Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Tập 2 trang 34 35, 36

1. Gạch dưới những tiếng có ưa hoặc uơ trong hai khổ thơ dưới đây :

Thuyền đậu, thuyền đi hạ kín mui

Lưa thưa mưa biển ấm chân trời

Chiếc tàu chở cá về bến cảng

Khói lẫn màu mây tưởng đảo khơi.

Em bé thuyền ai ra giỡn nước

Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm

Biển bằng không có dòng xuôi ngược

Cơm giữa ngày mưa gạo trắng thơm.

2. Viết tiếp để hoàn thành lời nhận xét về cách ghi dấu thanh ở những tiếng em vừa tìm được :

- Trong các tiếng chứa ưa [tiếng không có âm cuối, ví dụ : giữa], dấu thanh được đặt ở .............

- Trong các tiếng chứa ươ [tiếng có âm cuối, ví dụ : tưởng], dấu thanh được đặt ở .................

3. Điền tiếng có chứa ưa hoặc ươ thích hợp với mỗi chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau:

a] - Cầu được .............. thấy.

    - Năm nắng .............. mưa.

b] - .............. cháy đá mòn.

    - .............. thử vàng, gian nan thử sức.

Trả lời:

1. 

Thuyền đậu, thuyền đi hạ kín mui

Lưa thưa mưa biển ấm chân trời

Chiếc tàu chở cá về bến cảng

Khói lẫn màu mây tưởng đảo khơi.

Em bé thuyền ai ra giỡn nước

Mưa xuân tươi tốt cả cây buồm

Biển bàng không có dòng xuôi ngược

Cơm giữa ngày mưa gạo trống thơm.

2. 

- Trong các tiếng chứa ưa [tiếng không có âm cuối, ví dụ : giữa], dấu thanh được đặt ở chữ cái đẩu của âm chỉnh.

- Trong các tiếng chứa ươ [tiếng có âm cuối, ví dụ : tưởng], dấu thanh được đãt ở chữ cái thứ hai của âm chính.

3. 

a] - Cầu được ước thấy.

    - Năm nắng, mười mưa.

b] - Nước chảy đá mòn.

    - Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Giaibaitap.me

Câu 1 trang 35 VBT Tiếng Việt lớp 5: Đọc bài văn Cái áo của ba [Tiếng Việt 5, tập hai, trang 63 - 64] và thực hiện các yêu cầu sau :

Cái áo của ba

           Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

            Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

            Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba... Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là "chú bộ đội". Có bạn hỏi : "Cậu có cái áo thích thật ! Mua ở đâu thế ?" "Mẹ tớ may đấy !" - Tôi hãnh diện trả lời.

            Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.

            Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.

PHẠM HẢI LÊ CHÂU

- Bạn đồng hành : bạn cùng đi đường.

- Vén khéo : khéo léo, đảm đang.

- Măng sét : của tay áo sơ mi có lớp lót bằng chất liệu đặc biệt cho cứng, phẳng.


a] Tìm các phần mở bài, thân bài và kết bài :

- Mở bài : Từ.......đến.......

- Thân bài :.....................

- Kết bài :........................

b] Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn :

- Hình ảnh so sánh

……………………………………………

- Hình ảnh nhân hoá

……………………………………………

- Mở bài: Đoạn văn mở đầu trong bài văn

- Kết bài: Đoạn văn cuối cùng trong bài văn.

- Thân bài: Phần nằm giữa mở bài và kết bài.

b. So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng. Từ ngữ thường dùng để so sánh là: như, tựa như, tựa, như là, là,...

Nhân hoá là dùng từ ngữ để gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ vốn chỉ được dùng để gọi hoặc tả con người.

a] Tìm các phần mở bài, thân bài và kết bài :

- Mở bài : Từ đầu đến "...màu cỏ úa"

- Thân bài : Từ “...chiếc áo sờn vai” đến chiếc áo quân phục cũ của ba

Những đường khâu đều đặn như khâu máy, hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh; cái cổ áo như hai cái lá non, cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự; mặc áo vào có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba, tôi chững chạc như một anh lính tí hon.

Người bạn đồng hành quý báu, cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

Đọc bản hướng dẫn trong sách Tiếng Việt 5, tập hai, trang 59 60 viết vào bảng sau các từ ngữ chỉ việc làm, cơ quan, tổ chức và những người có thể giúp em tự bảo vệ mình.

a]  Để bảo vệ an toàn cho mình, em cần nhớ số điện thoại của cha mẹ và địa chỉ, số điện thoại của ông bà, chú bác, người thân để báo tin.

b] Nếu bị kẻ khác đe doạ, hành hung hoặc thấy cháy nhà hay bị tai nạn, em cần phải :

-  Khẩn cấp gọi số điện thoại 113 hoặc 114, 115 để báo tin.

-  Kêu lớn để những người xung quanh biết.

-  Nhanh chóng chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè, nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an.

c]  Khi đi chơi, đi học, em cần :

-  Đi theo nhóm, tránh chỗ tối, tránh nơi vắng vẻ, để ý nhìn xung quanh.

-  Không mang đồ trang sức hoặc vật đắt tiền.

d] Khi ở nhà một mình, em phải khoá cửa, không cho người lạ biết em chỉ có một mình và không để người lạ vào nhà.

Theo GIA KlNH

-  113 : Số điện thoại của lực lượng công an thường trực chiến đấu.

-  114 : số điện thoai của lực lượng công an phòng cháy chữa cháy.

-  115 : số điện thoại của đội thường trực cấp cứu y tế.

- Từ ngữ chỉ việc làm

………………………………..

- Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức

………………………………..

- Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ mình

………………………………..

Em đọc kĩ bản hướng dẫn rồi làm theo yêu cầu của bài tập.

- Từ ngữ chỉ việc làm:

+ Nhớ số điện thoại của cha mẹ / Nhớ địa chỉ, số điện thoại của người thân / Gọi điện thoại tới 113 hoặc 114, 115 / Kêu lớn để những người xung quanh biết / Chạy đến nhà hàng xóm, bạn bè, nhà hàng, cửa hiệu, đồn Công an.

+ Đi theo nhóm khi đi chơi, tránh chỗ tối, tránh nơi vắng vắng vẻ / khóa cửa khi ở nhà một mình / không cho người lạ biết em ở nhà một mình / không mở cửa cho người lạ.

- Từ ngữ chỉ cơ quan, tổ chức

+ Nhà hàng, cửa hiệu, trường học, đồn công an, 113 [công an thường trực, chiến đấu] 114 [công an phòng cháy chữa cháy], 115 [đội thường trực cấp cứu y tế].

- Từ ngữ chỉ người có thể giúp em tự bảo vệ mình

+ Ông bà, chú bác, người thân, hàng xóm, bạn bè.

Đọc bài văn Cái áo của ba [Tiếng Việt 5, tập hai, trang 63 - 64] và thực hiện các yêu cầu sau :

Cái áo của ba

           Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

            Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu máy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

            Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba... Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là "chú bộ đội". Có bạn hỏi : "Cậu có cái áo thích thật ! Mua ở đâu thế ?" "Mẹ tớ may đấy !" - Tôi hãnh diện trả lời.

            Ba đã hi sinh trong một lần đi tuần tra biên giới, chưa kịp thấy tôi chững chạc như một anh lính tí hon trong cái áo mẹ chữa lại từ chiếc áo quân phục cũ của ba.

            Mấy chục năm đã qua, chiếc áo còn nguyên như ngày nào mặc dù cuộc sống của chúng tôi đã có nhiều thay đổi. Chiếc áo đã trở thành kỉ vật thiêng liêng của tôi và cả gia đình tôi.

PHẠM HẢI LÊ CHÂU

Bạn đồng hành : bạn cùng đi đường.

Vén khéo : khéo léo, đảm đang.

Măng sét : của tay áo sơ mi có lớp lót bằng chất liệu đặc biệt cho cứng, phẳng.


a] Tìm các phần mở bài, thân bài và kết bài :

- Mở bài : Từ.......đến.......

- Thân bài :.....................

- Kết bài :........................

b] Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn :

- Hình ảnh so sánh

……………………………………………

- Hình ảnh nhân hoá

……………………………………………

a. Em đọc kĩ bài văn để xác định từng phần:

- Mở bài: Đoạn văn mở đầu trong bài văn

- Kết bài: Đoạn văn cuối cùng trong bài văn.

- Thân bài: Phần nằm giữa mở bài và kết bài.

b. So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng. Từ ngữ thường dùng để so sánh là: như, tựa như, tựa, như là, là,...

Nhân hoá là dùng từ ngữ để gọi hoặc tả sự vật bằng những từ ngữ vốn chỉ được dùng để gọi hoặc tả con người.

a] Tìm các phần mở bài, thân bài và kết bài :

- Mở bài : Từ đầu đến "...màu cỏ úa"

- Thân bài : Từ “...chiếc áo sờn vai” đến chiếc áo quân phục cũ của ba

- Kết bài : Phần còn lại

b] Tìm các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn :

- Hình ảnh so sánh 

Những đường khâu đều đặn như khâu máy, hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh; cái cổ áo như hai cái lá non, cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự; mặc áo vào có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba, tôi chững chạc như một anh lính tí hon.

- Hình ảnh nhân hoá

Người bạn đồng hành quý báu, cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.

Video liên quan

Chủ Đề