model of the antecedents and consequences of satisfaction decisions, Journal of Marketing Research, 17[4], 460-469. Oliver, R. L. & Sand W. S. DeSarbo. [1988]. Response Determinants in Satisfaction Judgments. Journal of Consumer Research, 14[4], 495-507. Oliver, R.L., Balakrishnan, P.V. S. and Barry, B. [1994]. Outcome Satisfaction in Negotiation: A Test of Expectancy Disconfirmation, Organizational Behavior and Human Decision Processes, 60[2], 252-275. Parasuraman, Valarie A. Zeithaml, Leonard L. Berry. [1985]. The Journal of Marketing, 49[4], 41- 50. Parasuraman, A, Ziethaml, V. and Berry, L.L. [1988]. SERVQUAL: A Multiple- Item Scale for Measuring Consumer Perceptions of Service Quality, Journal of Retailing, 62[1], 12-40. Parasuraman, A., Berry, L.L. and Zeithaml, V.A. [1991]. “Refinement and Reassessment of the SERVQUAL scale, Journal of Retailing, 67[4], 57-67. Robert V. Hogg., Elliot Tanis, & ale Zimmerman. [2014]. Probability and Statistical Inference, 9th Edition, Pearson. Sue Erickson, Carmen Williams & Michel Braget. [2011]. 2010 UND Employer Satisfaction Survey, University of North Dakota. The World bank. [2012]. Putting higher education to work, skills and research for growth in East Asia. World Bank East Asia and Pacific Regional Report. Tremblay Denyse. [2002]. Adult Education A Lifelong Journey The Competency – Based aproach. Helping learners become autonomous, 89. Trương, Q.D. and Metzger, C. [2007]. Quality of business graduates in Vietnam institutions: multiple perspective, Journal of Management Developmen, 26[7], 629-643. Weinert, F. E. [2001]. Concept of Competence: A Conceptual Clarification. In D. S. Rychen, &

L. H. Salganik [Eds.], Defining and Selecting Key Competencies [pp. 45-65]. Seattle, WA: Hogrefe and Huber Publishers.

Chất lượng giáo dục là gì?

Từ trước tới nay cụm từ này đã được đề cập rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong hoạt động chuyên môn của ngành giáo dục và cũng gây tranh cãi nhiều trong dư luận - xã hội. Thế nhưng, hiện nay chúng ta vẫn chưa có một định nghĩa nào thật hoàn chỉnh.

Từ cách nhìn khác nhau, mỗi nhóm người hay mỗi người cũng có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về chất lượng giáo dục. Chẳng hạn như: giáo viên đánh giá chất lượng học tập bằng mức độ mà học sinh nắm vững các kiến thức kỹ năng, phương pháp và thái độ học tập của cá nhân. Học sinh có thể đánh giá chất lượng học tập bằng việc nắm vững kiến thức và vận dụng vào thực hành các bài tập, bài kiểm tra, bài thi... Cha mẹ học sinh đánh giá chất lượng bằng điểm số kiểm tra - thi, xếp loại. Người sử dụng sản phẩm đào tạo thì đánh giá chất lượng bằng khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao, khả năng thích ứng với môi trường...

Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Đản [Trường đại học Sư phạm Hà Nội], chất lượng giáo dục là những lợi ích, giá trị mà kết quả học tập đem lại cho cá nhân và xã hội, trước mắt và lâu dài. Khái niệm trên được đúc kết từ nhiều góc độ khác nhau. Dưới góc độ quản lý chất lượng, thì chất lượng giáo dục là học sinh vừa cần phải nắm được các kiến thức kỹ năng, phương pháp chuẩn mực thái độ sau một quá trình học; đáp ứng được các yêu cầu khi lên lớp, chuyển cấp, vào học nghề hay đi vào cuộc sống lao động...

Còn với góc độ giáo dục học thì chất lượng giáo dục được giới hạn trong phạm vi đánh giá sự phát triển của cá nhân sau quá trình học tập và sự phát triển xã hội khi họ tham gia vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế sản xuất, chính trị - xã hội, văn hóa - thể thao.

Nhìn từ mục tiêu giáo dục thì chất lượng giáo dục được quy về chất lượng hoạt động của người học. Chất lượng đó phải đáp ứng được các yêu cầu về mục tiêu của cá nhân và yêu cầu xã hội đặt ra cho giáo dục...

TS Tô Bá Trượng [Viện chiến lược và Chương trình giáo dục] thì cho rằng, chất lượng giáo dục là chất lượng con người được đào tạo từ các hoạt động giáo dục. Chất lượng ở đây phải được hiểu theo hai mặt của một vấn đề: Cái phẩm chất của con người gắn liền với người đó, còn giá trị của con người thì phải gắn liền với đòi hỏi của xã hội. Theo quan niệm hiện đại, chất lượng giáo dục phải bảo đảm hai thuộc tính cơ bản: tính toàn diện và tính phát triển.

Từ việc dẫn ra nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng giáo dục, PGS.TSKH Bùi Mạnh Nhị [Trường đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh] cho rằng, cách hiểu phổ biến hiện nay về chất lượng giáo dục là sự đáp ứng mục tiêu đề ra của giáo dục: Chẳng hạn mục tiêu giáo dục đại học toàn diện gồm có: phẩm chất công dân, lý tưởng, kỹ năng sống; tri thức [chuyên môn, xã hội, ngoại ngữ, tin học...] và khả năng cập nhật thông tin; giao tiếp, hợp tác; năng lực thích ứng với những thay đổi và khả năng thực hành, tổ chức và thực hiện công việc, khả năng tìm việc làm và tự tạo việc làm có ích cho bản thân và người khác... Hoặc mục tiêu giáo dục là nhằm đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cần nhanh chóng xây dựng chuẩn cho nền giáo dục

Theo nghiên cứu của Viện Chiến lược và chương trình giáo dục thì nước ta hiện nay còn thiếu nhiều chuẩn trong giáo dục. Cần phải xúc tiến khẩn trương việc nghiên cứu chuẩn hóa nền giáo dục để đưa ra chuẩn cụ thể đánh giá chất lượng của các lĩnh vực giáo dục. Tuy nhiên, việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá chất lượng giáo dục hiện nay ở nước ta cũng đang là một vấn đề gây nhiều tranh luận và chưa có sự thống nhất.

Qua nghiên cứu của các chuyên gia Viện Chiến lược và chương trình giáo dục, thì khung lý thuyết đánh giá tình hình giáo dục và chất lượng cơ sở, giáo dục gồm có 14 tiêu chí như: dân cư; chính sách phát triển giáo dục cấp, bậc học; nhận thức và thái độ của cộng đồng về giáo dục tình trạng phát triển kinh tế xã hội của địa phương; người học; chương trình giáo dục; người dạy; đầu tư cho giáo dục; cơ sở vật chất kỹ thuật; bộ máy quản lý trường, hoạt động giáo dục; hoạt động khai thác và sử dụng nguồn lực; sự phát triển của người học, sự phát triển của người dạy và lợi ích xã hội.

Tuy nhiên, để đánh giá chất lượng giáo dục, người ta thường tập trung vào một số tiêu chí, chỉ số cơ bản của chất lượng giáo dục đó là: đầu tư ngân sách cho giáo dục, tỷ lệ nhập học trong độ tuổi, tỷ lệ lưu ban, bỏ học; tỷ lệ hoàn thành cấp học; thời lượng học tập của học sinh, tình trạng đội ngũ giáo viên, đạo đức của người học, mức độ nhận thức, kỹ năng và thể lực của người học và tình trạng người học tốt nghiệp có việc làm và đáp ứng yêu cầu của công việc.

Theo TS Nguyễn Anh Dũng [Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục] thì đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông cần dựa vào các tiêu chí như chất lượng đầu vào, quá trình giáo dục và chất lượng đầu ra của sản phẩm được giáo dục đào tạo. Trong đó chú ý các yếu tố tác động như nội dung chương trình và sách giáo khoa; số lượng cơ cấu và chất lượng nghề nghiệp của giáo viên; phương pháp và thiết bị giáo dục và công tác kiểm tra đánh giá việc học tập của học sinh.

Qua nghiên cứu về chất lượng giáo dục trung học chuyên nghiệp, PGS.TS Nguyễn Đức Trí [Viện Chiến lược và chương trình giáo dục] đã có quan niệm rằng, chất lượng giáo dục được đánh giá bằng đầu vào, đầu ra [sản phẩm của giáo dục]; "giá trị gia tăng" [sự tăng trưởng trong phát triển trí tuệ và nhân cách người học]; giá trị học thuật - tri thức [đội ngũ giáo viên của trường có chất lượng, có uy tín thì trường được xem là có chất lượng]...

Giáo viên là yếu tố hàng đầu nâng cao chất lượng giáo dục

Để nâng cao chất lượng giáo dục, theo TS Nguyễn Anh Dũng [Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục] thì cần phải tiến hành đổi mới chương trình giáo dục. Đồng thời ưu tiên giải quyết đồng bộ các khâu đào tạo bồi dưỡng sử dụng đãi ngộ và kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên. Thứ hai là phải đẩy mạnh quản lý giáo dục, trong đó phải đẩy mạnh phân cấp quản lý, xây dựng và thực hiện chuẩn giáo dục, tăng cường thanh tra chuyên môn và đầu tư nguồn lực cơ sở vật chất.

Qua nghiên cứu thực trạng chất lượng giáo viên, nhóm nghiên cứu gôm các đồng chí PGS.TS Nguyễn Ngọc Hợi; PGS.TS Phạm Minh Hùng và TS Thái Văn Thành [Đại học Vinh] cũng cho rằng, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Các nhà nghiên cứu này cho rằng, những yếu tố tạo thành chất lượng giáo dục gồm có: giáo viên, chương trình và sách giáo khoa; Phương pháp dạy học; Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học... Trong đó, giáo viên là yếu tố có vai trò quyết định hàng đầu đến chất lượng giáo dục. Để nâng cao chất lượng giáo viên thì cần phải đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên; xây dựng hệ thống chính sách cho giáo viên; xây dựng cơ chế tuyển chọn, đánh giá giáo viên và quản lý toàn diện các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên.

Ngoài ra, cũng có một số ý kiến cho rằng, muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì cần phải tăng cường đầu tư cho giáo dục, kết hợp với nâng cao chất lượng cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy và học tập để phát huy khả năng thích ứng của người học với môi trường. Cũng có ý kiến cho rằng, hoạt động giáo dục cần phải gắn chặt với thị trường lao động của xã hội để giáo dục, đào tạo nên những con người dễ dàng nắm bắt và thích ứng với công việc sau khi đã được giáo dục, đào tạo.

Video liên quan

Chủ Đề