Vở bài tập Tiếng Việt lớp 1 tập 2 bài 23C

Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 23C: Chúng ta cùng xem biểu diễn nghệ thuật là bài soạn có lời giải chi tiết của chương trình VNEN Tiếng Việt 3 - Sách VNEN môn Tiếng Việt lớp 3 tập 2 trang 43, biên soạn bám sát theo nội dung sách giáo khoa, giúp các em học sinh ôn tập, củng cố các dạng bài đọc.

Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 23C

  • A. Hoạt động cơ bản Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 23C
  • B. Hoạt động thực hành Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 23C

A. Hoạt động cơ bản Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 23C

Nói tên môn nghệ thuật mà em biết:

Bài làm:

1. Một số môn nghệ thuật mà em biết là:

  • Múa rối nước
  • Hát chèo
  • Hát cải lương
  • Diễn xiếc
  • Biểu diễn hài
  • Phim, kịch…

2. Nghe thầy cô đọc bài

3. Chọn lời giải nghĩa ở cột B phù hợp với mỗi từ ngữ ở cột A

4. Thảo luận để trả lời câu hỏi sau:

Rạp xiếc in tờ quảng cáo này để làm gì?

Bài làm:

Rạp xiếc in tờ quảng cáo để quảng cáo, để những tiết mục biểu diễn của rạp xiếc được nhiều người biết đến hơn, từ đó thu hút khách đến xem.

B. Hoạt động thực hành Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 23C

1. Nói với các bạn điều em thích nhất trong tờ quảng cáo xiếc?

2. Cách trình bày quảng cáo có gì đặc biệt [về lời văn, trang trí]?

Bài làm:

Điều em thích nhất trong tờ quảng cáo xiếc đó chính là những tiết mục biểu diễn ảo thuật biến hoá bất ngờ thú vị và xiếc nhào lộn khéo léo, dẻo dai.

Sự đặc biệt của tờ quảng cáo:

Về lời văn: ngắn gọn, dễ nhìn, dễ đọc, bôi đậm những từ ngữ quan trọng...

Về trang trí: có hình ảnh chú hề, hai con ngựa vằn biểu diễn cùng quả bóng hấp dẫn, bắt mắt...

3. Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu được in đậm?

  • Trương Vĩnh Ký hiểu biết rất rộng.
  • Ê-đi-xơn làm việc miệt mài suốt ngày đêm.
  • Hai chị em thán phục nhìn chú Lý.
  • Tiếng nhạc nổi lên réo rắt.

Bài làm:

  • Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?
  • Ê-đi-xơn làm việc thế nào?
  • Hai chị em nhìn chú Lý như thế nào?
  • Tiếng nhạc nối lên như thế nào?

5. Chọn làm phần a hoặc phần b theo hướng dẫn

a, Chọn vần ut hay vần uc?

cây tr.... ch.... mừng

c.... áo r..... gọn

ca kh..... cao v.....

b. Chọn l hay n?

nỗi ....o ăn .....o

xanh .....ơ cái ....ơ

cây ...ấm rơm áo ....ấm bẩn

Bài làm:

a, Chọn vần ut hay vần uc?

cây trúc chúc mừng

cúc áo rút gọn

ca khúc cao vút

b. Chọn l hay n?

nỗi lo ăn no

xanh lơ cái nơ

cây nấm rơm áo lấm bẩn

6. Thay nhau hỏi - đáp về việc xem biểu diễn nghệ thuật

Hỏi: Bạn đã xem buổi biểu diễn nghệ thuật gì?

Đáp:

Hỏi: Buổi biểu diễn được tổ chức khi nào? ở đâu?

Đáp:

Hỏi: Bạn xem cùng với ai?

Đáp:

Hỏi: Buổi biểu diễn có những tiết mục nào? Tiết mục đó có gì hay?

Đáp:

Bài làm:

Hỏi: Bạn đã xem buổi biểu diễn nghệ thuật gì?

Đáp: Em đã đi xem biểu diễn xiếc ở rạp xiếc trung ương.

Hỏi: Buổi biểu diễn được tổ chức khi nào? ở đâu?

Đáp: Buổi biểu diễn đó được tổ chức vào dịp Quốc tế thiếu nhi 1/6.

Hỏi: Bạn xem cùng với ai?

Đáp: Em đi xem cùng với mẹ

Hỏi: Buổi biểu diễn có những tiết mục nào? Tiết mục đó có gì hay?

Đáp: Những tiết mục trong buổi biểu diễn là: khỉ đu dây, chó học toán, sư tử nhảy qua vòng lửa...Những tiết mục đó tạo sự thú vị và bất ngờ cho người xem.

7. Dựa vào những điều vừa hỏi - đáp, hãy viết đoạn văn [từ 7 đến 10 câu về một buổi biểu diễn nghệ thuật.

Bài làm:

Ví dụ mẫu:

Em đã được xem rất nhiều buổi biểu diễn nghệ thuật nhưng để lại ấn tượng sâu sắc nhất đối với em là buổi biểu diễn xiếc chào mừng Ngày Quốc tế Thiếu nhi năm 2018. Hôm ấy, em được mẹ dẫn đi. Mở đầu chương trình là màn biểu diễn vui nhộn của những chú hề mũi đỏ như quả cà chua. Các bạn nhỏ ai cũng lắc lư theo điệu nhạc và tít mắt cười theo từng cử chỉ, hạnh động của các chú hề. Tiếp sau, có rất nhiều tiếp mục đặc sắc như: khỉ đu dây, chó học toán, sư tử nhảy qua vòng lửa. Nhưng em thích nhất là tiết mục ảo thuật “bồ câu giấy biến thành bồ câu thật”. Nhà ảo thuật cứ như một ông tiên có phép lạ cầm trong tay chiếc hộp nhỏ, mở ngăn kéo cho chúng em quan sát, trong ngăn không có gì. Vậy mà khi ông nhét hai con chim bồ câu giấy vào trong ngăn kéo chiếc hộp, vỗ chiếc hộp một cái, hai con chim bồ câu thật từ trong ngăn kéo bay ra và bồ câu giấy không còn nữa. Cả rạp xiếc bây giờ tràn ngập tiếng vỗ tay của khán giả.

Ra về rồi mà em vẫn còn nuối tiếc mãi. Em thầm cảm ơn mẹ vì món quà ý nghĩa mẹ dành tặng em nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi. Em tự hứa sẽ học thật giỏi để ba mẹ vui lòng.

......................

Giải bài tập VNEN Bài 23C: Chúng ta cùng xem biểu diễn nghệ thuật là hay bao gồm lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng Việt 3 tập 2 trang 43 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung Tiếng việt lớp 3.

Ngoài Giải Tiếng Việt lớp 3 VNEN: Bài 23C: Chúng ta cùng xem biểu diễn nghệ thuật trên. Các em có thể tham khảo thêm nhiều đề thi hay và chất lượng như đề thi học kì 1 lớp 3, đề thi học kì 2 lớp 3, các dạng toán nâng cao hay và khó dành cho các em lớp 3 hoặc các bài tập nâng cao Tiếng Việt 3 và bài tập nâng cao Toán 3 mà VnDoc.com đã đăng tải. Chúc các em học tốt cả môn Toán lớp 3 cùng Tiếng Anh lớp 3.

Giải Tiếng việt lớp 4 VNEN: Bài 23C: Vẻ đẹp tâm hồn có lời giải và đáp án đầy đủ các phần Sách VNEN Tiếng việt 4 tập 2 trang 59 giúp các em học sinh ôn tập toàn bộ nội dung chương trình Tiếng việt lớp 4. Mời các em học sinh cùng tham khảo chi tiết.

Bài 23C: Vẻ đẹp tâm hồn

  • A. Hoạt động cơ bản Bài 23C Tiếng việt lớp 4 VNEN
  • B. Hoạt động thực hành Bài 23C Tiếng việt lớp 4 VNEN

A. Hoạt động cơ bản Bài 23C Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1. Quan sát các tấm ảnh dưới đây. Nói 1-2 câu về người trong các tấm ảnh

Đáp án:

  • Hình 1: Ngô Bảo Châu là một trong những nhà toán học nổi tiếng của Việt Nam. Ông là người Việt Nam đầu tiên được nhận giải thưởng toán học danh giá.
  • Hình 2: Cậu bé Cha-li ở thủ đô Lôn Đôn nước Anh đã đạp xe để quyên tiền cứu trợ nạn nhân động đất. Hành động của cậu được nhiều người khâm phục
  • Hình 3: Cô tấm là một nhân vật cổ tích được các bạn nhỏ rất thích. Bởi cô là một người hiền lành, nhân hậu.

Câu 2. Thi xếp nhanh các thẻ từ sau vào 2 nhóm:

a. Các từ thể hiện phẩm chất, vẻ đẹp của tâm hồn.

b. Các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp.

Đáp án:

a. Các từ thể hiện phẩm chất, vẻ đẹp của tâm hồn là: đôn hậu, thông minh, nết na, khảng khái, chân thực, trung hậu, tài trí, tốt bụng, dịu hiền.

b. Các từ miêu tả mức độ cao của cái đẹp: tuyệt vời, mê hồn, khôn tả, tuyệt diệu, tuyệt trần, vô cùng, khôn tả.

Câu 3. Mỗi em đặt một câu với một từ ngữ miêu tả mức độ cao của cái đẹp

Ví dụ:

  • Tuyệt vời → Ngồi nhà mới xây của gia đình em đẹp tuyệt vời
  • Mê hồn → Tòa lâu đài của công chúa búp bê đẹp mê hồn
  • Vô cùng → Chiếc váy đỏ lan hôm sinh nhật đẹp vô cùng

Câu 4. Tìm hiểu đoạn văn trong bài văn miêu tả cây cối.

a. Đọc lại bài Cây gạo của nhà văn Vũ Tú Nam [Hướng dẫn học Tiếng Việt 4, tập 2A, trang 50].

b. Tìm các đoạn trong bài Cây gạo.

c. Cho biết nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì. Ghi nhận xét của em vào phiếu.

- Nội dung chính của đoạn 1:..........

- Nội dung chính của đoạn 2:.........

- Nội dung chính của đoạn 3:......…

Đáp án:

Các đoạn và nội dung của mỗi đoạn trong bài Cây gạo là:

Đoạn vănNội dung
Đoạn 1: Từ đầu đến cây gạo già thật đẹpThời kì cây gạo ra hoa
Đoạn 2: Tiếp theo đến hết mùa hoa quê mẹMùa hoa gạo đã hết
Đoạn 3: Phần còn lạiThời kì cây gạo ra quả

B. Hoạt động thực hành Bài 23C Tiếng việt lớp 4 VNEN

Câu 1. Xác định đoạn và nội dung chính của mỗi đoạn trong bài văn:

Cây trám đen

Ở đầu bản tôi có mấy cây trám đen. Thân cây cao vút, thẳng như một cột nước từ trên trời rơi xuống. Cành cây mập mạp, nằm ngang, vươn tỏa như những gọng ô. Trên cái gọng ô ấy xòe tròn một chiếc ô xanh ngút ngát. Lá trám đen chỉ to bằng bàn tay đứa trẻ lên ba, nhưng dài chừng một gang.

Trám đen có hai loại. Quả trám đen tẻ chỉ bằng nửa quả nhót to, nhưng hai đầu nhọn hơn. Cùi trám đen tẻ mỏng, cứng, có phần hơi khô, xác, không ngon bằng trám đen nếp. Trám đen nếp cũng màu tím như trám đen tẻ, nhưng quả mập, mỡ màng, cùi dày, bấm ngập móng ngón tay cái mà không chạm hạt.

Cùi trám đen có chất béo, bùi và thơm. Trám đen rất ưa xào với tóp mỡ. Trám đen còn được dùng làm ô mai, phơi khô để ăn dần. Người miền núi rất thích món trám đen trộn với xôi hay cốm.

Chiều chiều, tôi thường ra đầu bản nhìn lên những vòm cây trám ngóng chim về. Người bản tôi nhìn lên cái ô xanh treo lơ lửng lưng trời ấy mà biết được sức gió. Ca quê đã ngót chục năm trời, tôi vẫn nhớ da diết những cây trám đen ở đầu bản.

[Theo Vi Hồng, Hồ Thủy Giang]

Gợi ý:

  • Bài văn có ....... đoạn
  • Ghi tóm tắt nội dung mỗi đoạn

Đáp án:

Đoạn

Nội dung

Đoạn 1: Từ đầu đến một gang

Tả thân, cành và lá cây trám đen

Đoạn 2: Từ trám đen đến không chạm hạt.

Giới thiệu hai loại: trám đen tẻ và trám đen nếp.

Đoạn 3: Từ cùi trám đen đến xôi hay cốm.

Lợi ích của quả.

Đoạn 4: Đoạn còn lại

Tình cảm của tác giả với cây trám đen.

Câu 2. Viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết

Đáp án:

- Lợi ích của cây dừa: Lợi ích của dừa rất lớn. Thân dừa to và chắc dùng làm cột hoặc cầu bắt ngang kênh rạch. Lá dừa dùng gói bánh. Xơ dừa, vỏ dừa làm chất đốt. Gáo dừa làm ra dầu dừa. Cơm dừa và nước rất bổ và mát.

- Lợi ích của cây bàng: Hầu hết sân trường nào cũng có trồng bàng. Cây bàng đem lại bóng mát cho chúng em vui chơi, tô điểm cho cảnh sắc sân trường một màu xanh dịu dàng, mát mẻ. Lá bàng thon tròn như chiếc quạt, lau sạch đi dùng để gói xôi. Trên các tán cây, chim chóc bay về đây làm tổ, nhảy nhót trên từng tầng lá bàng xòe rộng là một cảnh hữu tình, xoa dịu mọi nỗi vất vả của thầy cô, của học trò và đem lại không khí trong lành, môi trường xanh, sạch đẹp cho trường em.

>> Xem thêm tại Hãy viết một đoạn văn nói về lợi ích của một loài cây mà em biết

Câu 4. Đánh dấu + vào cột chỉ nghĩa thích hợp với mỗi tục ngữ sau

Tục ngữ/ nghĩa

Hình thức

Hình thức thường thông nhất với nội dung

Phẩm chất

Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài

M: 1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

+

2. Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

3. Cái nết đánh chết cái đẹp.

4. Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

Đáp án:

Tục ngữ/ nghĩa

Hình thức

Hình thức thường thông nhất với nội dung

Phẩm chất

Phẩm chất quý hơn vẻ đẹp bên ngoài

M: 1. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.

+

2. Người thanh tiếng nói cũng thanh
Chuông kêu khẽ đánh bên thành cũng kêu.

+

3. Cái nết đánh chết cái đẹp.

+

4. Trông mặt mà bắt hình dong
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

+

-------------------------------------------------------------------------

Ngoài giải bài tập Tiếng Việt 4 VNEN bài 23C: Vẻ đẹp tâm hồn, VnDoc còn giúp các bạn Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 và bài tập SGK Tiếng việt 4 tương ứng. Các em học sinh hoặc quý phụ huynh còn có thể tham khảo thêm đề thi học kì 1 lớp 4 và đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa, Sử, Địa theo chuẩn thông tư 22 của bộ Giáo Dục. Những đề thi này được VnDoc.com sưu tầm và chọn lọc từ các trường tiểu học trên cả nước nhằm mang lại cho học sinh lớp 4 những đề ôn thi học kì chất lượng nhất. Mời các em cùng quý phụ huynh tải miễn phí đề thi về và ôn luyện.

Video liên quan

Chủ Đề