Tại sao Trung Quốc phá giá tiền tệ

Lần đầu tiên, dưới sức ép gia tăng của cuộc chiến thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã có động thái phá giá đồng nội tệ, khiến tỉ giá đồng Nhân dân tệ [NDT] so với đồng đô la Mỹ đã rơi xuống mức thấp nhất trong 10 năm qua - ở mức 7 NDT/USD.

Việc Trung Quốc hạ giá đồng Nhân dân tệ được coi là biện pháp trả đũa việc Tổng thống Donald Trump tuyên bố áp thuế bổ sung 10% đối với 300 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc.

Trung Quốc hạ giá đồng Nhân dân tệ so với đồng USD. [Ảnh minh họa: CNBC]

Một vấn đề được đặt ra là quan hệ thương mại, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc rất lớn, do đó, việc điều chỉnh tỷ giá của Trung Quốc sẽ tác động đến thương mại hai nước.

Theo đánh giá của TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế, tác động của việc Trung Quốc hạ giá đồng Nhân dân tệ lần này đến thương mại hai nước là không đáng quan ngại.

TS. Lực phân tích: Tuy kim ngạch xuất - nhập khẩu giữa Việt Nam và Trung Quốc lớn nhưng đồng tiền thanh toán cơ bản vẫn là USD, chỉ có một số nhỏ hợp đồng kinh tế giao dịch bằng đồng NDT, mà với hợp đồng này về cơ bản hai bên đã chốt giá với nhau trước đó.

Nếu đồng NDT giảm nhiều, trong khi đồng USD tăng thì lại có lợi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu, bởi quy đổi từ đồng USD sang Nhân dân tệ thì doanh nghiệp sẽ được lợi ích cao hơn, ông Lực nêu rõ.

Chuyên gia kinh tế này cũng cho rằng, cần đánh giá tác động cả về mặt tâm lý của nhà đầu tư, người dân và doanh nghiệp Việt trong bối cảnh có nhiều rủi ro như hiện nay. Từ đó, có những chính sách tốt hơn, truyền thông tốt hơn về vấn đề này.

Còn theo nhận định của TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính - ngân hàng, nếu NDT giảm giá quá mạnh, nhiều công ty Việt nhìn thấy biên lợi nhuận cao sẽ chuyển sang mua hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc để bán vào nội địa thay vì tập trung đầu tư máy móc, công nghệ để nâng cao tỉ lệ nội địa hóa.

Khi chiến tranh thương mại leo thang và kéo dài, tỉ giá NDT/USD giảm mạnh, tác động lớn đến kinh tế Việt Nam. Bởi hàng hóa Trung Quốc sẽ cạnh tranh lớn hơn cũng như tạo nên sức ép tỉ giá đồng Việt Nam và USD, TS. Hiếu lưu ý.

Trong cách thức tính tỷ giá của Ngân hàng nhà nước hiện nay, tỷ giá trung tâm của Việt Nam được dựa trên một rổ tiền tệ gồm các đồng tiền chủ như: USD, EUR, JPY, CNY, SGD.... Trong đó, đồng Nhân dân tệ là một trong những phương tiện giao dịch trong thương mại đầu tư lớn nhất với Việt Nam, cho nên sự phá giá của đồng tiền này sẽ tác động đáng kể tới chính sách tỷ giá của Việt Nam. 

Trong báo cáo phân tích hàng, các chuyên gia phân tích từ Công ty chứng khoán Bảo Việt [BVSC] cho biết, trên thị trường quốc tế, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc phiên ngày 5/8 đã bất ngờ giảm mạnh 1,3% so với USD, đánh dấu lần đầu tiên vượt ngưỡng 7 CNY/USD kể từ năm 2009.

"Ngưỡng 7 NDT/USD được giới đầu tư đánh giá là một ngưỡng cản tâm lý mang tính nhạy cảm và đã được giữ ngay cả khi xung đột thương mại Mỹ-Trung bùng phát với đợt áp thuế đầu tiên của Mỹ vào tháng 6 năm ngoái", báo cáo của BVSC nêu rõ.

Với Việt Nam, tỷ giá VND/USD tính đến cuối tháng 7 gần như đi ngang so với cuối năm ngoái nên NHNN vẫn đang còn khá nhiều dư địa để điều hành trước diễn biến mới của đồng NDT.

BVSC cho rằng, dù có thể chịu sức ép giảm giá theo NDT nhưng NHNN sẽ có các giải pháp điều hành, không để VND giảm giá quá sâu [trên 3%] nhằm tránh rủi ro bị Mỹ đưa vào danh sách thao túng tiền tệ./.

Vào ngày 27/5, đồng Nhân dân tệ mất 0,7% giá trị khiến 1 USD ăn 7,1965 Nhân dân tệ. Đây mức thấp nhất kể từ năm 2008.

Tỉ giá hối đoái từng là trọng tâm trong cuộc chiến thương mại giữa 2 nước khi Tổng thống Mỹ liên tục cáo buộc Trung Quốc thao túng tiền tệ. Vào tháng 8-2019, trước sức ép Mỹ đánh thuế nặng,  Trung Quốc lần đầu tiên phá giá đồng tiền ở mức 7 Nhân dân tệ đổi 1 USD, kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008.

 

Sau đó, khi những căng thẳng của cuộc chiến thương mại được giảm nhiệt, đồng tiền Trung Quốc quay trở lại ổn định vào đầu năm 2020 bất chấp đất nước này rơi vào đại dịch COVID-19.

Theo các chuyên gia, lần này Trung Quốc chủ động giảm giá đồng tiền vì Mỹ đang có các biện pháp trừng phạt Trung Quốc do yếu tố luật an ninh Hong Kong và cáo buộc Trung Quốc che dấu nguồn gốc COVID-19.

Ông Tommy Xie, chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Oversea Chinese Banking [Singapore] cho biết, các nhà đầu tư ngày càng bi quan về đồng Nhân dân tệ khi mối quan hệ Mỹ và Trung Quốc diễn biến phức tạp, căng thẳng. Khả năng Trung Quốc sẽ phá giá đồng tiền lên đến 7,2 Nhân dân tệ đổi lấy 1 USD.

Chuyên gia tài chính Trần Đình Phương nhận định, đồng Nhân dân tệ yếu sẽ giúp hàng hóa Trung Quốc rẻ đi khi xuất khẩu, chiếm lợi thế cạnh tranh với hàng nội địa. Việt Nam là một quốc gia có giao dịch thương mại khá lớn với Trung Quốc. Do vậy, việc đồng tiền Trung Quốc mất giá, đồng Việt Nam tăng giá so với Nhân dân tệ thì hàng hóa Trung Quốc có thể sẽ tràn vào Việt nam nhiều hơn, gây áp lực lên hàng nội địa vẫn còn đang yếu ớt trong giai đoạn hậu COVID. Tuy vậy một số ngành được hưởng lợi vì giá nguyên liệu đầu vào giảm.

[Theo Bloomberg/CNBC/ Pháp luật TP.HCM]

Vì sao Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ?

[NLĐO] - Nhà chức trách Trung Quốc nói việc phá giá đồng nhân dân tệ là một phần kế hoạch cải cách phương thức quản lý tỉ giá hối đoái.

  • Nga không ngại đồng nhân dân tệ giảm giá

  • Thị trường thế giới hỗn loạn vì nhân dân tệ

  • 6 câu hỏi sau khi Nhân dân tệ phá giá kỷ lục

  • Cú sốc nhân dân tệ

Trong tuyên bố của mình, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc giải thích động thái phá giá là nhằm giữ cho đồng nội tệ "ổn định" về cơ bản và để các lực lượng thị trường đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế.

Theo giới phân tích, nội dung trên có thể báo hiệu đồng nhân dân tệ tiếp tục bị phá giá trong thời gian tới.

Động thái phá giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc được xem là nhằm bảo vệ việc làm trong nước. Ảnh: Reuters

Ngoài ra, giới quan sát cho rằng động thái phá giá nhân dân tệ không chỉ xuất phát từ những lý do mà Bắc Kinh đưa ra ở trên.

Bảo vệ việc làm trong nước

Đồng tiền này đã tăng giá trị [hơn 10%] so với các đồng tiền khác ở châu Á trong 12 tháng qua, khiến hàng hóa Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn ở nước ngoài.

Điều này đã dẫn đến kết quả gây sốc hồi cuối tuần rồi: kim ngạch xuất khẩu trong tháng 7 giảm 8,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là thông tin xấu đối với các nhà máy trong nước, nơi đang cung cấp việc làm cho hàng triệu người dân.

Vì thế, các chuyên gia kinh tế cho rằng Bắc Kinh đang tìm cách ngăn chặn nguy cơ sa thải hàng loạt tại những nhà máy này bằng cách làm suy yếu đồng nhân dân tệ.

Trở thành đồng tiền dự trữ toàn cầu

Ngoài ra, các nhà phân tích còn chỉ đến một mục tiêu lâu dài của Trung Quốc: biến nhân dân tệ thành đồng tiền dự trữ toàn cầu. Vào cuối năm nay, Quỹ Tiền tệ Quốc tế [IMF] dự kiến công bố liệu nhân dân tệ có được phép gia nhập câu lạc bộ danh giá nói trên, hiện có USD, euro, bảng Anh và yen Nhật. Trong quá khứ, IMF từng nói Trung Quốc cần có chế độ tỉ giá hối đoái linh hoạt và việc phá giá có thể là bước đi để đáp ứng đòi hỏi này.

Tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ

IMF hôm 12-8 hoan nghênh việc Trung Quốc có bước đi nhằm để lực lượng thị trường có vai trò lớn hơn trong quyết định tỉ giá. Tổ chức này cũng cho rằng Bắc Kinh nên đề ra mục tiêu có được một chế độ tỉ giá hối đoái thả nổi hiệu quả trong vòng 2-3 năm tới. Bắc Kinh hiện vận động IMF đưa nhân dân tệ vào rổ đồng tiền dự trữ. Nếu thành công, đây sẽ là bước đi quan trọng để phục vụ tham vọng quốc tế hóa đồng nhân dân tệ của nước này.

P.Võ [Theo BBC]

Video liên quan

Chủ Đề