Vì sao ngôn ngữ không ngừng phát triển

Sự phát triển của từ vựng-Trau dồi vốn từ

I – KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Sự phát triển của từ vựng

– Cùng với sự phát triển của xã hội, từ vựng của một ngôn ngữ cũng không ngừng phát triển.

– Có hai cách phát triển từ vựng tiếng Việt:

+ Biến đổi và phát triển nghĩa của từ ngữ trên cơ sở nghĩa gốc của chúng:

• Nghĩa ban đầu gọi là nghĩa gốc. Nghĩa mới nảy sinh gọi là nghĩa chuyển.

• Hai phương thức chủ yếu phát triển nghĩa của từ ngữ là ẩn dụ và hoán dụ.

Cần phân biệt ẩn dụ, hoán dụ từ vựng [phương thức phát triển nghĩa của từ ngữ] với ẩn dụ, hoán dụ tu từ. Chúng giống nhau ở cơ chế chuyển nghĩa [đều gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng hoặc có quan hệ tương cận]. Điểm khác nhau cơ bản là ẩn dụ, hoán dụ tu từ chỉ làm xuất hiện nghĩa lâm thời của từ ngữ; còn ẩn dụ, hoán dụ từ vựng làm cho từ ngữ có thêm nghĩa chuyển, nghĩa chuyển này được đông đảo người bản ngữ thừa nhận, vì thế có thể giải thích được trong từ điển [nghĩa ổn định].

+ Phát triển số lượng các từ ngữ:

• Tạo thêm từ ngữ mới [theo phương thức cơ bản là ghép và láy].

• Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng Hán.

2. Trau dồi vốn từ

– Muốn sử dụng tốt tiếng Việt, miêu tả chính xác sự vật, hiện tượng và cảm nghĩ của mình, cần có vốn từ phong phú và phải hiểu chính xác nghĩa của từ. Do đó, trau dồi vốn từ là việc rất quan trọng.

– Có hai cách trau dồi vốn từ:

+ Nắm được đầy đủ và chính xác nghĩa của từ và cách dùng từ.

+ Biết thêm những từ mới để làm tăng vốn từ của cá nhân.

II – LUYỆN TẬP

1. Đọc các câu sau đây và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.

[1] Mặt trời xuống biển như hòn lửa

[Huy Cận]

[2] Những ngày không gặp nhau

    Biển bục đầu thương nhớ

[Xuân Quỳnh]

[3] Từ đấy, giữa biển người mênh mông, Phi gặp biết bao nhiêu gương mặt, cùng cười đùa với họ, hát cho họ nghe…

[Nguyền Ngọc Tư]

a] Từ biển ở câu nào được dùng với nghĩa gốc?

b] Từ biển trong câu nào được dùng với nghĩa chuyển và được chuyển nghĩa theo phương thức nào? Có thể coi các trường hợp chuyển nghĩa đó là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được không? Vì sao?

2. Tìm 3 từ ngữ cho mỗi mô hình cấu tạo từ sau đây:

a] X + hoá

b] X + trường

c] X + điện tử

d] Học + X

3. Viết một đoạn văn với chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng từ mượn.

4. Phát hiện và sửa lỗi dùng từ trong các câu vãn sau:

a] Vấn đề này là tối mật nhất.

b] Câu nói của cậu chẳng hội nhập gì veri nội dung chúng mình đang thảo luận.

c] Trong hoàn cảnh nước sôi lửa bỏng mù mọi người vần tỏ ra bùng quang, thờ ơ.

5. Phân biệt nghĩa và đặt cấu với các từ sau: công nhân / nhân công; điểm yếu / yếu điểm; trị giá / giá trị; vãng lai / lai vững; sĩ tử / tử sĩ.

Gợi ý

1. Cần vận dụng kiến thức về các phương thức phát triển nghĩa của từ, tìm hiểu nghĩa của từ biển trong Từ điển tiếng Việt để xác định nghĩa của từ biển trong các trường họp nêu ở đề bài.

– Chú ý: nghĩa gốc của từ biển chỉ vùng nước mặn rộng lớn nói chung trên bề mặt Trái Đất. Từ đó có thể xác định từ biển nào trong các trường hợp trên được dùng theo nghĩa gốc, từ biển nào được dùng theo nghĩa ehuyển:

+ Từ biển trong câu [1] được dùng với nghĩa gốc.

+ Từ biển trong câu [2], [3] được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.

– Không phải trường hợp chuyển nghĩa nào cũng làm cho từ trở thành từ nhiều nghĩa:

+ Từ biển trong câu [2] là ẩn dụ tu từ. Tác giả dùng biển để chỉ nhân vật trữ tình em, dựa trên mối quan hệ tương đồng giữa biển và em theo cảm nhận của nhà thơ, nhằm thể hiện tình yêu rộng lớn, nỗi nhớ mênh mông, cồn cào khi xa cách thuyền – anh. Đây không phải hiện tượng phát triển nghĩa của từ bởi sự chuyển nghĩa đó chỉ có tính chất lâm thời, gắn với hoàn cảnh sử dụng cụ thể nhằm mục đích tu từ; nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới.

+ Từ biển trong câu [3] là ẩn dụ từ vựng, tạo ra nghĩa khá ổn định, gắn với từ, biểu thị ý khối lượng nhiều, đông đảo, ví như biển. Đây là hiện tượng phát triển nghĩa của từ.

Xem thêm: Hướng dẫn luyện tập về Thuật Ngữ – Chuyên đề từ vựng Tiếng Việt lớp 9

2. Ví dụ:

– X + hoá: trẻ hoá, cơ giới hóa, Việt hoá,…

-X + trường: ngư trường, chính trường,…

– X + điện tử: chính phủ điện tử, báo điện tử,…

– Học + X: học phí, học liệu,…

3. Cần xác định đề tài và phương thức viết đoạn văn [có thể viết về phương pháp học tập, về người thân, về du lịch,…], trong đó chú ý sử dụng từ mượn [có thể là từ mượn tiếng Hán, tiếng Anh hoặc tiếng Pháp,…].

4. a] Dùng sai cụm từ tối mật nhất [mắc lỗi lặp từ, thừa từ nhất vì tối mật đã có nghĩa là bí mật nhất rồi]. Cách sửa: bỏ từ nhất.

b] Dùng sai từ hội nhập [dùng sai nghĩa của từ]. Cách sửa: thay từ hội nhập bằng ăn nhập.

c] Dùng sai từ bàng quang [hiểu sai nghĩa của từ và nhầm lẫn từ có vỏ âm thanh gần giống nhau]. Cách sửa: thay bằng từ bàng quan.

5. Có thể tra cứu Từ điển tiếng Việt để tìm hiểu nghĩa chính xác của các từ, sau đó đặt câu với mỗi từ sao cho đúng nghĩa.

Ví dụ:

– Chị ấy là công nhân nhà máy chế biến thuỷ sản của tỉnh.

– Công ti đã sử dụng nhân công hợp lí.

Related

3. Tổng kết từ vựng tiếp.

a. Tại sao trong mỗi ngôn ngữ, vốn từ vựng luôn được mở rộng? Có những cách phát triển từ vựng nào? Cho ví dụ minh họa.

Bài làm:

Trong mỗi ngôn ngữ, vốn từ vựng luôn được mở rộng xã hội luôn vận động, phát triển không ngừng. Nhận thức của con người về thế giới cũng phát triển thay đổi theo. Nếu từ vựng của một ngôn ngữ không thay đổi thì ngôn ngữ đó không thể đáp ứng nhu cầu giao tiếp, nhận thức của con người bản ngữ.

Các cách phát triển của từ vựng:

  1. Hình thức phát triển bằng phương thức chuyển nghĩa của từ ngữ: nóng [nước nóng], nóng [nóng ruột], nóng [nôn nóng], nóng [nóng tính]...
  2. Hình thức phát triển số lượng các từ vựng:
  • Cấu tạo từ mới: sách đỏ, sách trắng, lâm tặc, rừng phòng hộ...
  • Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài: in-tơ-nét, cô ta, [dịch] SARS...

Cập nhật: 07/09/2021

Quy luật phát triển chung của ngôn ngữ là thay thế các ngôn ngữ bộ lạc và biến thể của nó bằng ngôn ngữ dân tộc và các biến thể của ngôn ngữ dân tộc, thay thế ngôn ngữ dân tộc và biến thể của nó bằng ngôn ngữ văn hoá thống nhất; cuối cùng là sự ra đời của ngôn ngữ chung cho toàn nhân loại. Nhưng con đường từ ngôn ngữ bộ lạc đến ngôn ngữ cộng đồng tương lai diễn ra như thế nào?

Ngôn ngữ phát triển từ từ, liên tục, không đột biến nhảy vọt. Sự phát triển của ngôn ngữ không theo con đường phá huỷ ngôn ngữ hiện có và tạo ra ngôn ngữ mới, mà theo con đường phát triển và cải tiến những yếu tố cơ bản của ngôn ngữ hiện có. Và sự chuyển biến từ tính chất này của ngôn ngữ qua tính chất khác, tuyệt nhiên không diễn ra bằng cách bùng nổ, đột biến, phá huỷ cái cũ và tạo lập cái mới, mà bằng cách tuần tự, lâu dài, tích góp những yếu tố của tính chất mới, của cơ cấu mới của ngôn ngữ, bằng cách tiêu ma dần những yếu tố của tính chất cũ. Laphacgơ đã lầm khi ông cho rằng có một cuộc cách mạng bột phát nổ ra trong ngôn ngữ Pháp từ 1789 đến 1794. Thực ra trong thời kì ấy, tiếng Pháp đã được bồi bổ thêm nhiều từ và ngữ mới, những từ cũ bị loại ra, ý nghĩa của một số từ thay đổi đi nhưng hệ thống ngữ pháp và vốn từ cơ bản của tiếng Pháp vẫn được bảo tồn nguyên vẹn cho đến ngày nay.

Sự phối hợp giữa ngôn ngữ là một quá trình trường kì, kéo dài hàng thế kỉ, không thể nói có đột biến nào ở đây được… Sẽ là hoàn toàn sai lầm nếu ai đó nghĩ rằng, do sự phối hợp của hai ngôn ngữ, một ngôn ngữ mới, ngôn ngữ thứ ba, sẽ xuất hiện, khác hẳn những ngôn ngữ phối hợp, khác về tính chất đối với cả hai ngôn ngữ cũ.

2.2. Sự phát triển không đồng đều giữa các mặt

Vì trực tiếp phản ánh đời sống xã hội, cho nên từ vựng của ngôn ngữ, so với ngữ âm và ngữ pháp, là bộ phận biến đổi nhiều và nhanh nhất. Từ vựng của một ngôn ngữ đã là bộ phận dễ chuyển biến nhất thì nó ở trong tình trạng gần như biến đổi liên miên. Nhưng, cần phân biệt từ vựng nói chung và từ vựng cơ bản. Phần chủ yếu của từ vựng trong một ngôn ngữ là vốn từ cơ bản, mà cái lõi của nó thì bao gồm tất cả những từ gốc. Cái vốn ấy, so với từ vựng thì hẹp hơn nhiều, song nó sống rất lâu, cả hàng thế kỉ và cấp cho ngôn ngữ một căn bản để cấu tạo từ mới. Như vậy, từ vựng nói chung biến đổi không ngừng, ngày càng phong phú, nhưng những từ gốc, từ vựng cơ bản lại có "sức kiên định" rất lớn.

See also: Swadesh list

Mặt ngữ âm của ngôn ngữ biến đổi chậm và không đều bởi vì nếu như ngữ âm mà biến đổi nhanh và nhiều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Thường là, chỗ này xảy ra sự biến đổi nhưng những chỗ khác vẫn giữ nguyên, do đó dẫn đến tình trạng khác biệt về ngữ âm giữa các địa phương. Chẳng hạn, tiếng Việt toàn dân là "gạo, nước, gái"… trong khi ở một số địa phương vẫn là "cấu, nác, cấy"…

Hệ thống ngữ pháp cùng với từ vựng cơ bản là cơ sở của ngôn ngữ, cho nên nó biến đổi chậm nhất. Tất nhiên, với thời gian, hệ thống ngữ pháp cũng biến đổi, cải tiến, tu bổ thêm làm cho những quy luật của nó chính xác hơn, thậm chí cũng có thể bổ sung thêm các quy luật mới, song cơ sở của hệ thống ngữ pháp vẫn được bảo tồn trong một khoảng thời gian rất lâu. Hệ thống ngữ pháp biến đổi còn chậm hơn nữa so với từ vựng cơ bản.

Video liên quan

Chủ Đề