Vỏ thượng thận là gì

Tên kĩ thuật y tế: Xét nghiệm hormone vỏ thượng thận [ACTH, corticotropin]

Bộ phận cơ thể/Mẫu thử: máu

Tìm hiểu chung

Xét nghiệm hormone vỏ thượng thận là gì?

Xét nghiệm hormone vỏ thượng thận [ACTH] được dùng để kiểm tra chức năng của thuỳ trước tuyến yên và tìm nguyên nhân của hội chứng Cushing [sản xuất quá mức cortisol] và bệnh Addison [sản xuất không đủ cortisol].

ACTH là một hormone quan trọng của cơ thể được tạo ra từ thùy trước tuyến yên. Đầu tiên, Hormone giải phóng Corticotropin [CRH] được tạo ra ở vùng dưới đồi. Hormone này sẽ kích thích sản xuất ACTH ở tuyến yên. Sau đó, tới lượt ACTH kích thích vỏ thượng thận sản xuất cortisol. Nếu mức cortisol trong máu quá cao nó sẽ quay lại ức chế không cho CRH và ACTH tạo ra nữa.

Ở bệnh nhân mắc hội chứng Cushing. Có hai trường hợp có thể xảy ra:

  • Thứ nhất là nguyên nhân do ACTH cao: có thể là do khối u sinh ACTH nằm ở tuyến yên hay nằm ngoài tuyến yên, thường ở phổi, tuyến tụy, tuyến ức, hoặc buồng trứng.
  • Thứ hai, nếu mức ACTH là dưới mức bình thường ở bệnh nhân bị hội chứng Cushing thì nguyên nhân thường là u tuyến thượng thận hoặc ung thư biểu mô gây tăng bài tiết cortisol quá mức.

Nếu bạn bị bệnh Addison, lượng ACTH cao cho thấy nguyên nhân là nằm ở tuyến thượng thận, như tổn thương tuyến thượng thận do nhồi máu, xuất huyết, hoặc tự miễn dịch; phẫu thuật cắt bỏ tuyến thượng thận; thiếu hụt enzym bẩm sinh; hoặc ức chế tuyến thượng thận sau khi dùng kéo dài steroid ngoại sinh. Nếu mức ACTH dưới mức bình thường ở bệnh nhân bị suy thượng thận, có thể nguyên nhân là do suy tuyến yên.

Người ta chú ý rằng có một biến đổi theo ngày đêm của nồng độ ACTH tương ứng với sự biến đổi nồng độ cortisol. Nồng độ cuả mẫu buổi tối [8 đến 10 giờ tối] thường bằng một nửa đến hai phần ba so với mẫu buổi sáng [4 đến 8 giờ sáng]. Biến đổi trong ngày sẽ bị mất khi mắc bệnh [đặc biệt là khối u] ảnh hưởng đến tuyến yên hoặc tuyến thượng thận. Tương tự như vậy, sự căng thẳng có thể làm mờ đi hoặc loại bỏ biến đổi bình thường trong ngày.

Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm hormone vỏ thượng thận?

Xét nghiệm ACTH huyết thanh được thực hiện khi bác sĩ nhận thấy bạn có những triệu chứng và dấu hiệu liên quan đến thiếu hụt hay dư thừa cortisol.

Giảm cortisol sẽ có các triệu chứng:

  • Giảm cân không giải thích được;
  • Huyết áp thấp;
  • Mất cảm giác thèm ăn;
  • Yếu cơ;
  • Đau cơ và khớp;
  • Da sậm màu;
  • Tính tình thay đổi;
  • Hay khó chịu.

Đối với trường hợp cortisol tăng trong máu thì sẽ có các triệu chứng:

Hormone tuyến thượng thận được sản xuất và giải phóng vào trong máu để đi đến các cơ quan đích và thực hiện những nhiệm vụ vốn có của nó. Mỗi bộ phận của tuyến thượng thận lại tiết ra các loại hormone có chức năng khác nhau. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin về hormone tuyến thượng thận và những bệnh lý bạn có thể mắc tại tuyến thượng thận cần hết sức lưu ý.

1. Tìm hiểu chung về các hormone tuyến thượng thận

Tuyến thượng thận bao gồm 2 phần chính đó là phần vỏ và phần tủy. Đây là một tuyến nội tiết nằm bên trên mỗi quả thận. Trong đó, vỏ thượng thận và tủy thượng thận đều đảm nhiệm những chức năng nội tiết riêng biệt. Cụ thể:

Vỏ thượng thận:

Bộ phận này sản xuất ra các hormone:

  • Glucocorticoids [phần lớn là cortisol]: tác dụng chính là ức chế và kích thích sự phiên mã gen xảy ra ở các tế bào cũng như ở nhiều hệ cơ quan. Vai trò chủ yếu của glucocorticoids là chống viêm, thúc đẩy quá trình phân giải đường tại gan;

  • Androgens [chủ yếu androstenedione và dehydroepiandrosterone]: là hormone biểu đạt hoạt tính sinh lý của cơ thể sau khi đã chuyển thành dihydrotestosterone và testosterone;

  • Mineralocorticoids [chủ yếu aldosterone]: vận chuyển và điều hòa chất điện phân ở trên bề mặt biểu mô. Ở tế bào ống thận, Mineralocorticoids giúp thải kali và giữ natri.

Hình ảnh tuyến thượng thận

Tủy thượng thận:

Tủy thượng thận chứa các tế bào ưa crom, có chức năng tổng hợp và sản xuất ra hormone catecholamin [trong đó chủ yếu là epinephrine kèm theo một lượng nhỏ norepinephrine]:

  • Các tế bào ưa crom cũng là nơi sản sinh ra peptid và các amin sinh học như hormone neuropeptide, chromogranins, serotonin và histamine;

  • Norepinephrine và epinephrine là những amin có vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thần kinh giao cảm, nắm giữ vai trò tạo ra các phản ứng chiến đấu hoặc rút lui [nghĩa là những tác động cơ học của các cơ quan như giãn phế quản, co bóp cơ tim, giãn cơ vân trong co mạch ngoại biên và nội tại, một số phản ứng chuyển hóa bao gồm tiết renin, thoái hóa lipid và thoái hóa glycogen].

2. Các bệnh lý có thể gặp phải ở tuyến thượng thận

Có 2 vấn đề bất thường hay gặp nhất ở tuyến thượng thận đó là hội chứng suy vỏ tuyến thượng thận và cường chức năng tuyến thượng thận, gây ảnh hưởng tới lượng hormone tiết ra. Chi tiết như sau:

Hội chứng suy vỏ tuyến thượng thận:

Đa phần hội chứng suy vỏ thượng thận sẽ có tác động không nhỏ đến nồng độ của hormone tại vỏ thượng thận. Nguyên nhân dẫn tới hội chứng này có thể là tiên phát [do mắc bệnh Addison, giảm chức năng tại tuyến], hoặc là thứ phát [do tuyến thượng thận không nhận được kích thích từ vùng dưới đồi hoặc từ tuyến yên].

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới suy vỏ tuyến thượng thận

Hội chứng cường chức năng tuyến thượng thận:

Hội chứng cường tuyến thượng thận có thể bắt nguồn từ các phản ứng như tăng sản thượng thận bẩm sinh, ung thư biểu mô tuyến hoặc u tuyến. Bất thường này có thể dẫn tới những hội chứng có biểu hiện lâm sàng khác nhau, phụ thuộc vào các loại hormone tiết ra. Cụ thể:

  • Tiết quá nhiều hormone aldosterone sẽ gây cường aldosterone: thường xuyên bị tăng huyết áp; uống nhiều nước và đi tiểu nhiều; rối loạn, mệt mỏi cơ, có thể gây bại liệt, cơn liệt thường kéo dài trong một giờ, thậm chí là một vài ngày và khỏi nhưng không để lại triệu chứng gì;

  • Tiết quá nhiều glucocorticoids gây nên hội chứng Cushing với các biểu hiện đặc trưng đó là: mặt tròn, béo thân [u mỡ tập trung nhiều ở vùng xương đòn và cổ gáy]; cánh tay, cẳng chân gầy yếu; da dễ bị bầm tím;

  • Tăng tiết norepinephrine và epinephrine dẫn tới u tủy thượng thận: những triệu chứng điển hình của hội chứng này đó là tăng huyết áp dai dẳng hoặc đột ngột tăng huyết áp, nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh, vã mồ hôi, đánh trống ngực, đau thắt ngực, da ẩm và lạnh, đau đầu nặng, đau vùng thượng vị, buồn nôn và nôn, táo bón, khó thở, rối loạn thị giác,...;

  • Tăng tiết androgen khiến người bệnh bị nam hóa:

  • Các bé gái sơ sinh có thể bị tăng sản thượng thận bẩm sinh, biểu hiện như bị rối loạn phân biệt giới tính;

  • Ở những trẻ trước khi bước vào độ tuổi dậy thì, sự tăng trưởng sẽ xuất hiện sớm và nhanh hơn. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì phần đầu xương sẽ bị đóng sớm và trẻ dễ bị thấp lùn, bé trai thì trưởng thành sinh dục sớm;

  • Nữ giới tuổi trưởng thành khi bị nam hóa có thể gặp tình trạng tinh hoàn ẩn, lỗ tiểu ở thấp, vô kinh, tăng trương lực tụ, teo cổ tử cung, nhiều mụn trứng cá, kích thước ngực giảm, đồi mồi, giọng trầm, tăng cơ, hói đầu, tăng ham muốn tình dục, lông mọc nhiều ở tứ chi [ngoài ra còn rậm lông ở môi trên, cằm, má, vùng xương vệ và xung quanh núm vú];

  • Đối với nam giới trưởng thành, khi androgen được tiết ra quá nhiều sẽ làm ức chế chức năng sinh dục dẫn đến vô sinh.

Hiện tượng nam hóa ở nữ giới khi tuyến thượng thận tiết quá nhiều androgen

Nhìn chung các hormone tuyến thượng thận sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau, đóng góp chung vào các hoạt động sống của cơ thể. Tuy nhiên nếu tuyến thượng thận bị rối loạn trong sản xuất hormone thì sẽ gây nên các hội chứng bất thường cho người bệnh. Chính vì thế, nếu nhận thấy bản thân đang có những dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến tuyến thượng thận, bệnh nhân cần đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Nếu bạn vẫn đang băn khoăn không biết nên lựa chọn địa điểm uy tín để khám chức năng tuyến thượng thận hoặc các vấn đề khác về sức khỏe, bạn có thể tham khảo Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Bệnh viện là một trong những đơn vị được nhiều khách hàng tin tưởng với phản hồi tích cực về dịch vụ y tế vì những ưu điểm như sau:

  • Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC được thành lập và phát triển với hơn 26 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực y khoa, quy tụ đông đảo các chuyên gia đầu ngành chuyên môn cao, tận tâm, tận tình;

  • MEDLATEC sở hữu hệ thống máy móc công nghệ hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế ISO 15189:2012 và CAP;

  • Khách hàng có thể thực hiện thăm khám Bảo hiểm y tế tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC và Phòng khám Đa khoa MEDLATEC Tây Hồ. Ngoài ra Bệnh viện còn chấp nhận áp dụng bảo lãnh viện phí với 40 đơn vị bảo hiểm bảo lãnh.

Để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể về các dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và xét nghiệm tại MEDLATEC, quý bạn đọc hãy bấm số 1900 56 56 56 - tổng đài viên luôn túc trực và giúp bạn giải đáp mọi băn khoăn.

Suy tuyến thượng thận khá khó chẩn đoán do triệu chứng lâm sàng không rõ ràng và đặc hiệu, nguyên nhân đa dạng có thể là nguyên phát hoặc thứ phát. Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, song người từ 30 - 50 tuổi dễ bị suy tuyến thượng thận hơn cả.

1. Nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận

Suy tuyến thượng thận có thể là nguyên phát do bệnh tại tuyến hoặc thứ phát do tiến triển từ bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe khác. Xác định nguyên nhân gây suy tuyến thượng thận là một trong những vấn đề quan trọng để điều trị hiệu quả.

Suy tuyến thượng thận là bệnh khá thường gặp

1.1. Suy tuyến thượng thận nguyên phát

Suy tuyến thượng thận có thể do những nguyên nhân bệnh lý và tổn thương tại cơ quan này như:

  • 80% là do bệnh tự miễn.

  • Lao thượng thận.

  • Phá hủy thượng thận [dùng một số loại thuốc như rifampicin,... hoặc cắt bỏ 2 bên tuyến thượng thận].

  • Hoại tử thượng thận do nấm, HIV,...

  • K di căn,...

Suy tuyến thượng thận thường do bệnh lý tại tuyến

1.2. Suy tuyến thượng thận thứ phát

Suy tuyến thượng thận thứ phát do nguyên nhân như:

  • Dùng corticoid ngoại sinh kéo dài.

  • Nhiễm khuẩn thâm nhiễm trong lao.

  • Ung thư di căn.

  • Bất thường tuyến yên do đột biến gen.

  • Chấn thương di căn.

  • Viêm tuyến yên lympho bào,...

Suy tuyến thượng thận hiện không thể chữa khỏi hoàn toàn

2. Suy tuyến thượng thận có chữa được không?

Suy tuyến thượng thận không phải là tình trạng bệnh lý hiếm gặp. Hầu hết bệnh nhân phải điều trị duy trì bằng thuốc suốt đời để bổ sung lượng hormone tuyến thượng thận thiếu hụt.

Điều trị suy tuyến thượng thận bằng liệu pháp hormone thay thế hiện nay chủ yếu là dùng thuốc Corticosteroid thay thế để bổ sung cortisol và aldosterone khi cơ thể không thể tự sản sinh hoặc sản sinh kém.

Các loại thuốc này có thể dùng liều cao điều trị kéo dài không gây tác dụng phụ đáng kể với sức khỏe. Để ngăn ngừa ảnh hưởng khi dùng thuốc trong thời gian dài, bệnh nhân có thể cần bổ sung canxi phòng loãng xương, dùng thuốc an thần hỗ trợ mất ngủ nghiêm trọng,…

3. Phát hiện sớm suy tuyến thượng thận cấp

Suy tuyến thượng thận cấp là tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, cần can thiệp y tế càng sớm càng tốt bởi nó có thể gây biến chứng nguy hiểm cho tính mạng. Dấu hiệu suy tuyến thượng thận cấp bao gồm:

Bệnh nhân suy tuyến thượng thận cấp thường bị mất nước nặng

  • Mất nước nghiêm trọng và không đáp ứng tốt với các biện pháp bù nước thông thường.

  • Đổ nhiều mồ hôi không kiểm soát.

  • Da nhợt nhạt, lạnh, cảm giác nhớp nháp.

  • Bệnh nhân bị nôn mửa, tiêu chảy nặng.

  • Thở nhanh, khó thở, chóng mặt đi kèm với đau đầu có thể rất nghiêm trọng.

  • Suy yếu cơ bắp nghiêm trọng.

  • Mất ý thức.

  • Buồn ngủ nặng.

Với cơn suy tuyến thượng thận cấp, bệnh nhân cần nhanh chóng được truyền dịch bằng nước muối sinh lý để giữ đường truyền. Sau đó tiêm Hydrocortison hemisuccinat, điều trị chuyên khoa với mục đích: điều chỉnh nước và điện giải, bổ sung hormone thay thế, theo dõi tình trạng bệnh lý liên tục.

Ngoài ra, cần chẩn đoán các yếu tố nguy cơ gây suy tuyến thượng thận cấp để điều trị ngừa tái phát, thường gặp là tình trạng nhiễm trùng hoặc sốc. Các triệu chứng hoặc bệnh kèm theo cũng cần được điều trị để tránh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh như: Viêm phổi, viêm hô hấp, sốt, tiêu chảy,…

Khi tình trạng suy tuyến thượng thận cấp nguy hiểm qua đi, cần tiếp tục theo dõi các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh, xử lý sớm nếu có dấu hiệu tái phát. Cùng với đó, bệnh nhân sẽ được chăm sóc, điều trị nâng cao thể trạng, bổ sung Vitamin thiết yếu và các thuốc bảo vệ gan, hô hấp,…

24 giờ đầu tiên sau khi có dấu hiệu suy tuyến thượng thận cấp là giai đoạn nguy hiểm, tình trạng mất nước, sốt cao, mất tri giác, loạn mạch,… có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên không được chủ quan. Bệnh nhân nên được nhập viện theo dõi giai đoạn này, làm xét nghiệm kiểm tra mỗi 4 - 6 giờ để đánh giá tình trạng bệnh.

Bệnh nhân suy tuyến thượng thận cấp cần được nhập viện theo dõi

Như vậy, suy tuyến thượng thận có điều trị được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng đáp ứng với thuốc điều trị, tình trạng sức khỏe và bệnh lý đi kèm, sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân,… Để cải thiện bệnh, điều quan trọng là tăng cường sức khỏe bản thân kết hợp với điều trị tích cực theo chỉ định của bác sĩ. Suy tuyến thượng thận có thể phải điều trị với thuốc suốt đời để bù lượng hormone thiếu hụt.

4. Người bị suy tuyến thượng thận nên ăn gì?

Để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, người bị suy tuyến thượng thận cần có chế độ ăn khoa học, hợp lý. Dưới đây là lời khuyên từ chuyên gia dinh dưỡng cho người bị suy tuyến thượng thận:

4.1. Ăn đồ ăn có lượng đạm cao

Bệnh nhân bị suy thượng thận cơ thể sẽ thiếu hụt glucose. Do đó, thực đơn hàng ngày cần bổ sung protein và các chất béo tốt, bởi đây là nguồn năng lượng có khả năng chuyển hóa thành glucose, giúp cơ thể hoạt động bình thường.

Các thực phẩm có hàm lượng protein cao như cá, thịt, trứng,...

4.2. Các thực phẩm giàu vitamin C

Hệ miễn giảm suy dịch, cơ thể luôn mệt mỏi là những đặc điểm thường thấy ở người suy tuyến thượng thận. Do đó, khẩu phần ăn hàng ngày nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C như xoài, táo, cam, đu đủ,... Dưỡng chất này có tác dụng tăng sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch cũng như thúc đẩy sản xuất cortisol cho cơ thể.

4.3. Các thực phẩm giàu vitamin nhóm B

Vitamin nhóm B, cụ thể là vitamin B5 và B6 là dưỡng chất tham gia trực tiếp vào hoạt động sản xuất ra hormon tuyến thượng thận. Vitamin nhóm 5 rất giàu trong các loại đậu, bơ, yến mạch,...

4.4. Uống đủ nước

Người bị suy tuyến thượng thận cần đảm bảo uống đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài nước lọc, bệnh nhân có thể uống thêm nước râu ngô, trà, nước ép hoa quả cũng rất tốt cho sức khỏe.

Nếu cần tư vấn thêm bất kỳ vấn đề gì, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Video liên quan

Chủ Đề