Những từ ngữ miêu tả vẻ đẹp của vũ nương

Phân tích vẻ đẹp của Vũ Nươnglà một trong những đề tài làm văn được sử dụng phổ biến trong chương trình học. Tác giả khắc họa một cách chân thực hình ảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 

Phân tích chi tiết vẻ đẹp của Vũ Nương

Mở bài

Nhân vật Vũ Nương là nhân vật chính trong các phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của nhà văn Nguyễn Dữ. Tác phẩm là câu chuyện về cuộc đời bi ai của một người phụ nữ xinh đẹp, hiền lành, hết mực vì gia đình, có đức hạnh nhưng lại sinh ra dưới chế độ phong kiến. Chỉ vì dòng đời đưa đẩy mà phải chọn cái chết để chứng minh sự trong sạch của bản thân. Số phận Vũ Nương chính là số phận chung của người phụ nữ thời đại này.Phân tích vẻ đẹp của Vũ Nương, khiến ta thêm xót thương số phận của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến. 

Thân bài

  • Vũ Nương – hình tượng người phụ nữ nết na, thùy mị, chung thủy, hết lòng vì chồng con

Nguyễn Dữ đã xây dựng hình tượng nhân vật Vũ Nương một cách chân thực và hết sức tài tình. Vũ Nương đã được ông đặt vào nhiều tình huống khác nhau, để thấy được rõ nét phẩm chất của một người phụ nữ hết mực yêu con, thương chồng, sống hiếu thảo với bố mẹ, thủy chung son sắt suốt cuộc đời. Trong cuộc sống hằng ngày, nàng còn là một người đức hạnh, luôn có khuôn phép, luôn giữ cuộc sống vợ chồng hòa thuận kể cả Trường Sinh được xây dựng là một người chồng hay ghen, nóng nảy. 

Vũ Nương người vợ xinh đẹp, thủy chung

Một trong những hình ảnh đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc là cảnh này tiễn chồng mình đi lính. Khác với mong mỏi chung của tất cả những người phụ nữ khi chồng mình đi lính là có công danh, được mọi người trọng vọng. Thì nàng chỉ mong mỏi duy nhất một điều là chồng bình an vô sự trở về, hoàn toàn không màng đến chức cao vọng trọng. Nang luôn cảm thông với những vất vả của chồng mình, luôn mong nhớ chồng, dặn dò chồng bằng những lời tình cảm chân thành nhất. 

  • Vũ Nương – Người phụ nữ thủy chung, lo chu toàn mọi thứ khi chồng ở phương xa

Phân tích vẻ đẹp của Vũ Nươngkhông chỉ lúc chồng ở nhà mà còn cả khi chồng của nàng ra chiến trường. Ở đây, vẻ đẹp của nàng chính là sự thủy chung chờ chồng, tha thiết yêu chồng và nỗi nhớ chồng suốt nhiều tháng năm. Nỗi nhớ của nàng dành cho chồng được Nguyễn Dữ miêu tả lúc thì như “bướm lượn đầy vườn”, lúc lại như “mây che kín núi”. Ông dùng những từ ngữ mang tính ước lệ chung chung nhưng mang tính chất rộng lớn, bao hàm cả không gian và thời gian để diễn tả nỗi nhớ khôn nguôi của Vũ Nương. 

Vũ Nương chăm lo mẹ chồng như mẹ ruột

Khi chồng đi lính, Vũ Nương làm tròn nghĩa vụ của một người con dâu, môt người mẹ vừa chăm sóc con vừa lo chu toàn mọi việc trong gia đình. Ngay cả khi mẹ chồng ốm đau, nàng cũng chạy chữa thuốc thang, cầu trời khấn phật cho mọi chuyện được bình an,…lo lắng ma chay khi mẹ chồng mất.

Qua hoàn cảnh cuộc sống của Vũ Nương, ta cũng thấy tình cảnh này không chỉ riêng mình nàng mà là tình cảnh chung của tất cả những người phụ nữ có chồng đi lính xa nhà, bặt vô âm tính. Từ đó, ta thêm xót xa, cảm thông và thấu hiểu những người phụ nữ dưới triều đại phong kiến, ngày ngày mong ngóng chồng trở về bình an vô sự. 

  • Vũ Nương người con gái chịu nhiều bi kịch của số phận

Những tưởng, như hình dung của tất cả mọi người, khi chồng nàng đi lĩnh trở về, cuộc sống của Vũ Nương lại bình lặng, êm đẹp và hạnh phúc như trước kia. Nàng sẽ được chồng chia sẽ, gánh gồng bớt những mệt nhọc trong cuộc sống. Nhưng hiện thực lại hoàn toàn trái ngược, Vũ Nương đã phải chịu một nỗi oan khuất mà không biết làm cách nào để giải oan cho chính mình. Thậm chí Nàng đã dùng hết lời để phân trần và khẳng định lòng thủy chung với chồng, cầu mong chồng minh oan cho mình, làm mọi cách để cứu vãn hạnh phúc gia đình, những tất cả đều dừng lại ở hai chữ “bất hạnh”.

Phân tích vẻ đẹp của Vũ Nươngđể thấy nàng là một người phụ nữ rất biết thân biết phận [xuất thân từ gia đình nghèo, lấy được một người có thể che chở cho cô,…], trân trọng hạnh phúc gia đình. Nhưng cuối cùng Nàng vẫn bị đối xử bất công, không thể tự mình bảo vệ mình, kể cả có sự giúp đỡ của anh em, họ hàng. Hạnh phúc gia đình, thứ mà nàng đã tôn thờ, vun đắp bao năm giờ trở nên mong manh như cái cân treo trên sợi tóc. Tất cả những tủi hờn, nhớ nhung, vất vả khi chờ chồng đã chẳng thể nào bù đắp cho nỗi oan khuất của nàng. Số phận người phụ nữ thời bấy giờ sao mà đau thương, xót xa đến vậy !

Vì lời nói ngây thơ của con trẻ, nàng mang nỗi hàm oan không thể giải bày

Không còn cách nào để minh oan cho bản thân, Vũ Nương đã phải mượn dòng sông nơi quê hương mình để minh oan cho bản thân. Nàng nguyện thề xin thần sông chứng giám nỗi oan khuất và phẩm hạnh trong sạch của này. Nàng trầm mình xuống sông để bảo toàn danh dự, một nỗi tuyệt vọng bao trùm toàn bộ không gian và thời gian. Và ta có thể khẳng định đây là một hành động vô cùng lý trí, không hề có sự tồn tại của nóng giận, bồng bột hay căm phẫn. Bởi Vũ Nương, một người phụ nữ đẹp người đẹp nết, chung thủy hết mực sẽ không thể chết một cách oan uổng, những người như nàng đáng lý phải có cuộc sống hạnh phúc viên mãn. 

Nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của Nàng chính là quan niệm về hôn nhân không bình đẳng [thân phận giàu nghèo]. Gia đình được xây dựng dưới chế độ xã hội phong kiến, đàn ông gia trưởng, ghen tuông, thô bạo, vũ phu và độc đoán. Chì vì một lời nói ngây thơ của con trẻ đã khiến vợ mình phải bức tử. Không hề có kẻ giết người nào xuất hiện ở đây. Qua đó, Nguyễn Dữ đã tố cáo chế độ phong kiến luôn xem trọng uy quyền của người đàn ông trong gia đình, kẻ giàu có luôn lấn át kẻ nghèo hèn. Đồng thời thể hiện niềm cảm thương sâu sắc đến số phận oan nghiệt nói chung của người phụ nữ thời này. 

  • Vẻ đẹp của Vũ Nương khi được giải oan

Phần giải oan của Vũ Nương được tác giả xây dựng có phần hoang đường như Phan Lang mơ thấy Vũ Nương cầu cứu xin tha mạng, cảnh Phan Lang cứu Linh Phi vợ vua Nam Hải, cảnh Phan Lang chết đi sống lại, cảnh Phan Lang gặp Vũ Nương trong tiệc báo ân, Vũ Nương dặn dò Phan Lang lập đàn tràng,…Vũ Nương ngồi kiệu, được người đưa rước, lúc hiện, lúc ẩn,…đều rất hoang đường. Nhưng những chi tiết này lại tô đâm thêm nỗi đau của Vũ Nương nói riêng và người phụ nữ bạc mệnh nói chung, tố cáo lễ giáo phong kiến vô nhân tính thời bấy giờ.

Cho đến cuối cùng, Vũ Nương vẫn muốn được giải oan, mong muốn được chồng mình thấu hiểu. Nàng không hề than trách chồng mình du la nữa câu, còn cảm tạ mọi người vì đã lập đàn tràng giải oan cho mình. Nàng thốt lên  “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa” vừa xót xa nhưng lại vô cùng bao dung và vị tha. Nguyễn Dữ đã thực sự thành công khi xây dựng nhân vật này, xứng đáng với bút danh “thiên cổ kỳ bút”.

Kết bài

Quaphân tích vẻ đẹp của Vũ Nươngtrong chuyện Người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Ta thấy tác giả vừa ca ngợi vẻ đẹp của người con gái công dung, ngôn hạnh, thủy chung nhưng cũng bày tỏ niềm xót thương vô bờ bến với số phận bi đát, bạc mệnh của Vũ Nương. Bi kịch của Vũ Nương chính là bi kịch chung của tất cả người phụ nữ trong gia đình phong kiến. Thông qua đó tác giả đã lên án, tố cáo một cách sâu sắc sự hà khắc, tàn bạo của xã hội thời kì này. 

>> Xem thêm:  Phân tích nhân vật Vũ Nương của tác giả Nguyễn Dữ ngắn gọn, chi tiết

Phantich.com.vn đã dành nhiều thời gian để tổng hợp phân tích vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương để các bạn có tài liệu tham khảo hiệu quả nhất. Các bạn hãy vận dụng những luận điểm cơ bản và sáng tạo thêm bằng ngôn ngữ của riêng mình để bài làm văn đạt chất lượng nhất nhé

  • Bài mẫu
  • Kết bài

Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương là cách để các bạn biết thêm về một trong những áng văn hay viết về người phụ nữ Việt Nam và những phẩm hạnh cao quý.

Bài mẫu

Mở bài

Tác giả Nguyễn Dữ được biết đến là một trong những nhà văn văn xuôi xuất sắc của văn học trung đại của Việt Nam gia đoạn thế kỉ XVI. Ông là người học trò xuất sắc nhất của trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Tuy là người có học rộng, tài cao nhưng Nguyễn Dũ lại không ham danh lợi nên chỉ làm quan một năm rồi về quên ở ẩn. Những sáng tác của ông mang hơi hướng cổ tích, truyền kỳ, nâng tầm cao mới cho văn học dân gian.

Nhắc đến Nguyễn Dữ là nói tới tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương trích từ Truyền kì mạn lục. Đây là tác phẩm thuộc thể loại truyền kì. Câu chuyện xoay quanh nhân vật chính là Vũ Nương. Khi phân tích vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương, các bạn sẽ thấy bên cạnh phẩm hạnh cao thượng là một số phận đầy bi kịch. Tác phẩm không chỉ kể về thân phận thương tâm của một người “con gái Nam Xương” mà còn là tình cảm trân trọng, yêu thương của tác giả dành cho những bóng hồng trên. Đây không chỉ là câu chuyện về số phận thương tâm của một người phụ nữ mà còn là tấm lòng yêu thương trân trọng của tác giả dành cho những người phụ nữ có phẩm chất tốt đẹp trong xã hội phong kiến bấy giờ.

Thân bài

  • Luận điểm 1: Khái quát truyện

Khi phân tích vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương, các bạn không thể không nhắc tới xuất xứ của câu chuyện. Đây là tác phẩm văn học nói về người con gái Nam Xương, bắt nguồn từ truyện cổ dân gian “Vợ chàng Trương”. Truyện thuộc thiên thứ 16 trong 20 truyện của Truyền kì mạn lục mà tác giả Nguyễn Dữ đã ghi chép vào thế kỉ XVI.

Vũ Nương được tác giả miêu tả là một người phụ nữ tiết hạnh, trung trinh, tiết hạnh, đẹp người, đẹp nết. Thế nhưng, nàng bị chồng nghi oan. Vì không có cơ hội minh oan nên nàng đã lựa chọn cái chết để minh chứng sự trong sạch.

Truyện kết thúc với oan hồn của Vũ Nương hiện về thấp thoáng lúc ẩn, lúc hiện giữa lòng sông, nàng nói lời tạ từ rồi biến mất. Hình ảnh ấy cũng chính là đại diện cho những bi kịch mà người phụ nữ thời đó phải gánh chịu. Với người phụ nữ thời ấy, gia đình là chỗ dựa duy nhất. Nhưng khi hạnh phúc ấy đã tan vỡ thì họ cũng chỉ còn con đường chết mà thôi.

  • Luận điểm 2: Vũ Nương người con gái có nhiều phẩm hạnh tốt đẹp

Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương, các bạn sẽ không thể không nói đến hoàn cảnh sống của nàng. Đó là một xã hội phong kiến trọng nam khinhg nữ, loạn lạc với chiến tranh liên miên. Vì chiến tranh nên gia đình của Vũ Nương phải li tán, chồng phải đi chiến trận để lại hai mẹ con ở nhà.

Chẳng may sinh ra trong thời loạn lạc đó, nhưng nàng Vũ Nương được tác giả ưu ái miêu tả là một người đẹp người đẹp nết. Nàng đại diện cho vẻ đẹp của người phụ nữ thời phong kienese: “tính đã thùy mị nết na, lại thêm tư dung tốt đẹp”. Cảm mến đức hạnh, dung mạo của Vũ Nương nên chàng Trương Sinh đã xin mẹ trăm lạng vàng để cưới nàng về làm vợ.

Vẻ đẹp nhân vật Vũ Nương đầu tiên được thể hiện sâu sắc trong mối quan hệ với người chồng là chàng Trương. Dưới ngòi bút của tác giả Nguyễn Dữ, Vũ Nương hiện lên là một người vợ hết mực chung thủy và yêu chồng tha thiết. Tuy biết chồng có thói đa nghi, nhưng nàng không lấy thế làm khó chịu mà khéo léo chấp nhận và cư xử để không bao giờ gây sự bất hòa trong gia đình. Khi chàng Trương chuẩn bị đi lính, nàng đã động viên, an ủi chồng bằng việc rót chén rượu đầy và dặn dò chàng với những lời sẻ chia chất chứa nghĩa tình. Nàng bảo rằng bản thân không mong đến hiển vinh, phú quý, miễn sao chồng khỏe mạnh và mang về hai chữ “bình yên”. Tính thủy chung, trọng tình nghĩa vợ chồng của nàng Nương còn được thể hiện ở việc nàng nhớ thương chồng da diết khi chàng Trương đi chiến trận. Nhà văn mô tả, mỗi lần thấy “bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi”, là trong lòng nàng lại cảm thấy “thổn thức tâm tình”. Đặc biệt, tiết hạnh của nàng được lột tả sâu sắc khi bị chồng hàm oan: “cách biệt ba năm, giữ trọn một tiết. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót…”. Khi bị nghi oan, nàng không vội vàng tức giận mà từ tốn phân trần, giải bày cho chàng Trương hiểu. Nàng khéo léo vừa nói lên thân phận của mình vừa khẳng định chắc chắn về tấm lòng son sắt của bản thân. Không những thế, nàng còn “xuống nước” xin chồng “đừng nghi oan cho thiếp”. Phân bua mãi không được, nàng đành van lơn chàng Trương, không phải vì nàng cảm thấy có lỗi mà bởi nàng thực sự muốn gìn giữ hạnh phúc gia đình. Nàng không hề muốn cảnh gia đình tan nát.

Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương, các bạn còn cần đặt nàng trong mối quan hệ với mẹ chồng và con trai- bé Đản. Trong những mối quan hệ này, Vũ Nương được miêu tả là một nàng dâu thảo, một người me tâm lý. Sau khi chồng đi lín, nàng một minh sinh và chăm con. Vì sợ con thiếu thốn tình cảm của người cha nên đêm đêm nàng mượn bóng mình trên tường rồi chỉ cho bé Đản đó là cha. Nàng không muốn, bé Đản thiếu thốn tình cảm của người cha nên đã thay chồng làm tròn bổ phẩn. Nàng đúng là một người mẹ thật tâm lý!

Còn đối với mẹ chồng, nàng yêu thương tôn trọng như me đẻ. 3 năm chồng đi xa, một mình nàng vẫn chăm sóc, thuốc thanh cho mẹ. Đến khi bà mất, Vũ Nương cũng hết lingf tổ chức ma chay tế lễ chu đáo, tận tình như với cha mẹ đẻ. Nàng sống biết trước biết sau, khôn khéo sắc sảo đến độ mẹ chồng phải thốt lên: “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Điều này chứng tỏ, trong mối quan hệ với nhà chồng, một mối quan hệ bao đời nay vẫn vô cùng phức tạp và nan giải thì Vũ Nương đã khéo léo điều khiển được. Nàng đã khiến nhà chồng tâm phục khẩu phục, còn chồng thì nở mày nở mặt vì có được người vợ hiền dâu thảo.

  • Luận điểm 3:  Cuộc đời bất hạnh

Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương rực rỡ bao nhiêu thì cuộc đời nàng lại đầy bi kịch bấy nhiêu. Lẽ ra, một người phụ nữ thông minh, sắc sảo, hiếu thảo, thủy chung nết na đó phải được hưởng hạnh phúc vẹn tròn. Những người ấy sẽ sống trong nhung lụa với một người chồng hết mục yêu thương, nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa. Thế nhưng, cuộc đời thật nghịch lý và éo le. Chỉ vì hành động mang lại niềm vui cho con, lại vô tình đẩy Vũ Nương vào sự bất hạnh. Nàng đã phải bỏ lại con thơ và chồng để tìm đến cái chết trong đau đớn tột cùng. Chuyện xảy ra khi chàng Trương đi lính trở về. Bé Đản khi đó đã lên ba và không chịu nhận cha. Vì bé bảo: “Trước đây, thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, những chẳng bao giờ bế Đản cả”. Chàng Trương nghe con thơ nói vậy, chưa hỏi rõ ngọn ngành đã nổi cơn ghen, nhất quyết cho rằng “vợ hư”.

Để chứng mình cho sự trong sạch của mình. Nàng Vũ Nương đã bình tĩnh giải thích đâu đuôi sự tình cho chàng Trương. Chưa hết, nàng còn huy động hết họ hàng, xóm giềng để tham gia biện bạch cho mình. Tuy nhiên, cái thói đa nghi của chàng Trương đã ăn quá sâu vào tâm trí nên có cơ hội nó lại bùng lên mạch mẽ. Mặc cho Vũ Nương có nói gì, hàng xóm có khuyên can, nhưng chàng Trường càng nghi vơ càng lâu. Đế nỗi Vũ Nương phải đau đớn thốt lên: “cái thú vui nghi gia nghi thất”, và còn đâu nữa khi “bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”. Chẳng còn cách nào khác, Vũ Nương đã chọn cách trẫm mình xuống dòng nước Hoàng Giang lạnh lẽo để chứng mình sự trong sạch. Hành động này là cách làm thể hiện sự tuyệt vọng tột cùng của con người.

Cái chết của Vũ Nương còn là hồi chuông cảnh tỉnh về những người đàn ông có thói đa nghi. Họ xem thường vợ và luôn cho rằng mình đúng. Đồng thời, cái chết của nàng cũng là lên án sự hà khắc của chế độ phong kiến. Khi dung túng cho thói gia trưởng của người chồng. Xã hội ấy cho phép người chồng đối xử tàn nhẫn với người vợ, còn người phụ nữ thì không có quền được bảo vệ sự sống, hạnh phúc của mình.

  • Luận điểm 4: Nghệ thuật xây dựng nhân vật đặc sắc

Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương phải kể đến tài năng xây dựng nhân vật của tác giả. Tác giả Nguyễn Dữ đã kết thúc câu chuyện với cảnh Vũ Nương hiện về thấp thoáng giữa dòng sông với kiệu hoa, võng lọng rực rỡ. Nàng trò chuyện đa tạ Linh Phi rồi tạ từ Trương Sinh. Chi tiết này thể hiện sự sáng tạo bất ngờ của Nguyễn Dữ về một cái kết có hậu. Cái kết ấy không chỉ hoàn thiện vẻ đẹp toàn mỹ của Vũ Nương mà còn thể hiện khát vọng sống đúng với phẩm hạnh của người dân được hiện thực hóa. Nguyễn Dữ đã giúp con người thực hiện được ước mơ cái thiện cái đẹp chiến thắng cái xấu, cái ác. Những người phụ nữ tài sắc vẹn toàn, đức độ nết na, lương thiện sẽ được sống hạnh phúc trọn vẹn ở một thế giới tươi đẹp.

Kết bài

Phân tích vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương trong đoạn trích “Chuyện người con gái Nam Xương” các bạn có thể nhận bút pháp miêu tả đặc sắc của tác giả. Vẻ đẹp và cuộc đời của Vũ Nương trở thành bài học đắt giá cho mọi thế hệ phụ nữ Việt Nam. Đó là hãy luôn dũng cảm đứng lên bảo vệ hạnh phúc của mình. Dù kết quả có ra sao, vẫn phải luỗn là chính mình. Chính vì những giá trị tốt đẹp mà nội dung câu chuyện mang lại mà Truyền kì mạn lục luôn được xem là áng thiên cổ kỳ bút trong nền văn học trung đại Việt Nam.

>> Xem thêm: Phân tích nhân vật Vũ Nương của tác giả Nguyễn Dữ ngắn gọn, chi tiết

Video liên quan

Chủ Đề