Tại sao nói luật học so sánh là một lĩnh vực khoa học pháp lý?

BÀI TẬP TIỂU LUẬN MÔN LUẬT SO SÁNHCHỦ ĐỀ 3: Anh/chị hãy phân tích và bình luận về ý nghĩa củaluật so sánh trong đời sống pháp luật quốc tế.A. MỞ ĐẦUTrong khoa học pháp lý trên thế giới, “Luật so sánh” là chủ đề được bànluận hết sức sôi nổi, nó tốn nhiều giấy mực cũng như gây ra nhiều tranh luận tưcác học giả, các luật gia. Nhiều tác giả đã bàn về việc sử dụng thuật ngữ nàytrước khi trình bày các vấn đề về nội dung của nó. Tuy chưa có sự thống nhấttrong cách dùng thuật ngữ, nhưng đến thời điểm hiện tại, “luật so sánh” là thuậtngữ được sử dụng tư lâu đời và cũng là thuật ngữ được sử dụng phổ biến hơn cả.Hiện tại, có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm và bản chất của luậtso sánh. Nhưng tư những quan điểm đó có thể đưa ra các nhân định cơ bản vềluật so sánh như: không phải một ngành luật hay lĩnh vực luật thực định; so sánhcác hệ thống pháp luật khác nhau để tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt;không đồng nhất với nghiên cứu pháp luật nước ngoài. Nghiên cứu luật nướcngoài chỉ là điều kiện cần để làm luật so sánh. Ngoài nghiên cứu còn phải đánhgiá, so sánh, tìm điểm tương đồng... Nhiệm vụ quan trọng và thú vị của luật sosánh là giải thích được điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống phápluật, dòng họ pháp luật.Mặc dù cách tiếp cận của mỗi người là khác nhau, thuật ngữ được sửdụng cũng chưa thống nhất nhưng ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn của nóđã được giới luật học thưa nhận. Vậy ý nghĩa của luật so sánh là gì? Việc nghiêncứu luật so sánh có tác dụng như thế nào đối với khoa học pháp lý của mỗi quốcgia nói riêng và của thế giới nói chung? Những thắc mắc đó là niềm cảm hứngcho em lựa chọn đề tài: “Anh/chị hãy phân tích và bình luận về ý nghĩa củaluật so sánh trong đời sống pháp luật quốc tế” để trình bày trong bài tập cánhân của mình.B. PHÂN TÍCH VÀ BÌNH LUẬN Ý NGHĨA CỦA LUẬT SOSÁNH TRONG ĐỜI SỐNG PHÁP LUẬT QUỐC TÊ1. Luật so sánh giúp cho việc nâng cao hiểu biết của các luật gia,các nhà nghiên cứuCó thể nói, bất kỳ khoa học nào trên thế giới đều lấy tri thức là điểm đếntrên con đường nghiên cứu đầy chông gai của mình. Tương tự như vậy, luật sosánh trước hết nhằm cung cấp tri thức khoa học. Tri thức về các lĩnh vực khoahọc sẽ phát triển hơn rất nhiều thông qua quá trình so sánh. Nắm bắt được trithức là một chuyện nhưng để so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa các trithức khác nhau lại là chuyện khác. Nghiên cứu luật so sánh không chỉ cung cấpkiến thức pháp luật mà còn bao hàm kiến thức của nhiều lĩnh vực khác.Trước hết, luật so sánh cho chúng ta cái nhìn toàn diện về hệ thống phápluật của các quốc gia trên thế giới thông qua việc giới thiệu các dòng họ phápluật. Với lý thuyết về phân nhóm hệ thống pháp luật thành các dòng họ khácnhau và nghiên cứu các dòng họ pháp luật cơ bản, luật so sánh sẽ giúp chongười nghiên cứu có một bức tranh toàn cảnh về các hệ thống pháp luật trên thếgiới, cũng như có những nhận định chung về hệ thống pháp luật của mỗi quốcgia. Hơn nữa, người nghiên cứu có thể xác định được những điểm tương đồngvà khác biệt giữa các dòng họ pháp luật.Bên cạnh đó, luật so sánh còn cung cấp tri thức về hệ thống pháp luậtnước ngoài, bởi để nghiên cứu so sánh luật thì bắt buộc phải hiểu biết về phápluật nước ngoài. Ngoài ra, luật so sánh giúp cho các luật gia và các nhà nghiêncứu có thêm được những tri thức về hệ thống pháp luật của nước mình. Nghiêncứu hệ thống pháp luật khác không chỉ bổ sung tri thức mà nó còn nâng cao sựhiểu biết những tri thức có sẵn với một mức độ khác nhau. Đồng thời, giúp chocác nhà nghiên cứu luật so sánh tiếp cận hệ thống pháp luật của nước mình theomột cách thức hoàn toàn khác với những gì đã quá quen thuộc đối với họ. Trêncơ sở so sánh, các luật gia và các nhà nghiên cứu có thể đánh giá, nhìn nhận hệthống pháp luật của nước mình một cách khách quan hơn, thậm chí, nhiều câuhỏi về hệ thống pháp luật của nước mình chưa được giải đáp lại được giải đápmột cách khá đơn giản.Ngoài những tri thức và những hiểu biết về pháp luật, luật so sánh còncung cấp những tri thức của nhiều lĩnh vực khoa học khác. Trong quá trình tiếnhành so sánh pháp luật, để hiểu được một cách đúng đắn các quy định củaphápluật nước ngoài, các nhà nghiên cứu phải tìm hiểu những nhân tố có ảnh hưởngđối với pháp luật như: lịch sử, địa lí, ngôn ngữ, những điều kiện về kinh tế,chính trị và xã hội. Hơn nữa, quá trình này còn đòi hỏi người nghiên cứu đưa rakết luận về những điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thống pháp luật mànguyên nhân cơ bản nhất dẫn đến những điểm tương đồng và khác biệt đó là sựtương đồng hoặc khác biệt về kinh tế, chính trị, xã hội, tôn giáo, lịch sử, địa lí…Do đó, những kiến thức về các lĩnh vực khác vưa là nền tảng để phân tích làmsáng tỏ nội dung pháp luật của các nước đồng thời, chúng cũng tưng bước đượcbổ sung và hoàn thiện thêm khi tiến hành các nghiên cứu so sánh.2. Luật so sánh hỗ trợ việc cải cách pháp luật quốc giaMột trong những ứng dụng rất hữu ích của luật so sánh là hỗ trợ việc cảicách pháp luật của quốc gia. Những tri thức có được tư kết quả của việc nghiêncứu so sánh sẽ hỗ trợ rất lớn cho các nhà làm luật trong việc xây dựng hoặc cảitổ hệ thống pháp luật của quốc gia mình. Trong rất nhiều lĩnh vực, các kết quảcủa sự sáng tạo có thể được xác định, đánh giá thông qua những thử nghiệm, tuynhiên trong lĩnh vực xây dựng pháp luật, những thử nghiệm này thường rất hạnchế.Vì thế, các nhà làm luật có vai trò quan trọng là phải dự báo được khảnăng tác động của các đạo luật đối với đời sống xã hội.Nếu được tiến hành cácnghiên cứu so sánh các giải pháp pháp lí đã được sử dụng ở nhiều quốc gia khácnhau, nhà làm luật sẽ dễ dàng dự báo được khả năng tác động của các đạo luậthoặc các giải pháp pháp lí cụ thể ở nước mình. Ngược lại, những giả thiết khôngchính xác hoặc các dự báo sai lầm có thể sẽ dẫn đến việc xã hội phái gánh chịunhững hậu quả và những rủi ro rất lớn mà không thể lường trước được.Bên cạnh đó, việc vay mượn miễn phí các giải pháp pháp luật của các hệthống pháp luật khác nhau sẽ rất hữu hiệu so với việc phải trải qua những thửnghiệm tốn kém và nguy hiểm. Nói cách khác, các nhà làm luật không phải mạohiểm vào những dự đoán không chắc chắn mà thay vào đó họ có thể học hỏikinh nghiệm tư các hệ thống pháp luật nước ngoài. Thậm chí, việc nghiên cứuluật so sánh không chỉ giúp cho nhà làm luật có được giải pháp hoặc mô hìnhpháp luật tiếp nhận hoàn hảo mà còn giúp họ tránh được những sai xót, tổn thấttư các cuộc thử nghiệm thất bại ở hệ thống pháp luật khác. Tuy nhiên, phải lưu ýrằng, việc vay mượn giải pháp tư các hệ thống pháp luật khác phải dựa trên cơsở kinh tế – xã hội của tưng quốc gia, điểm giống và khác nhau về nhiều mặt củacác nước để có thể sửa đổi, bổ sung sao cho giải pháp đó là phù hợp với nướcmình.Chưa dưng lại ở đó, các nghiên cứu so sánh cũng như việc nghiên cứu cáchệ thống pháp luật nước ngoài, nhà làm luật sẽ sử dụng các giải pháp và kháiniệm mà họ cho rằng có hiệu quả để giải quyết một vấn đề như là những hìnhmẫu để xây dựng các quy phạm pháp luật hoặc các văn bản luật của nước mìnhsao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh. Việc sử dụng các khái niệm và cácgiải pháp pháp lí của nước ngoài trong quá trình xây dựng pháp luật có thể đượcthực hiện theo hai phương thức:Thứ nhất, dựa vào kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài mà cụ thể là hệthống khái niệm và giải pháp của pháp luật nước ngoài để xây dựng cho hệthống pháp luật của nước mình. Ở phương thức này, trên cơ sở phân tích, đánhgiá các giải pháp, khái niệm của pháp luật nước ngoài, các luật gia sẽ căn cứ vàohoàn cảnh kinh tế, chính trị, truyền thống, văn hóa của nước mình để xây dựngnên một giải pháp để giải quyết vấn đề một cách phù hợp nhất có thể. Điều nàyxuất phát tư cơ sở mỗi quốc gia có điều kiện phát triển kinh tế – xã hội hoàntoàn khác nhau.Thứ hai, tiếp nhận các khái niệm và giải pháp pháp luật của nước ngoàibằng cách “cấy ghép” pháp luật. “Cấy ghép” ở đây nghĩa là đưa các quy phạmpháp luật, các văn bản tư hệ thống pháp luật này vào hệ thống pháp luật kháctrong quá trình xây dựng pháp luật hoặc cải cách pháp luật. Nói cách khác, cácluật gia “nhâp khẩu” quy phạm hoặc văn bản pháp luật cụ thể của một hệ thốngpháp luật nào đó vào hệ thống pháp luật nước mình. Để đảm bảo những “sảnphẩm nhập khẩu” hoạt động có hiệu quả, các nghiên cứu so sánh sẽ giúp các nhàlàm luật đánh giá, dự báo trước khả năng tương thích của chúng khi áp dụng vàopháp luật quốc gia.Tóm lại, thay vì tự nghiên cứu, tìm kiếm và thử nghiệm các giải pháppháp luật có thể có những rủi ro khó lường trước, các nhà làm luật có thể dựavào luật so sánh để cải cách và hiệu quả hóa hệ thống pháp luật nước mìnhthông qua việc học hỏi kinh nghiệm hoặc “cấy ghép” pháp luật. Vì vậy, có thểnói rằng: luật so sánh góp phần mở rộng các nguồn giải pháp về một vấn đề cụthể mà pháp luật của các nước đang phải đối mặt.3. Luật so sánh hỗ trợ cho việc làm hài hóa pháp luật và nhất thểhóa pháp luậtHài hòa hóa pháp luật và nhất thể hóa pháp luật là hai khái niệm, hai hìnhthức khác nhau được sử dụng phổ biến trong khoa học pháp lý, nhằm loại bỏ sựkhác biệt trong các lĩnh vực pháp luật cụ thể của các hệ thống pháp luật khácnhau. Trong đó:Hài hòa hóa pháp luật là quá trình nhằm làm giảm đi những khác biệttrong các lĩnh vực pháp luật cụ thể giữa các hệ thống pháp luật bằng cách xâydựng các luật mẫu và thực hiện các biện pháp để khuyến khích các quốc gia tiếpnhận và áp dụng.Nhất thể hóa pháp luật là quá trình theo đó các quy phạm pháp luật mâuthuẫn của các hệ thống pháp luật khác nhau được thay thế bởi các quy phạmpháp luật chung nhất.Có nghĩa là: nếu hài hòa hoá pháp luật giảm đi những khác biệt trongcùng lĩnh vực pháp luật thì nhất thể hóa pháp luật lại đi xa hơn là tạo ra các quyphạm pháp luật để áp dụng chung đối với các nước chấp nhận việc nhất thể hóa.Có thể nói đây là hai quá trình hết sức khó khăn và phức tạp, dù được diễnra ở cấp độ và phạm vi nào cũng sẽ gặp những khó khăn nhất định. Kỹ thuậtpháp lý là một trong những khó khăn như vậy – đó là sự khác biệt về quan niệmvà thuật ngữ giữa các hệ thống pháp luật khác nhau. Thêm nữa, vấn đề tâm lýliên quan đến lòng tự tôn dân tộc cũng là một trở ngại bởi việc chấp nhận cácquy tắc được hài hòa hóa và nhất thể hóa đồng nghĩa với việc các quốc gia sẽphải tư bỏ các quy phạm pháp luật của mình.Khi vấp phải những rào cản này, chính là lúc luật so sánh thể hiện vai tròcủa mình. Trước hết, luật so sánh hỗ trợ cho quá trình hài hòa hóa pháp luật vànhất thể hóa pháp luật để vượt qua những khó khăn về kỹ thuật pháp lý bằngcách xác định những điểm chung của các hệ thống pháp luật làm cơ sở cho việctạo ra hệ thống quy tắc mẫu hoặc hệ thống quy tắc được áp dụng chung. Để làmđược điều đó, không thể không tiến hành các nghiên cứu so sánh. Hơn nữa, khinghiên cứu so sánh hỗ trợ quá trình hài hòa hóa và nhất thể hóa pháp luật khôngchỉ dưng lại ở việc tập hợp các điểm tương đồng và khác biệt giữa các hệ thốngpháp luật mà cao hơn là phải đề xuất được giải pháp pháp lý tốt hơn và dễ dàngáp dụng hơn.Mặt khác, luật so sánh cung cấp tri thức và kỹ năng quan trọng để các luậtgia tham vào quá trình đàm phán nhằm đạt được sự đồng thuận về các quy tắcpháp luật chung giữa các quốc gia. Những tri thức về các hệ thống pháp luậtcùng những kỹ năng phân tích, đánh giá các hệ thống pháp luật khác nhau lànhững phương tiện không thể thiếu đối với một luật gia để tham gia đàm phán.Như đã nói ở trên, trong quá trình hài hòa hóa pháp luật và nhất thể hóapháp luật, một trở ngại lớn đặt ra là vấn đề tâm lý tự hào dân tộc. Ở vấn đề này,luật so sánh hỗ trợ các quốc gia vượt qua hàng rào tâm lý khi tiếp nhận các quyđịnh áp dụng chung và tư bỏ các quy định của pháp luật quốc gia. Để tránh đượcquan niệm tiêu cực, luật so sánh cần phải thực hiện những nghiên cứu so sánhmang tính đột phá, vượt lên trên những nghiên cứu so sánh về quy phạm phápluật thực định. Nói cách khác, luật so sánh phải xây dựng được hệ thống lýthuyết về các lĩnh vực pháp luật có thể xây dựng các quy phạm được áp dụngchung. Lí thuyết này không tập trung vào hệ thống pháp luật cụ thể nào cũngnhư không đề cập bất kì quốc gia nào mà nó được xây dựng trên cơ sở nghiêncứu so sánh các quy tắc của các hệ thống pháp luật khác nhau được gắn với tínhđa dạng về kinh tế, chính trị, xã hội... của các quốc gia. Những nghiên cứukhôngdưng lại ở mục đích thuần túy mà nó nhằm mục đích làm cho mọi người nhậnthức được nền tảng của các quy phạm pháp luật được áp dụng chung phù hợpvới các quốc gia có điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội khác nhau. Tư đó, cácquốc gia sẽ dễ dàng chấp nhận các quy tắc được áp dụng chung trong những lĩnhvực được hài hòa hóa và nhất thể hóa.4. Luật so sánh hỗ trợ việc thực hiện và áp dụng pháp luậtHiện nay, luật so sánh có thể được ứng dụng trong thực tiễn áp dụngpháp luật. Thực tiễn áp dụng pháp luật rất phong phú, đa dạng, nhất là trong bốicảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của các quốc gia. Vì thế, việc sửdụng luật so sánh như là một phương tiện hỗ trợ cho quá trình thực hiện và ápdụng pháp luật có thể sẽ mang lại kết quả bất ngờ. Trong điều kiện hiện nay, sửdụng luật so sánh trong hoạt động thực tiễn không phải chỉ hữu ích đối với cácthẩm phán của các toà án hay các cơ quan tài phán mà nó còn hữu ích cả đối vớicác luật sư,những người thường xuyên phải đưa ra lời tư vấn cho các giao dịchcủa khách hàng hoặc lời bào chữa cho các khách hàng của mình.Hơn nữa, trong việc giải quyết các vụ việc có yếu tố nước ngoài và phápluật nước ngoài, luật so sánh có vai trò đặc biệt quan trọng . Khi phải giải quyếtvụ việc cụ liên quan đến việc áp dụng pháp luật nước ngoài đối với các Thẩmphán và các luật sư khi tranh tụng tại toà án đối với các vụ việc liên quan đếnpháp luật nước ngoài đương nhiên cần phải hiểu được các quy định của phápluật nước ngoài. Mặc dù, việc tìm kiếm và áp dụng luật nước ngoài không liênquan đến so sánh luật nhưng việc áp dụng pháp luật nước ngoài đòi hỏi một cáchgián tiếp những so sánh nhất định giữa luật nước ngoài và luật của nước mà toàán có thẩm quyền xét xử vụ việc. Ngoài ra, khi áp dụng pháp luật nước ngoài,các toà án đều phải bảo đảm rằng các quy định đó không trái với các nguyên tắcpháp luật trong nước và không xâm phạm trật tự công cộng. Để làm được nhưvậy, việc so sánh pháp luật nước ngoài và pháp luật trong nước là việc làmkhông thể thiếu.Trường hợp phải áp dụng các quy định là kết quả của quá trình hài hoàhoá và nhất thể hoá pháp luật, bắt buộc phải đảm bảo tính thống nhất của cácquy tắc đã được nhất thể hoá hoặc hài hoà hoá thì việc sử dụng luật so sánh đểxác định nội dung và thách thức áp dụng các quy định này được xem như là yêucầu quan trọng đối với các cơ quan có thẩm quyền áp dụng pháp luật của quốcgia. Trong những trường hợp như vậy, các thẩm phán cùng những người cóthẩm quyền áp dụng pháp luật có thể chọn cách thức giải thích các quy định đótheo toà án các nước, đặc biệt là toà án của nước đã sản sinh ra quy định đó.Trường hợp áp dụng pháp luật quốc gia để giải quyết vụ việc, luật so sánhvẫn có thể được sử dụng là phương tiện giải thích và áp dụng các quy định đó.Khi pháp luật quốc gia có những khoảng trống chưa lấp đầy thì các Thẩm pháncó thể tìm kiếm sự trợ giúp của luật so sánh và tất nhiên trong những trường hợpnhư vậy, những lập luận tư nghiên cứu so sánh sẽ không được nêu ra trong bảnán hoặc phán quyết của Tòa án.Bên cạnh đó, với bối cảnh hội nhập, giao lưu hợp tác như hiện nay, cácdoanh nghiệp khi ký hợp đồng với đối tác nước ngoài rất cần đến vai trò của cácluật sư. Các luật sư thông qua việc so sánh luật, sẽ tư vấn cho thân chủ của mìnhlựa chọn pháp luật nước nào có thể mang lại lợi nhuận tối đa cũng như giảmđược rủi ro tối thiểu trong các giao dịch với đối tác ngoại quốc. Tuy vậy, cácluật sư cũng nên lưu ý nghiên cứu các quy tắc không thành văn được thực tế cácnước thưa nhận, bởi thực tiễn thường khác xa với lý thuyết.C. KÊT LUẬNNhư vậy, qua toàn bộ phần phân tích và bình luận về ý nghĩa của luật sosánh trong đời sống pháp luật quốc tế, chúng ta có thể thấy rằng luật so sánh córất nhiều ý nghĩa đặc biệt quan trọng, có thể ảnh hưởng đến pháp luật của mỗiquốc gia có sự hiện diện của nó. Vì thế, trong thời đại của công nghệ thông tin,của tự do hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, các quốc gia đặc biệt là nhữngquốc gia có nền kinh tế phát triển đều rất chú trọng đầu tư nghiên cứu luật sosánh không chỉ bởi những lợi ích to lớn nó mang lại mà còn phản ánh trình độphát triển khoa học pháp lý của quốc gia đó. Ở nước ta, tuy là một nước đangphát triển, có thể nhận định chung rằng trình độ lập pháp của Việt Nam cònnhiều yếu kém, pháp điển hoá pháp luật không tốt, nhiều điều luật chồng chéonhau hoặc không cần thiết, rất cần nghiên cứu tư duy pháp lý, kỹ thuật lập phápcác nước phát triển bổ sung cho pháp luật hiện hành. Hơn nữa trong thời buổihội nhập nếu không hiểu biết pháp luật quốc tế thì rất dễ bị thua thiệt, nên việchọc luật so sánh lại càng cần thiết. Mong rằng, luật so sánh sẽ được quan tâm,chú ý phát triển nhiều hơn để có thể đóng góp thêm nhiều nghiên cứu khoa họccho nền pháp luật nước nhà, nhằm phục vụ tốt nhất cho nhân dân.DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật so sánh, Nxb Công an nhândân, 2015.2. //giaotrinhluatsosanh.blogspot.com/

Video liên quan

Chủ Đề