Huyết giận là gì

Bệnh lý huyết khối tĩnh mạch là một trong những vấn đề quen thuộc, đặc biệt trên những cơ địa đặc biệt. Bệnh xảy ra tần suất ngày càng nhiều và nguy cơ tử vong cao một khi xuất hiện biến chứng. Hãy cùng đọc bài viết này để hiểu hơn về bệnh, cũng như là cách phòng ngừa, kiểm soát nguy cơ xấu có thể xảy ra nhé.

1. Huyết khối tĩnh mạch là gì? 

Bình thường, máu sẽ tim bóp ra đi theo động mạch đến nuôi các cơ quan. Sau đó, sẽ về lại tim theo đường tĩnh mạch. Có ba loại tĩnh mạch chính: tĩnh mạch nông, tĩnh mạch sâu và tĩnh mạch xuyên.

Huyết khối tĩnh mạch là hiện tượng có cục máu đông hình thành trong lòng tĩnh mạch. Gây tắc nghẽn dòng máu đi về tim làm xuất hiện các triệu chứng tại chỗ và có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm khi cục máu đông di chuyển đến nơi khác.

Bài này chúng ta chủ yếu đề cập tới tĩnh mạch sâu. Viêm tắc huyết khối tĩnh mạch nông, hay còn gọi là viêm tĩnh mạch có một số đặc điểm khác biệt hơn.

Huyết khối hình thành trong các tĩnh mạch, chủ yếu là tĩnh mạch chi dưới

>> Có thể bạn quan tâm:

Huyết khối tĩnh mạch sâu có thể được coi là một tình trạng cấp cứu, do đó tình trạng này cần được đánh giá và xử lý nhanh chóng bởi bác sĩ. Tuy nhiên, nếu bạn có một chút thời gian trước khi khám bệnh, YouMed sẽ cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết để giúp bạn chuẩn bị với bài viết: “Huyết khối tĩnh mạch sâu: Cần làm gì trước khi khám bệnh?“

2. Tại sao lại bị bệnh huyết khối tĩnh mạch? 

Có nhiều yếu tố khác nhau cấu thành nên sự hình thành của huyết khối, được khái quát bởi ba yếu tố quan trọng: Ứ trệ tuần hoàn, tăng đông, tổn thương tế bào lót ở trong mạch máu [tế bào nội mô].

Sự phối hợp của ba yếu tố này được ví như “kiềng ba chân” làm khởi phát quá trình đông máu và hình thành cục huyết khối lòng mạch. Tuy nhiên, mỗi có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên mỗi cái “kiềng” này: 

2.1 Ứ trệ tuần hoàn

Nằm lâu, bất động kéo dài, sau phẫu thuật, suy van tĩnh mạch… 

2.2 Tăng đông

Phẫu thuật, bệnh lý ác tính, rối loạn chức năng đông máu, thai kỳ, đột biến gen …

2.3 Tổn thương lớp tế bào bên trong mạch máu

Phẫu thuật, chấn thương, nhiễm trùng, xơ vữa,…

3. Ai là người dễ mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch?

Dựa vào cái “kiềng ba chân” đã nói ở trên, những người có nguy cơ bị bệnh cao gồm có: 

  • Người già, lớn tuổi. 
  • Nằm bất động kéo dài, đặc biệt là sau phẫu thuật hoặc chấn thương. 
  • Phụ nữ mang thai, sau sinh.
  • Sử dụng thuốc ngừa thai kéo dài.
  • Mắc bệnh ác tính, tự miễn.
  • Hút thuốc lá. 
  • Suy tim.
  • Rối loạn tăng đông bẩm sinh.

4. Bệnh huyết khối tĩnh mạch có nguy hiểm không? 

Nếu khi khú trú tại chỗ, huyết khối có thể không gây triệu chứng gì đáng kể. Nhưng khi cục máu đông này lưu hành theo tĩnh mạch về tim phải,  và sau đó sẽ được tim bóp lên phổi, và có thể có nguy cơ gây thuyên tắc phổi. Một biến chứng cực kỳ nguy hiểm đe doạ trực tiếp đến tính mạng người bệnh. Nguy cơ tử vong cao nếu không được chẩn đoán và can thiệp kịp thời.

5. Triệu chứng của bệnh huyết khối tĩnh mạch là gì? 

Bài này chủ yếu nói về huyết khỗi tĩnh mạch sâu. Nhưng chúng ta hãy cùng điểm qua một số biểu hiện của huyết khối tĩnh mạch nông: 

  • Đau nhức âm ỉ vị trí mạch máu. 
  • Sưng tấy, đỏ đau. 
  • Có thể sờ được mạch máu viêm.

Huyết khối tĩnh mạch sâu triệu chứng thường ở chân và có phần mơ hồ hơn. Nhưng âm thầm và có nhiều hệ lụy nguy hiểm hơn nếu biến chứng xảy ra. Một số dấu hiệu có thể thấy: 

  • Đau mức độ có thể thay đổi từ cảm giác nặng chân, tăng khi đi lại cho đến đau nhức dữ dội.
  • Sưng nề, quan sát sẽ có thể thấy sự khác biệt giữa hai chân.
  • Có thể đỏ da hoặc màu sắc bất thường. 
  • Sờ da vùng đó ấm nóng.

Khi có biến chứng, một số dấu hiệu cấp tính báo động có thể xuất hiện: 

  • Đột ngột khó thở dữ dội. 
  • Đau ngực mỗi một lúc càng nặng hơn.
  • Xay xẩm, hoa mắt, ngất xỉu. 
  • Ho ra máu. 
Huyết khối theo tĩnh mạch có thể gây thuyên tắc phổi

6. Chẩn đoán bệnh huyết khối tĩnh mạch như thế nào? 

Tuỳ vào triệu chứng, cơ địa, tiền căn huyết khối của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ xếp nhóm nguy cơ và chỉ định các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng huyết khối. Các phương tiện, xét nghiệm thường dùng nhất là D-dimer trong máu , siêu âm mạch máu và chụp cắt lớp điện toán xoắn ốc [hay gọi là CT scan]. 

7. Điều trị huyết khối tĩnh mạch như thế nào?

Chủ yếu là ngăn ngừa biến chứng và trực tiếp tránh thuyên tắc phổi là quan trọng nhất. Nếu bệnh nền thúc đẩy tình trạng huyết khối nặng nề thì điều trị bệnh nền là chìa khoá cốt lõi. Trong điều trị cục máu đông, có thể sử dụng vớ hỗ trợ và thuốc khác nhau bao gồm thuốc kháng đông, thuốc tiêu sợi huyết, các phương pháp can thiệp nội mạch có thể được cân nhắc tuỳ theo mức độ bệnh và tình trạng đáp ứng thuốc.

Nói chung điều trị dựa vào nhiều yếu tố, không hoàn toàn giống nhau giữa các cá thể khác nhau. Và sử dụng thuốc kháng đông chưa bao giờ là dễ dàng, vì bản thân chúng cũng có thể gây ra nhiều tai biến nguy hiểm. Hãy tham vấn bác sĩ điều trị để đảm bảo an toàn cho bản thân nhé.

8. Làm cách nào để phòng ngừa bệnh huyết khối tĩnh mạch?

  • Thay đổi lối sống tích cực: Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá. 
  • Kiểm soát cân nặng, thường xuyên vận động thể dục thể thao. 
  • Tránh nằm/ngồi bất động kéo dài, đặc biệt là đối tượng lớn tuổi. Khi ở trên các phương tiện ngồi lâu như tàu hoả, máy bay, nên thỉnh thoảng đi lại nhẹ nhàng.
  • Vận động nhẹ nhàng, vừa sức sau phẫu thuật dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Cố gắng không để đôi chân của bạn “nằm yên” quá lâu.
Không hút thuốc lá là cách phòng bệnh hiệu quả

Huyết khối tĩnh mạch là một bệnh lý không còn xa lạ. Bệnh có thể rất nguy hiểm khi dẫn tới thuyên tắc phổi. Quan trọng nhất vẫn là phòng bệnh, tránh để máu bị “ứ trệ” đặc biệt ở chi dưới. Thay đổi lối sống tích cực là cách phòng bệnh hiệu quả nhất, không chỉ với trường hợp này mà còn nhiều bệnh lý của nhiều cơ quan khác.

01:23 Ngày 23/05/2020

Huyết khối tĩnh mạch sâu hình thành do có cục máu đông tồn tại trong tĩnh mạch không chỉ gây khó khăn trong vận động chi dưới mà còn gây nên hậu quả nghiêm trọng khác.

Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là gì?

Huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới là căn bệnh hình thành khi cục máu đông ở bên trong tĩnh mạch khiến máu không lưu thông được. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà cục máu đông trong máu còn có thể di chuyển, nghiêm trọng nhất là đến phổi gây viêm tắc mạch phổi, suy hô hấp, thậm chí đột tử.

Chẩn đoán sớm huyết khối tĩnh mạch sâu là phương pháp tốt nhất để điều trị triệt để bệnh lý này.

Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới có thể nhận biết nhờ những triệu chứng lâm sàng của bệnh như:

- Đau đớn ở chân, nhất là khi thực hiện những cử động ở bàn chân và cẳng chân.

- Da chân nóng đỏ, cảm giác như bỏng rát.

- Chân xuất hiện các vết phát ban đỏ.

- Chân sưng phồng.

- Phát hiện tĩnh mạch nổi dưới da.

Ngoài các dấu hiệu lâm sàng trên, bác sĩ chuyên khoa sẽ trực tiếp hỏi bạn một số thói quen, công việc, yếu tố di truyền trong gia đình đã có ai mắc huyết khối tĩnh mạch hay bệnh lý về viêm tắc tĩnh mạch hay chưa. Những câu hỏi này sẽ giúp bác sĩ đánh giá về nguy cơ mắc huyết khối tĩnh mạch sâu và cho bạn thực hiện những xét nghiệm siêu âm Doppler tĩnh mạch hoặc xét nghiệm D – dimer để xác định chính xác cục máu đông chi dưới.

Hình ảnh phân biệt huyết khối tĩnh mạch sâu

Khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ phân biệt huyết khối tĩnh mạch sâu với một số bệnh lý có dấu hiệu lâm sàng rất dễ gây nhầm lẫn như:

- Viêm mô tế bào: Bệnh nhân cũng có các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

- Huyết khối tĩnh mạch nông chi dưới: Đây là bệnh lý chủ yếu gặp ở những bệnh nhân thường xuyên phải tiêm truyề hoặc bị suy giãn tĩnh mạch chi dưới.

- Vỡ kén Baker: Bệnh nhân xuất hiện cảm giác sưng chân, đau ở vùng bắp chân.

- Tụ máu trong cơ chân: Chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân có chấn thương chân hoặc bị rối loạn đông máu…

- Phù chân do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc điều trị tiểu đường, huyết áp, tim mạch... đều có tác dụng phụ gây phù chân.

Chẩn đoán phân biệt sẽ giúp bác sĩ phát hiện chính xác bạn có mắc huyết khối tĩnh mạch sâu hay không và đưa ra giải pháp điều trị thích hợp.

Xem thêm: Người bị suy giãn tĩnh mạch sâu có nên tập thể dục không?

Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh là cách để điều trị bệnh tận gốc. Nếu bạn có tiền sử bệnh lý dưới đây cần thực hiện các xét nghiệm y khoa đi kèm để phát hiện chuẩn xác bệnh:

- Người sau phẫu thuật.

- Người vừa phục hồi sau chấn thương chân.

- Người có bệnh lý rối loạn đông máu: Đối với trường hợp này sẽ được làm xét nghiệm xét nghiệm Protein C, Protein S, Antithrombine III và thử điều kháng vitamin K.

- Người mắc bệnh ung thư: Cần căn cứ vào những dấu hiệu lâm sàng của bệnh ung thư và thực hiện xét nghiệm nước tiểu, công thức máu, siêu âm ổ dụng, phần phụ, chụp Xquang tim phổi…

Nếu phát hiện bạn mắc một số bệnh lý đi kèm dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu, bác sĩ chuyên khoa sẽ phối kết hợp điều trị bệnh ung thư, rối loạn đông máu… cùng với trị huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới để đạt hiệu quả cao nhất.

- Sử dụng thuốc chống đông:

Các loại thuốc chống đông chỉ dùng cho những bệnh nhân mới chớm bệnh, có huyết khối tĩnh mạch trong cẳng chân và bàn chân. Phương pháp này sẽ giúp hạn chế hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch.

- Phương pháp tiểu sợi đường huyết toàn thân:

Biện pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhân có huyết khối lớn ở vùng xương chậu và đùi, đang có nguy cơ hoại tử do động ạch chèn ép.

- Phương pháp lưới lọc tĩnh mạch chi dưới:

Biện pháp này dùng cho bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới nhẹ không được phép uống thuốc chống đông.

- Phẫu thuật huyết khối:

Phương pháp này chỉ định cho trường hợp bệnh nhân có huyết khối to đang có nguy cơ hoại tử do chèn ép động mạch.

- Phương pháp băng chun, dùng tất áp lực y khoa:

Dùng cho tất cả các bệnh nhân mắc huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới được khuyên nên băng chun trong khoảng 2 năm. 

Mang vớ y khoa hạn chế huyết khối tĩnh mạch 

- Khuyến khích vận động:

Bệnh nhân nên vận động càng sớm càng tốt ngay cả khi đang quấn băng chun, đi tất áp lực y khoa.

Trong khoảng thời gian này bác sĩ chuyên khoa đều chỉ định bạn dùng thuốc chống đông trong 3 tháng, trừ những bệnh nhân mới phẫu thuật hoặc bị chảy máu cao. Trường hợp dùng thuốc chống đông lâu hơn 3 tháng sẽ áp dụng cho bệnh nhân bị ung thư.

Giai đoạn biến chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, chân của bạn sẽ có các triệu chứng đau nhức, viêm loét, phù chân, loạn dưỡng. Khi bệnh nặng sẽ được chỉ định dùng băng chun và tất áp lực y khoa thường xuyên, dùng thuốc trợ tĩnh mạch, phục hồi chức năng vận động và đặt stent tĩnh mạch vùng xương đùi, xương chậu hoặc phẫu thuật.

Điều trị huyết khối tĩnh mạch sâu bằng Tây y hiện đại dù dùng thuốc hay phẫu thuật đều không thể chữa khỏi hoàn toàn, nguy cơ tái phát cao, rủi ro lớn. Hiện nay điều trị bằng thảo dược tự nhiên của Y học cổ truyền đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn. 

Điều trị bằng dược liệu tự nhiên có ưu điểm: an toàn tuyệt đối, chữa trị bệnh từ trong máu huyết, tác động vào can – thận- tỳ vừa giúp tuần hoàn máu tốt, vừa tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật.

Tĩnh mạch linh đồng hành cùng bệnh nhân huyết khối tĩnh mạch sâu

Sản phẩm Tĩnh mạch linh có thành phần 100% từ những thảo dược tự nhiên lành tính như:

- Đan sâm, Xích thược, Hoa hòe, Đương quy: Vị thuốc Đông y giúp bồi bổ máu huyết, hỗ trợ hệ tuần hoàn máu tới các cơ quan. Các thảo dược này giúp giảm nhanh các triệu chứng đau nhức, sưng phù mạch máu, nổi mạch máu dưới da nhờ cơ chế lưu thông máu tốt, hạn chế hình thành cục máu đông.

- Thiên niên kiện: Vị thuốc giúp giảm đau nhức xương khớp, tê bì chân tay, đau đớn các khớp xương chân, tay.

Sản phẩm Tĩnh mạch linh kế thừa quan điểm điều trị của Y học cổ truyền, lấy máu huyết làm gốc rễ để hỗ trợ cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch. Sản phẩm an toàn cho người dùng và không gây tác dụng phụ đã được Bộ Y tế kiểm duyệt chất lượng.

Video liên quan

Chủ Đề