Phong tỏa tài khoản ngân hàng là gì

Các trường hợp ngân hàng được phong tỏa tài khoản của khách hàng [Ảnh minh họa]

[1] Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

[2] Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền, số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;

[3] Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.

Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo [bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán] cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán khi có một trong các điều kiện sau:

- Kết thúc thời hạn phong tỏa;

- Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;

- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;

- Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.

Thanh Lợi

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Khi nào phong tỏa tài sản, phong tỏa tài khoản? [Ảnh minh họa]

1. Trường hợp bị phong tỏa tài sản

Phong tỏa tài sản là biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Phong tỏa tài sản trong tố tụng dân sự bao gồm:

- Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ:

Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

- Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ:

Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

[Điều 125, 126 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015]

2. Trường hợp bị phong tỏa tài khoản

2.1. Trường hợp bị phong tỏa tài sản trong vụ án dân sự

Phong tỏa tài khoản là một biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

[Điều 124 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015]

2.2. Trường hợp bị phong tỏa tài sản trong vụ án hình sự

* Phong tỏa tài sản là một biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

* Trường hợp bị phong tỏa tài sản:

- Đối với người bị buộc tội:

Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.

[Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015]

- Đối với pháp nhân thương mại:

Phong tỏa tài khoản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn cứ xác định pháp nhân đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của cá nhân, tổ chức khác nếu có căn cứ xác định số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.

[Điều 438 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015]

>>> Xem thêm: Quy định về việc yêu cầu phong tỏa tài khoản ngân hàng có được hay không? Theo quy định hiện nay thì có được phong tỏa?

Diễm My

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Theo quy định pháp luật, ngân hàng có thể áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản ngân hàng của khách hàng khi có những căn cứ nhất định. Vậy ngân hàng có thể phong tỏa tài khoản của khách hàng như thế nào? Trình tự, thủ tục phong tỏa? Khi nào khách hàng được hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài khoản?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Vừa rồi tôi có gửi tiền vào Ngân hàng VietComBank, số tiền là 4,600,000VNĐ ngày hôm sau tôi chuyển tiền trực tuyến không được, ra trụ ATM rút cũng không được. Sáng nay tôi đến Ngân hàng hỏi thì nhân viên ngân hàng thông báo tài khoản của tôi bị phong tỏa. có thắc mắc gì thì gọi công an [cô nhân viên có cho số]. Nghe nói tới công an trong người tôi cũng rất lo lắng trong khi tôi đâu có làm chức vụ gì đâu và cũng không vi phạm pháp luật. Được biết quý công ty tư vấn Pháp luật được nhiều người biết đến nên tôi mới xin quý công ty tư vấn để giúp tôi an tâm hơn, hiện giờ tôi rất lo lắng. Xin cảm ơn

Trả lời câu hỏi tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với nội dung bạn yêu cầu tư vấn, Công ty Luật Minh Gia trả lời tư vấn như sau:

Thứ nhất, quy định pháp luật về phong tỏa tài khoản

Căn cứ quy định tại Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Thông tư 02/2019/TT-NHNN về phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:

“Điều 17. Phong tỏa tài khoản thanh toán

1. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:

a] Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b] Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền, số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;

d] Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.”

Theo quy định trên, tài khoản thanh toán của cá nhân, tổ chức tại ngân hàng có thể bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ trong 03 trường hợp: [i] Có yêu cầu từ cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; [ii] Phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán hoặc theo yêu cầu hoàn lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót và [iii] Có thông báo của một trong cá chủ tài sản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thành toán chung. Theo thông tin bạn cung cấp, nhân viên ngân hàng có thông báo với bạn là tài khoản đã bị phong tỏa nhưng lại không nói rõ lý do, chỉ bảo bạn liên hệ với công an. Theo đó, có thể suy luận ra rằng trường hợp của bạn thì tài khoản bị khóa do có yêu cầu từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là cơ quan công an. Tuy nhiên, về mặt trình tự, thủ tục phong tỏa tài khoản thì ngân hàng đang chưa thực hiện đúng theo quy định pháp luật.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN thì ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, ngân hàng phải thông báo [bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán] cho chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 129 Bộ luật Tố tụng Hình sự [BLTTHS] năm 2015 về biện pháp phong tỏa tài khoản như sau:

“Điều 129. Phong tỏa tài khoản

1. Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước. Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.”

Theo quy định trên, phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng trong một số trường hợp nhất định, trong đó có trường hợp nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội. Theo đó, tài khoản của bạn bị công an yêu cầu Ngân hàng phong tỏa có thể vì lý do số tiền trong tài khoản này có liên quan đến hành vi phạm tội của người nào đó và công an cần phong tỏa để thực hiện các hoạt động điều tra, xác minh, làm rõ.

Thứ hai, quy định về hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài khoản

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN về các trường hợp chấm dứt phong tỏa tài khoản như sau:

“4. Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán khi có một trong các điều kiện sau:

a] Kết thúc thời hạn phong tỏa;

b] Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;

c] Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;

đ] Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.”

Theo quy định trên, khi có một trong những căn cứ được liệt kê thì ngân hàng sẽ chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán. Trường hợp tài khoản của bạn bị phong tỏa do có yêu cầu của cơ quan công an thì phải có văn bản yêu cầu của cơ quan công an về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán thì ngân hàng mới hủy bỏ việc phong tỏa tài khoản.

Căn cứ quy định tại Điều 130 BLTTHS về hủy bỏ biện pháp phong tỏa như sau:

“Điều 130. Hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản

1. Biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản đang áp dụng phải được hủy bỏ khi thuộc một trong các trường hợp:

a] Đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án;

b] Đình chỉ điều tra đối với bị can, đình chỉ vụ án đối với bị can;

c] Bị cáo được Tòa án tuyên không có tội;

d] Bị cáo không bị phạt tiền, tịch thu tài sản và bồi thường thiệt hại.”

Theo quy định trên, cơ quan công an phải ra quyết định hủy bỏ biện pháp phong tỏa tài khoản khi thuộc một trong 04 trường hợp đã được pháp luật liệt kê. Trường hợp tài khoản của bạn đã bị cơ quan công an yêu cầu phong tỏa thì bạn phải đợi đến khi cơ quan công an ra quyết định hủy bỏ áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản mới có thể tiếp tục sử dụng bình thường.

Video liên quan

Chủ Đề