Vì sao thạch sanh lại xưng ta mà không xưng tôi hay mình

Dàn ý phân tích nhân vật Thạch Sanh

1. Mở bài

Giới thiệu nhân vật Thạch Sanh: Thạch Sanh là nhân vật để lại nhiều ấn tượng khó quên với người đọc bởi những đức tính tốt đẹp.

2. Thân bài

- Xuất thân đặc biệt, là sự kết hợp của những điều bình thường và yếu tố phi thường.

- Là người chất phác, hiền lành, chăm chỉ, sẵn sàng xả thân vì người khác, khôn toan tính, vụ lợi.

- Là con người tài năng, quả cảm.

- Có tấm lòng nhân hậu, khoan dung.

- Yêu chuộng hòa bình.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật độc đáo: xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập; kết hợp yếu tố bình thường và phi thường; sử dụng các chi tiết thần kì.

3. Kết bài

Cảm nghĩ về nhân vật Thạch Sanh: Thạch Sanh là một con người toàn mĩ cả về tài năng lẫn nhân cách. Thông qua nhân vật Thạch Sanh tác giả muốn gửi gắm niềm tin, ước mơ về chân lí cái thiện luôn luôn thắng cái ác.

Đóng vai Thạch Sanh kể lại truyện Thạch Sanh

  • Đóng vai Thạch Sanh kể lại truyện Thạch Sanh - Mẫu 1
  • Đóng vai Thạch Sanh kể lại truyện Thạch Sanh - Mẫu 2
  • Đóng vai Thạch Sanh kể lại truyện Thạch Sanh - Mẫu 3
  • Đóng vai Thạch Sanh kể lại truyện Thạch Sanh - Mẫu 4
  • Đóng vai Thạch Sanh kể lại truyện Thạch Sanh - Mẫu 5

Đóng vai Thạch Sanh kể lại truyện Thạch Sanh - Mẫu 1

Tên của tôi là Thạch Sanh. Tôi sinh ra thì đã mồ côi cha. Vài năm sau, mẹ tôi cũng qua đời. Kể từ đó, tôi sống một mình dưới gốc đa. Tài sản lớn nhất của tôi là lưỡi rìu mà cha để lại.

Vào một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì có người tên là Lí Thông đến hỏi chuyện. Anh ta muốn kết nghĩa anh em với tôi. Vốn sống một mình không nơi nương tựa, tôi liền đồng ý ngay. Sau đó, tôi dọn đến nhà sống cùng với mẹ con Lí Thông. Hằng ngày, tôi lên rừng kiếm củi, còn Lí Thông đi bán rượu. Mọi việc trong nhà tôi đều tự nguyện làm giúp.

Một hôm, tôi đi kiếm củi trở về thì thấy trong nhà đã bày sẵn rượu thịt. Hai anh em tôi vừa ăn, vừa trò chuyện. Anh Lí Thông nói với tôi:

- Đêm nay làng sai anh đi canh miếu thờ, vậy em chịu khó đi thay cho anh một đêm, đến sáng lại về.

Tôi chẳng nghi ngờ mà đồng ý ngay. Đêm hôm đó, tôi đang lim dim ngủ. Bỗng nhiên, một con chằn tinh lao đếm định ăn thịt tôi. Tôi cầm lấy rìu đánh nhau với con quái vật. Chẳng bao lâu, lưỡi rìu của tôi đã xé xác con chằn tinh làm đôi. Tôi chặt đầu con quái vật đem về.

Về nhà, tôi cất tiếng gọi anh Lí Thông. Nhưng anh ta có vẻ sợ hãi, còn van xin tôi tha mạng. Tôi liền nói:

- Anh ơi, em là Thạch Sanh đây mà!

Rồi kể rõ mọi việc cho anh Lí Thông nghe. Sau đó, anh ta nói với tôi:

- Đó là con vật nuôi của vua, giết nó là mang tội. Nhân lúc trời còn chưa sáng, em hãy trốn đi. Mọi việc để anh giải quyết.

Tôi lấy làm cảm kích, từ biệt Lí Thông rồi trốn về gốc đa cũ. Một hôm, tôi đang ngồi dưới gốc đa thì nhìn thấy con đại bàng rất to đang quắp một cô gái. Tôi liền lấy cung tên bắn nó bị thương. Tôi lần theo vết máu thì tìm ra chỗ ở của đại bàng.

Mấy ngày sau, tôi thấy dân làng mở hội. Tôi đến xem thì tình cờ gặp được Lí Thông. Biết được việc Lí Thông đang tìm con chim đại bàng để cứu công chúa. Tôi nói rằng mình biết nơi ở của đại bàng, và sẽ cùng Lí Thông đi cứu công chúa. Đến hang, tôi xin xuống trước. Tôi đánh nhau với đại bàng, cứu được công chúa. Nhưng Lí Thông đã ra lệnh cho quân sĩ vần đá lớn lấp kín cửa hang lại, rồi kéo nhau về.

Đến đây, tôi nhận ra mình đã bị Lí Thông lừa. Tôi đành đi khắp hang để tìm lối ra. Đi mãi đến cuối hang thì thấy một chàng trai bị nhốt trong cũi sắt. Tôi lấy dùng cung tên bắn tan cũi sắt cứu chàng trai. Hỏi ra mới biết chàng là con trai của vua Thủy tề. Sau đó, tôi được mời xuống Thủy cung chơi. Trước khi trở về, vua Thủy Tề còn tặng cho tôi một một cây đàn thần.

Về đến trần gian, chưa rõ sự tình ra sao, tôi đã bị đám lính canh bắt vào ngục với tội ăn cắp rồi bị bắt giam vào ngục. Ở trong ngục, tôi lấy cây đàn được vua Thủy Tề tặng ra đánh để bày tỏ nỗi oan khuất. Kì lạ thay, nhà vua cho người giải tôi đến. Khi nghe vua hỏi, tôi liền kể hết mọi chuyện. Nhà vua giao Lí Thông cho tôi trừng trị, và hứa sẽ gả công chúa cho tôi. Nể tình xưa, tôi tha cho Lí Thông được trở về quê cũ.

Lễ cưới của tôi và công chúa đang được tổ chức thì hoàng tử các nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn đem quân sang đánh. Tôi đem đàn ra gảy, tiếng đàn của chàng vừa cất lên đã khiến quân sĩ mười tám nước bủn rủn chân tay xin hàng. Sau đó, tôi sai người nấu cơm thiết đãi. Thấy niêu cơm bé xíu, họ tỏ ý coi thường. Nhưng quân sĩ ăn mãi vẫn không hết niêu cơm, mới khâm phục và kéo nhau về nước. Về sau, vua không có con trai nên đã nhường ngôi cho tôi.

Soạn bài Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích - Kết nối tri thức

Trang trước Trang sau
  • Soạn bài Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích [ngắn nhất]

Với soạn bài Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 6.

Một câu chuyện có thể được nhiều người chứng kiến, đánh giá và kể lại theo những cách khác nhau. Hãy hình dung xem những truyện cổ tích mà em đã đọc có thể được kể lại như thế nào. Đóng vai một nhân vật trong câu chuyện là một trong những cách làm cho truyện kể trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ. Em có muốn trải nghiệm những điều khác lạ, thú vị và bất ngờ như vậy không?

* Phân tích bài viết tham khảo

- Văn bản: Đóng vai nhân vật kể lại một phần truyện Thạch Sanh

* Nội dung chính:

Bài văn đóng vai nhân vật Thạch Sanh để kể lại một phần truyện [từ xuất thân của Thạch Sanh đến đoạn đánh thắng đại bàng].

- Bài viết vừa trung thành với truyện gốc vừa có một số sáng tạo [thêm chi tiết, đặc biệt là diễn biến trận đấu đại bàng; cách nhấn lướt các chi tiết, sự kiện; thêm vào các đánh giá cá nhân của nhân vật,…]

- Ngôi kể: ngôi thứ nhất xưng “ta” nhập vai Thạch Sanh sau khi lên ngôi vua.

- Đoạn đầu mở bài bằng lời chào, cách đặt câu hỏi, hứa hẹn,… thu hút người đọc.

- Các chi tiết được sắp xếp theo trình tự thời gian, tập trung vào các chi tiết kì ảo.

- Kể theo diễn biến chính của truyện gốc, có sáng tạo thêm [lời kể, một số chi tiết: đoạn phát hiện và đánh nhau với đại bàng; các bình luận, đánh giá của nhân vật; lời kết; …]

- Tập trung khai thác những suy nghĩ, hành động cụ thể của nhân vật được đóng vai.

- Phần kết thúc bài: Nêu lí do kết thúc, tóm lược các sự kiện tiếp theo, nêu bài học tâm đắc.

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng

- Ngôi kể sẽ là ngôi thứ nhất.

Ví dụ: ta, tôi, mình, tớ,... phù hợp với địa vị, giới tính,... của nhân vật em đóng vai cũng như bối cảnh kể.

b. Chọn lời kể phù hợp

- Cần xác định được giới tính, tuổi tác, địa vị,... của nhân vật đã lựa chọn lời kể phù hợp [cách xưng hô, dùng từ ngữ,...].

- Tính chất lời kể vui, buồn, thân mật, nghiêm trang,... cũng cần phù hợp với nội dung câu chuyện được kể, bối cảnh kể.

c. Ghi những nội dung chính của câu chuyện

- Giới thiệu thân phận.

- Kể lại câu chuyện phân chia tài sản.

- Kể lại chuyện chim đại bàng đến ăn khế trả vàng.

- Kể lại câu chuyện của người anh.

- Đưa ra ý nghĩa câu chuyện.

d. Lập dàn ý

- Mở bài: Đóng vai nhân vật để tự giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định kể.

- Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện.

+ Xuất thân của các nhân vật.

+ Hoàn cảnh diễn ra câu chuyện.

+ Diễn biến chính:

- Sự việc 1.

- Sự việc 2.

- Sự việc 3.

...

- Kết bài: Kết thúc câu chuyện và nêu bài học được rút ra từ câu chuyện.

2. Viết bài

* Bài viết mẫu tham khảo:

Tôi sinh ra trong một gia đình nông dân. Vì chăm chỉ làm lụng nên bố mẹ tội cũng có bát ăn bát để, hi vọng sau này cho anh em tôi làm vốn sinh nhai. Nhưng rồi cha mẹ tôi mất đột ngột. Anh trai tôi đã không làm như lời cha mẹ dặn trước lúc lâm chung là chia đều tài sản cho hai anh em mà chiếm hết gia tài, chỉ để lại cho tôi một túp lều nhỏ và cây khế còi cọc ở góc vườn.

Tôi chấp nhận mà không hề kêu ca, than phiền gì. Hằng ngày, tôi phải mò cua bắt ốc, cày thuê, cuốc mướn để sống. Cây khế trở thành tài sản quý giá nhất và là người bạn thân thiết của tôi. Tôi chăm sóc nó chu đáo, tận tình như người bạn. Vì vậy mà cây khế lớn rất nhanh và chẳng bao lâu đã ra hoa kết quả. Đến mùa khế chín, những chùm khế chín vàng óng, thơm lừng báo hiệu một mùa khế bội thu. Không thể nào nói hết được niềm hạnh phúc của mọi người trong gia đình tôi. Tôi đã đan những chiếc sọt để ngày mai đem khế ra chợ đổi lấy gạo. Sáng hôm đó, khi vừa thức dậy, tôi đã nhìn thấy trên cây khế có một con chim to với bộ lông sặc sỡ đang ăn những quả khế chín. Lòng tôi đau như cắt. Tôi chạy đến dưới gốc cây và nói: “Chim ơi! Ngươi ăn khế của ta thì gia đình ta biết lấy gì để sống?”. Chim bỗng ngừng ăn và cất tiếng trả lời: “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang mang đi mà đựng”. Nói rồi chim bay đi. Tôi không tin lắm vào chuyện lạ lùng đó nhưng vẫn bảo vợ may cho mình một chiếc túi ba gang. Sáng hôm sau, chim đến từ sớm và đưa tôi ra một hòn đảo nhỏ giữa biển. Tôi không thể tin vào những gì hiện ra trước mắt. Cả hòn đảo toàn vàng bạc châu báu chất đống. Cả hòn đảo ánh lên màu vàng làm tôi bị lóa mắt. Không hề có một bóng người. Tôi cảm thấy lo sợ, cứ đứng yên một chỗ. Nhưng rồi chim vỗ cánh và giục giã: “Anh hãy lấy vàng bạc, châu báu vào túi, rồi tôi đưa về.”. Lúc đó tôi mới dám nhặt vàng cho vào đầy túi ba gang rồi lên lưng chim để trở về đất liền.

Từ đó, gia đình tôi không còn phải ăn đói mặc rách nữa. Tôi dựng một căn nhà khang trang ngay trong khu vườn, nhưng vẫn giữ lại túp lều và cây khế.

Tôi dùng số của cải đó chia cho những người dân nghèo khổ trong làng. Cũng không hiểu sao từ bữa đó, chim không còn đến ăn khế nữa. Cây khế bây giờ đã to lớn, toả bóng mát xuống cả một góc vườn. Mùa khế nào tôi cũng chờ chim thần đến để bày tỏ lòng biết ơn.

Tiếng lành đồn xa, câu chuyện lan đến tai người anh trai tôi. Một sáng, anh đến nhà tôi rất sớm. Đây là lần đầu tiên anh tới thăm tôi kể từ ngày bố mẹ mất. Anh đòi tôi đổi toàn bộ gia sản của anh lấy túp lều và cây khế. Tôi rất buồn khi phải chia tay với căn nhà và cây khế. Nhưng trước lời cầu khẩn của anh, tôi đành bằng lòng. Cả gia đình anh chuyển về túp lều cũ của tôi. Ngày nào anh cũng ra dưới gốc khế chờ chim thần đến. Mùa khế chín, chim cũng trở về ăn khế. Vừa thấy chim, anh tôi đã khóc lóc, kêu gào thảm thiết và đòi chim phải trả vàng. Chim cũng hứa sáng mai sẽ đưa anh tôi ra đảo vàng và dặn may túi ba gang. Tối hôm đó, anh tôi thức cả đêm để may túi mười gang ngày mai đi lấy vàng. Sáng hôm sau, vừa ra tới đảo vàng, anh tôi đã hoa mắt bởi vàng bạc châu báu của hòn đảo. Anh tôi vội nhét vàng vào đầy túi mười gang, vào túi quần, túi áo và mồm cũng ngậm vàng nữa. Trên đường trở về nhà, chim nặng quá, kêu anh tôi vứt bớt vàng xuống biển cho đỡ nặng. Vốn tính tham lam, anh không những không vứt bớt xuống mà còn bắt chim bay nhanh hơn. Nặng quá, chim càng lúc càng mệt. Đôi cánh trở nên quá sức, yếu dần. Cuối cùng, không còn gắng được nữa, chim chao đảo rồi hất luôn anh tôi xuống biển cùng với số vàng.

Tôi trở lại sống ở nhà cũ, cùng túp lều và cây khế. Nhưng chim thần không bao giờ còn quay trở lại nữa… Anh trai tôi đã không thể quay trở về chỉ vì lòng tham vô đáy. Một nỗi buồn man mác dâng lên trong lòng tôi.

3. Chỉnh sửa bài viết

Xem lại và chỉnh sửa bài viết theo một số gợi ý sau đây:

Yêu cầu

Gợi ý chỉnh sửa

Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện.

Rà soát để bảo đảm sự chính xác và thống nhất về người kể chuyện, ngôi kể, từ ngữ, xưng hô. Nếu chưa chính xác và thống nhất, cần chỉnh sửa.

Có sự tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; tránh làm thay đổi, biến dạng các yếu tố cơ bản của cốt truyện ở truyện gốc.

Đánh dấu các diễn biến chính, các chi tiết được lấy từ truyện gốc; kiểm tra tính chính xác của chúng. Nếu chưa chính xác thì cần sửa lại cho đúng với truyện gốc.

Kiểm tra tính hợp lí, nhất quán giữa các chi tiết được sáng tạo thêm với truyện gốc [quan hệ nhân quả, trật tự thời gian,...]. Nếu chưa phù hợp, cần sửa lại.

Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần.

Rà soát trình tự lô-gic và sự kết nối giữa các chi tiết, các đoạn, các phần. Chỉnh sửa nếu chưa hợp lí.

Cần bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.

Kiểm tra các yếu tố miêu tả, biểu cảm. Nếu chưa có hoặc chưa đủ thì cần bổ sung.

Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất. Người kể chuyện đóng vai một nhân vật trong truyện.

Rà soát để bảo đảm sự chính xác và thống nhất về người kể chuyện, ngôi kể, từ ngữ, xưng hô. Nếu chưa chính xác và thống nhất, cần chỉnh sửa.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:

Giới thiệu kênh Youtube Tôi

Trang trước Trang sau

1. Tóm tắt truyện Thạch Sanh ngắn 1:

Thạch Sanh vốn là Thái tử, được Ngọc Hoàng sai xuống trần đầu thai làm con của đôi vợ chồng người nông dân lương thiện nhưng mãi chưa có con. Người mẹ mang thai suốt mấy năm trời mới sinh ra được Thạch Sanh, sau khi sinh chàng, cha mẹ đều mất để lại chàng một mình sống dưới gốc đa, tài sản chỉ có một chiếc rìu của người cha để lại. Khi lớn lên, Thạch Sanh được các thiên thần trên trời xuống dạy cho võ công và đủ các phép thần thông. Chàng vốn hiền lành, chăm chỉ làm lụng nên bị tên Lý Thông trong làng lừa gạt kết nghĩa anh em nhưng thực chất hắn muốn lợi dụng sức vóc của chàng để làm giàu cho mình. Thạch Sanh bị mẹ con Lý Thông lừa đi nộp mạng cho chằn tinh nhưng nhờ trí thông minh cùng sức mạnh, chàng đã giết chết chằn tinh, bị Lý Thông lừa, cướp công lần 1. Công chúa bị đại bàng cắp đi, Thạch Sanh giương cung bắn rơi đại bàng, cứu công chúa song lại bị Lý Thông lừa lần 2, nhốt dưới hang sâu. Thạch Sanh tự cứu mình và cứu con vua Thủy Tề cũng bị giam dưới đó, được vua trả ơn, chàng chỉ nhận 1 niêu cơm và 1 cây đàn. Bị hồn của chăn tinh và đại bàng vu oan tội trộm vàng, Thạch Sanh bị nhốt vào ngục. Tiếng đàn của Thạch Sanh đã chữa bệnh câm cho công chúa, chàng được minh oan và được vua gả công chúa cho. Mẹ con Lý Thông bị Trời trừng phạt, biến thành kiếp con bọ hung. Nhờ niêu cơm ăn mãi không hết và tiếng đàn thần kì, Thạch Sanh đã chiến thắng và thu phục 18 nước chư hầu.

Video liên quan

Chủ Đề