Vì sao xe 2 thì bị cấm nhập

Dân chơi 8-9x gần như không thể không biết được dòng xe 2 thì như Su xi-po, Yaz, su crystal,... sử dụng động cơ hai thì cho tiếng nổ giòn tan, mùi khói đặc trưng và công suất cực cao gần gấp đôi so với máy xăng.

Động cơ hai thì hay hai kỳ, là một trong những động cơ đốt trong được chế tạo theo nguyên lý pít tông đẩy chuyển hoa từ nhiệt nặng sang động năng. Nguyên lý hoạt động của máy 2 thì và 4 thì tương đối giống nhau, với động cơ 2 thì chỉ cần hoàn thành một

Chúng ta thường nghe nói động cơ hai thì và bốn thì, thực chất, nguyên lý hoạt động tương đối giống nhau nhưng máy 2 thì chỉ cần hoàn thành một vòng quay của trục khuỷu là đã sinh công.

Động cơ 2 thì không phải sử dụng duy nhất loại nhiên liệu xăng mà còn có thể sử dụng dầu diesel. Hiện nay, loại động cơ này vẫn còn sử dụng nhiều trong tàu thủy, tàu hỏa, các mấy phát điện khẩn cấp dùng dầu làm nhiện liệu và dùng xăng cho các xe gắn máy nhỏ dung tích dưới 50cc, máy cưa, máy cắt cỏ, máy phát điện gia đình.

Nguyên lý hoạt động

Pít tông ở điểm chết trên. Nhiên liệu đủ áp suất và nhiệt độ sẽ bốc cháy phía trên pít tông nhờ bugi, nhiệt độ tăng dẫn đến áp suất trong buồng đốt tăng. Pít tông đi xuống và qua đó tạo ra công cơ học, đồng thời mở cổ xả thải khí.

Trong phần không gian ở phía dưới pít tông, khí mới được hút sẵn trước đó bị nén lại bởi chuyển động đi xuống của pít tông. Từ đó khí mới này đẩy khí cháy rồi ra ngoài, chiếm lấy thể tích buồng đốt.

Khi pít tông đi lên, cổ xả đóng lại, cổ hút mở ra nạp khí mới vào. Trong lúc pít tông chuyển động lên, hỗn hợp khí – nhiên liệu tiếp tục bị nén lại trước khi pít tông chạm điểm chết trên và bắt đầu chu kì nổ - xả mới

Ưu - nhược điểm

Bởi chỉ có 2 chu kì hoạt động nên các chế tạo động cơ tương đối đơn giản, dễ bảo trì, vào có khối lượng nhẹ hơn do các thành phần cơ ít hơn so với động cơ 4 thì cùng dung tích xi lanh.

Mặt khác, do chu kì hoạt động ít hơn nên cho ra  hiệu suất tốt hơn so với động cơ bốn thì, bởi 1 vòng quay là một thì tạo 1 công, còn 4 thì thì 2 vòng quay mới tạo ra 1 công. Nhờ thế động cơ ổn định hơn, ít rung lắc hơn.

Vì thế có thể thấy các dòng xe địa hình - xe cào cào thường sử dụng loại động cơ này bởi nhẹ, dễ sửa chữa đặc biệt là cho ra công suất cao hơn hẳn xe 4 thì.

Mặc dù theo thời gian, nhờ những cải tiến công nghệ, nhưng công suất của động cơ bốn thì luôn có phần thấp hơn nhiều so với động cơ hai thì, bù lại cho lượng tiêu thụ nhiên liệu thấp hơn. Ưu điểm này lại là nhược điểm của máy 2 thì, bởi xét trên cơ chế hoạt động thì trong quá trình sinh công, khi đốt cháy hỗn hợp khí - nhiên liệu dễ xảy ra hiện tượng lọt khí, lượng nhiên liệu không cháy hết, gây ô nhiễm môi trường.

Mặt khác, hành trình pít tông ngắn cho gia tốc nhanh cũng chính vì vậy các linh kiện động cơ phải chịu nhiều lực hơn, khiến tuổi thọ động cơ không cao. Ngoài ra, lực hút nhiên liệu lại phụ thuộc vào lực nén pít tông nên sau thời gian dài, rất khó đề nổ động cơ nhất là những ngày lạnh buổi sáng.

Ngoài ra, buộc phải có thêm phụ gia trộn chung với nhiên liệu để bôi trơn hệ thống cùng thiết kế đơn giản nên sẽ xả ra rất nhiều khói cùng mùi khí đốt.

Tại thị Việt Nam, đã cấm không cho phép các dòng xe 2 thì như Su Xì po, YaZ, NSR 150,… những không cấm lưu hành các xe đã được bán ra hay nhập khẩu về. Cũng chính lí do đó khiến giá bán những mẫu xe này tăng cao có khi lên đến nữa tỷ đồng.

Thực tế, đã nổ ra những tranh cãi về công suất, gia tốc, tốc độ của những cỗ máy 2 thì 125cc đời trước với 4 thì 150cc đời mới nhưng kết quả những chiếc xe 2 thì đời trước luôn giành chiến thắng.

Vì ưu điểm quá ít, nhưng nhược điểm lại nhiều gần như không thể khắc phục, nên dần dần động chai thì đã không còn hiện diện trên các con đường giao thông. Thậm chí một số quốc gia đã cấm buôn bán các loại phương tiện sử dụng động cơ hai thì.

Hình ảnh những chiếc Vespa cổ hiện vẫn được nhiều người chơi sưu tầm. Đam mê ấy không chỉ dành cho người có tuổi mà còn ở một bộ phận giới trẻ - Ảnh: Trùng Dương

Xe cổ không phải xe cũ

Chị Quyên ngụ tại TP.HCM kể lại mỗi lần chạy sau xe Vespa cổ như cực hình, bởi tiếng ồn và khói pô xả ra, ý thức chơi xe kém quá. Theo chị, nên thực hiện kiểm định các loại xe 2 bánh có tuổi thọ trên 20 năm để góp phần bảo vệ môi trường.

“Vespa cổ hay các loại xe máy cổ gây tiếng ồn rất lớn, ô nhiễm, hao nhiên liệu, tính an toàn kém, tốt nhất nên cấm lưu thông trên đường, chỉ nên đưa vào các khu du lịch - viện bảo tàng. Chưa kể khi sửa chữa, tân trang một chiếc xe Vespa cũ phải tốn một khoản không ít, đã vậy khi chạy trên đường còn bị gièm pha” - anh Dũng, chủ đại lý xe Yamaha trên đường Nguyễn Tri Phương [Q.5], chia sẻ.

Hãng tin CNN từng có nhiều bài viết về nét độc đáo của tour du lịch quanh Sài Gòn bằng Vespa cổ. Đồng thời, nó còn tạo ra một số nghề chân chính cho một bộ phận người dân như tiệm chuyên sửa chữa, tân trang, làm đẹp Vespa cổ.

Trái lại, nhiều người chơi xe cổ, trong các hội Vespa ở Sài Gòn, Hà Nội, diễn đàn xe 2 bánh… khá sững sờ và thất vọng trước quan điểm của nhiều người.

Chị Quỳnh Mai - một người chơi Vespa cổ ở Sài Gòn - cho rằng nhiều người không chú ý lợi ích “không hề nhỏ” của những chiếc xe cổ trong cuộc sống hiện đại. Đó là loại hình du lịch dễ thu hút khách nước ngoài, là một nét văn hóa đặc trưng Sài Gòn.

“Đừng vội kết án tử cho dòng xe cổ khi cho rằng tiếng ồn và khí thải của nó ảnh hưởng quá lớn đến nhiều người xung quanh. Cái ồn đó là nét đặc trưng của mảnh đất Sài Gòn, cái mùi khét của pô là một phần “linh hồn” của ký ức xưa cũ. Nói về khói pô, nhiều người nghĩ tiêu cực, đa phần những chiếc Vespa pha đúng nhớt, khói thải không mịt mù khó chịu” - ông Hùng, một người đam mê xe cổ ở Sài Gòn, nói.

Khi được hỏi về vấn đề xả khói thải của những chiếc Vespa cổ, anh Tuấn Anh - chuyên gia kỹ thuật cơ khí các dòng xe - cho rằng không nên đổ lỗi hết cho Vespa hay các dòng xe cổ khác khi nói đến vấn đề ảnh hưởng môi trường.

Tất cả các loại xe 2 thì nói chung đều không tốt cho môi sinh bằng xe 4 thì, nhưng cũng chưa có bất kỳ quốc gia nào cấm tuyệt đối việc sử dụng và nhập khẩu xe cổ có động cơ 2 thì, mức độ khí thải và tiếng ồn phụ thuộc vào quy định của từng quốc gia. Hiện nay, nhiều thương gia từ Pháp, Đức, Ý vẫn tìm những chiếc Vespa cổ của nước ta, nhập về.

“Xe đời mới 4 thì khi được “độ” lại pô, tiếng pô nổ lớn ra sao ai cũng biết, nhiều người còn tỏ ra thích thú. Về kỹ thuật, không riêng gì xe Vespa, tất cả xe 2 - 4 thì không được tu bổ sửa chữa đúng mức đều có thể gây tác hại về môi trường. Do vậy, nếu có quy định khí thải xe 2 bánh, cơ quan nên phân biệt rõ ràng xe cổ và xe cũ, tránh quy về một mối” - anh Tuấn Anh cho biết thêm.

Những chiếc xe “rác” dùng để chở hàng nên sớm dẹp bỏ, phần lớn những chiếc xe gần như xuống cấp sẽ được dùng chở hàng - Ảnh: Trùng Dương

Sớm dẹp xe buýt cũ xả khói đen ô nhiễm 

Đối tượng kế tiếp trong vấn nạn ô nhiễm khói pô là những chiếc xe ben, xe buýt cũ. Chuyện “xả khói mịt mù” của những chiếc xe buýt không còn gì lạ đối với 15,8 triệu dân sống tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TP.HCM. Như vậy, việc kiểm soát tiêu chuẩn khí thải trên những đối tượng đó thật sự tốt chưa?  

Xe buýt xả khói trên đường phố Hà Nội - Ảnh: M.Quang

TRÙNG DƯƠNG

Video liên quan

Chủ Đề