Vì sao thiếu vitamin D trẻ bị còi xương Sinh 8

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Vitamin D có vai trò quan trọng trong chuyển hóa và hấp thu canxi, photpho để cấu tạo khung xương. Hậu quả của thiếu vitamin D ở trẻ nhỏ sẽ làm giảm hấp thu canxi, photpho ở ruột, cơ thể phải huy động canxi ở xương vào máu khiến rối loạn quá trình vôi hóa ở xương gây loãng xương, còi xương ở trẻ em.

Những dấu hiệu về biến đổi xương có thể xuất hiện sau vài tháng thiếu vitamin D. Những đứa trẻ được sinh ra bởi bà mẹ bị mềm xương có thể bị còi xương trong vòng 2 tháng sau khi sinh.

1.1. Dấu hiệu sớm

Gồm các dấu hiệu sớm của hệ thần kinh như:

  • Trẻ hay quấy khóc, khó ngủ, ngủ không yên giấc, ngủ hay giật mình do thần kinh bị kích thích;
  • Ra nhiều mồ hôi về ban đêm, ngay cả khi trời lạnh [mồ hôi trộm];
    Trẻ bị rụng tóc ở vùng gáy [dấu hiệu chiếu liếm];
  • Trẻ thường chậm phát triển thể lực, trương lực cơ giảm [cơ nhẽo], da xanh, lách to;
  • Thở rít do mềm sụn thanh quản - các cơ co thắt làm cho trẻ nôn, nấc cụt, hay són phân và nước tiểu.

1.2. Dấu hiệu muộn

Các biểu hiện rối loạn ở xương khác nhau tùy vào vị trí xương, độ tuổi của trẻ và mức độ nặng nhẹ của bệnh:

  • Mọc răng chậm và răng mọc không cân đối, chậm biết lẫy, bò, đi...;
  • Thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu liền thóp;
  • Ở xương có biến dạng hộp sọ, xương sọ mềm, ấn lõm [dấu hiệu nhuyễn sọ]. Thóp rỗng, các đường rãnh khớp mở rộng, đầu dễ bị méo mó, đầu bẹt phía sau hoặc một bên do tư thế nằm;
  • Bướu xương sọ, thường ở vùng trán, vùng đỉnh;
  • Đầu xương cổ tay to, phì đại thành "vòng cổ tay";
  • Chuỗi xương sườn và biến dạng lồng ngực, chân vòng kiềng, cong vẹo cột sống;
  • Có thể bị co giật do hạ can-xi máu.

Còi xương là bệnh tiên phát ở trẻ nhỏ sẽ nhìn thấy cẳng chân bị biến dạng và chậm phát triển thể lực. Biến dạng xương ở thời kỳ thơ ấu có thể để lại di chứng cho thời kỳ trưởng thành, xương sống có thể bị gù, vẹo, hẹp khung chậu.

Khi cơ thể của trẻ bị thiếu vitamin D có thể dẫn tới làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch

Có đủ lượng canxi và vitamin D là cực kỳ quan trọng trong việc duy trì mật độ xương. Thiếu vitamin D khiến cho lượng canxi cạn kiệt, làm suy yếu xương và tăng nguy cơ gãy xương.

2.2. Bệnh hen suyễn

Thiếu vitamin D sẽ gây nên ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của phổi và làm cho bệnh hen suyễn trầm trọng hơn, đặc biệt là ở trẻ em. Vitamin D có thể cải thiện bệnh hen suyễn bằng cách ngăn chặn các protein gây viêm trong phổi, cũng như gia tăng sản xuất một loại protein có tác dụng chống viêm.

2.3. Bệnh tim mạch

Khi cơ thể của trẻ bị thiếu vitamin D có thể dẫn tới làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như bệnh cao huyết áp, đồng thời tăng nguy cơ tử vong do bệnh này.

2.4. Dị ứng

Trẻ em không được cung cấp đầy đủ vitamin D có nhiều khả năng bị dị ứng thực phẩm.

2.5. Cúm

Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa thiếu vitamin D và bệnh nhiễm trùng đường hô hấp. Những người có nồng độ vitamin D thấp thường dễ bị mắc các bệnh như cảm lạnh và cúm hơn những người có nồng độ vitamin D cao trong cơ thể.

2.6. Sức khỏe răng miệng

Vitamin D cần thiết để hấp thụ canxi và phốt pho - chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của xương. Vitamin D kiểm soát lượng canxi trong máu, ruột và xương. Do đó, thiếu vitamin D có thể dẫn đến men răng yếu hơn. Một số báo cáo gần đây cho thấy mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và vitamin D. Những người có mức vitamin D thấp có tỷ lệ mất răng nhiều hơn những người có mức vitamin D cao.

Để xác định xem trẻ có bị thiếu vitamin D hay không bác sĩ sẽ chỉ định làm một xét nghiệm máu đơn giản. Sau đó, bác sĩ có thể tư vấn cho bé nếu cần thiết phải bổ sung vitamin D. Lưu ý rằng không có sự đồng nhất về mức độ vitamin D cho mỗi trẻ bởi hàm lượng vitamin D còn phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe, độ tuổi,... của từng trẻ.

Đối với bé dưới 6 tháng tuổi: Nên cho trẻ tắm nắng và tốt nhất là để trẻ được bú sữa mẹ

  • Đối với bé dưới 6 tháng tuổi: Tốt nhất là để trẻ được bú sữa mẹ vì trong sữa mẹ rất dồi dào vitamin D. Theo nghiên cứu 80% vitamin D được tổng hợp ở da dưới tác dụng của tia cực tím tiếp xúc trực tiếp lên da; 20% vitamin D còn lại có từ sữa mẹ và thức ăn giàu vitamin D [thịt, dầu cá, cá mòi, trứng, bơ, nấm, đậu, vv...];
  • Đối với bé từ 6 tuần đến 18 tháng tuổi: Nên dùng liên tục mỗi ngày 800 - 1.000 IU [nếu bé khỏe mạnh]; 1.500 IU [nếu bé ít được ra nắng] và 2.000 IU [nếu thấy bé có màu da thẫm]. Bé từ 18 tháng tới 5 tuổi chỉ sử dụng liều trên trong mùa sương mù, ít ánh nắng;
  • Đối với những bé còi xương: Uống 1.200 - 5.000 IU/ngày trong 4 tuần, sau đó tiếp tục dùng liều dự phòng;
  • Khuyến khích bà mẹ thực hiện chế độ dinh dưỡng cho trẻ với đa dạng thực phẩm, sử dụng những thực phẩm giàu vitamin D, canxi, phốt pho...;
  • Bổ sung vitamin D vào thực đơn hàng ngày của trẻ với những thực phẩm như sữa, phô mát, dầu ăn, bánh quy, ngũ cốc, bột dinh dưỡng...;
  • Thúc đẩy và hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ tại cộng đồng;
  • Dự phòng và điều trị những bệnh liên quan tới vitamin D [nhiễm khuẩn kéo dài như tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp, sởi, bệnh viêm tụy cấp, viêm thận...];
  • Dự phòng và điều trị thiếu vitamin D [tại cơ sở y tế];

Ngoài ra để đảm bảo trẻ em được bổ sung vitamin D đầy đủ, vai trò của giáo dục dinh dưỡng là rất quan trọng. Cần thực hiện truyền thông giáo dục đại chúng,tuyên truyền trong cộng đồng, hướng dẫn thực hành để các gia đình biết cách phòng chống thiếu vitamin D thông qua chế độ ăn uống và tắm nắng đúng cách.

Khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bị thiếu vitamin D, cha mẹ có thế đưa trẻ đến khám tại những bệnh viện uy tín về chuyên khoa Nhi như Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City để được tư vấn và điều trị.

Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa vitamin D và các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, ... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

>> Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm: Vitamin D và khả năng đề kháng bệnh nhiễm trùng của ThS. BS Võ Khắc Khôi Nguyên - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.

Vitamin D có trong thực phẩm nào?

Hướng dẫn bổ sung Vitamin D cho trẻ sơ sinh

XEM THÊM:

Câu hỏi trang 110 Sinh 8 Bài 34

Vì sao nói nếu thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương ?

Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iôt ?

Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần được cung cấp những loài thực phẩm nào và chế biến như thế nào để đảm bảo đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể ?

Lời giải:

- Vitamin D có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy quá trình chuyển hóa canxi và phôtpho để tạo xương vì vậy nếu thiếu vitamin D trẻ sẽ mắc bệnh còi xương.

- Để phòng chống bệnh bướu cổ và trẻ em trí tuệ kém phát triển Nhà nước đã vận động nhân dân sử dụng muối iốt vì: iốt là thành phần không thể thiếu của tuyến giáp, giúp cho tuyêns giáp hoạt động bình thường. Nếu thiếu iốt thì tuyến giáp phình to [bướu cổ] và trí tuệ kém phát triển

- Trong khẩu phần ăn hằng ngày cần được cung cấp đủ các loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật và động vật như: thịt, cá, trứng sữa, gan, rau quả tươi, muối iốt và phải chế biến hợp lý để đảm bảo lượng vitamin không bị mất đi và đủ lượng muối khoáng cung cấp cho cơ thể.

Xem toàn bộ Soạn Sinh 8: Bài 34. Vitamin và muối khoáng

Còi xương hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, vì lứa tuổi này hệ xương đang phát triển mạnh. Hậu quả của bệnh còi xương thường ảnh hưởng xấu đến phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ đồng thời có thể gây biến dạng xương và tử vong do các bệnh nhiễm khuẩn, nhất là viêm phổi.

Biểu hiện sớm của bệnh còi xương là trẻ hay quấy khóc, nôn trớ, ngủ không yên giấc, ra mồ hôi trộm, rụng tóc phía sau đầu.

Nếu không điều trị, sau vài ba tuần dần dần xuất hiện các triệu chứng ở xương. Tùy theo lứa tuổi khi trẻ bị còi xương các biến đổi ở xương thường khác nhau.

– Ở trẻ nhỏ có thể sờ thấy xương sọ mềm, do tư thế nằm nên đầu dễ bị méo, đầu bẹt phía sau hoặc một bên. Thóp rộng chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to có bướu, răng mọc chậm, men răng xấu.

– Trẻ lớn hơn thường có biến đổi ở xương lồng ngực, có chuỗi hạt sườn. Các xương chỉ xuất hiện vòng cổ tay, cổ chân. Các cơ nhão làm cho trẻ chậm biết lẫy, bò, ngồi, đứng, đi.

Trẻ bị còi xương

Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại di chứng ở hệ xương. Lồng ngực biến dạng, ngực dô phía trước như ngực gà, gù vẹo cột sống, chân tay cong, chân vòng kiềng [chữ O] hoặc chân chữ bát [chữ X], khung chậu hẹp.

Các biến dạng của xương làm giảm chiều cao của trẻ, hạn chế chức năng hô hấp, thay đổi dáng đi và ảnh hưởng xấu đến sinh đẻ sau này đối với trẻ gái. Ngoài ra, trẻ còn bị xanh xao thiếu máu và hay bị viêm phổi tái đi tái lại nhiều lần.

Còi xương là do thiếu vitamin D. Khi thiếu Vitamin D sẽ làm giảm hấp thụ canxi ở ruột, cơ thể huy động canxi ở xương vào máu gây rối loạn quá trình khoáng hoá xương.

Vitamin D là vitamin tan trong chất béo và có trong thức ăn động vật như gan, cá, trứng, sữa… nhưng nguồn cung cấp chủ yếu là do cơ thể tổng hợp vitamin D từ chất tiền vitamin D ở dưới da dưới tác động quang hóa của tia cực tím ánh sáng mặt trời.

Các yếu tố nguy cơ gây còi xương:

Thiếu ánh sáng mặt trời

Do yếu tố địa lý, khí hậu, mùa đông, vùng núi sương mù, phong tục tập quán kiêng cữ giữ trẻ trong nhà, nhà ở chật chội, ô nhiễm môi trường đều hạn chế sự tiếp xúc da với ánh sáng mặt trời.

Tình trạng thiếu vitamin D ở người mẹ trong thời gian mang thai

Trẻ sơ sinh chủ yếu dựa vào lượng vitamin D dự trữ thu được qua nhau thai, trong sữa mẹ. Do đó nếu thiếu vitamin D, canxi ở người mẹ mang thai dễ làm cho trẻ bị còi xương sớm.

Thiếu vitamin D sẽ gây còi xương ở trẻ

Do chế độ dinh dưỡng của trẻ

  • Trẻ nuôi nhân tạo bằng sữa bò dễ bị còi xương hơn trẻ bú mẹ, mặc dù hàm lượng vitamin D trong cả 2 loại sữa đều thấp [10 – 20 đơn vị/100ml] nhưng vitamin D trong sữa mẹ dễ hấp thu hơn, tỷ lệ canxi/phospho thích hợp. Tuy nhiên, không thể dựa vào nguồn sữa mẹ duy nhất để phòng chống còi xương.
  • Cho trẻ ăn bổ sung sớm bột, mắm, muối, mì chính, trẻ dễ bị còi xương vì trong bột có nhiều acid phytic làm giảm hấp thu vitamin D, canxi ở ruột.

Tình trạng dinh dưỡng của trẻ

  • Trẻ sinh nhẹ cân [dưới 2500 mg] hay bị còi xương do cơ thể không dự trữ đủ muối khoáng và vitamin D trong thời kỳ bào thai, đồng thời hệ thống men tham gia chuyển hoá vitamin D còn yếu.
  • Trẻ suy dinh dưỡng thường hay rối loạn hấp thu các chất dinh dưỡng kể cả vitamin D, canxi, đồng thời thiếu hụt men trong chuyển hóa vitamin D.
  • Bệnh tật: Tiêu chảy kéo dài, nhiễm ký sinh trùng đường ruột, viêm gan tắc mật… đều có ảnh hưởng đến hấp thụ vitamin D dễ bị còi xương.

Còi xương là một bệnh có thể phòng tránh được và ít tốn kém vì nước ta quanh năm đều có ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, cần lưu ý những điều sau:

– Trong thời gian mang thai, người mẹ nên tắm nắng bằng cách đi dạo ngoài trời để tiếp nhận vitamin D, đồng thời ăn uống đủ chất để phòng tránh sinh non, suy dinh dưỡng bào thai.

– Trẻ sau khi sinh cần được bú mẹ ngay, cho trẻ bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu, từ 6 tháng trở lên bắt đầu cho ăn bổ sung, chú ý cho thêm dầu mỡ, rau xanh.

– Phòng ở của trẻ cần thoáng mát có nhiều ánh sáng. Từ tháng đầu sau sinh cả mẹ và con cần được tắm nắng, chú ý không để trẻ bị nhiễm lạnh hoặc quá nóng, chỉ cần để hở hai cẳng chân cho da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Trẻ lớn hơn có thể tắm nắng buổi sáng, thời gian tăng dần từ 5 – 20 phút.

Để phòng chống còi xương ở trẻ cần bổ sung đủ lượng vitamin D

– Đối với những trẻ ít được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, trẻ sinh nhẹ cân [dưới 2500 g] thì từ tuần thứ hai nên cho uống vitamin D [400 đơn vị/ngày], uống liên tục trong năm đầu.

– Nếu trẻ bị còi xương thì cho uống vitamin D 2000 – 4000 đơn vị/ngày kéo dài 6 – 8 tuần. Tránh dùng vitamin D liều cao dễ gây ngộ độc. Khi trẻ bị ngộ độc vitamin D thường biểu hiện nôn, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, táo bón hoặc tiêu chảy… Các triệu chứng này sẽ hết khi ngừng uống vitamin D.

Trong một số trường hợp uống quá liều vitamin D kéo dài sẽ làm tăng canxi máu và vôi hóa mạch máu gây sỏi thận.

– Trẻ còi xương do thiếu vitamin D thường thiếu cả canxi, cần cho trẻ uống thêm canxi 0,5 – 1g/ngày.

– Ngoài ra, cũng cần cho trẻ tắm nắng kết hợp với chế độ ăn đủ protein năng lượng và các vi chất dinh dưỡng để nâng cao hiệu quả điều trị còi xương./.

Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Video liên quan

Chủ Đề