Vì sao nói biển có vai trò điều hòa khí hậu

Hình minh họa: Tại sao khí hậu ven biển ôn hòa. Bách Khoa Tri Thức

[Nguồn ảnh: Internet]


Tại sao thành phố ở ven biển lại có khí hậu ôn hòa? Đặc tính của nước biển là “ôn hòa”, lạnh rất chậm và nóng cũng rất chậm. Trái với đặc tính của nước biển, đặc tính không khí là “dữ dội”, nóng rất nhanh và lạnh cũng rất nhanh. Thành phố sát gần biển, nhiệt độ khí trời tháng nóng tăng rất nhanh, nhiệt độ nước biển nóng chậm, nhiệt độ khí trời cao hơn nhiệt độ nước biển nên bị lấy đi một phần nhiệt lượng cho nước biển, nhiệt độ khí trời giảm thấp một chút, nhiệt độ nước biển tăng lên một chút. Về tháng lạnh, nhiệt độ khí trời giảm rất nhanh, nhiệt độ nước biển giảm chậm, nhiệt độ nước biển cao hơn nhiệt độ khí trời nên bị lấy đi một phần nhiệt lượng cho khí trời, nhiệt độ khí trời tăng lên một chút, nhiệt độ nước biển giảm thấp một chút. Do tác dụng điều tiết của nước biển, nhiệt độ tháng nóng giảm đi một chút còn mùa đông thì ấm hơn. Do đó, thành phố ven biển có khí hậu ôn hòa.

Thành phố ở sâu trong đất liền xa biển, nhiệt độ về mùa hè và mùa đông không được nước biển “điều tiết” nhiệt độ, cho nên nhiệt độ của hai mùa chênh lệch lớn.

Nếu là thành phố hải đảo thì chịu nhiều tác dụng “điều tiết” nhiệt độ của nước biển, chênh lệch nhiệt độ giữa mùa đông và mùa hè nhỏ hơn. Chênh lệch nhiệt độ của tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất của thành phố Luân Đôn [Anh] là 13,4oC, thành phố Varsava [Ba Lan] có vĩ độ gần như Luân Đôn nhưng chênh lệch tới 22,7oC.

Cho nên, biển không những có tác dụng điều tiết nhiệt lượng cho vùng lục địa ven biển mà còn điều tiết được cả lượng mưa, vùng giáp biển mưa nhiều hơn vùng có cùng một vĩ độ trong nội địa, mặt khác lượng mưa trong năm cũng tương đối điều hòa.

Từ Khóa:

Tại sao khí hậu ven biển ôn hòa || Bách Khoa Tri Thức || Khám phá thế giới

Rạn san hô Great Barrier Reef tại Australia. [Nguồn: AFP/TTXVN]

Mặc dù hấp thụ đến 25% lượng khí thải carbon toàn cầu và đóng vai trò chủ đạo trong việc cân bằng sinh thái nhưng lần đầu tiên, vấn đề bảo vệ đại dương mới chính thức được đưa vào trong chương trình nghị sự tại Hội nghị lần thứ 21 Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu [COP21] diễn ra ở thủ đô Paris [Pháp]. Phát biểu trong khuôn khổ chương trình "Tuần lễ hành động" tại COP21, Bộ trưởng Môi trường Pháp Segolene Royal tuyên bố "Đại dương là một giải pháp chống biến đổi khí hậu." Đối với vấn đề này, Pháp đã đưa ra một số cam kết cụ thể, như yêu cầu cộng đồng quốc tế mở rộng hệ thống giám sát về lượng khí CO2 do tất cả các tàu thuyền thải ra trên biển, cấm sử dụng túi nilông đe dọa đa dạng sinh thái biển và ven biển. Đặc biệt, Pháp mong muốn biện pháp này được áp dụng một cách rộng rãi. Các chuyên gia cho biết biển và đại dương chiếm 3/4 diện tích hành tinh và là nguồn điều hòa không khí tự nhiên quan trọng nhất đang hấp thụ hơn 90% hơi nóng của Trái Đất do hiệu ứng nhà kính và 25% lượng khí thải CO2 của hành tinh. Theo các nhà khoa học, nhờ có các đại dương mà nhiệt độ Trái Đất chưa bị nóng lên quá mức. Tuy nhiên, để hấp thụ lượng khí carbon ngày càng lớn, nước biển đã bị axít hóa. Bên cạnh đó, nước biển và lòng đại dương cũng nóng lên làm tan băng, khiến mực nước biển tăng, đe dọa đời sống của 50% dân số trên địa cầu sống ở các vùng ven biển và hải đảo./.

[TTXVN/Vietnam+]

Câu 4: Biển và đại dương có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?

Lời giải

– Biển và đại dương là nguồn cung cấp hơi nước vô tận cho khí quyển. Hơi nước sinh ra mây và mưa để duy trì cuộc sống của các sinh vật. Đại dương giữ vai trò điều hòa khí hậu của Trái Đất, không có đại dương thì khí hậu trên Trái Đất sẽ rất khắc nghiệt.

– Biển và đại dương là kho tài nguyên.

+ Theo các số liệu thống kê gần đây, ở biển và đại dương có trên 160,000 loài động vật và 10,000 loài thực vật.

+ Trong lòng đất dưới đáy biển và đại dương có đủ các loại khoáng sản như trên lục địa, nhiều loại có trữ lượng lớn hơn các mỏ trên lục địa nhiều lần. Người ta ước tính trữ lượng dầu mỏ ở biển và đại dương khoảng 21 tỉ tấn, khí tự nhiên khoảng 14 nghìn tỉ m3,… Rất nhiều mỏ khoáng sản ở biển và đại dương đã được con người khai thác từ lâu đời như quặng sắt, lưu huỳnh, đồng, phốt pho,…

+ Ngoài ra, biển và đại dương còn là nguồn hóa học to lớn với trên 70 nguyên tố hóa học khác nhau.

+ Thủy triều là nguồn năng lượng vô tận của nhiều quốc gia trên thế giới. Công suất lí thuyết của năng lượng thủy triều ước tính khoảng 1 tỉ kW. Nhà máy thủy điện đầu tiên được xây dựng ở cửa sông Răng-sơ [Pháp] vào năm 1967 với công suất thiết kế là 240,000 kW.

+ Sự chênh lệch nhiệt độ của nước biển trên bề mặt và dưới sâu cũng là nguồn thủy nhiệt vô cùng to lớn. ở vùng nhiệt đới, mức chênh lệch nhiệt độ của nước trên mặt và dưới sâu khoảng 10 – 15°C; dựa vào sự chênh lệch này người ta đã xây dựng những nhà máy thủy nhiệt. Nhà máy thủy nhiệt đầu tiên đang hoạt động ở gần A-bit-gian [Cốt Đi-voa] với công suất 14,000 kw.

– Biển và đại dương là “chiếc cầu nối liền giữa các lục địa với nhau”. Biển và đại dương là đường giao thông vận tải hết sức rộng lớn. Hiện nay vận chuyển trên biển đóng vai trò hàng đầu trong buôn bán quốc tế. Vận tải đường biển chiếm hơn 3/4 khối lượng hàng hóa trao đổi trên thế giới.

– Biển và đại dương còn là nơi nghỉ ngơi, an dưỡng và du lịch hấp dẫn.

Hay nhất

Càng gần biển nhiệt độ không khí điều hòa hơn do có tính hấp thụ nhiệt giữa mặt đất và nước khác nhau, nước biển có vai trò điều hòa nhiệt độ.

Nhờ có 71% diện tích biển và đại dương bao phủ bề mặt mà môi trường Trái đất có những điểm khác cơ bản so với các hành tinh khác trong hệ Mặt trời. Biển và đại dương được các nhà khoa học công nhận là cội nguồn của sự sống trên Trái đất. Không có biển và đại dương, cuộc sống như được biết hôm nay có thể không tồn tại [Seibol và Berger, 1989]. Bởi lẽ, biển và đại dương có nhiều chức năng quan trọng liên quan tới sự sống của Trái đất. Nó hoạt động với tư cách là một "cỗ máy điều hoà nhiệt độ" và "cỗ lò sưởi" khổng lồ có tác dụng điều chỉnh cân bằng các cực từ nhiệt độ thịnh hành trên Trái đất và làm dịu các ảnh hưởng khốc liệt của thời tiết như mưa bão, lũ, lụt, khô hạn,... Thiếu biển và đại dương, các đại lục sẽ trở thành các sa mạc khô cằn, môi trường sống của loài người trên Trái đất sẽ khắc nghiệt hơn.

Vùng biển Việt Nam có hơn 2.458 loài cá, gồm nhiều bộ, họ khác nhau, trong đó có khoảng 110 loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng cá ở vùng biển nước ta khoảng 5 triệu tấn/năm, trữ lượng cá có thể đánh bắt hàng năm khoảng 2,3 triệu tấn. Các loài động vật thân mềm ở Biển Đông có hơn 1.800 loài, trong đó có nhiều loài là thực phẩm được ưa thích, như: mực, hải sâm,...

Dầu khí là tài nguyên lớn nhất ở thềm lục địa nước ta, có tầm chiến lược quan trọng. Đến nay, chúng ta đã xác định được tổng tiềm năng dầu khí tại bể trầm tích: Sông Hồng, Phú Khánh, Nam Côn Sơn, Cửu Long, Mã Lai - Thổ Chu, Tư Chính - Vũng Mây. Trữ lượng dầu khí dự báo của toàn thềm lục địa Việt Nam khoảng 10 tỷ tấn quy dầu. Ngoài dầu, Việt Nam còn có khí đốt với trữ lượng khai thác khoảng 3.000 tỷ m3/năm. Trữ lượng đã được xác minh là gần 550 triệu tấn dầu và trên 610 tỷ m3 khí. Trữ lượng khí đã được thẩm lượng, đang được khai thác và sẵn sàng để phát triển trong thời gian tới vào khoảng 400 tỷ m3.

Lãnh thổ nước ta có đường bờ biển chạy theo hướng Bắc - Nam dọc theo chiều dài đất nước, lại nằm kề trên các tuyến đường biển quốc tế quan trọng của thế giới, có những vụng sâu kín gió là điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển và mở rộng giao lưu với bên ngoài.

Bờ biển dài có nhiều bãi cát, vịnh, hang động tự nhiên đẹp là tiềm năng về du lịch lớn của nước ta.

Do đặc điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển tạo nhiều cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vụng, vịnh, bãi cát trắng, hang động, các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng.

Hệ thống gần 82 hòn đảo ven bờ có diện tích trên 01 km2, trong đó 24 đảo có diện tích trên 10 km2 [l0 - 320 km2], cách bờ không xa là những hệ sinh thái đảo hấp dẫn. Ở đây không khí trong lành, nước biển trong và sạch, bãi cát trắng mịn.

Các thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non Nước... Các di tích lịch sử và văn hoá như Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, nhà thờ đá Phát Diệm,. .. phân bố ngay ở vùng ven biển.

Trong bối cảnh loài người đang phải đối mặt và nỗ lực ứng phó với những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu, thì biển và đại dương một lần nữa lại chứng tỏ vai trò quan trọng toàn cầu của nó. Để khai thác hiệu quả tiềm năng môi trường biển mang lại, những biện pháp cơ bản để bảo vệ môi trường biển là: Sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên; Giảm thiểu suy thoái và ô nhiễm môi trường biển và vùng ven biển; Quản lý tổng hợp và thống nhất đối với biển và hải đảo; Tăng cường kiểm soát môi trường biển và vùng ven biển; Tiến hành quan trắc định kỳ và lập lại để đánh giá hiện trạng và xu thế diễn biến chất lượng môi trường biển; Tranh thủ sự tham vấn của các bên liên quan và lôi cuốn được khả năng tham gia của cộng đồng địa phương vào các hoạt động quản lý môi trường biển và ven biển.

Vân Khánh

Video liên quan

Chủ Đề