Paracetamol 500mg uống cách nhau bao lâu

Paracetamol là loại thuốc thường xuyên được sử dụng trong điều trị các bệnh lý như đau đầu, cảm cúm, đau răng,… Tuy được sử dụng phổ biến nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về tác dụng, liều dùng hay các thận trọng khi dùng thuốc. Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây để tìm hiểu về những vấn đề nói trên nhé!

1. Paracetamol có những tác dụng gì?

Paracetamol còn có tên gọi khác là Acetaminophen là một dạng hoạt chất có tác dụng hạ sốt và giảm đau hiệu quả. Hiện nay, Paracetamol là loại thuốc được thay thế cho Aspirin khi sử dụng với mục đích giảm đau, không có khả năng chống viêm.

Thông thường thuốc được chỉ định điều trị trong các trường hợp đau nhức như đau đầu, đau cơ, đau răng, đau lưng,… và hạ sốt. Thuốc gần như không gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến tim mạch hay hệ hô hấp, không gây mất cân bằng acid và base, không gây kích ứng hay xước niêm mạc dạ dày,… trong quá trình sử dụng. Và chỉ gây tác động nhẹ đến hệ thần kinh.

Paracetamol là một dạng hoạt chất có tác dụng hạ sốt và giảm đau hiệu quả

Thời điểm phát huy tác dụng giảm đau của thuốc từ 30 - 60 phút sau khi sử dụng. Ảnh hưởng này được duy trì trong vòng 3 - 4 giờ đồng hồ.

2. Chống chỉ định sử dụng thuốc:

Thuốc được chống chỉ định trong các trường hợp như:

  • Người mẫn cảm, dị ứng với paracetamol.

  • Người có tiểu sự bị các bệnh về gan.

  • Người bị nghiện rượu bia, thường xuyên sử dụng các chất kích thích.

Thuốc được chống chỉ định sử dụng với người nghiện rượu bia hoặc có tiền sử bị các bệnh về gan

Hiện nay chưa có nghiên cứu nào chỉ ra thuốc có tác dụng phụ với phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú. Tuy nhiên, đây là những đối tượng này thường nhạy cảm và dễ bị tác động, do đó, vẫn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

3. Các dạng bào chế và hàm lượng thông thường của thuốc.

Hiện nay, thuốc được bào chế ở dạng uống hoặc dạng viên đặt với hàm lượng cụ thể như sau:

Dạng uống

  • Viên sủi với hàm lượng thông thường là 500mg như Efferalgan, Panadol sủi.

  • Viên nén như Panadol viên 500mg.

  • Siro uống.

  • Bột pha theo các gói với hàm lượng 80mg, 150mg hay 250mg như Efferalgan 80mg, Efferalgan Hapacol 150mg, Efferalgan 250mg,…

Viên nén Panadol viên 500mg được người bệnh sử dụng khá phổ biến

Dạng viên đặt

Thường là các loại viên đặt hậu môn với hàm lượng 80mg, 150mg và 300mg thường được dùng cho trẻ em. Hàm lượng viên đặt được sử dụng theo trọng lượng của trẻ.

4. Liều dùng của thuốc trong các trường hợp

Liều dùng hạ sốt cho người lớn

  • Dùng liều chung từ 325 - 650 mg/liều sử dụng cách 4 - 6 giờ đồng hồ.

  • Với thuốc đặt hậu môn hoặc dạng uống sử dụng tối đa 1000mg/liều từ 6 - 8 giờ đồng hồ. Nếu sử dụng thuốc dạng viên nén 500mg, nên dùng 1 - 2 viên trong 4 - 6 giờ đồng hồ.

Liều dùng giảm đau cho người lớn

  • Liều dùng chung từ 325 - 650 mg/liều cách 4 - 6 giờ đồng hồ.

  • Thuốc dạng uống hay thuốc đặt hậu môn dùng với hàm lượng 500mg/liều mỗi 6 -8 giờ. Nếu dùng thuốc dạng viên nén 500mg dùng 1 viên/liều cách nhau từ 4 - 6 giờ.

Liều dùng hạ sốt và giảm đau cho trẻ em

Hạ sốt:

  • Trẻ từ 4 tháng đến 9 tuổi: nên duy trì sử dụng liều dùng 30mg/kg trong 6 - 8 giờ.

  • Trẻ trên 12 tuổi: có thể sử dụng liều dùng như với người lớn là từ 325 - 650 mg/liều trong 4 - 6 giờ hoặc 1000mg/liều trong 6 - 8 giờ.

Giảm đau:

  • Trẻ dưới 1 tháng tuổi: dùng từ 10 - 15 mg/kg/liều cách nhau 4 - 6 giờ. Chỉ dùng khi thực sự cần thiết.

  • Trẻ từ 1 tháng đến 12 tuổi: từ 10 - 15 mg/kg/liều mỗi 4 - 6 giờ, tối đa 5 liều/ngày.

Thông thường, sẽ có các dạng thuốc dành riêng cho trẻ nhỏ, do đó phụ huynh cần lưu ý các cách sử dụng. Khi cho trẻ nhỏ sử dụng thuốc, cần kiểm tra và theo dõi chặt chẽ tình trạng để đảm bảo sự an toàn của trẻ trong suốt quá trình điều trị.

5. Những lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Khi sử dụng paracetamol cần làm theo chỉ định của bác sĩ hoặc chỉ dẫn trên bao bì thuốc.

  • Không sử dụng quá liều quy định của thuốc vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan. Với người lớn không quá 4000mg/ngày và không uống quá 1000/liều dùng.

  • Không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, chỉ dùng khi có sự chỉ định của bác sĩ. Nên sử dụng đúng các dạng thuốc paracetamol chuyên biệt cho trẻ để thuốc có tác dụng tốt nhất.

  • Với thuốc có dạng viên nhai nén, người dùng cần nhai kỹ thuốc trước khi nuốt.

  • Khi sử dụng thuốc dạng viên sủi, cần pha một gói thuốc với lượng nước tối thiểu là 118ml. Dùng hỗn hợp ngay sau khi pha.

  • Thuốc ở dạng tan rã người dùng không được nhai mà cần đặt trực tiếp lên lưỡi để thuốc tự hòa tan.

  • Khi sử dụng thuốc ở dạng lỏng, thay vì ước lượng liều dùng bạn cần có muỗng hoặc dụng cụ đo liều dùng. Nếu không có dụng cụ đó, bạn nên tham khảo sự tư vấn của dược sĩ hoặc làm theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc. Lắc đều thuốc trước khi sử dụng.

  • Không dùng thuốc dạng đặt để uống. Bạn cần phải rửa tay trước và sau khi đặt thuốc tại hậu môn. Hạn chế đi lại và đi vệ sinh sau khi đặt thuốc.

  • Không sử dụng thuốc sau khi đã uống rượu bia. Thuốc có thể tương tác với rượu và gây các ảnh hưởng có hại tới gan.

  • Trong trường hợp quên uống thuốc theo liều quy định, bạn có thể uống lại thuốc nếu thời gian cách đó không lâu và giãn thời gian uống liều thứ 2. Nếu không đảm bảo điều kiện trên, bạn có thể bỏ qua và sử dụng liều kế tiếp theo đúng thời gian uống.

  • Paracetamol là biệt dược xuất hiện trong rất nhiều loại thuốc. Do đó, khi sử dụng thuốc, người bệnh không nên tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị ho,cảm lạnh hay giảm đau khác mà không có sự kê toa của bác sĩ. Bởi điều này có thể khiến bạn vô tình sử dụng thuốc quá liều lượng cho phép.

  • Nên ngưng sử dụng thuốc trong các trường hợp như: không giảm sốt sau 3 ngày dùng, xuất hiện các cơn đau sau 5 - 7 dùng thuốc, táo bón, buồn nôn, đau đầu, cơ thể phát ban, sưng tấy,…

Với thuốc dạng viên sủi, cần pha một gói thuốc với lượng nước tối thiểu là 118ml và uống ngay sau khi pha

Paracetamol là thuốc an toàn, ít có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ nếu như sử dụng đúng cách và đúng liều dùng. Do đó, trước khi sử dụng thuốc, người dùng nên nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để đảm bảo sự an toàn trong quá trình điều trị.

Tiến sĩ, bác sĩ Lê Ngọc Duy – Trưởng khoa Cấp cứu và Chống độc [Bệnh viện Nhi Trung ương] cho biết, ngộ độc paracetamol không phải là hiếm gặp, tại khoa đã từng tiếp nhận nhiều trường hợp nặng, thậm chí đã có trẻ tử vong.

Lý giải nguyên nhân khiến trẻ ngộ độc paracetamol, bác sĩ Duy cho rằng thứ nhất đây là loại thuốc phổ biến, không cần kê đơn, chính vì thế phụ huynh thường tự ý mua về cho con sử dụng khi hạ sốt, đó là lý do khiến trẻ dễ bị ngộ độc.

Nguyên nhân thứ hai là paracetamol có quá nhiều các loại bào chế từ viên nén, viên đạn, dạng gói, dạng nước với nhiều hàm lượng khác nhau nên rất dễ nhầm lẫn khi sử dụng hàng ngày.

Một vấn đề nữa là do sự bất cẩn của gia đình, một số trường hợp sốt cao mà bố mẹ cứ tưởng là dùng hạ sốt liều cao sẽ hạ được nhanh. Điều đó rất dễ gây ngộ độc nhất là trẻ nhỏ. Nguyên nhân cuối cùng là do sự hướng dẫn giải thích của nhân viên y tế chưa đầy đủ khiến nhiều cha mẹ nhầm lẫn.

Đối với trẻ bị ngộ độc paracetamol, bác sĩ Duy cho rằng biểu hiện của trẻ khi ngộ độc thuốc hoặc uống quá liều thường xuất hiện trong 24 giờ. Tuy nhiên, biểu hiện đó thường gắn với bệnh chính của trẻ với các dấu hiệu thường là rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, nôn, da xanh, ngủ li bì.

Từ 24 đến 48 giờ sau, nếu trẻ không được đưa đến viện cấp cứu thì sẽ bị tổn thương gan. Sau 72 giờ, triệu chứng của gan nặng thêm dẫn đến suy gan, rối loạn tri giác, hạ đường huyết, suy thận, rối loạn đông máu.

Vì vậy, bác sĩ Duy khuyến cáo, chỉ cần nghi ngờ trẻ uống thuốc hạ sốt quá liều cần đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời, còn nếu để xuất hiện triệu chứng nặng thì sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Việc điều trị cho trẻ không khó, nhưng phải tùy vào giai đoạn trẻ được đưa đến viện. Nếu ở giai đoạn muộn khi tổn thương gan không hồi phục thì rất khó khăn.

Đối với chỉ định khi dùng paracetamol, bác sĩ Duy chia sẻ: “Dù paracetamol là thuốc thông thường nhưng vẫn có những chỉ định khi sử dụng, ví dụ như trẻ sốt trên 38,5 độ C, số lần và liều lượng do bác sĩ chỉ định hoặc đọc kỹ trên đơn thuốc. Còn nếu sốt cao không hạ, sốt kéo dài trên 3 ngày phải đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị.

Liều dùng thông thường thì là 10-15mg/kg cho một lần dùng. Mỗi ngày uống không quá 04 lần, khoảng cách giữa các lần dùng là từ 4-6 tiếng. Liều hạ sốt an toàn là không quá 60mg/kg trong một ngày. Trong trường hợp dùng kết hợp với các thuốc hạ sốt khác phải được sự tư vấn của bác sĩ”.

Khi cho trẻ dùng Paracetamol cần chú ý đến liều lượng.

Bác sĩ Duy cũng cảnh báo, những trẻ có bệnh mãn tính từ trước, đặc biệt là bệnh gan mật, nếu sử dụng phải có hướng dẫn của bác sĩ. Bởi nếu liều dùng chỉ cần quá 100mg/kg/ngày cũng thể dẫn tới ngộ độc. Đối với trẻ bình thường, liều ngộ độc thường là trên 150mg/kg/ngày.

Với những thắc mắc liên quan đến việc trẻ nhỏ có được dùng thuốc paracetamol dạng viên với hàm lượng 500mg, bác sĩ Duy hướng dẫn, trong trường hợp trẻ bị sốt mà trong nhà không có loại thuốc của trẻ nhỏ [dạng bột] mà chỉ có viên paracetamol loại 500mg, thì cần phải tính cho trẻ uống đúng hàm lượng với cân nặng của trẻ, với cách tính là 10-15mg/kg trong một lần dùng.

“Ví dụ như trẻ 20kg thì sẽ uống 300mg, nếu chỉ có viên paracetamol 500mg thì sẽ cho trẻ uống 2/3 viên. Còn về thành phần thuốc giống nhau, miễn là liều lượng khi cho uống là phải đúng. Nếu uống hàm lượng nhiều quá so với cân nặng thì đương nhiên là ngộ độc, còn nếu uống ít quá thì lại ít có tác dụng hạ sốt”, bác sĩ Duy cho hay.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Lạm dụng thuốc không kê đơn có thể gây hại

Tiến sĩ - Bác sĩ Lê Ngọc Duy - Theo Bệnh viện Nhi TW

Video liên quan

Chủ Đề