Giải bài tập sách bài tập vật lý lớp 7

Bài 23.11 trang 55 SBT Vật Lí 7: Khoanh tròn chữ Đ cho câu phát biểu đúng, chữ S cho câu sai.

a. Mọi cuộn dây dẫn khi có dòng điện đi qua đều trở thành nam châm điện. Đ S
b. Dòng điện đi qua bất cứ vật dẫn nào có tác dụng từ. Đ S
c. Dòng điện đi qua một chất có thể biến đổi chất ấy thành chất khác. Đ S
d. Bất cứ dòng điện nào đi qua cơ thể người đều nguy hiểm tới tính mạng. Đ S
e. Chuông điện kêu liên tục do dòng điện được đóng ngắt liên tục nhờ tác dụng nhiệt. Đ S
g. Cho dòng điện thích hợp đi qua cơ thể người có thể chữa được một số bệnh. Đ S
h. Dòng điện rất có ích lợi vì nó có nhiều tác dụng như tác dụng nhiệt, phát sáng, tác dụng từ, hoá học và sinh lí. Đ S

Lời giải:

- Câu đúng [Đ]: f, g.

- Câu sai [S]: a, b, c, d, e.

Bài 23.12 trang 55 SBT Vật Lí 7: Hãy ghép một đoạn câu ở cột bên trái với một đoạn câu ở cột bên phải để thành một câu hoàn chỉnh có nội dung đúng:

1. Bóng đèn bút thử điện phát sáng là do

2. Có thể mạ một lớp kim loại cho bề mặt của các đồ vật là do

3. Cơ bị co khi có dòng điện đi qua là do

4. Bóng đèn dây tóc phát sáng là do

5. Chuông điện kêu liên tiếp là do

a] tác dụng từ của dòng điện.

b] tác dụng nhiệt của dòng điện.

c] tác dụng hoá học của dòng điện.

d] tác dụng phát sáng của dòng điện.

e] tác dụng sinh lí của dòng điện.

Lời giải:

1.d    2.c    3.e    4.b    5.a

Bài 23.13 trang 55 SBT Vật Lí 7: Trên hình 23.1 có vẽ sơ đồ một mạch điện. Khi đóng công tắc K thì thấy bóng đèn Đ nhấp nháy, lúc sáng lúc tắt. Giải thích tại sao?

Lời giải:

Khi đóng công tắc K thì bóng đèn Đ nhấp nháy, lúc sáng, lúc tắt là vì khi đóng công tắc K- mạch điện kín, dòng điện chạy qua bóng đèn làm cho đèn sáng, cùng lúc đó dòng điện chạy qua cuộn dây, cuộn dây trở thành nam châm điện hút miếng sắt, lúc đó miếng sắt và tiếp điểm bị hở → bóng đèn tắt → nam châm điện cũng bị ngắt, miếng sắt lại trở về tì vào tiếp điểm mạch kín, bóng đèn lại sáng. Hiện tượng xảy ra liên tục khi khoá K còn đóng.

Sách Giải Sách Bài Tập Vật Lí Lớp 7 giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

Giải sách bài tập vật lí 7 , giải tất cả câu hỏi từ bài tập, lý thuyết, công thức các chương, bài chi tiết với cách giải nhanh và ngắn gọn nhất


Chương 1: QUANG HỌC

  • Bài 1: Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng
  • Bài 2: Sự truyền ánh sáng
  • Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
  • Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
  • Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
  • Bài 7: Gương cầu lồi
  • Bài 8: Gương cầu lõm

CHƯƠNG 2: ÂM HỌC

  • Bài 10: Nguồn âm
  • Bài 11: Độ cao của âm
  • Bài 12: Độ to của âm
  • Bài 13: Môi trường truyền âm
  • Bài 14: Phản xạ âm - Tiếng vang
  • Bài 15: Chống ô nhiễm tiếng ồn

Chương 3: ĐIỆN HỌC

  • Bài 17: Sự nhiễm điện do cọ xát
  • Bài 18: Hai loại điện tích
  • Bà 19: Dòng điện - Nguồn điện
  • Bài 20: Chất dẫn điện và chất cách điện. Dòng điện trong kim loại
  • Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện
  • Bài 22: Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện
  • Bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí của dòng điện
  • Bài 24: Cường độ dòng điện
  • Bài 25: Hiệu điện thế
  • Bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ dùng điện
  • Bài 27: Thực hành: Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp
  • Bài 28: Thực hành: Đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với mạch điện song song
  • Bài 29: An toàn khi sử dụng điện

Video liên quan

Chủ Đề