Sữa hộp để ngoài được bao lâu

Lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng là cần quan sát kỹ hộp sữa khi mua sản phẩm cũng như trước khi dùng. Những biểu hiện khác thường trên hộp sữa sẽ phần nào cho bạn biết chất lượng của sản phẩm bên trong. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng nên lưu ý những điểm quan trọng dưới đây khi chọn mua và bảo quản sữa để có thể tối ưu hoá lợi thế của sữa đóng hộp, giúp con có một sức khoẻ tốt từ việc uống sữa.

Lưu ý khi chọn mua sữa

Khi mua các loại sữa đóng hộp – ngoài những thông tin thông thường mà khi mua bất kỳ sản phẩm nào bạn cũng phải lưu ý như ngày sản xuất và hạn sử dụng thì cần xem kỹ hộp sữa để đảm bảo hộp còn nguyên vẹn, không bị méo mó, không phồng hay thủng lỗ.

Hộp sữa méo mó hay bị phồng lên chứng tỏ sữa đã được bảo quản không tốt tại nơi bán hàng, có thể từ việc đặt quá nhiều thùng sữa chồng lên nhau; bảo quản tại chỗ không thoáng mát, để ánh nắng trực tiếp chiếu vào hoặc để gần các vật nhọn. Ngoài ra, cũng có thể trong quá trình vận chuyển, việc di chuyển nhiều và không cẩn thận khiến hộp sữa bị méo mó, biến dạng, không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và không tốt cho sức khỏe.

Còn nếu đã mua sữa về mới thấy các hiện tượng bất thường như: hộp phồng, sữa bị vón cục, có mùi và màu khác lạ thì dù hộp còn nguyên vẹn vẫn tuyệt đối không nên dùng. Lúc này, người tiêu dùng có thể liên hệ các đường dây nóng của nhà sản xuất để được kiểm tra và đổi sản phẩm mới.

Sử dụng và bảo quản

Với sữa nước đóng hộp, các hãng sữa đa phần dùng hộp giấy vì tính tiện lợi của nó. Tuy nhiên, hộp giấy là loại bao bì dễ trầy xước, nên nếu không bảo quản cẩn thận vẫn có những rủi ro nhất định, ngay cả khi đã mua về nhà.

Trang thông tin dairygoodness.ca thường xuyên cập nhật những thông tin về sữa cũng đưa ra một số lưu ý về cách dùng và bảo quản sữa tại nhà mà các gia đình cần ghi nhớ cũng như một số lỗi người dùng sữa thường mắc phải để tránh dưới đây:

• Dùng kéo cắt bao ny-lông bọc hộp sữa. Thực tế: Nên dùng tay xé bao ny-lông bọc sữa hộp thay vì dùng kéo cắt vì động tác này dễ gây trầy xước cho bao bì sản phẩm.

• Không lắc hộp sữa trước khi uống. Thực tế: Lỗ cắm ống hút – do được thiết kế để dễ dàng chọc ống hút vào nên là nơi dễ bị hư hỏng nhất. Vì vậy, cần lắc hộp sữa trước khi dùng để đảm bảo lỗ cắm ống hút của hộp sữa không bị rò rỉ.

• Để sữa trong nhà bếp. Thực tế: Không nên để sản phẩm ở nơi có nhiệt độ cao như nhà bếp hay gần cửa sổ nơi có ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Ánh sáng sẽ phá hủy một số vitamin nhất định trong sữa, trong đó có vitamin D.

• Để sữa gần cánh cửa tủ lạnh cho dễ lấy. Thực tế: Thật tốt nếu bạn dự trữ sữa trong ngăn mát tủ lạnh dưới 6 độ C, nhưng nên để sữa ở gần cánh quạt tủ thay vì gần cửa tủ lạnh. Nhiệt độ ở vị trí gần cửa không được lạnh như mong muốn.

• Để sữa chung với các loại thực phẩm khác. Thực tế: Nên có một ngăn để sữa riêng trong tủ lạnh, nhằm tránh tình trạng nhiễm khuẩn chéo từ thức ăn vào sữa.

• Sữa còn dư để dành uống tiếp. Thực tế: Sản phẩm nên được uống hết sau khi mở hộp, không nên để dành kể cả trong tủ lạnh vì sữa đã uống có dính nước bọt, dễ dàng khiến vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi.

Trang bị kỹ năng dùng sữa cho trẻ

Trẻ em là đối tượng sử dụng sữa nhiều nhất trong các gia đình. Thêm vào đó, nhiều bà mẹ có thói quen cho trẻ tự lấy sữa uống. Vì vậy, việc dạy con các kỹ năng liên quan đến việc uống sữa là thực sự cần thiết. Trước hết, nên dạy cho trẻ các kỹ năng cơ bản để nhận biết sản phẩm khác thường thay đổi hình dạng, mùi, vị… để trẻ biết hộp sữa nào là nên uống nhằm bảo vệ sức khoẻ của chính mình. Cha mẹ cũng nên dạy trẻ lắc hộp sữa trước khi uống và nên uống hết hộp sữa một khi đã khui ra. Nếu trẻ không thể uống hết lượng sữa trong hộp, bạn có thể uống phần còn lại cho con và tốt nhất bạn nên nghĩ đến việc chọn loại sữa có dung tích nhỏ hơn cho trẻ lần sau.

Nếu chẳng may trẻ lỡ uống phải sản phẩm bị biến đổi màu, mùi và vị mà bị rối loạn tiêu hóa thì bạn nên đưa con đi gặp bác sĩ ngay để được tư vấn kiểm tra sức khỏe.

Vương Linh

Sữa bột là loại thực phẩm bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là đối trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển. Đặc điểm của sữa bột đó là sử dụng trong nhiều lần nên việc bảo quản sau khi mở nắp đôi khi khá khắt khe. Sữa bột mở nắp để được bao lâu? Dùng sữa bột mở nắp có gây nguy hiểm hay không? Hôm ny, Viknews Việt Nam sẽ cùng bạn tìm hiểu về chủ đề này nhé!!!

Sữa bột là một loại sản phẩm được làm từ sữa dưới dạng khô và tán nhỏ thành bột. Sữa bột có hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao, cung cấp nhiều thành phần cần thiết cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Sữa bột có thời hạn sử dụng lâu hơn sữa nước do có quy trình bảo quản dễ dàng hơn.

Sữa bột dinh dưỡng dành cho trẻ nhỏ

Trong sữa bột có chứa các chất như DHA, vitamin, các loại khoáng chất, canxi,… và một số nhóm nguyên tố vi lượng cùng với các lợi khuẩn tốt cho hệ tiêu hoá. Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, nên thường xuyên cho trẻ uống sữa mỗi ngày để tăng sức đề kháng, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể lực và trí lực, giảm nguy cơ mắc bệnh tật, ốm vặt,…

Theo khuyến cáo của các tổ chức y tế thì sữa bột sau khi mở nắp nên sử dụng trong vòng 30 ngày. Tuy nhiên, nhiều ông bố bà mẹ lại để sữa mở nắp và sử dụng trong một thời gian dài và cho rằng sữa chưa bị mốc và lên men thì vẫn không có vấn đề gì.

Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm, bởi vì, trong không khí có chứa nhiều vi khuẩn, sau khi tiếp xúc với sữa sẽ làm biến đổi một số thành phần có lợi trong sữa thành các chất có hại cho cơ thể trẻ nhỏ, đặc biệt khi chúng còn chưa có sức đề kháng tốt như người lớn.

Vì thế sau khi mở nắp sữa bột quá lâu, bố mẹ nên bỏ đi và không cho bé dùng để tránh các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé cùng một số bệnh do nấm mốc gây ra.

Sau khi thanh sữa Meiji đã được mở ra, hạn sử dụng của nó chỉ có thể kéo dài tối đa 1 tuần. Sau thời gian này, mẹ tuyệt đối không pha cho trẻ uống, không chỉ vì chất lượng biến đổi mà sữa có thể đã bị vi khuẩn xâm nhập.

Ngoài ra, nếu trong thời gian 1 tuần, mẹ vô tình để quên thanh sữa Meiji ở nơi ẩm thấp hoặc kém sạch sẽ, viên sữa có thể sẽ bị nấm mốc hoặc bụi bẩn bao phủ. Đây là điều kiện để mầm bệnh phát triển và tấn công sức đề kháng của trẻ nếu mẹ không quan sát kỹ mà vẫn mang đi pha cho con uống.

Cách bảo quản sữa công thức chưa pha như thế nào để tránh bị nấm mốc cũng như đảm bảo giữ được dinh dưỡng trong sữa? Sau khi lấy sữa mỗi lần pha cho bé, bạn cần phải đậy kín nắp, để sữa nơi khô ráo, thoáng mát. Nhiệt độ lý tưởng để bảo quản sữa công thức là ở nơi có nhiệt độ phòng dưới 25 độ C. Tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp, không để gần tủ đông hay những nơi có nhiệt độ cao.

Sữa công thức sau khi đã mở nắp chỉ nên sử dụng trong vòng từ 20 – 30 ngày kể từ ngày bắt đầu mở hộp sữa ra sử dụng. Nếu để sữa công thức sau khi đã mở nắp quá lâu sữa bột sẽ hút ẩm từ không khí gây mất chất dinh dưỡng vốn có, thậm chí sẽ bị nấm mốc gây ngộ độc cho bé.

Sữa công thức nếu không được bảo quản đúng cách sẽ gây phản tác dụng khi sử dụng, đặc biệt là với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn non nớt, rất dễ bị vi khuẩn, virus tấn công. Khi cho bé uống sữa công thức, bạn cần quan sát biểu hiện của trẻ, nếu có triệu chứng bất thường cần đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời. Hiện nay, khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Phương Đông quy tụ đội ngũ y bác sĩ đầu ngành về các chuyên khoa tiêu hóa, thần kinh, dinh dưỡng, tim mạch, nội tiết…. giúp xử lý nhanh và kịp thời nếu phát hiện ra các bệnh lý ở trẻ nhỏ.

Trên bao bì của nhà sản xuất thường có in hạn sử dụng của sản phẩm. Tuy nhiên, khi sữa gần hết hạn thì cha mẹ lại băn khoăn không biết sữa còn tốt hay không?

Câu trả lời là có, nếu sữa còn hạn sử dụng từ 2-3 tháng thì các bậc phụ huynh vẫn yên tâm để cho bé dùng bình thường, sẽ không có vấn đề gì xảy ra cả. Tuy nhiên, nếu sữa chỉ còn hạn một tháng thì không nên vì sữa bột sử dụng được trong thời gian khá lâu nên thời gian này không đủ để các bé có thể dùng hết.

Bên cạnh đó, sữa gần hết hạn sẽ có các vi khuẩn xâm nhập và lên men làm biến đổi thành phần của sữa gây nguy hiểm cho sức khoẻ của bé.

Sữa bột hàm lượng dinh dưỡng cao, dạng bột khô. Hạn sử dụng thường là 2 năm kể từ ngày sản xuất, ghi rõ trên hộp sữa. Tuy nhiên, sau khi mở nắp nên sử dụng tốt nhất trong vòng 1 tháng [dù hạn sử dụng còn dài], sau mỗi lần lấy sữa xong nên đậy kín nắp ngay, để nơi thoáng mát và khô ráo, không để vào tủ lạnh. Vì để lâu hơn 1 tháng sau mở nắp bột sữa rất dễ hút ẩm, nhiễm vi khuẩn và nấm mốc, có thể bằng mắt thường khó phát hiện, nếu đem pha cho bé uống là không an toàn bạn nhé.

Các bà mẹ thường có thói quen pha nhiều sữa công thức để bé uống dần trong ngày, khi các bé không dùng hết lại bỏ vào trong tủ lạnh hoặc để ra ngoài không khí mà không có biện pháp bảo quản an toàn nào cả. Cách làm này hoàn toàn sai lầm, sữa sau khi không sử dụng hết mà bỏ ra ngoài sẽ bị rất nhiều các vi khuẩn có trong không khí xâm nhập đặc biệt là các khuẩn kiết, lị,… khi bé sử dụng có thể gây ra tiêu chảy, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá,..

Một số chú ý dành cho mẹ

Sau khi bé không dùng hết, các mẹ nên đổ phần sữa thừa này đi và pha mới cho bé. Dụng cụ pha sữa cũng cần phải được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên. Không nên để bình sữa trong nhiều ngày rồi mới rửa, như thế rất mất vệ sinh.

Nên cho bé uống sữa pha thường xuyên, ngày 2-3 bình. Tuy nhiên, không nên cho bé uống quá nhiều mà vẫn phải bổ sung nước lọc cho bé uống thêm. Đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực như thế này, bé tiết ra rất nhiều mồ hôi, các mẹ nên chú ý để bổ sung lượng nước thiếu hụt cho con mình nhé!!!

Sữa bột nếu không bảo quản đúng cách thì có bổ mấy cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ khi sử dụng. Ngay khi mở hộp sữa phải chú ý quan sát màu sắc của bột sữa cũng như hương vị của nó. Sữa bột ngon khi mở nắp sẽ tỏa ra mùi thơm mát dễ chịu, bột sữa mềm mịn và có màu vàng nhạt. Sữa bột kém chất lượng sẽ không thể cho được những điều này, có thể là mùi hương không dễ chịu, bột bị vón cục và có màu lạ.

Sữa cần được bảo quản để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho con

Sau đây là cách bảo quản sữa hộp đã mở nắp đúng cách mà các mẹ nên biết:

  •  Bảo quản sữa bột ở nơi khô ráo

Tránh để sữa bột ở những nơi quá ẩm thấp hoặc ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào, không để trong tủ đông hoặc nơi có nguồn nhiệt cao như bếp nấu ăn…Thành phần và dinh dưỡng trong một hộp sữa bột có thể suy giảm nếu không được bảo quản ở môi trường thích hợp. Kể cả những hộp sữa bột chưa mở nắp, các mẹ hãy cất giữ ở nơi khô ráo và thoáng mát nhé. Vị trí thích hợp để mẹ cất hộp sữa là nơi khô thoáng có nhiệt độ phòng dưới 25 độ C

  • Luôn đóng chặt nắp hộp sữa khi không sử dụng

Mẹ cần đậy kín nắp sau khi mở và sử dụng để hạn chế bụi bẩn, không khí, hơi nước, côn trùng…rơi vào hộp các loại sữa bột trẻ em. Nếu để hở nắp, bột sữa tiếp xúc với không khí bên ngoài trong thời gian quá lâu có thể khiến sữa bột tốt trở nên kém chất lượng, vi khuẩn hại xâm nhập… ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của các con. Tránh mở nắp hộp nhiều khi mẹ không pha sữa bột cho con uống.

  • Không nên để sữa trong tủ lạnh

Để sữa bột trong tủ lạnh là cách bảo quản sai lầm vì môi trường trong tủ lạnh thường ẩm ướt mà sữa bột lại rất dễ hút ẩm. Nếu bảo quản sữa bột trong tủ lạnh lâu sẽ khiến sữa của bé bị ẩm mốc, hơn nữa còn làm cho sữa bị vón cục, biến chất, mất đi hiệu quả sử dụng. Vì vậy, dù là trong mùa hè nóng, mẹ chỉ cần để sữa ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp là được.

cách bảo quản sữa hộp đã mở nắp, bảo quản sữa bột cho bé, bảo quản sữa bột đúng cách, cách nhận biết sữa bột bị hư, sữa bột đã mở nắp để được bao lâu
Nên bảo quản sữa hộp đã mở nắp ra sao cho đúng cách?

  • Chia nhỏ lượng sữa bột nếu mua hộp lớn

Với những hộp sữa bột có trọng lượng từ 900 gram trở lên, mẹ nên chuẩn bị chiếc hộp nhỏ hơn, san bớt một phần sữa bột đủ dùng khoảng 1 tuần, phần còn lại đậy nắp kín và để nơi khô ráo. Làm như vậy để tránh sữa bột bị hấp hơi và dễ bị ẩm khi mẹ mở – đóng hộp nhiều lần.

Đây chính là cách bảo quản sữa hộp đã mở nắp đúng cách, cần thiết cho tất cả các bà mẹ bỉm sữa. Chúc các mẹ sẽ trở thành những bà mẹ thông thái để nuôi dạy con thật tốt nhé! Hãy thường xuyên truy cập vào chuyên mục kiến thức nuôi con của Dairymart – siêu thị sữa tốt để cập nhất những thông tin mới nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề