Vương Phạm la ai vì sao ông ấy trở thành triệu phú đô la trên đất Mỹ

16 tuổi lần đầu xa nhà, du học tại bang Minnesota lạnh giá ở đỉnh bắc nước Mỹ, chàng trai Phạm Đình Quốc Vương [quê Củ Chi, TP.HCM] không có chút vốn liếng nào, kể cả tiếng Anh nên phải ở nhờ gia đình người chú. Nhưng chỉ 5 năm sau, Vương thành lập doanh nghiệp.

Cuối năm 2020, Công ty Fastboy Marketing [trụ sở tại TP.Houston, Texas], doanh nghiệp của Vương được tổ chức thống kê các doanh nghiệp tại Mỹ xếp hạng thứ 834 trong top 5.000 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất nước Mỹ.

Suýt... đi tù vì không hiểu luật

Từ những ngày đầu đặt chân lên đất Mỹ, Phạm Đình Quốc Vương đã thích “lang thang” tìm tòi bí quyết kinh doanh trên mạng. Cho đến một ngày, người em con chú có mấy cái game cũ nhờ Vương bán trên eBay, giá sao cũng được, chỉ cần đưa lại người em 5 USD. Vương đã bán được 36 USD. Cậu không ngờ, một món đồ cũ có thể bán được giá như thế.

Ý định kinh doanh chính thức nảy ra trong đầu cậu học trò, Vương kêu mấy đứa em gom mua lại những game cũ của bạn bè ở trường. Sau lần đó, Vương thu lợi nhuận gần 5.000 USD. Sau khi bán game cũ, Vương tiếp tục “lấn sân” sang món đồ khác, hoặc hàng hóa người quen mua về nhưng không sử dụng, cần bán lại. Cả một “chân trời” mới về kinh doanh mở ra.

“Sau khi thành thạo cách thức mua bán, mặt hàng nào bán chạy, lợi nhuận cao, tôi chủ động tìm các nguồn hàng trên mạng, đặt mua từ gốc rồi phân loại, chia nhỏ và bán lại qua mạng. Lợi nhuận từ nhiều món hàng có thể gấp hàng chục lần giá gốc”, anh kể.

Vương và vợ con tại trang trại của mình

F.M

Tốt nghiệp phổ thông, vào năm đầu đại học, Vương vẫn vừa học vừa tiếp tục buôn bán... Nhưng con đường kinh doanh không trải toàn hoa hồng, khi mọi thứ đang “ào ào lướt tới” thì Vương “sập hầm”. Do không hiểu luật pháp Mỹ, Vương thấy quanh mình chẳng ai buôn bán online mà phải nộp thuế nên dù có thu nhập cao cậu chẳng hề khai thuế, vẫn gửi, rút tiền vào ngân hàng với số lượng lớn. Cho đến một ngày, cậu nhận được cuộc gọi từ cảnh sát Mỹ: Anh đã vi phạm luật pháp Mỹ, với nhiều tội danh trong kinh doanh... Tất cả tối sầm, chao đảo!

Kế đó là những tháng ngày đồng hành cùng luật sư, làm việc liên tục với cơ quan luật pháp. Học hành gián đoạn, kinh doanh dang dở, tài khoản ngân hàng bị khóa hết... Mọi thứ tưởng như đã bít kín quanh anh.

“Các luật sư đã giúp tôi thoát khỏi kết cục tồi tệ nhất. Và những ngày tháng bão tố đó đã giúp tôi học nhiều điều về luật pháp kinh doanh của Mỹ”, Vương tâm sự.

Người gốc Việt kinh doanh và làm giàu trên đất Mỹ không hiếm, nhưng thời điểm ấy chưa mấy ai nghĩ đến kinh doanh kỹ thuật số. Vương quyết định gầy dựng một công ty bằng mặt hàng cơ bản nhất, đó là lập website cho các tiệm nail, tiệm tóc, nhà hàng... của người gốc Việt trên đất Mỹ. Sau đó dùng kỹ thuật SEO, đưa các website lên vị trí cao trên trang tìm kiếm Google. Ở thời điểm cách đây cả chục năm việc này vẫn còn rất mới, nhất là trong cộng đồng tiểu doanh nghiệp gốc Việt tại Mỹ. Công ty khởi lập chỉ có... một nhân viên chính là anh, kiêm tất cả từ kỹ thuật đến kinh doanh... Nhưng chỉ sau vài năm, những cộng sự lần lượt hội tụ, doanh thu tăng trưởng liên tục. Giờ đây, Công ty Fastboy Marketing đã có nhiều chi nhánh với hơn 200 nhân viên trẻ, độ tuổi trung bình chưa tới 30.

Giấy chứng nhận công ty phát triển nhanh nhất năm 2020

Điều đặc biệt, Phạm Đình Quốc Vương chẳng có thú ăn chơi nào: không du ngoạn, chẳng siêu xe, thuốc không hút, bia uống hai lon là... “quắc”. Vương sở hữu nhiều trang trại rộng hàng trăm héc ta với rừng cây, hồ nước, sông suối, đầm lầy..., lái xe đi cả ngày không hết. Anh gắn bó với ruộng vườn, nông trại... bởi nó gợi lại những ký ức tuổi thơ tại quê nhà. Mỗi cuối tuần, Vương cùng vợ và hai con nhỏ lăn lê đồng ruộng, tát cá, đào mương, vọc đất, cho đến khi tất cả cùng bê bết sình lầy. Anh giáo dục con theo cách để chúng hòa nhập với thiên nhiên ngay từ nhỏ.

Trong những bữa ăn cùng nhân viên với đủ thứ món Âu, Á..., Vương lặng lẽ lôi ra một con cá rô kho tộ, ngồi nhấm nháp cùng rau cải luộc và cơm trắng - món ăn đồng quê Việt ấy luôn hiện diện trên bàn ăn của anh.

Niềm vui sau giờ làm việc của Vương là đọc sách. Tại trụ sở công ty, ở vị trí trung tâm là mấy kệ sách của Vương, không chỉ sách kinh doanh mà còn rất nhiều sách từ văn học cho đến vũ trụ học mang sang từ quê nhà. Với anh, sách không chỉ đem lại kiến thức, cách ứng xử trong kinh doanh mà còn cứu anh khỏi suy sụp trong những giai đoạn khó khăn nhất.

Vương và những nhân viên gốc Việt tại công ty đón tết 2021

Trải qua nhiều sóng gió và hiện tại có được thành công nhất định, Vương lập một kênh YouTube [www.youtube.com/user/vpham022012] chia sẻ mọi bí quyết, phương thức làm ăn của mình, kể cả những lúc vấp ngã. Kênh này được nhiều bạn trẻ đón nhận, bởi sự nhẹ nhàng, khiêm tốn, người thực việc thực, từ chính kinh nghiệm chủ nhân...

Hỏi Vương về quan điểm sống, anh chia sẻ: “Xưa đặt chân lên đất Mỹ với hai bàn tay trắng, tôi chỉ ước sau này học hành, có việc làm ổn định. Nay được như vậy, tôi muốn chia sẻ đời sống ổn định ấy. Các cộng sự, nhân viên mới vào làm ở công ty cũng với hai bàn tay trắng, công ty phải tạo điều kiện để các bạn cùng có nhà, xe, có cuộc sống tốt. Rộng hơn, công ty muốn đem công nghệ, các hình thức marketing, quảng cáo hiện đại mở rộng trong cộng đồng doanh nghiệp gốc Việt, để tất cả cùng ăn nên làm ra”.

Tại Mỹ, trong nông trại, trên công trường, Vương vẫn thường xuyên cưu mang nhiều hoàn cảnh khó khăn, từ công việc cho đến nơi ăn chốn ở. Anh đặt nhiều căn nhà di động [mobile home] trong trang trại: Ai kẹt nhà thì tới ở tạm, khi ổn thì rời đi. Nơi ấy có thể là chỗ tá túc tạm thời của một bác tài xế già, anh đầu bếp, một gia đình mới nhập cư... Họ cứ đến rồi lại đi, khi mọi thứ đã ổn hơn.

Hằng năm, Vương vẫn cùng gia đình về Việt Nam, lặng lẽ làm từ thiện, chia sẻ cộng đồng. Khi hỏi anh về chuyện này, Vương lắc đầu: “Chẳng đáng gì để nhắc tới”... Theo tìm hiểu riêng của người viết, có một cộng đồng tại quê nhà vẫn định kỳ nhận được sự trợ giúp suốt nhiều năm nay.

Tốn gần 10.000 USD vì một... con chó hoang

Vương đặc biệt thích chó, ở đâu có chó hoang là anh đem về nuôi. Một lần, đang lái xe trên đường, Vương phát hiện một chú chó bị tai nạn, dập nát chân, mù mắt... Anh tức tốc chở nó về Trung tâm cấp cứu thú vật. Ở các trung tâm này, tiền chăm sóc, điều trị rất đắt. Vương biết rõ điều này nhưng vẫn quyết tâm cứu chú chó. Cuối cùng anh cũng đón được chú chó về trang trại “tĩnh dưỡng” kèm hóa đơn lên tới gần... 10.000 USD!

Nhanh nhạy nắm bắt công nghệ mới

Tỉ phú gốc Việt Charlie Tôn Quý, người được mệnh danh là “ông hoàng ngành nail trên đất Mỹ”, sở hữu chuỗi franchise với hơn 1.000 tiệm nail tại Mỹ, nhận xét: “Vương là người rất nhanh nhạy nắm bắt công nghệ mới để áp dụng vào marketing. Đây là điều rất cần thiết để các tiểu doanh nghiệp, tiệm nail trên đất Mỹ áp dụng làm theo, sao cho toàn ngành nail luôn đổi mới, bắt kịp với nhịp phát triển trong tương lai”.

Tin liên quan

Vương Phạm vốn là du học sinh người Việt ở Mỹ. Từ một chàng trai không có bất cứ chút vốn liếng nào, nhưng chỉ sau 5 năm, anh đã thành lập doanh nghiệp của chính mình. Ở thời điểm hiện tại, anh đang nắm trong tay khối tài sản với doanh thu ước tính lên đến 10 triệu USD mỗi năm [khoảng 227 tỷ đồng]. Mới đây, anh và Khoa Pug đã khiến mạng xã hội "dậy sóng" khi đăng tải video mua máy bay với giá 5 triệu USD.

Chiếc máy bay Khoa Pug và Vương Phạm dự định mua với giá 5 triệu USD

2. Tiểu sử Vương Phạm

2.1. Vương Phạm tên thật là gì?

Vương Phạm tên thật là Phạm Đình Quốc Vương và tên Tiếng Anh là Albert Pham.

2.2. Vương Phạm quê ở đâu?

Vương Phạm quê ở Củ Chi [TP.HCM].

2.3. Vương Phạm sinh năm bao nhiêu?

Vương Phạm sinh năm 1991.

3. Sự nghiệp của Vương Phạm

3.1. Hành trình khởi nghiệp: Suýt phải đi tù vì không hiểu luật

Vương Phạm sang Mỹ du học từ năm 16 tuổi và ở nhà của 1 người quen ở Mỹ. Tại thời điểm đó, anh không có bất cứ kinh nghiệm hay vốn liếng để kinh doanh. Thậm chí, vốn tiếng Anh cũng anh cũng chỉ bập bẹ. Con đường khởi nghiệp của anh bắt đầu từ khi được một người em nhờ bán máy chơi game cũ trên nền tảng eBay với mức giá 5 USD [tương đương 113 nghìn đồng]. Tuy nhiên, sau đó anh đã kiếm được với giá cao gấp 7 lần khi thu về 36 USD [khoảng 800 nghìn đồng].

Vương Phạm tại thời điểm vừa sang Mỹ

Từ đây, anh đã nảy ra ý định kinh doanh online và thu về lợi nhuận đầu tiên lên đến gần 5000 USD [khoảng 114 triệu đồng] chỉ nhờ việc bán hộ game cũ cho bạn bè. Theo đó, trong suốt những năm từ phổ thông lên đến đại học, anh làm tất cả những gì có thể buôn bán. Tuy nhiên, do không tìm hiểu về pháp luật Mỹ nên mặc dù kiếm được nhiều tiền nhưng anh đã bị cảnh sát bang khép vào tội trốn thuế cũng nhiều vi phạm pháp luật trong kinh doanh. Cũng chính vì điều này mà công việc học hành của anh bị lỡ dở.

Chưa dừng lại ở đó, tài khoản ngân hàng của anh cũng bị khóa hết. Thay vào đó là chuỗi ngày đồng hành cùng luật sư và cơ quan pháp luật. Chia sẻ về những ngày tháng này, anh cho biết: "Các luật sư đã giúp tôi thoát khỏi kết cục tồi tệ nhất. Và những ngày tháng bão tố đó đã giúp tôi học nhiều điều về luật pháp kinh doanh của Mỹ". 

3.2. "Ông trùm" marketing và triệu phú đô la ở Mỹ

Người gốc Việt kinh doanh và làm giàu trên đất Mỹ không hiếm nhưng ở thời điểm đó, chưa có ai nghĩ đến kinh doanh kỹ thuật số. Đầu tiên, Vương Phạm gây dựng công ty với những mặt hàng cơ bản nhất, lập website cho các tiệm nail, tiệm tóc, nhà hàng... của người gốc Việt trên đất Mỹ. Sau đó dùng kỹ thuật SEO, đưa các website lên vị trí cao trên các trang tìm kiếm Google. Tại thời điểm trước đó 10 năm, công việc này còn rất mới.

Hiện tại, công ty của Vương Phạm đã ký kết được với hơn 10 nghìn khách hàng

Khi mới khởi nghiệp, công ty chỉ có 1 nhân viên là anh, làm tất cả các khâu từ kỹ thuật đến kinh doanh. Tuy nhiên, chỉ vài năm đi vào hoạt động, doanh thu đã tăng trưởng liên tục. Hiện tại, công ty Fastboy Marketing đã mở rộng ra nhiều chi nhánh với hơn 200 nhân viên trẻ. Vào năm 2020, công ty này của Vương Phạm đã được tổ chức thống kê các doanh nghiệp tại Mỹ xếp hạng 834 trong top 5000 doanh nghiệp phát triển nhanh nhất ở Mỹ.

Giấy chứng nhận công ty của Vương Phạm lọt top 5000 doanh nghiệp phát triển nhất năm 2020

Ngoài Fastboy Marketing, Vương Phạm còn sở hữu thêm phần mềm Go check in nổi tiếng trong cộng đồng nail Việt. Được biết, đây là nơi giúp các cửa hàng có thể lưu giữ toàn bộ thông tin khách hàng. Chỉ với công ty này, Vương Phạm đã có doanh thu từ 800 nghìn USD đến 1 triệu USD mỗi tháng [tương đương 18 đến 23 tỷ đồng]. Ngoài ra, Vương Phạm còn có nhiều nguồn thu nhập khác như đầu tư, kinh doanh bất động sản khi sở hữu nhiều nông trại rộng hàng trăm hecta. 

4. Cuộc sống giản dị, từng tốn 10 nghìn USD vì một con chó hoang

Về đời tư, hiện Vương Phạm đã có gia đình với bà xã gốc Việt và 2 người con 1 trai và 1 gái đáng yêu. Mặc dù là triệu phú ở tuổi 30 trên đất Mỹ nhưng anh lại sở hữu cuộc sống vô cùng giản dị. Trải qua nhiều sóng gió và thành công nhất định, anh đã mở ra kênh YouTube với hơn 520 nghìn người theo dõi. Ngoài việc đọc sách, anh còn thường xuyên đưa cả gia đình đến nông trại để trồng cây, nuôi động vật khi rảnh rỗi. Chưa dừng lại ở đó, anh còn thường xuyên giúp đỡ những người không có công ăn việc làm ổn định bằng cách thuê họ làm việc cho mình.

Gia đình hạnh phúc của Vương Phạm

Bên cạnh đó, anh còn đặt nhiều căn nhà di động trong trang trại để anh không có điều kiện để tới ở tạm, khi ổn định thì rời đi. Hàng năm, anh vẫn cùng gia đình về Việt Nam từ thiện và chia sẻ đến cộng đồng. Đáng chú ý, Vương Phạm đặc biệt thích chó, ở đâu có chó hoang là anh đem về nuôi. Trong một lần lái xe trên đường, anh phát hiện ra một chú chó bị tai nạn, dập nát chân và bị mù mắt. Ngay lập tức, anh đã chở chú cho này đến Trung tâm cấp cứu động vật. Sau khi điều trị, anh đã đón được chú chó này về với hóa đơn lên đến 10 nghìn USD.

Vương Phạm và các nhân viên của công ty

Chia sẻ về quan điểm sống của mình, anh tiết lộ: "Xưa đặt chân lên đất Mỹ với hai bàn tay trắng, tôi chỉ ước sau này học hành, có việc làm ổn định. Nay được như vậy, tôi muốn chia sẻ đời sống ổn định ấy. Các cộng sự, nhân viên mới vào làm ở công ty cũng với hai bàn tay trắng, công ty phải tạo điều kiện để các bạn cùng có nhà, xe, có cuộc sống tốt. Rộng hơn, công ty muốn đem công nghệ, các hình thức marketing, quảng cáo hiện đại mở rộng trong cộng đồng doanh nghiệp gốc Việt, để tất cả cùng ăn nên làm ra". 

Video Vương Phạm và Khoa Pug đi mua máy bay:

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề