Bao lâu thì cho trẻ cai sữa

Cho bé ngủ ở đâu là sự lựa chọn của bạn. Một số người thích cho bé ngủ cũi ở trong phòng mình hoặc cho bé ngủ phòng riêng, một số người lại thích cho bé ngủ chung. Nếu lúc trước bé vẫn ngủ chung với bạn thì đây là lúc bạn nên để bé ngủ riêng. Nếu thấy không nỡ, hãy chuyển bé sang ngủ trong cũi đặt chung phòng bạn.

9. Dành thời gian cho bản thân

Nếu bạn dự định ngừng cho con bú, hãy nghỉ ngơi vài ngày. Việc cai sữa có thể khiến bạn khó chịu, ngực bạn cứng như đá và đau đớn. Bạn cần phải nghỉ ngơi để vượt qua giai đoạn khó khăn này.

10. Theo dõi cảm xúc của bạn

Khi ngưng cho con bú, các hormone trong cơ thể sẽ có sự thay đổi, làm ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Do đó, hãy chú ý theo dõi cảm xúc của bạn và cố gắng điều chỉnh cho phù hợp nhé.

11. Hãy nhờ giúp đỡ

Hãy nhờ chồng giúp đỡ trong quá trình cai sữa. Nếu bạn đang muốn cai sữa cho bé, nhờ chồng hoặc người thân trông giúp. Điều này không chỉ giúp bé phân tâm mà còn làm tăng tình cảm giữa cha và con. Bạn cũng có thể thử nhờ chồng [hoặc những người thân] cho bé bú để mỗi khi đói, bé không phải chỉ nghĩ đến bạn.

12. Chuẩn bị tinh thần cho những cơn cáu giận của bé

Bé sẽ không thoải mái trong quá trình này. Vì thế, bạn hãy chuẩn bị sẵn tâm lý nhé.

13. Duy trì những thói quen cũ

Trẻ đã có một vài thói quen được hình thành theo thời gian và bạn đang muốn xóa đi một thói quen của bé. Vì vậy, hãy cố gắng thực hiện các thói quen khác của bé để giúp bé hạnh phúc hơn.

14. Giấc ngủ có thể bị ảnh hưởng

Giấc ngủ có thể là điều khiến bạn đau đầu khi ngưng cho con bú. Việc bé không ngủ được vào ban đêm và cả ban ngày khi đang trải qua một sự thay đổi lớn cũng là điều bình thường.

15. Mụn trứng cá xuất hiện trở lại

Sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến bạn có nguy cơ bị nổi mụn trứng cá khi ngưng cho con bú.

Những điều cần cân nhắc trước khi áp dụng những cách cai sữa cho bé

Trước khi bắt đầu quá trình cai sữa, hãy xem xét những điều sau để xem đây có phải là thời điểm thích hợp để cai sữa không nhé.

1. Dị ứng

Nếu bạn hoặc chồng bạn bị dị ứng thì nguy cơ bé bị dị ứng cũng rất cao. Cho con bú mẹ giúp bé giảm nguy cơ mắc các bệnh như eczema, dị ứng sữa bò và thở khò khè. Vì vậy, hãy xem xét các chứng dị ứng trước khi cho bé cai sữa.

2. Vấn đề sức khỏe

Nếu bé đang bị bệnh, bạn nên trì hoãn quá trình cai sữa. Thậm chí việc trẻ mọc răng cũng khiến bạn nên cân nhắc lại quyết định của mình và đợi cho đến khi bé thấy tốt hơn.

3. Sự thay đổi

Trẻ sơ sinh rất khó thích nghi với nhiều sự thay đổi. Nếu gia đình bạn đang có nhiều sự thay đổi lớn thì bạn hãy đợi một thời gian rồi hãy tìm cách cai sữa cho bé.

Ngoài ra, những lúc thời tiết thay đổi, nhất là trong giai đoạn nắng nóng oi bức mẹ không nên cho bé cai sữa vì điều này sẽ khiến con thấy bức bối, khó chịu hơn đấy.

Nuôi con bằng sữa mẹ là một trải nghiệm đẹp và đầy cảm xúc đối với hầu hết phụ nữ. Khi đến lúc cai sữa, bạn sẽ thấy buồn và nhớ. Ngoài ra, bạn sẽ cũng cảm thấy tự trách: “Không biết quyết định này có làm tổn thương con mình hay không?”, “Tôi có phải là một người mẹ tồi?”, “Quan hệ giữa mình và con sẽ mất?”… Những câu hỏi này sẽ khiến bạn thao thức nhiều đêm.

Tuy nhiên, hãy trả lời không cho các câu hỏi trên. Là một người mẹ, bạn hoàn toàn có quyền để cơ thể bạn trở lại bình thường chỉ cần bạn quyết định đúng thời điểm cai sữa cho bé.

Cai sữa cho bé đối với mẹ chưa bao giờ là dễ. Nhưng không thể để bé bú ti mẹ mãi được. Vậy em bé bú sữa bao lâu thì nên cai sữa. Có cách nào giúp quá trình cai sữa diễn ra dễ dàng hơn không? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ gỡ rối các thắc mắc trên.

1. Những nguyên nhân khiến mẹ phải cho bé cai sữa

Mẹ không thể cho em bé bú sữa mãi được. Đến một lúc nào đó mẹ buộc phải cai sữa cho bé. Nhưng sẽ rất khó nếu mẹ ép bé cai sữa đột ngột. Do đó, mẹ có thể bắt đầu tập cai bú cho bé bởi các nguyên nhân cần thiết sau đây:

  • Mẹ không còn đủ sữa cho con bú.
  • Mẹ căng thẳng và áp lực mỗi khi cho con bú.
  • Mẹ gặp vấn đề về ngực như đầu ti bị nứt, đau rát kéo dài.
  • Mẹ phải quay lại làm việc không thể ở cạnh bé suốt ngày.
  • Mẹ bắt đầu sử dụng thuốc để điều trị bệnh.
  • Trong quá trình phát triển sẽ có một số bé tự động muốn bỏ ti mẹ và không còn muốn bú mẹ nữa.
Những nguyên nhân khiến mẹ phải cho bé cai sữa

2. Bé mấy tháng thì nên cai bú?

Cai sữa mẹ là quá trình được diễn ra tự nhiên. Không có thời điểm cụ thể cho tất cả các bé. Tùy vào nhu cầu và sự phát triển của từng bé mà quyết định. Tuy nhiên, em bé bú sữa đến khi được 18 đến 24 tháng tuổi là có thể cai bú cho bé. Một số bé có thể cai sớm hơn từ 9 đến 10 tháng hoặc muộn hơn 2 tuổi. Nhưng khi bé có các biểu hiện sau đây, mẹ có thể bắt đầu xem xét việc cai bú cho bé:

  • Bé có thể tự ngồi thẳng và lăn bóng.
  • Bé đã nói được câu ngắn từ 2 – 3 từ.
  • Bé có khả năng nhai nuốt, ăn được cháo và cơm nhão.
  • Bé biết leo lên và xuống cầu thang.
Bé mấy tháng thì nên cai bú?

3. TOP 5 cách giúp bé cai sữa hiệu quả

Quá trình cai sữa cho bé đòi hỏi mẹ phải thật kiên nhẫn. Không cần quá căng thẳng hay tạo áp lực buộc bé phải cai sữa ngay. Mẹ có thể tập cai bú cho bé bằng 5 cách hiệu quả sau đây:

3.1 Giảm các cữ bú của bé

Cai sữa là một quá trình cần thời gian để bé thích nghi. Vì vậy, mẹ cần chủ động cắt giảm các cữ bú của bé. Khi mới bắt đầu sẽ rất khó nếu mẹ bỏ hẳn một cữ bú của bé. Thay vào đó mẹ có thể giảm thời gian bú của bé ở các cữ.

Ví dụ: Lúc trước mẹ cho bé bú 7 – 8 lần / ngày. Mỗi lần kéo dài 5 phút. Vào lần đầu tập cai sữa cho con mẹ có thể rút ngắn thời gian em bé bú sữa lại còn 3 phút cho một lần. Dần sau đó, mẹ tiếp tục giảm số cữ bú trong ngày của bé cho bé cai được hoàn toàn.

Giảm các cữ bú của bé

3.2 Tích cực bé bằng các món ăn thơm ngon hấp dẫn

Khi bắt đầu tập cai sữa là bé đã biết ăn dặm. Mẹ có thể chuẩn bị cho bé một thực đơn ăn dặm đa dạng để thu hút sự thèm ăn của bé. Các món ăn dặm càng thơm ngon, càng hợp khẩu vị bé sẽ giúp bé hứng thú hơn khi ăn dặm. Khi đã được ăn no thì việc em bé bú sữa sẽ được giảm đáng kể. Chế biến các món ăn dặm thật mềm, nhuyễn và độ đặc hợp lý để cho bé dễ tiêu hóa.

Khi bước vào quá trình cai sữa, mẹ cần đảm bảo cung cấp đủ chất chất dinh dưỡng để bù lại lượng sữa bị cắt giảm trên. Đối với các bé trên 1 tuổi, mẹ có thể kết hợp dùng các loại sữa ngoài để đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

Tích cực bé bằng các món ăn thơm ngon hấp dẫn

3.3 Chia nhỏ các bữa ăn của bé

Việc chia nhỏ các bữa ăn để giúp bé không cảm thấy đói bụng. Khi bé không cảm thấy đói, bé sẽ hạn chế và giảm số lần đòi bú mẹ. Mẹ nên chọn các món ăn thanh đạm, dễ tiêu để tốt cho hệ tiêu hóa của bé. Em bé bú sữa mẹ sẽ dễ cai bú hơn khi mẹ cho bé một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học.

Chia nhỏ các bữa ăn của bé

3.4 Nhờ sự trợ giúp từ bố hoặc người thân

Em bé bú sữa mẹ sẽ rất khó để cai bú khi mẹ luôn bên cạnh vỗ về bé. Sự trợ giúp từ người thân, từ bố sẽ hỗ trợ quá trình cai sữa trở nên dễ dàng hơn. Bố hoặc người thân có thể chơi với bé nhiều hơn để thu hút sự chú của bé. Hoặc bố sẽ trở thành người chăm bé ngủ vào ban đêm như vậy bé sẽ ít đòi ti mẹ hơn. Khi bé khóc cần vỗ về, an ủi thì bố hoặc người thân nên làm điều đó thay mẹ trong quá trình cai sữa. Như vậy sẽ giúp bé giảm phụ thuộc vào mẹ nhưng vẫn cảm thấy an toàn bởi mọi người xung quanh. Đây là cách cai em bé bú ti mẹ hiệu quả và ít áp lực nhất.

Nhờ sự trợ giúp từ bố hoặc người thân.

3.5 Tạo nhiều hoạt động cho bé vui chơi để quên đi bú mẹ

Trong ngày mẹ có thể tạo nhiều hoạt động để quên đi việc em bé bú sữa mẹ. Vì khi cai sữa bé đang ở giai đoạn rất thích khám phá thế giới xung quanh. Mẹ nên nắm lấy ưu thế này để giúp quá trình cai sữa diễn ra suôn sẻ hơn.

Mẹ có thể cùng bé chơi các trò chơi sáng tạo, vận động. Cùng bé chơi các trò như gọi tên và lấy đồ vật, đọc sách, hát múa cùng bé. Tạo điều kiện cho bé gặp gỡ, giao lưu với các bạn cùng lứa để vui chơi. Giữ cho bé một tâm trạng vui vẻ, hào hứng và cảm giác bận rộn để đánh lạc hướng việc cần phải bú mẹ.

Tạo nhiều hoạt động cho bé vui chơi để quên đi bú mẹ

4. Một số lưu ý cho em bé bú sữa khi cai

  • Không cai sữa vào giai đoạn chuyển mùa vì bé sẽ rất dễ ốm.
  • Không cai sữa khi bé đang bệnh.
  • Không dùng bạo lực để buộc con cai sữa.
  • Không để bé xa mẹ quá lâu. Bởi bé phải chịu 2 áp lực lớn vừa không được bú ti mẹ vừa phải xa mẹ.
  • Cẩn thận khi áp dụng các mẹo dân gian như bôi dầu, thuốc đắng…
  • Chuẩn bị cẩn thận các món ăn dặm phù hợp để tránh bé bị dị ứng đồ ăn
  • Theo dõi chiều cao, cân nặng và sức khỏe của bé trong quá trình cai bú.

Cai em bé bú sữa là một quá trình dài. Ba mẹ cần kiên nhẫn ở bên con, không tạo áp lực cho bé. Cai sữa thành công cũng được xem một cột mốc phát triển quan trọng của trẻ. Ba mẹ có thể chọn giữ một đồ vật để làm kỷ niệm cho cột mốt này. Sau này chia sẽ lại cùng con sẽ là một ký ức rất quý giá. Chúc quá trình cai sữa của bé được diễn ra suôn sẻ và dễ dàng nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề