Vì sao trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình

Viêm họng, ngạt mũi viêm tai giữa… khiến bé khó chịu. Các triệu chứng này dễ khiến bé giật mình, quấy khóc, không ngon giấc khi ngủ.

– Các bệnh lý khác

Những vấn đề sức khỏe khác như suy nhược cơ thể, thiếu máu, bệnh tim… cũng khiến bé ngủ hay giật mình.

Các tác hại khi trẻ sơ sinh thường xuyên ngủ giật mình

Theo các chuyên gia, nhiều ảnh hưởng tiêu cực có thể xảy ra nếu bé thường xuyên giật mình khi ngủ.

– Chậm tăng cân

Trẻ sơ sinh giật mình thường xuyên gây suy giảm chất lượng giấc ngủ. Từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất lẫn tinh thần. Đặc biệt về lâu dài có thể khiến bé chậm lớn.

– Giảm phản xạ bú

Trẻ hay giật mình khiến giấc ngủ không ngon gây suy giảm sản xuất hormone tăng trưởng có liên quan đến việc điều hòa cảm giác thèm ăn của trẻ. Về lâu dài có thể gây giảm phản xạ bú ở bé.

– Suy giảm khả năng nhận thức

Sự phát triển não bộ của bé trong những năm đầu đời dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố kích thích. Do đó, khả năng học hỏi và xử lý tình huống ở trẻ ngủ hay giật mình và thường xuyên khóc thét giữa đêm kém hơn so với những bé ngủ ngon giấc.

– Tăng nguy cơ đột tử

Trong trường hợp nặng, trẻ sơ sinh giật mình quấy khóc liên tục dễ bị ức chế hô hấp, dẫn đến ngưng thở, tăng nguy cơ đột tử.

Phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh khi nào hết?

Mẹ có thể an tâm vì tình trạng trẻ sơ sinh giật mình chỉ tạm thời. Đây là dấu hiệu của sự phát triển khỏe mạnh. Phản xạ này sẽ hết khi bé được 2 tháng tuổi nhưng thường sẽ kéo dài đến 3 hoặc 4 tháng tuổi. Nếu kéo dài hơn 6 tháng, mẹ hãy báo cho bác sĩ nhi khoa để chắc rằng không có bất kỳ vấn đề nào đang xảy ra với bé.

Mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh

Mẹ có thể lo lắng khi nhìn thấy trẻ sơ sinh giật mình. Đặc biệt những ai lần đầu làm mẹ có thể lúng túng không biết xử trí ra sao.

Mặc dù phản xạ này có thể khiến bé khó chịu nhưng việc bé giật mình khi nghe tiếng động lớn hay trước những chuyển động đột ngột là điều bình thường. Một số trẻ thậm chí có thể tự ngừng khóc. Do đó, mẹ không cần làm gì khi trẻ sơ sinh giật mình.

Nếu giật mình gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, mẹ thử áp dụng một số mẹo chữa giật mình cho trẻ sơ sinh để bé ngủ ngon và sâu giấc hơn.

– Xoa dịu, vỗ về bé

Xoa dịu bé bằng một cái chạm, ôm, hát hoặc trò chuyện sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu. Nhiều bé rất cần mẹ xoa dịu và âu yếm để ngủ ngon giấc hơn.

– Hạ thấp theo chiều ngang khi đặt bé vào cũi

Kể cả đang ngủ ngon, trẻ có thể giật mình và bị đánh thức khi mẹ rướn người đặt bé vào cũi, nôi hoặc giường. Bởi vì khi đó trẻ có cảm giác như bị ngã. Do đó, khi đặt bé vào cũi, nôi hoặc giường, mẹ cố gắng hạ thấp bé theo chiều ngang để đầu bé không bị nghiêng về phía sau.

Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khiến phụ huynh đau đầu vì muốn con ngủ ngon giấc đã khó, để con ngủ tiếp càng khó hơn.  Nhưng liệu bạn có biết lý do đằng sau khiến trẻ tỉnh giấc và cách khắc phục? Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về hiện tượng này.

Do phản ứng sinh lý

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không sâu như người lớn, tuy trong trạng thái nhắm mắt nhưng bé vẫn cảm nhận được không gian xung quanh như thế nào. Trẻ sơ sinh trong vài tuần đầu tiên vẫn còn thói quen khi ở trong bụng mẹ, nên nếu chỗ ngủ của trẻ quá sáng, nằm không được thoải mái hoặc xung quanh có nhiều tiếng ồn sẽ làm trẻ sơ sinh hay giật mình.

Môi trường xung quanh ảnh hưởng nhiều đến giấc ngủ của trẻ

Nếu trẻ đói hoặc quá no: Dạ dày trẻ mới sinh rất nhỏ, mỗi cữ bú được 1 lượng sữa ít, do vậy trẻ rất nhanh đói và cũng nhanh no. Nếu cho trẻ bú quá no rồi ngủ, trẻ rất dễ vặn mình và ọc sữa.

Một nguyên nhân khác phổ biến không kém đó là khi trẻ muốn đi vệ sinh, trẻ sẽ vặn mình và rặn để tống hết sức các chất thải ra ngoài.

Một lý do khác nữa là có thể trẻ cảm thấy ẩm ướt, khó chịu khi mặc tã hoặc mẹ quấn khăn quanh người trẻ quá chặt khiến trẻ thấy khó chịu.

Do bệnh lý

Một nguyên nhân khác khiến trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể đến từ việc sức khỏe của trẻ đang gặp vấn đề nào đó, chẳng hạn như:

  • Trào ngược dạ dày.
  • Trẻ mắc các bệnh về gan như vàng da làm cơ thể trẻ sản sinh bilirubin quá mức làm não bộ của trẻ bị tổn thương và dẫn đến hiện tượng co giật ở trẻ sơ sinh.
  • Hạ canxi huyết: Trẻ bị hạ canxi huyết thường có các dấu hiệu như dễ kích động, ngủ không ngon giấc, hay quấy khóc về đêm, vặn mình và rướn người lúc ngủ.
  • Rối loạn thần kinh bẩm sinh, dây thần kinh bị tổn thương khiến trẻ hay giật mình, vặn mình khi ngủ.
  • Da trẻ sơ sinh bị ngứa, nóng rát hoặc tai trẻ bị côn trùng chui vào trong lúc ngủ.

2/ Làm thế nào để bé ngủ ngon?

Để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh hay giật mình làm giấc ngủ bị ảnh hưởng, bố mẹ có thể áp dụng các phương pháp như dưới đây.

Tạo không gian yên tĩnh, thoải mái, điều chỉnh nhiệt độ phòng không quá nóng cũng không quá lạnh.

Trước khi cho trẻ ngủ cần cho bú vừa đủ, bú quá no hoặc để trẻ đói cũng khiến trẻ khó ngủ.

Dùng loại tã phù hợp với làn da mỏng manh của trẻ, mẹ chú ý cho bé mặc quần áo rộng rãi.

Kiểm tra tã bỉm cho trẻ trước khi trẻ ngủ. Ngoài ra, mẹ nên chọn các loại tã mềm mại, thấm hút tốt để trẻ không thấy khó chịu.

Vệ sinh phòng ngủ trẻ sạch sẽ, chăn nệm thường xuyên được giặt bằng các loại nước giặt dịu nhẹ cho làn da trẻ, giúp trẻ không bị ngứa ngáy khó chịu khi ngủ.

Tạo cho trẻ thói quen ngủ tốt và giúp trẻ nhận biết được ngày và đêm. Cụ thể là vào ban ngày, bạn nên mở cửa sổ cho ánh sáng tự nhiên vào phòng, không cần hạn chế mọi tiếng ồn và dành nhiều thời gian chơi với trẻ. Khi đêm đến, bạn giảm ánh sáng đèn điện, giữ không gian yên tĩnh, tắt hết thiết bị điện tử không cần thiết, hạn chế chơi đùa hay trò chuyện để trẻ tập trung ngủ.

Tập cho trẻ thói quen ăn ngủ đúng giờ giúp trẻ dễ ngủ hơn

Nên tập cho trẻ ngủ riêng từ lúc 4-6 tuần tuổi. Bố mẹ nên để trẻ ngủ trong cũi/nôi và đặt gần giường ngủ để tiện theo dõi. Việc tập cho trẻ thói quen ngủ riêng giúp trẻ không bị bám hơi bố mẹ quá nhiều, hạn chế việc bố mẹ trở mình khi ngủ làm trẻ thức giấc, giúp trẻ dễ đi vào ngủ hơn.

Cho trẻ ăn và đi ngủ vào một giờ cố định. Sắp xếp lịch bú hoặc ăn của trẻ vào giờ thích hợp để trẻ không bị đói hoặc quá no trước khi ngủ.

Cho trẻ tắm nắng thường xuyên nhằm cung cấp đủ lượng vitamin D và canxi thiết yếu cho sự phát triển xương của trẻ.

Nếu trẻ giật mình và quấy khóc, mẹ có thể ôm trẻ vào lòng, hát ru, vỗ về, vuốt ve, âu yếm để trẻ có cảm giác an toàn, được che chở khi ngủ.

Thường xuyên tắm nắng cho trẻ, nên tắm nắng cho trẻ vào buổi sáng khi ánh sáng dịu nhẹ nhằm để bổ sung vitamin D và canxi cho trẻ.

BẢNG THAM KHẢO THỜI GIAN NGỦ CỦA TRẺ SƠ SINH DÀNH CHO MẸ

Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh rất quan trọng trong quá trình phát triển thể chất của trẻ những năm tháng đầu đời. Ý nghĩa của giấc ngủ ảnh hưởng thế nào đối với bé? Thời gian ngủ của bé có thay đổi không? Mẹ cùng tìm hiểu về…

Mẹ của trẻ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, không nên ăn kiêng vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ sơ sinh. Một khi người mẹ không đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ bị thiếu chất, nhất là thiếu canxi, làm ảnh hưởng việc phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Khi thấy trẻ giật mình, mẹ có thể ôm bé vào lòng, hát ru, âu yếm để trẻ có cảm giác an toàn, được che chở khi ngủ.

Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể được khắc phục hoàn toàn nếu bố mẹ xác định đúng nguyên nhân. Hy vọng bài viết này đã mang đến những thông tin hữu ích cho bạn trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

Nguồn tham khảo: //www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/ly-do-tre-so-sinh-ngu-hay-ruon-nguoi-giat-minh-khong-sau-giac/

Video liên quan

Chủ Đề