Cần phải có số vốn pháp định bao nhiêu để thành lập doanh nghiệp tư nhân

Thực tế cho thấy, pháp luật nước ta không quy định về số vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện cần có vốn pháp định khi đăng kí kinh doanh thì cần phải lưu ý. Trong phạm vi bài viết này sẽ là những điều hữu ích nhất được chia sẻ về việc thành lập doanh nghiệp ra sao? Và thành lập doanh nghiệp cần bao nhiêu vốn?

 

Để thành lập công ty, chủ doanh nghiệp cần đăng ký vốn kinh doanh bao gồm 4 loại như sau:

Vốn điều lệ 

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp: Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.

Tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam ghi trong Điều lệ công ty do thành viên góp để tạo thành vốn của công ty.

Ví dụ như: Có một doanh nghiệp khi mới thành lập tính chi phí hoạt động của mình sẽ phát sinh và định phí vào khoảng 3 tỷ đồng, nguồn vốn mở rộng hoạt động ban đầu là 1 tỷ 500 triệu đồng, thì thì bạn có thể đăng ký vốn điều lên lên khoảng 3 tỷ 500 triệu đồng.

Hiện nay, vốn điều lệ của mỗi công ty ở nước ta được các doanh nghiệp tự do đăng ký mà không hề bị ràng buôc với những quy định của pháp luật. Tùy thuộc vào từng địa hình hoạt động của công ty mà doanh nghiệp sẽ chịu trách nhiệm trên số vốn điều lệ mà đã đăng ký sao cho phù hợp. Đối với những công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn thì chủ sở hữu của phần vốn góp sẽ chịu trách nhiệm hữu hạn ngay trên phần vốn góp của mình, còn riêng với loại hình doanh nghiệp tư nhân, thì những doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm vô hạn trên tất cả những tài sản của mình vốn có.

 

Vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, tùy ngành, nghề kinh doanh khác nhau mà có quy định về số vốn pháp định không giống nhau.

Ví dụ như: thành lập doanh nghiệp bất động sản thì vốn pháp định phải tối thiểu lên đến 6 tỷ đồng, theo quy định pháp luật tại Điều 3 Nghị định 153/2007/NĐ-CP.

Trước đây, Luật doanh nghiệp 2005 quy định về vốn pháp định. Tuy nhiên đến nay Luật doanh nghiệp 2014 đã bỏ việc xác định vốn pháp định với mục đích hiện thực hóa quyền tự do kinh doanh tất cả các ngành nghề mà pháp luật không cấm theo quy định tại Hiến pháp 2013. Nhưng, đối với từng ngành nghề cụ thể vẫn quy định rõ về vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp.

 

Vốn ký quỹ

Vốn ký quỹ là loại vốn pháp định, nhưng nó bắt buộc doanh nghiệp cần phải có số tiền ký quỹ trên thực tế tại ngân hàng trong suốt thời gian hoạt động của công ty.

Ví dụ như: Khi thành lập doanh nghiệp cho thuê xe ô tô hoặc công ty bảo vệ thì cần cố vốn ký quỹ tại ngân hàng là 2 tỷ đồng.

 

Vốn góp nước ngoài

Với hình thức này thì người nước ngoài có thể góp vốn với 1 tỷ lệ nhất định nào đó vào công ty Việt Nam hoặc có thể sử dụng toàn bộ số vốn ngoại để có thể thành lập công ty 100% với vốn nước ngoài.

Ngoài ra, để có thể biết được công ty cần bao nhiêu vốn, doanh nghiệp cần tham khảo thêm những bậc về thuế môn bài để có thệ lựa chọn hình thức số vốn phù hợp cho doanh nghiệp của mình.

Ví dụ như: Công ty của bạn cần đăng ký với số vốn 2 tỷ đồng, thì thuế môn bài là 1 triệu đồng/năm, còn từ 2 – dưới 5 tỷ đồng thì thuế môn bài là 1,5 triệu đồng/năm.

Như vậy, vốn để thành lập doanh nghiệp bao nhiêu đều phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp cần xác định rõ loại hình phù hợp cho nhu cầu cần hoạt động, nhu cầu cần mở rộng của công ty cũng như những loại hình doanh ngiệp và những yếu tố khác cần thiết. Còn với những trường hợp cần phải tăng vốn điều lệ thì doanh nghiệp đó có thể thông báo trực tiếp đến Sở kế hoạc đầu tư để có thể thay đốn vốn đăng ký của mình.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tự đưa ra mức vốn điều lệ khi lập hồ sơ đăng kí thành lập doanh nghiệp. Tuy nhiên, chủ doanh nghiệp không nên đưa ra mức vốn khác xa thực tế mà mình không thể làm được. Điều đó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những vấn đề sau này như kế toán, hạch toán, lãi vay...

Nếu như việc đưa ra vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp khác xa với thực tế của doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có thể sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật nếu bị phát hiện.

Những lưu ý về vốn thành lập doanh nghiệp mới

Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh.

Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán

Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng kí thì chủ doanh nghiệp chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng kí với cơ quan kinh doanh.

Trên đây là toàn bộ những vấn đề bạn cần biết về việc thành lập doanh nghiệp mới cần bao nhiêu vốn? Nếu còn bất cứ thắc mắc nào có thể liên hệ với Công ty tư vấn và dịch vụ tổng hợp 24H để được hỗ trợ tư vấn sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ, uy tín, chất lượng.

CÔNG TY TƯ VẤN VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP 24H

Hotline:  0934 675 566

Bạn đang muốn thành lập cho mình một doanh nghiệp riêng để quản lý và thúc đẩy việc kinh doanh tốt hơn nhưng không biết vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp tư nhân là bao nhiêu? Công ty Kế toán Sài Gòn sẽ tư vấn cho bạn về vấn đề này.

VỐN ĐIỀU LỆ LÀ GÌ?

Vốn điều lệ được hiểu là mức vốn mà cá nhân, thành viên, cổ đông góp vốn vào thành lập doanh nghiệp và được ghi vào Điều lệ công ty. Vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp tư nhân là bao nhiêu? Hiện nay Luật không quy định bắt buốc doanh nghiệp về mức vốn điều lệ cần có để thành lập doanh nghiệp mà chỉ với một số ngành nghề sẽ yêu cầu vốn pháp định tối thiểu khi thành lập doanh nghiệp.

Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể tự đưa ra vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp tư nhân khi lập hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp, tuy nhiên không nên đưa ra mức vốn điều lệ khác xa thực tế mà mình không thể làm được thì điều đó sẽ ảnh hưởng đến những vấn đề khác như kế toán, hoạch toán và lãi vay,… Nếu việc đưa ra vốn điều kệ khác xa với thực tế của chủ doanh nghiệp bị phát hiện sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.

QUY ĐỊNH VỀ VỐN ĐIỀU LỆ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 việc góp vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp tư nhân của chủ doanh nghiệp có thể thay đổi sau khi thành lập. Và trong đó có quy định rằng:

"Điều 183. Doanh nghiệp tư nhân

1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp."

Loại hình này không như các loại hình khác bạn hoàn toàn phải chịu trách nhiệm vô hạn bằng tài sản của công ty và của cá nhân mặc dù không đóng góp vào công ty.

Nói tóm lại mức vốn điều lệ này hoàn toàn đều do bạn chọn lựa tuy nhiên cần phù hợp với số mặt và tài sản thực tế bạn có thể bỏ vào vốn của công ty. Do đặc thù của loại hình doanh nghiệp tư nhân mà bạn nên chọn mức vốn phù hợp với khả năng của bản thân và phù hợp với đối tường khách hàng mà bạn đang giao dịch.

Như trên là một số điều về vốn điều lệ thành lập doanh nghiệp tư nhân mà Kế toán Sài Gòn cung cấp cho bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay nhu cầu thuê dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm, bạn sẽ hoàn toàn yên tâm khi giao việc đăng ký thành lập doanh nghiệp mình cho Kế toán Sài Gòn. Chúng tôi sẽ thay bạn thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chính xác, thực hiện thủ tục đăng ký nhanh chóng và giao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đến tận tay cho bạn. Đồng thời Kế toán Sài Gòn còn hỗ trợ cho khách hàng các thủ tục và pháp lý sau khi thành lập doanh nghiệp.

Các bài viết khác

Bạn đang có dự định thành lập doanh nghiệp tư nhân để bắt đàu kinh doanh! Bạn đang băn khoăn thành  lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn?  Vốn điều lệ đăng ký có cần chứng minh không?  Tôi tin chắc rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ các vấn đề đang gặp phải.

Khi tiến hành đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân bạn phải đăng ký đầu tư csr doanh nghiệp tư nhân. Pháp luật không quy định mức vốn đầu tư tối thiểu là bao nhiêu , miễn số vốn đó phải lớn hơn không, bởi vì mức vốn đầu tư tùy vào khả năng tài chính của chủ doanh nghiệp tư nhân và nhu cầu kinh doanh của từng ngành nghề kinh doanh mà đăng ký  góp vốn cho phù hợp. Vốn đầu tư sẽ ảnh hưởng đến thuế môn bài doanh nghiệp đóng hàng năm.

Vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ Điều 183 luật doanh nghiệp 2014 như sau:

• Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có nghĩa vụ đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, trong đó nêu rõ số vốn bằng Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng và các tài sản khác; đối với vốn bằng tài sản khác còn phải ghi rõ loại tài sản, số lượng và giá trị còn lại của mỗi loại tài sản.

• Toàn bộ vốn và tài sản kể cả vốn vay và tài sản thuê được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán và báo cáo tài chính của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

• Trong quá trình hoạt động, chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền tăng hoặc giảm vốn đầu tư của mình vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tăng hoặc giảm vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp phải được ghi chép đầy đủ vào sổ kế toán. Trường hợp giảm vốn đầu tư xuống thấp hơn vốn đầu tư đã đăng ký thì chủ doanh nghiệp tư nhân chỉ được giảm vốn sau khi đã đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Có phải chứng minh vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân hay không?

Hầu hết các ngành nghề trong hệ thống ngành Việt Nam khi đăng ký thành lập công ty bạn không cần phải chứng minh vốn, trừ một số ngành nghề yêu cầu vốn pháp định và ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ.

Nghĩa là khi đăng ký thành lập công ty kinh doanh những ngành nghề không thuộc nhóm “ngành nghề yêu cầu vốn pháp định và ngành nghề yêu cầu vốn ký quỹ” thì doanh nghiệp không cần phải chứng minh vốn .

Số vốn đầu tư  bạn đăng ký được ghi vào điều lệ công ty chỉ để tham khảo, không cần chứng minh vốn.

Vậy những nghành nghề nào yêu cầu vốn pháp định và ngành nghề yêu cầu ký quỹ? Bạn hãy xem tiếp để biết rõ nhé!

Các ngành nghề yêu cầu vốn pháp định

Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập một doanh nghiệp. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh.

Vốn pháp định là số vốn tối thiểu ban đầu khi doanh nghiệp được pháp luật công nhận, việc quy định Vốn pháp định nhằm đảm bảo khả năng thực tiễn và mục đích kinh doanh chân chính của doanh nghiệp cũng như bảo hộ quyền lợi của những tổ chức và cá nhân có mối quan hệ với doanh nghiệp, Vốn pháp định khác nhau đối với các loại hình tổ chức kinh doanh khác nhau về tổ chức và quy mô kinh doanh, việc quy định Vốn pháp định phải thể hiện bằng số tiền tuyệt đối.

Vốn pháp định ở Việt Nam chỉ quy định cho một số ngành nghề có liên quan đến tài chính như Chứng khoán, Bảo hiểm, Kinh doanh vàng và Kinh doanh tiền tệ và kinh doanh bất động sản.. Cụ thể như sau:

1. Thành lập ngân hàng, quỹ tín dụng

Thực hiện theo Nghị đinh 10/2011/NĐ-CP  ngày 26/01/2011 Sửa đổi, bổ sung  một số điều của Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2006 về ban hành về Danh mục mức vốn pháp định của các tổ chức tín dụng.

Cụ thể như sau:

- NHTM nhà nước, NHTM cổ phần, NH liên doanh, NH 100% vốn nước ngoài, NH đầu tư, NH hợp tác, quỹ tín dụng nhân dân TW: Vốn pháp định 3000 tỷ VNĐ;

- Chi nhánh NH nước ngoài: Vốn pháp định 15 triệu USD;

- NH chính sách, NH phát triển: Vốn pháp định 5000 tỷ VNĐ;

- Qũy tín dụng nhân dân cơ sở: Vốn pháp định 0.1 tỷ VNĐ;

- Hồ sơ chứng minh vốn pháp định: Giấy phép của ngân hàng nhà nước.

2. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng:

- Công ty tài chính: Vốn pháp định 500 tỷ VNĐ;

- Công ty cho thuê tài chính: Vốn pháp định 150 tỷ VNĐ;

3. Kinh doanh BĐS:

Thực hiện theo Điều 3 NĐ 153/2007/NĐ-CP ngày 14/06/2007, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh bất động sản.

- Công ty kinh doanh BĐS: Vốn pháp định 20 tỷ VNĐ.

4. Dịch vụ đòi nợ:

Thực hiện theoĐiều 13 NĐ 104/2007/NĐ-CP, ngày 14/06/2012, về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

- Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ đòi nợ: Vốn pháp định 2 tỷ VNĐ.

5. Dịch vụ bảo vệ:

Tài liệu căn cứ  Điều 9, NĐ 52/2008 NĐ-CP ngày 22/04/2008, Nghị định về quản lý kinh doanh dịch vụ bảo vệ.

- Công ty dịch vụ bảo vệ: Vốn pháp định 2 tỷ VNĐ.

6. Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài:

Tài liệu căn cứ  Điều 3, NĐ 126/2007 NĐ-CP ngày 01/08/2007, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

-Công ty kinh doanh môi giới Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Vốn pháp định 5 tỷ VNĐ.

-  Văn bản xác nhận vốn pháp định 5 tỷ đồng của Ngân hàng thương mại theo quy định.

7. Sản xuất phim:

Căn cứ Điều 11, NĐ 54/2010 NĐ-CP ngày 21/02/2010, Quy định vhi tiết thi hành một số điều của Luật Điện ảnh số 62/2006/QH11 và  Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện ảnh số 31/2009/QH12.

- Thành lập công ty hoạt động về sản xuất phim: Vốn pháp định 1 tỷ VNĐ.

- Hồ sơ xác nhận vốn pháp định gồm:

+ Văn bản xác nhận vốn pháp định 1 tỷ đồng tại Ngân hàng Thương mại;

+  Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Cục Điện ảnh cấp.

8. Kinh doanh vận chuyển hàng không:

Căn cứ Khoản 1, Điều 8, NĐ 76/2007 NĐ-CP ngày 09/05/2007, về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung

a. Vận chuyển hàng không quốc tế:

- Khai thác 1-10 tàu bay: Vốn pháp định 500 tỷ VNĐ;

- Khai thác 11-30 tàu bay: Vốn pháp định 800 tỷ VNĐ;

- Khai thác  > 30 tàu bay : Vốn pháp định 1000 tỷ VNĐ;

b. Vận chuyển hàng không nội địa.

- Khai thác 1-10 tàu bay: Vốn pháp định 200 tỷ VNĐ;

- Khai thác 11-30 tàu bay: Vốn pháp định 400 tỷ VNĐ;

- Khai thác  > 30 tàu bay : Vốn pháp định 500 tỷ VNĐ.

c. Chứng minh vốn:

Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.

10. Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp cảng hàng không:

Căn cứ Khoản 2 Điều 22 NĐ 83/2007 NĐ-CP ngày 25/05/2007, về quản lý khai thác cảng hàng không, sân bay.

- Kinh doanh tại cảng hàng không quốc tế: Vốn pháp định 30 tỷ VNĐ;

- Kinh doanh tại cảng hàng không nội địa: Vốn pháp định 10 tỷ VNĐ;

- Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.

11. Kinh doanh hàng không chung:

Căn cứ Khoản 2, Điều 8, NĐ 76/2007 NĐ-CP ngày 09/05/2007, về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung.

- Công ty kinh doanh về hàng không chung: Vốn pháp định 50 tỷ VNĐ;

- Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.

12. Dịch vụ kiểm toán:

Căn cứ Điều 5, NĐ 17/2012 NĐ-CP ngày 13/03/2012, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập.

- Công ty dịch vụ kiểm toán : Vốn pháp định 5 tỷ VNĐ [ áp dụng kể từ ngày 1/1/2015];

- Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định.

- Ghi chú: Áp dụng đối với công ty TNHH.

13. Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất:

Căn cứ  Điều 19, Nghị định 25/2011/NĐ-CP,ngày 06/04/2011, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.

a.  Không sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông:

- Thiết lập mạng trong phạm vi 1 tỉnh, TP trục thuộc trung ương: Vốn pháp định 5 tỷ VNĐ

- Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực [Phạm vi khu vực từ 2 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương] : Vốn pháp định 30 tỷ VNĐ

- Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc [Phạm vi toàn quốc trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương]: Vốn pháp định 100 tỷ VNĐ

b. Có sử dụng băng tần số vô tuyến điện, số thuê bao viễn thông:

- Thiết lập mạng trong phạm vi khu vực [Phạm vi khu vực từ 2 đến 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương] : Vốn pháp định 100 tỷ VNĐ

- Thiết lập mạng trong phạm vi toàn quốc [Phạm vi toàn quốc trên 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương]: Vốn pháp định 300 tỷ VNĐ

c.Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định

14. Thiết lập mạng viễn thông di động mặt đất:

Căn cứ Điều 20, Nghị định 25/2011/NĐ-CP,

ngày 06/04/2011, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.

• Có sử dụng kênh tần số vô tuyến điện: Vốn pháp định 20 tỷ VNĐ

• Không sử dụng băng tần số vô tuyến điện [mạng viễn thông di động ảo] : Vốn pháp định 300 tỷ VNĐ

•  Có sử dụng băng tần số vô tuyến điện: Vốn pháp định 500 tỷ VNĐ

•  Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định

15. Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh:

căn cứ Điều 21, Nghị định 25/2011/NĐ-CP, ngày 06/04/2011, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông.

-  Công ty hoạt động lĩnh vực Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh: Vốn pháp định 30 tỷ VNĐ

-  Văn bản xác nhận vốn pháp định của Ngân hàng Thương mại theo quy định

Bạn đã kiểm tra xem ngành nghề bạn dự kiến đăng ký kinh doanh có thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu vốn pháp định? Nếu không thuộc nhóm ngành nghề yêu cầu vốn pháp định thì khi thành lập doanh nghiệp tư nhân bạn không cần chứng minh vốn đầu tư.

Video liên quan

Chủ Đề