Sư đoàn 361 quân chủng pk-kq ở đâu

Nhân dịp Tết cổ truyền dân tộc, ngày 8/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thăm, kiểm tra công tác ứng trực, sẵn sàng chiến đấu và chúc Tết cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân.

  • 65 năm thành lập Quân chủng Hải quân: Vững vàng bảo vệ biển đảo của Tổ quốc

  • Thủ tướng thăm, làm việc với Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân

Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Sư đoàn Phòng không 361 [Sư đoàn Phòng không Hà Nội] được thành lập ngày 19/5/1965. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Sư đoàn đã chiến đấu dũng cảm, mưu trí, sáng tạo, cơ động chiến đấu trên 20 tỉnh, thành phố, đánh hơn 1.800 trận, bắn rơi 591 máy bay các loại trong đó có 35 máy bay chiến lược B52, bắt sống nhiều giặc lái Mỹ.

Đặc biệt trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối tháng 12/1972, Sư đoàn cùng với quân dân Thủ đô Hà Nội đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ vào Thủ đô Hà Nội, lập công xuất sắc, trực tiếp bắn rơi 29 máy bay, có 25 chiếc B52 [16 chiếc rơi tại chỗ], góp phần lập nên chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", tạo nên truyền thống vẻ vang của Sư đoàn là: Trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân; đoàn kết hiệp đồng lập công tập thể; dám đánh, quyết đánh và đánh thắng; sẵn sàng nhận, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao”.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Năm 2021, Sư đoàn quyết tâm triển khai thực hiện tốt “3 khâu đột phá” với tư tưởng chỉ đạo: “Chủ động, kiên quyết, hiệu quả, an toàn” và phương châm hành động “Đoàn kết, dân chủ, mẫu mực, kỷ cương, dứt điểm”.

Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gửi lời thăm hỏi ân cần, lời chúc mừng năm mới tới các cán bộ, chiến sĩ, các đơn vị quân đội đang trực chiến ở các vùng sâu, vùng xa, trên các đảo xa, các chốt, đồn biên phòng trên cả nước, những cán bộ, chiến sĩ đang ngày đêm canh giữ, bảo vệ chủ quyền quốc gia.

Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Thủ tướng nêu rõ, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 361 đã triển khai và hoàn thành toàn diện các nhiệm vụ; duy trì nghiêm nền nếp canh trực, sẵn sàng chiến đấu cao, bảo vệ vững chắc vùng trời Thủ đô Hà Nội và các mục tiêu được giao trong mọi tình huống; huấn luyện phòng không bảo đảm an toàn tuyệt đối; tiếp tục củng cố, chấn chỉnh tổ chức biên chế; đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân được giữ vững.

Thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, trong đó có nhiệm vụ quản lý, bảo vệ vùng trời quốc gia đòi hỏi ngày càng cao, toàn diện hơn.

Thủ tướng đề nghị toàn quân nói chung, Quân chủng Phòng không – Không quân, Sư đoàn 361 nói riêng tập trung thực tốt công tác trực, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ biên giới, vùng trời, biển đảo của Tổ quốc và tổ chức cho bộ đội đón Tết Tân Sửu theo đúng tinh thần “sẵn sàng chiến đấu cao, quản lý vũ khí chặt chẽ, kỷ luật nghiêm, đoàn kết, an toàn, tiết kiệm”; quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ 11, xây dựng quân đội nhân dân “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, đến năm 2025 cơ bản xây dựng quân đội tinh gọn, mạnh, đến năm 2030, xây dựng một số quân, binh chủng hiện đại, phấn đấu từ năm 2030, xây dựng quân đội hiện đại, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ; chủ động chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàng các phương án bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, không để Tổ quốc bị động, bất ngờ.

Sư đoàn 361 không ngừng nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, tuyên đối không để xảy ra sự cố gây mất an toàn; giữ vững mối quan hệ đoàn kết gắn bó với nhân dân, làm tốt công tác dân vận trong tình hình mới, cùng với cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương nơi đóng quân xây dựng đơn vị an toàn, địa bàn an toàn về chính trị.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc với các cán bộ, sỹ quan chỉ huy của Sư đoàn 361. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Với những thành tích đã đạt được trong năm qua, với quyết tâm và khí thế mới, Thủ tướng bày tỏ tin tưởng rằng, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn Phòng không 361 tiếp tục phát huy truyền thống anh hùng của Quân chủng Phòng không – Không quân, của Sư đoàn, vượt mọi khó khăn thử thách, nỗ lực rèn luyện, sẵn sàng chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thực sự là lực lượng nòng cốt trên mặt trận đối không bảo vệ Tổ quốc, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

QV [TTXVN]

Chủ tịch Quốc hội thăm, làm việc tại Quân chủng Phòng không - Không quân

Chiều 1/7, tại Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tới thăm và làm việc tại Quân chủng Phòng không - Không quân.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc,
  • chúc Tết,
  • Sư đoàn 361,
  • Quân chủng Phòng không - Không quân,

QĐND Online - Ngày 7-5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 phối hợp với Báo QĐND tổ chức buổi tọa đàm “Nửa thế kỷ bảo vệ bầu trời Thủ đô”. Tham dự buổi tọa đàm có đại biểu lãnh đạo, chỉ huy Bộ Tư lệnh Quân chủng PK-KQ; đại biểu các cơ quan Quân chủng; các đồng chí tướng lĩnh, Anh hùng LLVT nhân dân; đại biểu cán bộ Sư đoàn Phòng không 361 qua các thời kỳ. Đồng chí Đại tá Phùng Kim Lân, Phó tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân và Đại tá Đặng Đình Tuấn, Chính ủy Sư đoàn 361 đồng chủ trì buổi tọa đàm.

Một tiết mục văn nghệ tại buổi tọa đàm.

Phát biểu khai mạc buổi tọa đàm, Đại tá Đặng Đình Tuấn, Chính ủy Sư đoàn 361 khẳng định: Sư đoàn 361 được thành lập ngày 19-5-1965 với tên gọi Bộ tư lệnh Phòng không Hà Nội. 50 năm qua, cùng với sự trưởng thành phát triển của Quân đội nhân dân Việt Nam, bộ đội Phòng không-Không quân, Sư đoàn Phòng không 361 đã trưởng thành nhanh chóng, liên tục chiến đấu giành thắng lợi, góp phần xứng đáng tô thắm trang sử vàng truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Chiến công đỉnh cao của Sư đoàn là đã cùng quân và dân miền Bắc, đập tan cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng và một số địa phương trên miền Bắc nước ta trong 12 ngày đêm tháng 12-1972, làm nên chiến thắng “Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không”, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975.

Đồng chí Đại tá Phùng Kim Lân, Phó tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân[bên trái]và Đại tá Đặng Đình Tuấn, Chính ủy Sư đoàn 361 đồng chủ trì buổi tọa đàm.

Buổi tọa đàm do Sư đoàn Phòng không 361 phối hợp với Báo QĐND tổ chức nhằm tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện truyền thông và giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ trong Sư đoàn về truyền thống vẻ vang nửa thế kỷ bảo vệ bầu trời Thủ đô. Cuộc tọa đàm đi sâu làm rõ 2 nội dung chính: Những chiến công của Sư đoàn Phòng không 361 trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, bảo vệ bầu trời Thủ đô và phát huy truyền thống, xây dựng Sư đoàn ngày càng trưởng thành, lớn mạnh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

“Đây là dịp khơi dậy niềm tự hào, động viên cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn hăng hái thi đua, phát huy bản chất tốt đẹp "Bộ đội Cụ Hồ", quyết tâm phấn đấu vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Đồng thời khẳng định sự sáng tạo, tinh thần dũng cảm và vai trò của Sư đoàn trong thế trận phòng không, chiến tranh nhân dân bảo vệ Thủ đô trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước và giai đoạn hiện nay...” - đồng chí Chính ủy Sư đoàn 361 nhấn mạnh.

Mở đầu buổi tọa đàm, thông qua phần diễn giải cũng như tham luận của mình, các đồng chí Đại tá Hoàng Khoát, nguyên Chính ủy Sư đoàn 361; Đại tá Nguyễn Thước, nguyên Chính ủy đơn vị lập chiến công đầu của Sư đoàn [Trung đoàn 234, Sư đoàn 361] đã khái quát lại bối cảnh lịch sử, ý nghĩa, sự ra đời của Bộ Tư lệnh Phòng không Hà Nội [nay là Sư đoàn 361].

Ngày 19-5-1965, Sư đoàn đư­ợc thành lập. Nằm trong đội hình chiến đấu của Quân chủng PK - KQ, trong kháng chiến chống Mỹ, Sư đoàn đã cơ động, chiến đấu trên 20 tỉnh, thành phố. Ngay từ khi ra đời, Sư đoàn đã được xác định là lực lượng chủ yếu, nòng cốt trong tác chiến phòng không, đánh bại các cuộc tập kích của Mỹ, bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Sư đoàn đã chiến đấu trên 1800 trận, bắn rơi 591 máy bay các loại trong đó có 35 máy bay chiến l­ược B52, bắt sống nhiều giặc lái Mỹ. Đặc biệt trong chiến dịch 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, Sư­ đoàn đã cùng quân dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng không quân của đế quốc Mỹ vào Thủ đô Hà Nội, lập công xuất sắc, trực tiếp bắn rơi 29 máy bay, có 25 chiếc B52 [16 chiếc rơi tại chỗ], góp phần làm nên chiến thắng ''Hà Nội- Điện Biên Phủ trên không'', buộc Mỹ phải ký Hiệp định Pa-ri về Việt Nam, tạo tiền đề quan trọng giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Với những thành tích, chiến công đó, ngày 15-1-1976, S­ư đoàn Phòng không 361 vinh dự đ­ược Đảng, Nhà nư­ớc phong tặng danh hiệu cao quý ''Anh hùng lực lư­ợng vũ trang nhân dân''. Hiện nay, trong Sư­ đoàn có 8 Trung đoàn, 13 phân đội, 12 cá nhân đ­ược tuyên dư­ơng ''Anh hùng lực l­ượng vũ trang nhân dân''... Sư đoàn đã 8 lần vinh dự đón Bác Hồ và nhiều lần đón các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, thành phố Hà Nội và các đoàn khách quốc tế đến thăm.

Ôn lại truyền thống bộ đội tên lửa ra quân đánh thắng trận đầu và những bài học kinh nghiệm, Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, nguyên Tiểu đoàn trưởng đơn vị tên lửa ra quân đánh thắng trận đầu [Tiểu đoàn 63, Trung đoàn 236] cho rằng: Trung đoàn 236 là trung đoàn đầu tiên được thành lập. Thực hiện chỉ thị của trên về rút ngắn thời gian luyện tập để chiến đấu, trung đoàn đã luyện tập ngày đêm với ý chí dù địch có mạnh đến đâu chúng ta cũng phải đánh và đánh thắng.

Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh phát biểu tại tọa đàm.

Vào những ngày cuối tháng 7-1965, Không quân Mỹ leo thang đánh phá tuyến đường sắt Việt Trì, Phú Thọ, Yên Bái. Ngày 24-7-1965, các Tiểu đoàn 63 và 64 của Trung đoàn 236 đã phối hợp bắn rơi tại chỗ một máy bay địch. Tiếp sau đó bộ đội tên lửa phối hợp với các cụm pháo cao xạ của ta đã chiến đấu giáng trả thích đáng lực lượng không quân Mỹ vi phạm vùng trời miền Bắc, bắn rơi 5 máy bay và dân quân bắt sống 3 giặc lái.

“Chiến thắng trận đầu của bộ đội tên lửa có ý nghĩa rất lớn không chỉ ở việc vừa diệt được máy bay địch, bảo vệ được mục tiêu mà còn khẳng định sự trưởng thành nhanh chóng của bộ đội ta trong chiến đấu...” - Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh khẳng định.

Đại tá AHLLVTND Nguyễn Xuân Đài, nguyên là sĩ quan điều khiển Tiểu đoàn 61, Trung đoàn 236, Sư đoàn 361, đã tham gia nhiều trận đánh, trong đó trận đánh ngày 7-3-1966 tại trận địa xã Quỳnh Thắng, Quỳnh Lưu, Nghệ An, chỉ bằng một quả tên lửa đã bắn rơi 2 máy bay Mỹ và trận đánh ngày 26-10-1967 tại trận địa Dương Tế thuộc xã Yên Sở, huyện Thanh Trì, bằng 1 quả đạn đơn vị đã làm rơi 1 chiếc A-4E tại bãi xỉ của Nhà máy điện Yên Phụ khi chúng chưa kịp cắt bom đánh phá nhà máy... là 2 trận chiến đấu đáng nhớ nhất. Kể về trận đánh bảo vệ Nhà máy điện Yên Phụ ngày 26-10-1967, ông cho rằng đây là một trận đánh có diễn biến hết sức phức tạp, khi còn ở xa chúng bay rất thấp, ta không phát hiện được, khi vào gần chúng mới nâng độ cao để đánh phá mục tiêu. Một số đơn vị phát hiện thì địch đã vào gần không thể xạ kích được. Duy nhất chỉ còn Tiểu đoàn 61 bố trí ở phía nam Hà Nội còn khả năng đánh, nhưng máy bay địch lại bay vào góc cấm bắn để bảo đảm an toàn cho mặt đất. Lúc này đánh hay không đánh là quyết định rất táo bạo, rất mạo hiểm và đầy tránh nhiệm, nhưng nó chỉ diễn ra trong khoảnh khắc rất ngắn ngủi.

Đại tá, AHLLVTND Nguyễn Xuân Đài.

Trước tình hình đó, với quyết tâm bảo vệ an toàn cho Nhà máy điện Yên Phụ, Trung đoàn đã hạ lệnh cho Tiểu đoàn 61 tiêu diệt tốp máy bay địch.

“ Được lệnh của Tiểu đoàn trưởng phóng 2 quả, khi tôi vừa ấn nút quả thứ nhất, tên lửa vừa rời bệ phóng thì trắc thủ góc tà báo cáo địch bổ nhào và đề nghị ngừng phóng tên lửa. Được lệnh Tiểu đoàn trưởng tôi ngừng bắn và lệnh cho trắc thủ góc tà bình tĩnh bám sát mục tiêu. Ở cự ly 17km, độ cao 1,8km tên lửa nổ, máy bay địch bốc cháy dữ dội và rơi ngay xuống bãi xỉ nhà máy điện Yên Phụ. Cả kíp chiến đấu mừng vui...”- Đại tá Nguyễn Xuân Đài bồi hồi nhớ lại.

12 ngày đêm tháng Chạp 1972, lực lượng Phòng không Hà Nội đã bắn rơi 34 máy bay các loại, có 25 B52 và 16 chiếc rơi tại chỗ [riêng Sư đoàn Phòng không 361 đã bắn rơi 29 máy bay các loại, có 25 B52]. Chiến thắng 12 ngày đêm tháng Chạp năm 1972 đã làm nên một “Điện Biên Phủ trên không”. Đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không bằng máy bay B52 của Mỹ, với thần tượng B52 và cái gọi là “uy thế của không lực Hoa Kỳ”, làm thất bại ý tưởng thương lượng trên thế mạnh của tổng thống Mỹ Ních-xơn và buộc Mỹ phải ký hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam vào ngày 27-1-1973. Tạo ra thế và lực mới cho cách mạng Việt Nam đẩy nhanh sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta đi đến thắng lợi hoàn toàn.

Tại buổi tọa đàm, Đại tá Đinh Thế Văn, AHLLVTND, nguyên Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257 đã làm rõ thêm việc sử dụng tên lửa phòng không bắn máy bay B52 trong chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội tháng 12 năm 1972. Đại tá Đinh Thế Văn cho rằng: Trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, Tiểu đoàn 77 đã bắn rơi 25 máy bay các loại thì có 20 máy bay rơi tại chỗ đều bằng phương pháp vượt nửa góc và trong điều kiện địch gây nhiễu rất nặng, đồng thời sử dụng các loại tên lửa để trấn áp tên lửa ta. Điều này cũng đã gây rất nhiều khó khăn cho tên lửa ta đánh được bằng phương pháp nửa góc và bám sát tự động...

Đại tá Anh hùng LLVTND Đinh Thế Văn phát biểu tại buổi tọa đàm.

“Cùng với việc luôn luôn quán triệt tình hình âm mưu thủ đoạn của địch và xây dựng quyết tâm cho bộ đội, tăng cường huấn luyện kíp chiến đấu, luyện tập hiệp đồng đánh các loại mục tiêu và xử trí các tình huống khác nhau... suốt 2 năm Tiểu đoàn 77 đã dày công luyện tập để thuộc và nắm kỹ địa hình địa vật. Bên cạnh đó là công tác học theo sách đỏ mà trên biên soạn; học thuộc sóng về địa vật ở mọi độ cao và mọi hướng và phổ biến kinh nghiệm và cách đánh B52 ở chiến trường quân khu 4 và ở Hải Phòng đêm 16-4-1972... cho bộ đội. Đây cũng là những tiền đề quan trọng tạo nên chiến thắng của chúng ta...”- Đại tá Đinh Thế Văn khẳng định.

Nói về vai trò của Sư đoàn Phòng không Hà Nội trong chiến thắng “Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, Đại tá, AHLLVTND Nguyễn Đình Kiên, một người lính trưởng thành từ chiến sĩ đến người chỉ huy cao nhất của Sư đoàn, cũng là người đã trực tiếp cùng các đồng đội lập nên những chiến công trong 12 ngày đêm cuối tháng 12-1972 tâm huyết cho rằng: Sư đoàn ngày đó thực sự đã đóng vai trò nòng cốt quyết định sự thành công của chiến dịch mang tính lịch sử này. Chúng ta có thể nói rằng nếu không có Sư đoàn Phòng không Hà Nội, không có các trung đoàn tên lửa phòng không trong đội hình của Sư đoàn thì chúng ta sẽ không có chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên phủ trên không”. Điều đó được thể hiện bằng những con số sinh động: Sư đoàn Phòng không Hà Nội bắn rơi 25 chiếc B-52 trên tổng số 34 chiếc bị bắn rơi trong chiến dịch. Tổng số 16 chiếc B-52 bị bắn rơi tại chỗ trên bầu trời Hà Nội đều do tên lửa của sư đoàn bắn rơi. Đây là những con số biết nói để minh chứng cho một điều khẳng định về vai trò nòng cốt quyết định của Sư đoàn trong chiến thắng của chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội cuối tháng 12-1972.

Đại tá, Anh hùng LLVTND Nguyễn Đình Kiên tại tọa đàm

Tham dự buổi tọa đàm, đồng chí Phạm Thanh Học, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hà Nội đã phân tích làm rõ thêm sự phối hợp hiệp đồng giữa quân và dân Hà Nội với Sư đoàn 361 trong kháng chiến chống Mỹ và trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Thủ đô hiện nay. Là một cán bộ, sĩ quan trưởng thành từ “cái nôi Sư đoàn 361”, sau đó mới chuyển về công tác tại Ban Tuyên giáo Thành ủy, đồng chí Phạm Thanh Học trân trọng, đánh giá cao công tác giáo dục, rèn luyện cán bộ của Sư đoàn và bày tỏ, dù trên cương vị công tác mới, đồng chí luôn giữ gìn phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ cũng như niềm tự hào là sĩ quan của Sư đoàn Phòng không Hà Nội.

“Sư đoàn 361 là đơn vị chủ lực của Quân chủng Phòng không – Không quân nhưng Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hà Nội luôn xem cán bộ, chiến sĩ đơn vị như con em mình. Lãnh đạo Thành phố luôn sát cánh, kề vai và sẵn sàng giúp đỡ trong điều kiện của mình để xây dựng Sư đoàn. Ngược lại, Sư đoàn cũng rất coi trọng công tác dân vận, chú trọng xây dựng Sư đoàn thành cơ quan văn hóa, góp phần không nhỏ vào việc xây dựng chính trị địa bàn và an ninh khu vực đóng quân. Chúng tôi cũng xin được bày tỏ tấm lòng tri ân với các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 361 đã luôn sát cánh cùng nhân dân Hà Nội bảo vệ bầu trời Thủ đô trong suốt 50 năm qua. Đảng bộ và nhân dân Thành phố Hà Nội nguyên sẽ tiếp tục làm hết sức mình phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, trong đó có Sư đoàn 361 anh hùng để bảo vệ vững chắc bầu trời Thủ đô yêu dấu của chúng ta...”- Đồng chí Phó ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội khẳng định.

Đồng chí Phạm Thanh Học, Phó trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Thành phố Hà Nội phát biểu tại tọa đàm.


Phát biểu tại buổi tọa đàm, Đại tá Nguyễn Mạnh Khải, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 361 cho rằng: Ngày nay trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao, Sư đoàn Phòng không 361 vẫn luôn được xác định là lực lượng nòng cốt chủ yếu trong thế trận tác chiến Phòng không - Không quân, thế trận đất đối không nhằm đập tan mọi cuộc tập kích đường không của kẻ địch bảo vệ vững chắc bầu trời Hà Nội, trái tim thiêng liêng của Tổ quốc. Nhận thức rõ nhiệm vụ, những năm qua Sư đoàn luôn chú trọng tổ chức huấn luyện, đào tạo đội ngũ cán bộ và các chuyên ngành kỹ thuật, từng bước làm chủ các trang thiết bị mới, cải tiến. Tích cực tổ chức huấn luyện, nâng cao trình độ và khả năng SSCĐ. Hằng năm đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu kế hoạch, có một số nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc như nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu - quản lý vùng trời, thực hành các cuộc diễn tập, hội thi, hội thao...

“Từ thực tiễn của các cuộc chiến tranh diễn ra gần đây cho chúng ta hiểu rõ hơn yêu cầu bảo vệ bầu trời Tổ quốc. Trong tương lai, nếu chiến tranh xảy ra, địch sẽ sử dụng phương thức chủ yếu là tiến công hoả lực đường không bằng vũ khí công nghệ cao có sức huỷ diệt lớn, độ chính xác cao. Tình hình đó đặt ra cho chúng ta phải có sự chuẩn bị tốt về mọi mặt để sẵn sàng đối phó và đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược kiểu mới của kẻ thù, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao trong tình hình mới, xứng đáng với sự tin cậy, yêu mến của Đảng, của nhân dân và của quân, dân Thủ đô Hà Nội...” Đại tá Nguyễn Mạnh Khải nhấn mạnh.

Vinh dự đại diện cho các chiến sĩ trẻ tham dự buổi tọa đàm, Binh nhì Phạm Thanh Bình, nhân viên thông tin thuộc Đại đội 73, Trung đoàn 280, Sư đoàn 361 không giấu được niềm tự hào chia sẻ: Mặc dù ngay từ khi về đơn vị chúng tôi đã được học, được kể rất nhiều về truyền thống của Sư đoàn nhưng hôm nay trong buổi tọa đàm này được nghe các bác cựu chiến binh là những người trực tiếp tham gia các trận chiến đấu ác liệt từ khi Sư đoàn ra đời chúng tôi càng thêm tự hào. Các bác đã hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho sự nghiệp bảo vệ bầu trời Tổ quốc, viết nên trang sử vàng truyền thống Sư đoàn, cho chúng tôi có được cuộc sống như ngày hôm nay, có một Thủ đô vì hòa bình, Thủ đô ngàn năm văn hiến. Chúng tôi luôn ghi nhớ và biết ơn các thế hệ đi trước đã đổ máu và mồ hôi công sức của mình để vun đắp truyền thống Sư đoàn Phòng không Hà Nội như ngày hôm nay. Cùng với niềm vinh dự tự hào, chúng tôi càng thấy rõ trách nhiệm chính trị trong thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra, sẵn sàng đánh thắng mọi kẻ thù, bảo vệ vững chắc vùng trời và các mục tiêu được giao. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi phát huy truyền thống và góp phần nhỏ bé của mình vào thành công chung của Sư đoàn.

Còn Thượng úy Đinh Trọng Tuệ, Phó đại đội trưởng, Đại đội 1, Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257, Sư đoàn 361 cũng bày tỏ niềm xúc động và tự hào về các chiến công mà các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn đã tạo nên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trong điều kiện cơ sở vật chất thiếu thốn, thao tác trên khí tài kỹ thuật hiện đại, dưới làn bom đạn ác liệt của quân thù nhưng cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn vẫn giữ được ý chí, quyết tâm tiêu diệt quân thù. Đặc biệt có nhiều trận đánh chỉ sử dụng 1 tên lửa mà diệt 2 máy bay. Đây là chiến tích hiếm có trong nghệ thuật quân sự của thế giới. Có lẽ các chuyên gia Liên Xô - những người chế tạo ra bộ khí tài này cũng không ngờ có người chiến sĩ phòng không nào có thể làm được điều kỳ diệu này.

“Chúng tôi cũng càng thêm tự hào khi được công tác tại Sư đoàn, là những người lính của thế hệ kế tiếp mang sứ mệnh cao cả bảo vệ bình yên bầu trời Thủ đô thân yêu. Chính niềm tự hào đó đã tiếp thêm ý chí và quyết tâm để đội ngũ sĩ quan trẻ chúng tôi giữ gìn và phát huy thành quả mà các thế hệ đi trước đã dày công xây dựng...” - Thượng úy Đinh Trọng Tuệ bộc bạch.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, Đại tá Phùng Kim Lân, Phó tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân đã thống nhất một số nội dung được thảo luận tại buổi tọa đàm: Theo đó các ý kiến và tham luận đã tập trung vào những sự kiện, bài học kinh nghiệm chiến đấu phòng không trong kháng chiến chống Mỹ; sự trưởng thành, lớn mạnh của Sư đoàn từ sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng đến nay và những vấn đề lớn, trọng tâm trong xây dựng Sư đoàn vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Các đại biểu tham dự Tọa đàm trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm với cán bộ, sĩ quan trẻ và chiến sĩ Sư đoàn phòng không 361.

Các ý kiến phát biểu cũng như tham luận được trình bày đã được chuẩn bị công phu, khoa học và sẽ trở thành những bài học kinh nghiệm quý giá cho các thế hệ hôm nay và mai sau học tập, noi theo. Buổi tọa đàm cũng xác định rõ những mục tiêu, nội dung cụ thể và quyết tâm xây dựng Sư đoàn vững mạnh toàn diện, đủ sức hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.

“Những chiến công tiêu biểu của Sư đoàn đã được các đồng chí tướng lĩnh, AHLLVTND nguyên là cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn nêu lên rất rõ bằng những câu chuyện thực tiễn cảm động, sâu sắc. Đây là những bài học hết sức quý giá về lòng dũng cảm, tinh thần dám đánh, biết đánh và quyết thắng của Sư đoàn 361 nói riêng và Quân chủng PK-KQ nói chung. Những bài học kinh nghiệm ấy sẽ được cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 361 ngày nay trân trọng tiếp thu, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn sẵn sàng chiến đấu, quản lý vùng trời, huấn luyện, công tác và thực hiện các nhiệm vụ được giao...” - Đồng chí Phó tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân nhấn mạnh.

Bài, ảnh: NGÔ DUY ĐÔNG

Video liên quan

Chủ Đề