Vịt con bao nhiêu tiền

Trong chăn nuôi thì việc hoạch toán chi phí là rất quan trọng. Khi hoạch toán được chi phí thì người chăn nuôi mới có thể tính toán được lãi lời như thế nào để quyết định đầu tư chăn nuôi. Trong bài viết trước NNO cũng đã hướng dẫn các bạn cách hoạch toán chi phí nuôi 100 con gà. Trong bài viết này, NNO sẽ tiếp tục giúp các bạn hoạch toán chi phí nuôi 100 con vịt để các bạn có thể đánh giá được cụ thể chi phí khi chăn nuôi vịt hiện nay.

Chi phí nuôi 100 con vịt

Chi phí nuôi 100 con vịt đẻ [lấy trứng]

Để tính được chi phí nuôi vịt các bạn cần phải biết khi nuôi vịt cần bỏ ra những chi phí nào. Những chi phí tốn kém nhất khi nuôi vịt hiện nay chính là chi phí con giống, thức ăn, điện nước, thuốc gia cầm. Ngoài ra có một số chi phí khác như nhân công hay chuồng trại chúng ta sẽ không đề cập đến ở đây. Nguyên nhân vì việc nuôi 100 con vịt không phải là nhiều và chỉ 1 hoặc 2 người là đủ để chăm cho đàn vịt 100 con. Do đó, không thể thuê nhân công vì làm vậy gần như là nuôi không có lãi mà chính hộ gia đình sẽ thay cho nhân công và coi như lấy công làm lãi. Còn về vấn đề chuồng trại thì thường các hộ chăn nuôi sẽ tận dụng chuồng trại sẵn có hoặc gia cố lại bằng vật liệu sẵn có dùng cho nhiều lứa nên tạm thời cũng không nhắc đến. Chúng ta tạm coi chi phí nhân công và chuồng trại là 0 và sẽ có bảng hoạch toán chi phí nuôi 100 con vịt đẻ như sau:

Hạng mục Chi phí Ghi chú
Chuồng trại 0
Nhân công 0
Con giống 1.500.000 15k/con do covid-19
Thức ăn 12.000.000 Nuôi tới khi đẻ [150 ngày]
Điện nước 250.000 Đèn thắp sáng, đèn úm, nước
Phòng bệnh 300.000 Tiêm vắc xin, thuốc úm, …
Tổng chi phí 14.050.000 Nuôi tới khi đẻ
Chi phí duy trì 150.000 đ/ngày Duy trì khi vịt đang đẻ

Cách tính toán bảng hoạch toán chi phí cũng rất đơn giản. Chi phí chuồng trại và nhân công đã giải thích ở trên nên chúng ta sẽ không nói lại nữa. Chi phí điện nước và phòng bệnh cũng chỉ ở mức tương đối tùy từng hộ chăn nuôi nên chúng ta áng chừng với chi phí trung bình như trên [có thể rẻ hơn].

Về chi phí con giống, hiện đang tình hình dịch bệnh nên con giống khá đắt. Tạm tính chi phí con giống là 15.000 đ/con. Nuôi 100 con sẽ mất 1,5 triệu đồng tiền con giống. Bình thường giá con giống chỉ dưới 10.000 đ nên mức chi phí con giống này các bạn căn cứ thực tế để tính toán.

Chi phí nuôi 100 con vịt

Về chi phí thức ăn, nhiều người chăn nuôi cũng đã tính chi phí nuôi từ 1 ngày tuổi đến khi đẻ [150 ngày] vào khoảng 100 ngàn đồng. Tuy nhiên, giá cám hiện nay cũng tăng đột biến do tình hình dịch covid-19 diễn biến phức tạp dẫn đến chi phí thức ăn cũng tăng cao. Căn cứ giá thị trường thì chúng ta tính chi phí thức ăn cho 1 con vịt là 120 ngàn đồng. Nuôi 100 con vịt đến khi đẻ sẽ hết 12 triệu tiền thức ăn.

Khi nuôi vịt đến giai đoạn đẻ trứng, vịt sẽ đẻ liên tục và tiêu tốn thức ăn bằng khoảng xấp xỉ 1/10 trọng lượng cơ thể. Chúng ta có thể tính 1 con vịt nặng khoảng trên dưới 1.8 kg, thức ăn tiêu tốn cho 1 con vịt vào khoảng 130 gam/ngày. Đàn vịt 100 con tiêu tốn khoảng 13 kg cám mỗi ngày. Giá cám hiện nay vào khoảng 300 ngàn một bao [25kg]. Vậy nên chúng ta tính được ngay chi phí nuôi 100 con vịt khi vịt bắt đầu đẻ là khoảng trên dưới 150 ngàn đồng mỗi ngày.

Tổng kết lại, nuôi 100 con vịt đến khi bắt đầu đẻ [rớt hột] tốn khoảng 14.050.000 đ. Mỗi ngày khi vịt đẻ sẽ mất thêm 150 ngàn đồng tiền thức ăn. Bù lại, đàn vịt sẽ đẻ với tỉ lệ 80 – 90% nên sẽ có trứng bán hàng ngày và lãi cũng rất khả quan. Dựa theo tính toán này thì mất 5 tháng để nuôi vịt đẻ và mất 4 tháng tiếp theo để thu hồi vốn. Sau 9 tháng nuôi đàn vịt bắt đầu cho lãi ròng khá tốt.

Chi phí nuôi 100 con vịt

Chi phí nuôi 100 con vịt thịt

Tương tự như nuôi vịt đẻ nhưng nuôi vịt thịt sẽ đơn giản hơn rất nhiều vì nuôi theo hình thức công nghiệp thì chỉ 50 ngày là có thể xuất bán với trọng lượng vịt đạt từ 2,4 – 3kg. Dù vậy tùy từng giống vịt khác nhau mà lượng thức ăn tiêu tốn cũng khác nhau nên chúng ta sẽ phải tính dựa theo đặc điểm của từng giống vịt. Theo một số giống vịt siêu thịt thì 1kg tăng trọng tiêu tốn khoảng 2,7 kg cám. Tới khi vịt xuất bán đạt trọng lượng 2,4 – 3kg sẽ tiêu tốn trung bình khoảng trên dưới 8 kg cám. Lấy giá cám trung bình hiện nay là 300 ngàn/bao 25kg thì chi phí thức ăn nuôi 1 con vịt đến khi bán là vào 96 ngàn đồng, chi phí nuôi 100 con vịt chỉ tính riêng tiền thức ăn là 9.600.000 đ. Căn cứ vào đây ta có bảng hoạch toán khá đơn giản.

Hạng mục Chi phí Ghi chú
Chuồng trại 0
Nhân công 0
Con giống 1.500.000 15k/con do covid-19
Thức ăn 9.600.000 Nuôi tới khi bán [50 ngày]
Điện nước 200.000 Đèn thắp sáng, đèn úm, nước
Phòng bệnh 300.000 Tiêm vắc xin, thuốc úm, …
Tổng chi phí 11.600.000 Nuôi tới khi bán

Sau khi đã hoạch toán xong, các bạn có thể căn cứ vào giá vịt hiện tại cũng như trọng lượng trung bình của đàn vịt [2,7 kg/con] để tính toán được tiền lời sau khi bán. Tất nhiên, vịt được giá thì tiền lời sẽ nhiều hơn còn vịt không được giá thì cùng lắm hòa vốn. Theo tính toán sơ lược thì nuôi 100 con vịt lãi được khoảng 4 – 5 triệu đồng tùy theo giá vịt hiện tại.

Chi phí nuôi 100 con vịt bao nhiêu

Kết luận

Với hoạch toán chi phí nuôi 100 con vịt vừa nêu trên, các bạn có thể căn cứ vào giá thức ăn chăn nuôi và giá con giống thực tế để hoạch toán chi phí một cách dễ dàng. Nếu bạn chỉ nuôi khoảng 100 con vịt thì chi phí đầu tư không quá lớn nhưng lãi thu về không nhiều. Bù lại, khi nuôi 100 con vịt bạn vẫn có thời gian rảnh để làm những công việc khác để tăng thu nhập cho gia đình.

Giá vịt thịt hôm nay tại các tỉnh miền Nam vẫn đang ở mức cao, nhiều người nuôi đang tận dụng thời cơ này để tái đàn nhanh, bán kiếm lời. Ảnh: CV

Là chủ trang trại có kinh nghiệm nhiều năm trong chăn nuôi vịt thịt ở Long Thành [Đồng Nai], ông Phạm Văn Tho cho biết, hiện giá vịt thịt đang ở mức cao, nhiều người đang tích cực mua giống tái đàn nhanh để bán kiếm lời. 

Theo kinh nghiệm chăn nuôi của bản thân, ông Tho cho rằng: Chế độ dinh dưỡng, bổ sung thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thành công trong chăn nuôi vịt giúp vật nuôi lớn nhanh, đẹp mã.

Cụ thể, đối với vịt giống mới mua về, ông Tho nuôi với mật độ 30 – 35 con/m2. Tuần 2 – 3 nuôi với mật độ 15 – 20 con/m2. Giai đoạn nuôi úm vịt con cần sử dụng thức ăn giàu đạm nên sau giai đoạn nuôi úm  ông Tho tăng thức ăn giàu năng lượng theo chế độ:

Vịt con từ 1 -3 ngày tuổi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên chỉ cho chúng tập ăn bằng bột bắp hoặc tấm rải đều trên giấy, chia làm 3 – 4 bữa/ngày.

 Cách nuôi vịt con nhanh lớn là ở giai đoạn 1 – 3 ngày tuổi có thể pha thêm Vime C Electrolyte, B.complex C, Vemevit Electrolyte hòa vào nước uống để bổ dinh dinh dưỡng, tắc sức đề kháng cho vịt con, giảm tỷ lệ chết. Đồng thời thay máng nước hàng ngày.

Từ 4 – 10 ngày tuổi tập cho vịt ăn rau xanh băm nhỏ trộn lẫn với cơm bột cá lạt, các nguồn thức ăn phải được nấu chín. Từ ngày 11 – 20 ngày tuổi bổ sung thêm cua, tôm, ốc, hến… nghiền nhuyễn, nấu chín để cung cấp chất đạm.

Giai đoạn từ 20 ngày tuổi trở lên,  ông Tho luyện cho vịt tập ăn lúa sống. Hết giai đoạn nuôi này, vịt con đã có thể ăn được hạt thóc lúa.

Trong giai đoạn vịt đến 30 ngày tuổi, ông cung cấp đủ nước uống, sạch, an toàn, không quá lạnh hoặc quá nóng. Trong thời gian này, ông Tho cho vịt ăn thóc lúa kết hợp với rau xanh và thức ăn giàu đạm như cua, ốc nghiền nhuyễn. 

"Ở giai đoạn nuôi hậu bị, tôi sẽ chú ý chăm sóc ko để vịt quá béo hoặc quá gầy, chỉ nên nuôi cầm xác để không làm ảnh hưởng đến chất lượng thịt", ông Tho tiết lộ.

Ông Tho cho hay: Trong quá trình nuôi, nhất là về ban đêm nếu thấy đàn vịt ngủ yên thì vịt đã no và khỏe mạnh còn nếu xôn xao trong chuồng nuôi thì chúng đang bị đói hoặc lạnh, gió lùa, bà con cần kiểm tra và xử lý. Vịt mẫn cảm với nhiệt độ thấp, mưa nhiều, do đó chuồng nuôi cần chú ý không để bị gió lùa, mưa tạt.

Theo ông Tho, trong giai đoạn nuôi vịt sẽ thay lông 1 lần. Việc thay lông dễ làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tốc độ tăng trưởng, ông sẽ chú ý chăm sóc tốt để hạn chế hao hụt. 

Thông tin thêm về chế độ chăm sóc đàn vịt, ông Tho khẳng định: Thức ăn dùng để nuôi vịt gồm các nhóm: thức ăn giàu năng lượng, thức ăn giàu protein, thức ăn khoáng, bổ sung.

Trong đó, thức ăn giàu năng lượng [thức ăn cơ sở] gồm các loại hạt như thóc, ngô, kê, cao lương, phụ phẩm như tấm, cám… các loại củ quả như sắn, khoai.Trong đó thóc và cám và nguyên liệu chính được sử dụng để nuôi vịt.

Thức ăn giàu protein như các loại khô dầu [đậu tương, đậu xanh, khô dầu lạc], hạt đậu tương, đậu xanh, lạc. Tuy nhiên lạc dễ bị mốc, khi chất lượng hạt lạc giảm sẽ tiết nhiều độc tố gây hại cho đàn vịt, do đó hạn chế cho vịt ăn lạc và khô dầu lạc. Protein nguồn gốc động vật như bột cá, bột tôm, bột thịt, bột máu, cua, ốc, giun đất, giun quế, ếch nhái, bột nhộng tằm… Ngoài ra còn cá bã bia, bã rượu, các loại rau bèo.

Ngoài ra, ông còn dùng thức ăn bổ sung như phức hợp muối, đá vôi, bột sò, vỏ trứng, các loại vitamin, premix vitamin để chăm sóc giúp đàn vịt luôn khỏe, lớn nhanh.

Ngoài những thức ăn kể trên, ông Tho cũng sử dụng thức ăn công nghiệp để nuôi vịt.  Để tiết kiệm chi phí, ông hay dùng cám gạo, tấm phối trộn với nguồn thức ăn giàu protein và khoáng chất để tự sản xuất cám viên cho vịt để nuôi vịt nhanh lớn, tránh lãng phí thức ăn. 

Để đảo bảo chất lượng, cám viên tự sản xuất luôn được ông xử lý khô hoàn toàn [thóc, ngô, đậu tương…] bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh chuột, bọ, ẩm mốc.

Trong quá tự sản xuất thức ăn trong chăn nuôi vịt, ông Tho thườn dùng máy băm nghiền đa năng, máy ép cám viên, máy trộn thức ăn chăn nuôi, máy băm chuối… 

"Số máy này tôi chỉ mua 1 lần và đã dùng được rất nhiều năm. Qua đó giúp việc chăn nuôi vịt hiệu quả cao hơn so với trước đây", ông Thọ nói.

Bà Phạm Thị Nụ, chủ trại nuôi vịt quy mô lớn ở Triệu Sơn [Thanh Hóa] cho biết, thức ăn chăm sóc vịt tốt nhất là thức ăn dạng viên kích cỡ 1,5 – 2mm, tuyệt đối không cho vịt ăn thức ăn bị mốc vì vịt rất mẫn cảm với độc tố gây chết hàng loạt vịt con.

Bên cạnh đó, bà con phải cân đối khẩu phần thức ăn theo nhu cầu dinh dưỡng, chú ý chọn nguyên liệu không mốc nhất là ngô, khô lạc nhân, … cân đối protein thực vật và động vật để tiết kiệm chi phí.

"Tuỳ theo nguyên liệu có được để lập khẩu phần cho phù hợp, thóc có thể thay ngô, khô đỗ tương hay khô lạc nhân, bổ sung vitamin, khoáng vi lượng đầy đủ. Thức ăn hỗn hợp chỉ dùng trong 2-3 tuần [nếu bao bì tốt, khô ráo có thể để 1-2 tháng] không dự trữ lâu hơn.

Vịt nuôi nhốt, cho ăn tự do, nuôi thâm canh phải bảo đảm cho vịt ăn được nhiều nhất để vịt có tốc độ tăng trọng cao nhất. Vịt tăng trọng nhanh, thông thường 7-8 tuần tuổi các giống vịt thịt đạt khối lượng 2,8-3kg", bà Nụ tiết lộ.

Giá gia cầm hôm nay: Không có biến động

Chia sẻ thông tin thị trường với PV Dân Việt, ông Tho cho biết, giá vịt thịt hôm nay tại các vùng Đồng Nai vẫn ở mức cao trên dưới 55.000 đồng/kg, có nơi bán vịt lông trắng siêu thịt đạt 58.000 đồng/kg.

Giá vịt xiêm phổ biến ở mức trên 62.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá vịt bầu cánh trắng, vịt bơ bán tại trại ở các vùng miền Bắc vẫn ở mức từ 35.000 đồng đến 38.000 đồng/kg.

Giá vịt cánh trắng giao dịch ở trại tại Hà Nội, Hòa Bình cao nhất đạt 39.000 đồng/kg.

Giá ngan thịt bán buôn phổ biến ở mức trên dưới 55.000 đồng/kg, tùy loại, ngan non chỉ bán được dưới 50.000 đồng/kg.

Giá gà công nghiệp: Chững giá

Giá gà lông trắng bán buôn tại các trại gia công ở các vùng miền Bắc dao động từ 27.000 đồng đến 30.000 đồng/kg, tùy loại.

Giá gà công nghiệp lông trắng bán ra tại các trại ở các tỉnh Đồng Nai, Long An... trên dưới 30.000 đồng/kg.

Khảo sát giá gia cầm hôm nay, chúng tôi thấy giá gà công nghiệp tại 3 miền vẫn chững ở mức vừa phải. Ảnh: CV

Giá gà lông màu tại các trại phía Nam bán cao nhất đạt trên 40.000 đồng/kg.

Giá gà ta thả vườn loại 1 bán buôn tại trại ở Hà Nội, Hòa Bình đạt trên 75.000 đồng/kg.

Video liên quan

Chủ Đề