Vì sao uống thuốc phải uống nhiều nước

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Nước [ở đây là nước đun sôi để nguội, nước lọc tinh khiết] là đồ uống [dung môi] thích hợp nhất cho mọi loại thuốc vì không xảy ra tương kỵ hay tương tác nào khi hòa tan thuốc. Nước còn là phương tiện để dẫn thuốc [dạng viên] vào dạ dày - ruột, làm tăng độ tan rã của thuốc và hòa tan hoạt chất, giúp cho thuốc được hấp thu dễ dàng. Vì vậy, khi uống thuốc cần uống đủ nước [ít nhất từ 100 - 200ml cho mỗi lần uống thuốc] và uống trong tư thế người thẳng để thuốc có thể trôi dễ dàng xuống dạ dày, tránh đọng viên thuốc tại thực quản có thể gây kích ứng, loét thực quản, đặc biệt đối với người cao tuổi.

Trong quá trình dùng thuốc điều trị, cũng nên uống nhiều nước hàng ngày, có thể uống từ 1,5 - 2 lít nước/ngày để làm tăng tác dụng của thuốc [đối với các loại thuốc tẩy], tăng thải trừ và làm tan các dẫn xuất chuyển hóa gây hại của thuốc đối với cơ thể. Ví dụ như khi uống các sulfamid kháng khuẩn chẳng hạn… Tuy nhiên, cũng cần lưu ý, khi uống các thuốc tẩy sán, tẩy giun như niclosamid, mebendazol thì lại cần uống ít nước hơn bình thường để duy trì nồng độ thuốc cao trong ruột, sẽ có hiệu quả cao hơn.

Không dùng nước quả, nước khoáng hoặc các loại nước ngọt đóng hộp có gas để uống thuốc vì các loại nước này có thể làm hỏng thuốc hoặc gây hấp thu quá nhanh, sẽ gây độc…

Không dùng sữa để uống thuốc vì trong thành phần của sữa có chứa canxi. Nhiều thuốc tạo phức với canxi của sữa sẽ không được hấp thu [ví dụ như kháng sinh tetracyclin, lincomycin, muối Fe...], do đó sẽ giảm hoặc không có tác dụng chữa bệnh.

Bên cạnh đó, cũng không dùng cà phê hay nước chè để uống thuốc. Hoạt chất cafein, tanin có trong cà phê, nước chè cũng sẽ làm tăng hoặc giảm tác dụng hoặc gây kết tủa một số thuốc điều trị… không những làm ảnh hưởng tới kết quả điều trị bệnh mà còn gây tai biến.

Trong quá trình dùng thuốc, nhiều người vẫn uống rượu, điều này vô cùng nguy hiểm. Rượu có rất nhiều ảnh hưởng đến thần kinh trung ương, hệ tim mạch, sự hấp thu của đường tiêu hóa. Người nghiện rượu còn bị giảm protein huyết tương, suy giảm chức năng gan, nhưng lại gây cảm ứng enzym chuyển hóa thuốc của gan, vì thế, rượu có tương tác với rất nhiều thuốc và các tương tác này đều là bất lợi.

Do đó, khi đã dùng thuốc thì không uống rượu. Với người nghiện rượu cần phải dùng thuốc, thầy thuốc cần kiểm tra chức năng gan, tình trạng tâm thần... để chọn thuốc và dùng liều lượng thích hợp, trong thời gian dùng thuốc cũng phải ngừng uống rượu.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Mặc dù mất nước là một vấn đề gây ảnh hưởng đến sức khỏe một cách nghiêm trọng, uống nhiều nước quá cũng có thể gây ra vấn đề. Thừa nước có nghĩa là khi uống nhiều nước hơn mức cơ thể cần. Tình trạng này kéo dài sẽ là gánh nặng cho thận, làm loãng lượng natri trong máu, rối loạn điện giải hay ngộ độc nước.

Tình trạng thừa nước xảy ra khi cơ thể hấp thụ nhiều nước hơn mức bài tiết ra ngoài và mức natri bình thường trong máu bị pha loãng. Một lượng nước quá lớn được dung nạp vào cơ thể sẽ trở thành gánh nặng cho thận, gây suy thận và có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa, thay đổi hành vi, tổn thương não, co giật hoặc hôn mê.

Trẻ sơ sinh dường như có nhiều nguy cơ bị quá tải nước do trọng lượng cơ thể còn nhỏ. Tình trạng này dễ gặp phải trong tháng đầu đời, khi trẻ bị cho uống quá nhiều nước trong khi cơ chế lọc của thận còn quá non nớt để bài tiết chất lỏng nhanh chóng như trẻ lớn hơn. Do đó, sữa mẹ hoặc sữa công thức vốn dĩ đã cung cấp tất cả các chất lỏng mà một em bé khỏe mạnh cần trong các ngày tháng đầu tiên.

Bên cạnh đó, nhóm đối tượng cũng có thể đối mặt với nguy cơ nhiễm độc nước là những vận động viên chuyên nghiệp hoặc những người tập thể dục hơn 4 giờ một ngày. Khái niệm “quá tải nước” ở những bệnh nhân này cũng thường đi kèm với chứng "hạ natri máu do tập thể dục". Sự dư thừa nước gây ra tình trạng đào thải quá mức muối khoáng dẫn đến mất cân bằng nước-điện giải sau đó.

Trong một số trường hợp khác, những người ăn kiêng sẽ có khuynh hướng uống một lượng nước dư thừa nhằm chiếm không gian trong dạ dày, giúp hạn chế cảm giác thèm ăn và kéo dài cảm giác no. Tuy nhiên, phương pháp này không bao giờ là cách ăn kiêng an toàn.

Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến uống quá nhiều nước còn do chứng rối loạn tâm lý, nằm trong chứng cuồng ăn, cuồng uống.

Một lượng nước quá lớn được dung nạp vào cơ thể sẽ gây quá tải nước

Trong điều kiện bình thường, một người khỏe mạnh có vùng dưới đồi [phần não kiểm soát cơn khát], thận và tim hoạt động trơn tru có thể uống, mặc dù không được khuyến khích, tối đa 7 lít nước mỗi ngày với tối đa 1,5 lít mỗi giờ.

Vốn dĩ cơ thể con người có một cơ chế bảo vệ thích hợp trước khi bị thực sự rơi vào tình trạng nhiễm độc nước. Vượt quá lượng có thể chịu đựng này sẽ dẫn đến ngộ độc nước. Lúc này, thận trở nên làm việc quá sức và các tế bào nhu mô thận sẽ sưng phồng lên tạm thời [trong khi gan không bị ảnh hưởng gì vì không tham gia vào quá trình chuyển hóa nước – điện giải]. Song song đó, não cũng bị phù nề, làm tăng áp lực nội sọ; theo đó, một trong những triệu chứng đầu tiên của việc uống quá nhiều nước là đau đầu.

Các triệu chứng khác khi uống quá nhiều nước là chuột rút cơ và mệt mỏi do natri và kali hòa tan trong máu. Một số người bị buồn nôn, phù do tích tụ chất lỏng ở cẳng chân do hạ natri máu, xảy ra khi nồng độ natri trong máu trở nên rất thấp và ảnh hưởng đến chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, suy tim sung huyết, buồn ngủ sâu và kéo dài, ảo giác, co giật và tê liệt một phần hoặc hoàn toàn cơ thể cũng là những biểu hiện của việc uống quá nhiều nước. Trong trường hợp nghiêm trọng nhất, uống quá nhiều nước cũng có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.

Tình trạng thừa nước nhẹ thường có thể được điều chỉnh bằng cách làm theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế lượng nước nạp vào cơ thể.

Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, thuốc lợi tiểu có thể được chỉ định để tăng khả năng đi tiểu. Việc chỉ định này là dựa trên những tác động mà quá tải nước gây ảnh hưởng trên các cơ quan quan trọng. Trong đó, suy giảm chức năng tim hoặc thận là mối ưu tiên hàng đầu và hạn chế chất lỏng là một thành phần quan trọng của mọi kế hoạch điều trị.

Quá tải nước có thể gây ảnh hưởng chức năng tim hoặc thận

Ở những người có các triệu chứng thần kinh nghiêm trọng, sự mất cân bằng nước và điện giải phải được điều chỉnh ngay lập tức bằng cách bổ sung dung dịch muối ưu trương.

Uống đủ nước theo nhu cầu nước theo tuổi, thể trạng của cơ thể, khoảng 2 lit/ngày. Nước được sử dụng bao gồm nước lọc, nước hoa quả, nước dừa và cả các thức ăn ở dạng lỏng như canh, súp.

Nên uống nước khi có cảm giác khát. Không ép buộc bản thân phải uống quá nhiều nước để dự trữ trước.

Có thể uống thêm 500ml nước nếu hoạt động ngoài trời hay thời tiết nắng nóng.

Nếu mất nhiều mồ hôi khi chơi thể thao, có thể dùng dung dịch điện giải hay bổ sung viên uống điện giải, giúp bù đắp lượng natri trong cơ thể.

Tóm lại, hoàn toàn không có tiêu chuẩn chính thức nào về lượng nước một người cần uống mỗi ngày. Lượng nước hấp thụ phù hợp phụ thuộc vào các yếu tố như trọng lượng cơ thể, mức độ hoạt động thể chất, khí hậu, tình trạng sức khỏe, giới tính và tuổi tác. Tuy nhiên, để ngăn ngừa tình trạng thừa nước, chỉ nên uống nước theo nhu cầu, giúp giữ quá trình chuyển hóa nước và điện giải luôn được ổn định.

Để được tư vấn và thăm khám tại hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đăng ký tại Website để được phục vụ tốt nhất.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề