Sữa mẹ dự trữ được bao lâu

Hỏi - 20/05/2014
Chào bác sĩ! Con em nay được 1 tháng rưỡi, lúc sinh bé nặng 2k7, đến nay bé được 4kg rưỡi, bé bú mẹ hoàn toàn, vì bé chỉ có thể bú 1 bên vú nên bên còn lại em vắt ra bình cho bé bú. Nếu bé bú không hết em bảo quản nóng trong bình giữ nhiệt. Em không biết sữa mẹ vắt ra vậy có thể bảo quản trong bao lâu vì sữa nhiều vắt ra bé bú không hết, để lại cho cử bú sau có ảnh hưởng gì không? Em không muốn bỏ sữa muốn cho bé bú hết vì em vắt hết sữa nếu bé bú không hết em sợ bé không đủ chất béo như bú mẹ tự nhiên? Mong hồi âm của bác sĩ!

Trả lời

Chào bạn! Hiện con bạn tăng cân tốt. Nếu trẻ bú không hết bạn nên bảo quản sữa trong tủ lạnh thì bé có thể sử dụng lâu.   Việc bảo quản nóng sữa mẹ trong bình chỉ sử dụng được 1 thời gian ngắn. Nếu bạn không có dự định cho bé dùng sữa ngay sau khi vắt thì nên dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh càng sớm càng tốt. Nếu để trong ngăn mát tủ lạnh, sữa mẹ có thể giữ được trong 1-3 ngày. Dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá: Thời gian tối đa có thể lên tới 3 tháng [phụ thuộc vào nhiệt độ trong ngăn đá và tần suất đóng – mở cửa tủ] và 6 tháng nếu ở trong máy ướp lạnh. Không nên bảo quản sữa mẹ ở cánh cửa ngăn đá vì nhiệt độ ở đó thường không chính xác. Khi muốn đưa sữa lên ngăn đá, bạn nên đặt sữa trong ngăn mát trước rồi chuyển lên ngăn đá. Tương tự, khi muốn rã đông, nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát khoảng ½-1 ngày trước khi mang sữa ra bên ngoài. Tuy nhiên, bạn không nên bảo quản sữa mẹ quá lâu mà nên cho bé dùng sớm nhất có thể.

Thân mến! BS CK2 Chung Thị Mộng Thúy

Khoa Sơ Sinh - Bệnh viện Từ Dũ

Dự trữ sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu?

Thứ Năm ngày 19/12/2019

  • Cách kích sữa bằng máy hút sữa đơn giản các mẹ nên biết
  • Cách dùng dụng cụ hút sữa bằng tay đơn giản, hiệu quả
  • Mách bạn cách hút được nhiều sữa mẹ vừa đơn giản lại hiệu quả

Để dự trữ cho bé dùng dần khi mẹ vắng nhà, nhiều người đã vắt sữa mẹ để bảo quản trong tủ lạnh. Nếu bạn cũng dùng phương pháp như vậy, sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu là điều bạn cần quan tâm.

Khi hết thời gian nghỉ thai sản mẹ phải đi làm lại hoặc khi có việc đột xuất phải xa con, nhiều người đã vắt sữa mẹ để bảo quản trong tủ lạnh. Nếu bạn cũng dùng phương pháp như vậy, sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu là điều bạn cần quan tâm.

Sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu là điều mà nhiều mẹ quan tâm

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé

Trong 6 tháng đầu đời, sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho bé. Sữa mẹ chứa các chất dinh dưỡng và nguồn năng lượng cần thiết giúp bé phát triển nhanh chóng và thuận lợi trong những năm tháng đầu đời. Vì vậy, nhiều mẹ không có điều kiện thường xuyên cho con bú sữa mẹ trực tiếp đã vắt sữa và bảo quản trong tủ lạnh. Việc này là cần thiết vì sữa mẹ cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho bé và vắt sữa mẹ thường xuyên giúp giảm nguy cơ mẹ bị tắc tia sữa vón cục.

Lúc này, sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu và làm cách nào để bảo quản sữa mẹ đúng cách là điều mà mẹ cần quan tâm. Câu trả lời còn tùy vào mẹ muốn cho con sử dụng vào lúc nào. Nếu sữa được dùng để cho bé bú trong vòng 1 ngày thì tốt nhất là để ngăn mát, bởi vì nếu sữa mẹ bị đông lạnh thì nó sẽ bị đánh mất những dưỡng chất quan trọng.

Sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu?

Sữa mẹ chứa kháng thể nhưng cũng rất giàu dinh dưỡng. Do đó, nếu vắt ra để trong vài giờ là sữa mẹ đã bị hỏng nếu bảo quản không đúng cách. Tùy vào nhiệt độ bảo quản mà thời hạn sử dụng của sữa mẹ rất khác nhau:

  • Trong nhiệt độ phòng [trên 26 độ C]: Sữa mẹ chỉ bảo quản được tối đa trong 1 giờ.
  • Trong phòng có điều hòa [dưới 26 độ C]: Sữa mẹ chỉ có thể sử dụng tối đa trong 6 giờ.
  • Trong ngăn mát tủ lạnh: Bảo sản sữa mẹ tối đa trong 48 giờ.
  • Trong ngăn đông tủ lạnh: Nếu là loại nhỏ thì thời hạn sử dụng kéo dài trong 2 tuần, còn nếu là loại lớn thì có thể để trong 4 tháng.
  • Bảo quản trong tủ đông chuyên dụng: Thời hạn sử dụng tối đa kéo dài đến 6 tháng.

Sữa mẹ để ngăn đông có thể bảo quản trong 2 tuần

Cách bảo quản sữa mẹ sau khi được vắt ra

1. Chuẩn bị

Để có thể bảo quản sữa mẹ cho con dùng dần, bạn cần chuẩn bị bình nhựa hoặc bình thủy tinh để chứa sữa. Nếu dùng bình nhựa thì cần tránh loại có chứa BPA vì chúng gây nguy hại cho sức khỏe của bé. Bên cạnh bình sữa, hiện nay có nhiều loại túi sữa chuyên dụng rất tiện lợi và hợp vệ sinh, bao gồm loại dùng một lần và loại dùng nhiều lần.

Chuẩn bị bình sữa chuyên dụng để dự trữ sữa mẹ trong tủ lạnh

Dù vật chứa là gì, bạn cũng cần ghi chú thời gian bắt đầu dự trữ và chú ý hạn sử dụng. Sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu còn tùy vào điều kiện bảo quản nhưng mẹ cần lưu ý là nếu sữa bị quá hạn thì bỏ ngay chứ không cho bé uống nhé.

2. Cách dự trữ

Tùy vào nhu cầu bú của bé và lượng sữa tiết ra mà cần dự trữ sữa trong tủ lạnh với lượng phù hợp:

  • Sữa sử dụng trong ngày thì mẹ có thể đựng trong cùng một túi để cho bé sử dụng dần. Tuy nhiên, nếu sử dụng khác ngày thì nên chứa sữa trong những túi riêng biệt.

  • Sữa mẹ hút ra mỗi ngày thì có thể cho vào túi sữa hoặc bình cho vào tủ lạnh trong vòng 48 giờ. Tùy vào nhu cầu thì mỗi lần bé bú thì chiết ra một ít, phần còn thừa thì để bé dùng trong khoảng 1 - 2 giờ. Nếu không hết thì bỏ đi ngay chứ không giữ lại.

  • Những mẹ tiết ra nhiều sữa bé bú không hết thì có thể dự trữ sữa trong ngăn đông tủ lạnh. Lượng sữa vắt dư thì mẹ cho vào túi sữa chuyên dụng hoặc bình sữa lớn để trong ngăn đá tủ lạnh. Nếu để túi sữa cùng với những thực phẩm khác thì nên cho nó vào túi zipper để tránh nhiễm khuẩn chéo.

Cho sữa mẹ vào tủ đông để kéo dài thời gian sử dụng

3. Cách rã đông

Nếu dự trữ sữa mẹ trong ngăn đá thì mẹ cần rã đông trước khi cho bé bú. Có thể hâm sữa ở nhiệt độ 40 độ C hoặc ngâm trong nước ấm một thời gian là có thể cho bé bú rồi. Sữa mẹ sau khi được rã đông thì cần cho bé bú ngay chứ không nên hâm lại để tiếp tục bảo quản trong tủ lạnh.

Tại sao sữa mẹ bị đổi màu, đổi mùi khi được bảo quản?

Trong quá trình bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát hoặc ngăn đông, có những lúc sữa xuất hiện những mùi lạ như: mùi tanh như mùi cá, mùi xà phòng hay mùi mỡ. Nhiều mẹ lo lắng rằng có lẽ mình đã bảo quản sữa không đúng cách khiến nó bị hỏng và không thể cho bé bú nữa.

Nhưng thực tế thì những hiện tượng này là hoàn toàn bình thường. Nguyên nhân là do enzyme lipase trong sữa phân rã chất béo khi sữa được bảo quản ở nhiệt độ thấp. Tuy sữa không bị hỏng, nhưng mùi lạ cũng có thể ảnh hưởng đến vị giác của bé, nhiều bé sẽ chê sữa không chịu ăn.

Như vậy, qua những thông tin trên, bạn đã biết được sữa mẹ để tủ lạnh được bao lâu. Tùy theo điều kiện bảo quản, sữa mẹ có thời hạn sử dụng có thể kéo dài từ vài giờ đến vài tuần. Tuy nhiên, nếu sữa hết hạn thì nên bỏ ngay chứ không nên cho bé uống tiếp bạn nhé.

Uyên

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

  • sữa mẹ
  • mẹ và bé
  • cho con bú

Vậy Cách bảo quản sữa mẹ khoa học, an toàn cho bé sử dụng như thế nào? Hãy cùng Meiji tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!

Sữa mẹ có thể bảo quản được bao lâu?

Sữa mẹ sau khi vắt nên bảo quản bằng tủ lạnh hay bằng tủ đông vẫn đảm bảo giá trị dinh dưỡng nguyên vẹn [dù sẽ có khả năng kháng thể bị giảm đi]. Vậy sữa mẹ để ngăn đá bảo quản được bao lâu? Thông thường, với sữa mẹ vừa vắt ra có thể bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh từ 1-3 tháng; từ 3-6 tháng nếu sử dụng tủ đông [hình thức này có thể làm giảm lượng kháng thể có trong sữa]. Nếu sữa mẹ loãng mẹ nên lưu ý chế độ ăn uống mẹ nhé.

Ngoài ra, nếu sữa mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh [khoảng 4℃] thì có thể bảo quản được khoảng 3 ngày. Và lượng sữa này nên được đặt phía bên trong tủ, không đặt ngoài cánh cửa tủ lạnh để đảm bảo nhiệt độ bảo quản sữa ổn định nhất.

Mẹ nên chú ý khoảng thời gian này để cho trẻ ăn lần lượt những túi sữa được vắt ra trước đó, đảm bảo không có túi trữ sữa nào bị “quá hạn sử dụng”.

Cách bảo quản sữa khoa học

Sữa mẹ cần được bảo quản đúng cách để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn cho trẻ:

  • Mẹ cần vệ sinh tay và dụng cụ thật sạch sẽ trước khi tiến hành vắt sữa.
  • Đối với dụng cụ đựng sữa vắt: mẹ có thể đựng trong bình sữa bằng nhựa hoặc thủy tinh hoặc túi đựng sữa chuyên dụng.
  • Cách sắp xếp sữa trong tủ: mẹ hãy xếp thành hàng và ghi chú ngày vắt trên từng bình/túi để có thể dùng từ cũ đến mới.
  • Không nên để chung sữa của trẻ và đồ ăn tươi sống trên cùng 1 ngăn đá tủ lạnh.

Các mẹ phải chú ý đến thời gian bảo quản và nhớ ghi chú mỗi khi cất giữ

Nên trữ sữa mẹ bằng gì sau khi hút ra

Một vấn đề mà các mẹ nên lưu tâm nữa đó chính là nên trữ sữa sau khi vắt ra ở đâu có an toàn và kháng khuẩn. Sau đây Meiji xin được gợi ý một số dụng cụ sau:

Túi trữ sữa chuyên dụng

Đây là một loại dụng cụ được hầu hết các mẹ tin dùng do tính tiện lợi của nó. Túi được sản xuất từ 100% nhựa tự nhiên, không chứa chất BPA. Vì vậy, mẹ có thể yên tâm khi sử dụng và an toàn đối với bé. Túi có hình dạng nhỏ gọn và có khóa zip chắc chắn không làm sữa đổ ra ngoài bảo đảm vệ sinh cho bé.

Bình trữ sữa chất liệu an toàn

Trên thị trường có rất nhiều bình trữ sữa với nhiều kiểu dáng và chất liệu khác nhau. Tuy nhiên, các mẹ nên thận trong trong việc lựa chọn bình trữ sữa bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Các mẹ nên ưu tiên sử dụng bình trữ sữa thủy tinh hay inox để hạn chế nhựa hoặc oxi hóa sữa. Tuy nhiên, việc sử dụng bình trữ sẽ tốn nhiều diện tích hơn và khó có thể đem theo ra ngoài hơn so với việc sử dụng túi trữ.

Hướng dẫn rã đông sữa tốt nhất

Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh:

  • Trước khi sử dụng 1 ngày, mẹ nên cho sữa từ ngăn cấp đông xuống ngăn mát để rã đông. Hoặc mẹ có thể rã đông sữa trong một chậu nước, nhưng phải là nước đá lạnh.
  • Khi sữa đã chảy mềm hoàn toàn sang dạng lỏng, lúc đó mẹ cần nhẹ nhàng lắc để lớp váng sữa và phần nước sữa trong được hòa đều với nhau. Sau đó mới thay nước ngâm sữa thành nước ấm nóng để hâm đến nhiệt độ thích hợp cho trẻ ăn.
  • Tránh rã đông bằng lò vi sóng, vì lò vi sóng có thể làm hủy hoại đi các chất kháng thể có trong sữa mẹ.

Đối với sữa mẹ bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh:

  • Mẹ lấy sữa trong tủ lạnh ra và ngâm trong nước ấm 40 độ cho đến khi đạt nhiệt độ phù hợp để trẻ ăn. Tuy nhiên, không nên ngâm sữa trong nước quá nóng vì sẽ làm mất vitamin và khoáng chất có trong sữa mẹ.
  • Sữa mẹ sau khi đã lấy ra khỏi tủ lạnh không thể cấp đông lại dùng tiếp. Do đó, mẹ chỉ nên lấy đúng lượng sữa vừa ăn mỗi cữ cho trẻ.

Chỉ lấy lượng sữa vừa đủ cho bé dùng trong 1 lần

Hút sữa đúng cách

Để bảo đảm nguồn sữa chất lượng cho bé mỗi lần bú, các mẹ cũng cần chú ý công đoạn hút sữa.

Hút sữa bằng tay

Trước khi thực hiện công đoạn hút sữa, trước hết các bạn cần vệ sinh dụng cụ và núm vú sạch sẽ, tránh để bị vi khuẩn xâm nhập. Sau đó tiến hành xoa nhẹ hai bên vú và đặt dụng cụ hút sữa vào núm vú.

Hút sữa bằng máy

Tương tự như việc hút sữa bằng tay, các mẹ vệ sinh và khử trùng dụng cụ hút sữa, chọn một tư tế thoải mái và massage ngực để có thế hút được nhiều sữa. Trong trường hợp bạn sử dụng máy vắt bằng điện thì ban đầu hãy bật nó ở áp lực hút thấp, tăng dần cho đến khi đạt áp lực hút cao nhất mà bạn cảm thấy thoải mái.

Những chú ý khi tiến hành rã đông sữa cho trẻ

  • Không nên bỏ trực tiếp sữa từ tủ đá vào nước ấm để rã đông cho nhanh: Việc này làm mất hết các chất có trong sữa do sự thay đổi nhiệt độ quá đột ngột.
  • Không trực tiếp rã đông sữa mẹ trong nước quá nóng: Không chỉ làm mất các chất dinh dưỡng mà còn khiến trẻ bị bỏng vì sữa quá nóng.
  • Tuyệt đối không rã đông sữa mẹ trong lò vi sóng: Lò vi sóng có thể điều chỉnh được nhiệt độ cho phù hợp, nhưng lại không làm ấm đều sữa dẫn đến chỗ nóng chỗ lạnh sẽ nguy hiểm cho trẻ khi bú sữa.
  • Không rã đông nhiều sữa cùng một lúc, trẻ dùng không hết lại bỏ vào tủ lạnh: Sữa mẹ đã rã đông chỉ dùng được một lần, nếu không dùng hết mẹ phải bỏ đi vì chất dinh dưỡng không còn nữa.
  • Rã đông sữa mới, sau đó trộn chung với sữa cũ: Có thể khiến trẻ bị đi ngoài, lại không nhận được nhiều chất dinh dưỡng có trong sữa.
  • Hương vị của sữa mẹ rã đông có thể thay đổi: Đôi khi sữa tan đá có mùi không dễ chịu với trẻ. Có thể là mùi và vị chua lạ là từ một loại enzyme trong sữa có tên là lipase. Mùi khó chịu này chỉ có mẹ mới ngửi thấy rõ. Hầu hết các trẻ sẽ vẫn ăn bình thường chỉ có điều những trẻ nhạy cảm có thể không uống vì không thích mùi vị đó. Nếu vẫn muốn cho trẻ ăn ngon lành, mẹ có thể đun sữa nóng xuất hiện bong bóng nhỏ là tắt bếp, tuyệt đối không đun sôi.

Sữa mẹ cấp đông đổi màu có ảnh hưởng đến chất lượng sữa không?

Đối với sữa mẹ đông lạnh khi rã đông sẽ có chút thay đổi về màu sắc, như là màu xanh nhạt, nâu nhẹ hay ngả vàng. Sữa mẹ rã đông cũng xuất hiện hiện tượng tách lớp trông như sữa chua, có khi nghe thoang thoảng mùi xà phòng do sự phân tán của các chất béo. Tuy nhiên, điều này không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ dành cho trẻ nhỏ, nếu như mẹ cấp đông đúng nhiệt độ và rã đông đúng cách thì sữa mẹ cấp đông hoàn toàn đảm bảo được chất dinh dưỡng khi cho con bú mẹ nhé.

Cách nhận biết sữa trữ bị hỏng

Việc trữ sữa đông có thể thuận lợi cho các mẹ bận rộn hoặc nếu gia đình có việc đi ra ngoài. Tuy nhiên, sữa mẹ thường không bảo quản được lâu dài và dễ bị hỏng. Khi sữa có dấu hiệu bị hỏng ta có thể nhận biết qua quan sát bình thường như: mùi tanh, chua, khó chịu, váng sữa không tan,..

Khi này, tuyệt đối không nên cho trẻ sử dụng vì có thể khiến bé bị tiêu chảy. Các mẹ nên vứt bỏ số sữa hư đó đi và hút sữa mới để đảm bảo an toàn cho bé.

Mẹ cần biết:

Trên đây là bài viết Cách bảo quản sữa mẹ khoa học, an toàn cho bé sử dụng chia sẻ về những cách bảo quản sữa mẹ án toàn cho bé và Meiji đã gửi đến các bạn. Hy vọng qua bài viết này mọi người sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc nuôi dạy trẻ. Chúc các bạn thật nhiều sức khỏe!

Video liên quan

Chủ Đề