Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở cụ thể là như thế nào

Vùng biển Việt Nam bao gồm nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, được xác định theo pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế về biên giới lãnh thổ mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển hay các quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp với phần lãnh hải. Đây là vùng biển có chiều rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Vùng đặc quyền kinh tế lần đầu tiên được ghi nhận trong Công ước luật biển 1982, đây được xem là thắng lợi của cuộc đấu tranh của các quốc gia mới giành được độc lập và các nước đang trong quá trình phát triển,

Vùng đặc quyền kinh té không phải là lãnh hải vì nó nằm ngoài vùng lãnh hải và cũng không phải là một phần của biển cả, vì căn cứ theo Điều 86 Công ước Luật biển 1982 thì biển cả nằm ngoài giới hạn của vùng này.

Tại Luật biển Việt Nam năm 2012 cũng ghi nhận tại Điều 15, điều 16 quy định về vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Nhà nước Việt Nam có quyền chủ quyền về các hoạt động như thăm dò, khai thác, quản ký và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước phía bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, các hoạt động khác nhằm thăm do, khai thác khu vực này vì mục đích kinh tế.

Quy định trên đã làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, về vị trí, vùng đặc quyền kinh tế nằm bên ngoài lãnh thổ của quốc gia ven biển, tiếp liền với lãnh hải, có ranh giới trong là đường biên giới quốc gia trên biển, ranh giới ngoài là một đường mà mỗi điểm trên đó cách đường cơ sở khoảng cách tối đa không quá 200 hải lý.

Thứ hai, về chiều rộng, vùng đặc quyền kinh tế có chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Thứ ba, trong mối quan hệ với vùng tiếp giáp lãnh hải, do vùng đặc quyền kinh tế và vùng tiếp giáp đều có ranh giới trong là đường biên giới quốc gia trên biển mà chiều rộng của vùng đặc quyền kinh tế được xác định không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở trong khi chiều rộng của vùng tiếp giáp không quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở, nên thực chất, vùng đặc quyền kinh tế bao trùm lên vùng tiếp giáp lãnh hải.

Thứ tư, chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế sẽ bao gồm cả quyền của quốc gia ven biển và quyền của quốc gia khác do Công ước quy định. Đây chính là đặc trưng, tạo nên sự khác biệt trong chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế với các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia. Điều này xuất phát do vị trí của vùng biển này cũng như các vùng biển khác thuộc quyền chủ quyền quốc gia, mặc dù nằm bên ngoài lành thổ quốc gia ven biển nhưng cũng chưa thuộc vùng lãnh thổ quốc tế nên tại đó vừa ghi nhận quyền của quốc gia ven biển vừa ghi nhận quyền của các quốc gia khác.

Ngoài ra Việt Nam có quyền tài phán về lắp đặt, sử dụng đảo nhân tạp, các thiết bị và công trình trên biển, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.

Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng biển mang tính đặc thù, trong đó thể hiện sự cân bằng giữa “các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển” với “các quyền và các quyền tự do của các quốc gia khác”.

Căn cứ theo Điều 16 của Luật Biển Việt Nam năm 2012, quy định chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế:

Điều 16. Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế

1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện:

a] Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế;

b] Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển;

c] Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế.

2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam theo quy định của Luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam.

Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam, phù hợp với pháp luật quốc tế có liên quan.

4. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển quy định tại Điều này được thực hiện theo quy định tại Điều 17 và Điều 18 của Luật này.”

a. Tại Công ước luật biển 1982, trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển sẽ có các quyền sau:

+ Các quyền thuộc chủ quyền về hoạt động thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

+ Quyền tài phán theo quy định của công ước về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình, nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển cũng như các quyền và nghĩa vụ khác mà Công ước luật biển quy định.

Để có thể thực hiên một cách có hiệu quả quyền chủ quyền của mình đối với tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế, thì mỗi quốc gia ven biển có quyền tài phán về lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình. Quyền tài phán này của quốc gia ven biển không chỉ mở rộng đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đặt trong cột nước trong vùng đặc quyền kinh tế mà còn đối với cả các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đặt trên đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng. Công ước luật biển 1982 công nhận cho các quốc gia ven biển quyền tài phán về bảo vệ môi trường biển, chống lại các ô nhiễm bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau.

b. Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong những điều kiện do các quy định thích hợp của Công ước luật biển 1982 thì đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản sau:

- Quyền tự do hàng hải: Trong vùng đặc quyền kinh tế, tàu thuyền của mọi quốc gia được tự do đi lại mà không xin phép quốc gia ven biển. Thẩm quyền tài phán đối với tàu thuyền nước ngoài thuộc về quốc gia mà tàu mang cờ, trừ hai trường hợp:

[i] những vi phạm liên quan đến các lĩnh vực thuộc quyền chủ quyền.

[ii] các lĩnh vực thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển.

Hành vi vi phạm của tàu thuyền nước ngoài'trong hai trường hợp trên sẽ thuộc thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển.

- Quyền tự do hàng không: Do vùng trời phía trên vùng đặc quyền kinh tế là vùng trời quốc tế nên phương tiện bay của tất cả các quốc gia đều được hưởng quyền tự do hàng không mà không phải xin phép quốc gia ven biển, đồng thời thẩm quyền tài phán đối với phương tiện bay thuộc về quốc gia mà phương tiện bay đăng ký quốc tịch. Tuy nhiên, trong thời gian bay, phương tiện bay nước ngoài vẫn phải tuân thủ các quy định về an ninh hàng không cũng như an toàn bay được quy định trong các điều ước quốc tế và các văn bản do Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế ban hành.

- Quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm: Mọi quốc gia có quyền tự do đặt dây cáp, ống dẫn ngầm trong vùng đặc quyền kinh tế mà không phải xin phép quốc gia ven biển, có quyền sửa chữa các dây cáp, ống dẫn ngầm hiện có mà không bị quốc gia ven biển cản trở hay gây trở ngại. Ngoài ra, thẩm quyền tài phán đối với các dây cáp, ống dẫn ngầm thuộc về quốc gia đặt dây cáp, ổng dẫn ngầm này. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện quyền này, các quốc gia khác không được làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các quyền của quốc gia ven biển, đặc biệt, phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường.

Luật Hoàng Anh

Hiện nay các vấn đề trên biển Đông luôn là một vấn đề nóng đối với các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam. Do vậy, với nội dung bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu về Vùng đặc quyền kinh tế là gì? Các quy định của pháp luật về vùng đặc quyền kinh tế.

Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển mở rộng từ các quốc gia ven biển hay các quốc gia quần đảo, nằm bên ngoài và tiếp giáp với phần lãnh hải. Đây là vùng biển có chiều rộng không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải.

Vùng đặc quyền kinh tế lần đầu tiên được ghi nhận trong Công ước luật biển 1982, đây được xem là thắng lợi của cuộc đấu tranh của các quốc gia mới giành được độc lập và các nước đang trong quá trình phát triển,

Vùng đặc quyền kinh té không phải là lãnh hải vì nó nằm ngoài vùng lãnh hải và cũng không phải là một phần của biển cả, vì căn cứ theo Điều 86 Công ước Luật biển 1982 thì biển cả nằm ngoài giới hạn của vùng này.

Tại Luật biển Việt Nam năm 2012 cũng ghi nhận tại Điều 15, điều 16 quy định về vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Nhà nước Việt Nam có quyền chủ quyền về các hoạt động như thăm dò, khai thác, quản ký và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước phía bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, các hoạt động khác nhằm thăm do, khai thác khu vực này vì mục đích kinh tế.

Ngoài ra Việt Nam có quyền tài phán về lắp đặt, sử dụng đảo nhân tạp, các thiết bị và công trình trên biển, nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và giữ gìn môi trường biển.

Chế độ pháp lý đối với vùng đặc quyền kinh tế

Vùng đặc quyền kinh tế là một vùng biển mang tính đặc thù, trong đó thể hiện sự cân bằng giữa “các quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển” với “các quyền và các quyền tự do của các quốc gia khác”.

Tại Công ước luật biển 1982, trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển sẽ có các quyền sau:

– Các quyền thuộc chủ quyền về hoạt động thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió.

– Quyền tài phán theo quy định của công ước về việc lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình, nghiên cứu khoa học về biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển cũng như các quyền và nghĩa vụ khác mà Công ước luật biển quy định.

Để có thể thực hiên một cách có hiệu quả quyền chủ quyền của mình đối với tài nguyên trong vùng đặc quyền kinh tế, thì mỗi quốc gia ven biển có quyền tài phán về lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình. Quyền tài phán này của quốc gia ven biển không chỉ mở rộng đối với các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đặt trong cột nước trong vùng đặc quyền kinh tế mà còn đối với cả các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình đặt trên đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của vùng.

Công ước luật biển 1982 công nhận cho các quốc gia ven biển quyền tài phán về bảo vệ môi trường biển, chống lại các ô nhiễm bắt nguồn từ nhiều nguồn khác nhau.

Trong vùng đặc quyền kinh tế của quốc gia ven biển, tất cả các quốc gia, dù có biển hay không có biển, trong những điều kiện do các quy định thích hợp của Công ước luật biển 1982 trù định thì đều được hưởng ba quyền tự do cơ bản:

– Quyền tự do hàng hải;

– Quyền tự do hàng không;

– Quyền tự do đặt dây cáp và ống dẫn ngầm.

Quyền của Việt Nam trên vùng đặc quyền kinh tế ở Biển Đông

Với đường bờ biển dài 3260 km cùng nhiều đảo và quần đảo lớn nhỏ thì Việt Nam là một trong những quốc gia ven biển có đầy đủ các quyền và tuần thủ đầy đủ các nghĩa vụ đã được quy định trong nội dung của UNCLOS. Theo đó, mỗi quốc gia khu vực ven biển thì đều có 5 bộ phận là: Nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.

Trong đó Vùng đặc quyền kinh tế là vùng nằm ở phía bên ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng đặc quyền kinh tế thì Việt Nam sẽ có quyền chủ quyền về kinh tế và quyền tài phán theo nội dung đã được ghi nhận tỏng Công ước Luật biển 1982.

Điều 62 của UNCLOS quy định rằng quyền chủ quyền về mặt kinh tế bao gồm các quyền đối với hoạt động khai thác tài nguyên sinh vật, tài nguyên không sinh vật của cột nước bên trên đáy biển, của đáy biển và phần lòng đất dưới đáy biển. Mọi tổ chức, cá nhân nước ngoài nếu muốn tiến hành hoạt động khai thác tài nguyên trên vùng đặc quyền kinh tế này thì phải tiến hành xin phép và nhận được sự đồng ý của quốc gia ven biển. Tức là các quốc gia khác muốn khai thác trong khu vực đặc quyền kinh tế thì phải xin phép và được Việt Nam cho phép.

Tại Điều 58 của Công ước cũng chỉ ra rằng các quốc gia được hưởng các quyền tự do hàng hải và hàng không… Tuy nhiên, khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong vùng đặc quyền kinh tế của nước khác, các quốc gia bắt buộc phải tôn trọng luật và quy định mà quốc gia ven biển đã ban hành theo đúng các quy định của UNCLOS. Tức là các quốc gia khác bắt buộc phải tôn trọng luật và các quy định mà pháp luật Việt Nam đã quy định.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về   Vùng đặc quyền kinh tế là gì? Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.

Video liên quan

Chủ Đề