Nếu khách hàng không sử dụng vốn vay đúng mục đích thì ngân hàng sẽ giải quyết như thế nào

Ngày hỏi:24/05/2019

Trước tôi có vay ngân hàng một số tiền để sử dụng vào mục đích kinh doanh [ghi trên hợp đồng vay]. Nhưng khi được ngân hàng giải ngân, tôi không dùng số tiền đó để kinh doanh mà dùng để xây nhà. Nay ngân hàng kiểm tra tình hình sử dụng khoản vay thì phát hiện như trên và yêu cầu tôi phải trả ngay khoản vay nếu không sẽ báo công an cho tôi đi tù. Hiện tại tôi không có khả năng trả lại ngân hàng, xin cho hỏi tôi có phải đi tù khi ngân hàng báo công an hay không ạ?

  • Theo quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 [sửa đổi 2017] thì người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các Điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 Bộ luật hình sự 2015 [sửa đổi 2017], chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

    - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    - Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    Như vậy: Căn cứ quy định được trích dẫn trên đây thì trường hợp cá nhân có hành sử dụng khoản vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tiền thì có thể bị dẫn truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Tại Công văn 64/TANDTC-PC năm 2019 có hướng dẫn một số quy định tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 [sửa đổi 2017] như sau:

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015 thì: “Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù cỏ điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”. So với quy định tại điểm a khoản 1 Điều 140 của Bộ luật Hình sự năm 1999, điểm a khoản 1 Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015 đã bổ sung thêm tình tiết “đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả”. Như vậy:

    - Trường hợp người sử dụng vốn vay vay sử dụng vốn vay không đúng mục đích xin vay vốn nhưng không sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp [buôn lậu, rửa tiền, sản xuất, buôn bán ma túy...] mà dùng vốn vay để tiêu xài, xây nhà cửa, mua sắm đồ dùng, phương tiện đi lại...] dẫn đến khi đến hạn họ không có điều kiện, khả năng trả nợ thì không coi là sử dụng tài sản vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản để xử lý trách nhiệm hình sự.

    - Trường hợp đến thời hạn trả lại tài sản mà họ có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả [có nhà, đất đai, tài sản nhưng chây ì, tẩu tán hoặc có hành vi chống đối lại việc kê biên, thu hồi tài sản...] thì bị xử lí trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật Hình sự năm 2015.

    Do đó: Trường hợp bạn có vay ngân hàng một số tiền để sử dụng vào mục đích kinh doanh [ghi trên hợp đồng vay]. Nhưng khi được ngân hàng giải ngân, bạn không dùng số tiền đó để kinh doanh mà dùng để xây nhà. Nay ngân hàng kiểm tra tình hình sử dụng khoản vay thì phát hiện như trên và yêu cầu bạn phải trả ngay khoản vay, nhưng bạn không đã mất khả năng chi trả. Căn cứ theo như thông tin bạn cung cấp như thên thì chưa đủ cơ sở để xác định hành vi của bạn có dấu hiệu phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Chỉ trường hợp bạn sử dụng số vốn vay để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như buôn lậu, rửa tiền, sản xuất, buôn bán ma túy..., và hiện tại bạn đã mất khả năng chi trả khoản vay trên thì bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trên.

    Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

    Trân trọng!


Nội dung liên quan: " Sử dụng vốn "

  • Hồ sơ đề nghị hoàn GTGT đối với chương trình, dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức [ODA] không hoàn lại bao gồm gì?
  • Định hướng huy động, sử dụng vốn vay và công tác tổ chức thực hiện theo Chiến lược nợ công đến năm 2030 quy định thế nào?
  • Mẫu văn kiện phi dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại?
  • Nội dung đặc thù của chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi?
  • Nội dung về vốn dư của dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi được quy định thế nào?
  • Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý dự án trong quản lý thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi?
  • Lập, phê duyệt kế hoạch thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn đối ứng hằng năm quy định thế nào?
  • Nội dung về vốn đối ứng chuẩn bị thực hiện và thực hiện chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi quy định thế nào?
  • Quy định về thuế, phí và lệ phí đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi như thế nào?
  • Thủ tục thẩm định, quyết định phê duyệt Văn kiện dự án hỗ trợ kỹ thuật thuộc trường hợp phi dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại?

THÔNG TIN NGƯỜI TRẢ LỜI

  • Số 19 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP. HCM.
  • Click để Xem thêm

Mục đích vay vốn là một trong những điều kiện bắt buộc để ngân hàng đồng ý cho bạn vay vốn. Nếu bạn không chứng minh được mục đích vay vốn rõ ràng. Ngân hàng sẽ không thể duyệt vay hồ sơ cho bạn.

Bởi vì nếu không có mục đích vay vốn, ngân hàng sẽ không lý giải được bạn vay vốn để làm gì, để có thể tiến hành phê duyệt khoản vay của bạn.

Ở ngoài đời thực bạn có rất nhiều lý do để vay vốn ngân hàng. Nhưng trong hệ thống ngân hàng thì tập trung lại những lý do chính sau đây:

Mục đích sử dụng vốn vay:

  • Vay vốn với mục đích kinh doanh
  • Vay vốn với mục đích tiêu dùng: Mua sắm trang thiết bị
  • Vay vốn với mục đích mua bán nhà đất
  • Vay vốn xây nhà và sửa chữa nhà.

Nếu bạn chứng minh được mục đích sử dụng vốn vay của bạn. Ngân hàng sẽ tiến hành duyệt hồ sơ vay của bạn.

Vậy làm thế nào để chứng minh được mục đích sử dụng vốn đây. Đương nhiên chúng ta phải có những giấy tờ, hình ảnh chứng minh bạn sử dụng vốn để thực hiện mục đích nào đó.

Những giấy tờ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay.

Để hiểu rõ hơn về những giấy tờ cần thiết, mà bạn cần phải bổ sung cho ngân hàng. Mình sẽ chia sẻ với các bạn chi tiết từng loại giấy tờ cho từng mục đích vay một nhé.

Đầu tiên chúng ta hãy đi đến với việc sử dụng vốn với mục đích kinh doanh nhé.

Vay vốn với mục đích kinh doanh:

Để chứng minh được mục đích vay vốn kinh doanh, điều kiện tiên quyết là, bạn phải có giấy phép kinh doanh.

Có 2 loại giấy phép kinh doanh mà chúng ta cần chú ý đó là:

  • Giấy phép kinh doanh dưới hình thức công ty
  • Giấy phép kinh doanh hộ cá thể.

Một số khoản vay nhỏ khoảng dưới 300 triệu thì chỉ cần xác nhận kinh doanh của phường là được rồi.

Với giấy phép kinh doanh của bạn, ngân hàng sẽ hiểu rằng bạn có kinh doanh và được xác nhận của cơ quan nhà nước.

Tuy nhiên khi có giấy phép kinh doanh, chưa chắc bạn đã kinh doanh thực vì thế ngân hàng sẽ yêu cầu bạn bổ sung thêm một loại giấy tờ nữa.

Đó là những hoá đơn, chứng từ, sổ sách ghi chép về đầu vào, đầu ra của hoạt động kinh doanh của bạn.  Những loại giấy tờ này chứng minh thực tế bạn có thực sự hoạt động kinh doanh. Chứ không phải là xin giấy phép kinh doanh rồi để đó.

Loại giấy tờ tiếp theo chứng minh bạn hoạt động kinh doanh có tốt không. Đó chính là “ Báo cáo thuế”.  Nó chứng minh bạn có hoạt động rõ ràng và được nhà nước chứng minh giúp bạn là bạn có đóng thuế đầy đủ.

Những giấy tờ trên chỉ xác nhận rằng bạn đang có kinh doanh. Nhưng chưa chứng mình rõ ràng mục đích vay vốn của bạn là gì ?. Vì vậy đó mới là điều kiện cần thôi. Điều kiện đủ ở đây, đó là:

Với mục đích bổ sung vốn kinh doanh

Nếu bạn bổ sung vốn vào doanh nghiệp thì bạn phải có bộ hồ sơ góp vốn, bao gồm:

  • Biên bản họp hồi đồng thành viên đồng ý cho bạn góp vốn
  • Hợp đồng góp vốn.
  • Biên nhận tiền vốn góp.

Nếu bạn bổ sung vốn để mua bán một sản phẩm, hay dịch vụ nào đó để hỗ trợ cho việc kinh doanh thì bạn phải có:

  • Hợp đồng mua bán
  • Hoá đơn đầu vào của loại sản phẩm hay dịch vụ mà bạn phải vay tiền để mua nó để phục vụ cho công việc kinh doanh của bạn.

Đó là tất cả những loại giấy tờ mà bạn phải bổ sung để chứng minh mục đích vay vốn kinh doanh của bạn.

Lưu ý: Những khoản vay với mục đích kinh doanh, thường là vay ngắn hạn. Thời gian là từ 1 năm đến 2 năm. Tiền lãi thì trả hàng tháng. Vốn thì trả cuối kỳ, mỗi kỳ thường là 6 tháng hoặc 12 tháng.

Chúng ta đi tới mục đích tiếp theo nhé.

Vay với mục đích mua bán nhà đất.

Việc sử dụng vốn với mục đích mua bán nhà đất rất là phổ biến trong thời gian gần đây. Bởi vì thì trường bất động sản ở Việt Nam tăng trưởng khá là tốt. Nhà nhà đi kinh doanh bất động sản. Cũng nhờ thì trường bất động sản mà việc cho vay vốn của ngân hàng cũng tăng trưởng theo.

Để được ngân hàng chấp nhận cho bạn vay tiền để sử dụng mua bán nhà đất. Việc bổ sung những giấy tờ này bạn cần phải chia làm 2 giai đoạn đó là: Trước giải ngân và sau giải ngân. Vì vậy bạn cần phải có những giấy tờ sau:

Trước giải ngân:

  • Hợp đồng đặt cọc của căn nhà hoặc miếng đất mà bạn dự định mua.
  • Biên nhận, chứng từ chuyển khoản tiền đặt cọc.
  • Sổ hồng, sổ đỏ của bất động sản mà bạn định mua.
  • Hợp đồng mua bán có công chứng của bất động sản mà bạn định mua.

Sau giải ngân:

  • Sổ hồng, sổ đỏ đã cập nhật [ đăng bộ ] tên của bạn.
  • Tờ khai lệ phí trước bạ có tên của bạn
  • Biên nhận, chứng từ chuyển khoản số tiền còn lại.

Trong trường hợp bạn sử dụng vốn với mục đích mua bán nhà đất và thế chấp bằng chính tài sản mua. Thì những giấy tờ bổ sung sau giải ngân bắt buộc phải là bản chính.

Lưu ý: Những khoản vay với mục đích mua bán bất động sản thường có thời gian vay rất là dài. Tối đa là 30 năm. Tiền lãi và tiền vốn trả hàng tháng. Tiền vốn là số tiền mà bạn lấy tổng tiền vay chia cho số tháng mà bạn vay.

Vay tiền với mục đích xây hoặc sửa chữa nhà:

Bạn có đất nhưng chưa có tiền để xây nhà. Bạn có nhà nhưng nhà cũ quá muốn sửa chữa lại, nhưng lại không có tiền. Thì việc vay tiền ngân hàng để xây sửa nhà là giải pháp tối ưu nhất.

Để có thể vay được vốn ngân hàng để xây sửa nhà thì bạn phải có những giấy tờ cần thiết sau:

  • Giấy phép xây dựng hoặc giấy phép sửa chữa nhà có xác nhận của địa phương. Nhớ là những giấy phép này còn thời hạn nhé.
  • Hợp đồng thi công ký kết giữa bạn với bên nhà thầu xây dựng.
  • Bản vẽ xây dựng.
  • Hoá đơn, chứng từ mua bán nguyên vật liệu xây dựng
  • Hoá đơn thi công của nhà thầu xây dựng.

Những loại giấy tờ này bạn hãy nhờ bên nhà thầu xây dựng họ sẽ cung cấp cho bạn. Riêng giấy phép xây dựng bạn phải đi xin ở cơ quan tại địa phương. Theo kinh nghiệm mình thấy. Một số nhà thầu xây dựng họ thường có dịch vụ xin giấy phép xây dựng luôn. Nếu không có thời gian thì bạn nên sử dụng dịch vụ này.

Lưu ý:

Có một điểm mình muốn nhắc bạn là bạn phải cất giữ bản chính những giấy tờ trên cẩn thận. Để sau này bạn còn làm hoàn công căn nhà của mình. Bởi vì sau khi vay bạn phải để sổ hồng, sổ đỏ bản chính tại ngân hàng. Bạn không chỉ có thể làm hoàn công khi bạn trả hết tiền cho ngân hàng.

Một số ngân hàng có dịch vụ hỗ trợ cho bạn mượn sổ để đi hoàn công. Bạn có thể nhờ họ hỗ trợ cho bạn. Điều này sẽ làm tăng giá trị tài sản thế chấp của mình. Nhiều khi bạn cần tăng vốn vay cũng dễ hơn.

Những khoản vay với mục đích sử dụng vốn thường là vay dài hạn. Thời gian vay có thể lên tới 15 năm. Tiền lãi và tiền vốn trả hàng tháng. Tiền vốn sẽ bằng số tiền vay chia cho số tháng mà bạn vay.

Vay vốn với mục đích tiêu dùng:

Một số trường hợp có thể vay vốn với mục đích vay tiêu dùng:

Như là bạn vừa xây nhà xong nhưng trong nhà chẳng có vật dụng gì cả. Ví dụ như: Một bộ salon, vài chiếc ti vi, máy giặt, tủ lạnh, đồ dùng nhà bếp, đồ dùng phòng ngủ vân vân. Lúc này, bạn có thể vay vốn với mục đích tiêu dùng mua sắm trang thiết bị cần thiết.

Vay mua ô tô cũng là một hình thức của vay tiêu dùng. Nhé bạn.

Vậy những giấy tờ bổ sung cho mục đích vay này, là gì ?

Đó là:

  • Hợp đồng mua bán
  • Hoá đơn chứng từ chuyển khoản số tiền mà bạn trả cho bên bán.

Đơn giản đúng không bạn. Với mục đích vay tiêu dùng thì ngân hàng thường cho vay với những khoản vay nhỏ khoảng từ 1 tỷ đổ lại. Thời gian vay thì rất là ngắn từ 2 đến 10 năm. Tiền lãi và tiền vốn trả hàng tháng. Tiền vốn sẽ bằng số tiền vay chia cho số tháng mà bạn vay.

Trên đây mình đã chia sẻ cho bạn chi tiết bốn mục đích vay vốn chủ yếu. Ngân hàng sẽ chấp nhận những mục đích vay vốn này. Nếu bạn bổ sung những giấy tờ cần thiết cho họ.

 Bạn sẽ ra sao nếu sử dụng vốn sai mục đích.

Tiếp theo mình muốn bạn biết về việc là sau khi giải ngân. Ngân hàng sẽ cho nhân viên đến gặp bạn khoảng 3 tháng 1 lần để kiểm tra mục đích sử dụng vốn của bạn. Nếu bạn sử dụng vốn sai mục đích họ sẽ tiến hành thu hồi vốn vay của bạn.

Việc này được quy định trong hợp đồng tín dụng.  Khi bạn ký kết với ngân hàng. Nên cần  bạn chú ý nhé.

Hãy cố gắng sử dụng đúng mục đích vốn vay của bạn.

Bài chia sẻ của mình đã dài rồi. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để quan tâm đến những chia sẻ của mình.

Mong rằng mọi điều tốt đẹp sẽ đến với bạn.

Video liên quan

Chủ Đề