Vì sao tay chân bị lạnh

Hội chứng Raynaud. Ảnh: angieslist.com

   Khi bước ra ngoài trời vào một ngày rét buốt, bạn sẽ cảm thấy đôi bàn tay của mình lạnh cóng. Đây là hiện tượng hoàn toàn bình thường bởi trong điều kiện khắc nghiệt, cơ thể sẽ ưu tiên tưới máu và làm ấm các cơ quan sống còn của cơ thể trước [như tim, não và phổi] sau đó mới đến các chi. Tuy nhiên nếu tay bạn luôn lạnh ngay cả trong thời tiết ấm áp thì đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó.

   Dưới đây là 10 nguyên nhân khiến đôi bàn tay của bạn luôn có cảm giác lạnh dù trong bất cứ thời tiết nào.

1. Hội chứng Raynaud

Căn bệnh này là nguyên nhân phổ biến gây lạnh các ngón tay, do các mạch máu nhỏ ở các ngón tay bị thu hẹp lại - đôi khi là các mạch máu ở ngón chân, tai và mũi - do phản ứng lại với thời tiết lạnh hay khi căng thẳng, stress. Đợt tấn công của Raynaud, cơ thể hạn chế dòng chảy đến các chi. Điều này làm cho ngón tay và ngón chân lạnh, tê cóng, đau và rồi biến sắc trắng hay xanh tím. Khi các mạch máu được mở rộng và dòng máu quay trở lại, các ngón tay ấm, có thể đỏ và bắt đầu có nhịp đập trở lại. Trong hầu hết các trường hợp, người ta vẫn chưa hiểu rõ nguyên nhân gây ra hội chứng Raynaud. Một tin tốt là hội chứng này chủ yếu gây phiền toái, khó chịu nhiều hơn là có hại cho cơ thể. Việc thay đổi một chút thói quen sinh hoạt như mặc ấm, đeo găng tay khi thời tiết trở lạnh [ngay cả khi lấy đồ ăn trong tủ lạnh], và hạn chế căng thẳng hay xúc động mạnh thường là đủ để kiểm soát tốt căn bệnh này.

2. Bệnh tự miễn

Đôi khi chính một nguyên nhân nào đó bắt nguồn từ hệ miễn dịch lại gây nên hội chứng Raynaud. Lupus - một rối loạn trong đó hệ miễn dịch tự tấn công các mô trong cơ thể; xơ cứng bì - một căn bệnh dẫn đến xơ cứng và hình thành sẹo trên da và mô liên kết; viêm khớp dạng thấp và một số bệnh tự miễn khác đều có thể dẫn đến hội chứng Raynaud. Trường hợp này được gọi là hội chứng Raynaud thứ phát. Một khi căn bệnh chính được chẩn đoán và kiểm soát tốt thì các triệu chứng của hội chứng Raynaud sẽ tự được cải thiện.

3. Suy giáp

Triệu chứng lạnh tay chân xảy ra khá phổ biến ở những bệnh nhân suy giáp. Tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa nhiệt độ cơ thể. Khi tuyến giáp bị suy giảm hoạt động, hầu hết các cơ quan trong cơ thể sẽ hoạt động chậm lại và gây ra các triệu chứng như mệt mỏi, táo bón, tăng cân và cảm giác lạnh các đầu chi. Suy giáp là một trong những căn bệnh khá phổ biến ở đối tượng phụ nữ và người trên 50 tuổi.

4. Các vấn đề về hệ tuần hoàn

Tuần hoàn máu kém tới các chi xảy ra khi lưu lượng máu giàu oxy và chất dinh dưỡng giảm lưu thông trong cơ thể, bao gồm giảm khả năng bơm máu của tim [suy tim], tắc mạch [mảng xơ vữa ở những động mạch lớn và mạch máu nhỏ] hay các nguyên nhân khác. Khi tim không thể bơm đủ máu tới khắp các cơ quan trong cơ thể, bạn sẽ cảm thấy tay chân lạnh cóng và tê cứng - do đây cũng là những vị trí nằm xa trái tim nhất.

5. Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng cơ thể không thể sản xuất đủ các tế bào hồng cầu hay lượng hemoglobin trong máu quá thấp. Thiếu máu gây nên thiếu oxy cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể và cũng là lý do gây lạnh bàn tay. Một số nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thiếu máu bao gồm không cung cấp đủ sắt trong chế độ dinh dưỡng, mất máu [do ra nhiều máu trong chu kỳ kinh nguyệt, viêm loét, xuất huyết tiêu hóa], một số bệnh ung thư và rối loại tiêu hóa [bệnh Celiac, bệnh Crohn]. Ngoài triệu chứng lạnh bàn tay, thiếu máu còn gây mệt mỏi, nhức đầu, hoa mắt, khó thở và da xanh tái. Trong hầu hết các trường hợp, thiếu máu do thiếu sắt và các triệu chứng của nó có thể được điều trị khỏi bằng cách bổ sung sắt.

6. Thiếu hụt vitamin B12

Vitamin B12, chứa nhiều trong các loại thịt đỏ, thịt da cầm, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, đóng vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành của các tế bào hồng cầu. Thiếu hụt loại vitamin này có thể dẫn tới giảm sản xuất hồng cầu [và hậu quả là gây thiếu máu]. Thiếu vitamin B12 là tình trạng khá phổ biến ở những người ăn chay, và những người trên 50 tuổi có thể suy giảm khả năng hấp thu loại vitamin này từ thực phẩm. Những người mắc một số rối loạn tiêu hóa như bệnh Crohn hay bệnh Celiac cũng thuộc nhóm có nguy cơ thiếu B12. Một xét nghiệm máu đơn giản có thể giúp phát hiện được liệu có phải thiếu vitamin B12 là nguyên nhân gây lạnh tay chân hay không. Nếu đó là nguyên nhân chính thì việc sử dụng viên uống bổ sung B12 có thể giúp giải quyết các triệu chứng trong vòng vài tuần tới một tháng.

7. Hạ huyết áp

Hạ huyết áp hay huyết áp thấp có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm mất nước, mất máu, sử dụng một số loại thuốc và rối loạn nội tiết tố. Khi bị hạ huyết áp, các mạch máu sẽ chuyển hướng từ các chi và ưu tiên tưới máu tới những cơ quan sống còn trong cơ thể, điều này khiến bàn tay, bàn chân trở nên lạnh cóng. Nếu bạn có những triệu chứng của huyết áp thấp như hoa mắt, nhìn mờ, mệt mỏi, buồn nôn, yếu cơ và lú lẫn, hãy đi khám bác sĩ ngay.

8. Căng thẳng và lo lắng

Stress có thể gây ra rất nhiều tác động đối với cơ thể, và đôi bàn tay của bạn cũng không phải là một ngoại lệ. Khi bạn phải trải qua tình trạng căng thẳng và lo lắng kéo dài, cơ thể sẽ chuyển sang giai đoạn "chiến đấu hoặc bỏ chạy". Nồng độ adrenalin tăng cao gây co các mạch máu đầu chi dẫn tới lạnh bàn tay và các ngón đau [cũng như bàn chân và ngón chân]. Do vậy, có biện pháp kiểm soát tốt stress có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng của bạn.

9. Sử dụng một số thuốc

Nghe thì có vẻ vô lý nhưng chính một số loại thuốc bạn đang sử dụng cũng có thể gây ra triệu chứng lạnh bàn tay. Theo các chuyên gia, có rất nhiều loại thuốc có thể gây co mạch, đặc biệt là động mạch, và do vậy một tác dụng phụ phổ biến của chúng là gây ra hội chứng Raynaud. Ví dụ điển hình là các thuốc chẹn beta [thuốc hạ huyết áp], một số thuốc điều trị ung thư, thuốc trị đau nửa đầu và các thuốc trị nghẹt mũi không kê đơn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để tìm hiểu xem liệu các thuốc bạn đang sử dụng có thể gây ra triệu chứng lạnh các chi hay không.

10. Hút thuốc lá

Nếu bạn vẫn chưa tìm đủ lý do để từ bỏ thuốc lá thì hãy đọc thông tin này: Thành phần nicotine trong khói thuốc lá có thể gây co các mạch máu và gây hình thành mảng xơ vữa bồi đắp trong các động mạch, do đó làm giảm thiểu lưu lượng máu tới các chi.

Nguồn: Viện Y học Ứng dụng Việt Nam

Gia đình bạn có bao giờ rơi vào cảnh bạn chỉnh nhiệt độ điều hòa lên cao; vợ/chồng của bạn lại muốn chỉnh xuống. Trên thực tế, một số người luôn phải vật lộn với cảm giác lạnh tay, chân dù trời không quá rét.

Nếu cảm thấy tứ chi thường xuyên lạnh, bạn chắc hẳn băn khoăn không biết có nên đi khám hay không. 

[Ảnh minh họa: Clevelandclinic]

Mạch máu co lại

Chuyên gia y học mạch máu G. Jay Bishop [Mỹ] cho biết: “Nhiều người phàn nàn tay chân hay bị lạnh. Nếu điều này xảy ra ở những người trẻ khỏe, không có gì phải lo lắng”.

Tuy nhiên, tay chân lạnh cũng có thể báo hiệu các vấn đề khác nghiêm trọng hơn bao gồm bệnh động mạch ngoại vi [PAD]; tình trạng thấp khớp, chẳng hạn như xơ cứng bì, lupus và viêm khớp dạng thấp; tuyến giáp hoạt động kém.

Chúng còn là dấu hiệu của hội chứng Raynaud lành tính khiến các mạch máu ở ngón tay và ngón chân co thắt quá mức.

Bên cạnh cảm giác lạnh đầu chi, hội chứng này còn gây ra những thay đổi màu da tạm thời. Ngón tay bị ảnh hưởng có thể chuyển sang màu trắng, xanh hoặc tím và khi nóng lên, có màu đỏ.

Khi nào cần đi khám

Bạn phải gặp bác sĩ nếu bạn bị lạnh tứ chi đi kèm các triệu chứng như dày hoặc căng da, vết loét trên đầu ngón tay, ngón chân lâu lành, mệt mỏi, sụt cân, sốt, đau khớp, phát ban.

Cách đối phó với cảm giác lạnh

Giữ cho đôi chân thoải mái: Mang giày dép thích hợp và tất nếu cần.

Giữ ấm bàn tay: Ngay cả những việc đơn giản như đeo găng dày cũng đem lại lợi ích.

Mặc quần áo nhiều lớp: Có thể mặc các lớp mỏng, ấm giúp bảo toàn thân nhiệt để cởi bớt khi cần. 

Tránh caffeine và nicotine: Đây là những chất co mạch có thể làm trầm trọng thêm cảm giác lạnh. 

Bệnh động mạch ngoại vi [PAD] ở người lớn tuổi

Tay và chân lạnh - đặc biệt là ở người lớn tuổi - có thể do bệnh động mạch ngoại vi. Đó là khi động mạch bị thu hẹp hoặc tắc nghẽn vì mảng bám hình thành bên trong thành động mạch.

PAD có thể ảnh hưởng đến những người từ 50 tuổi trở lên có tiền sử bệnh tiểu đường hoặc hút thuốc. Ngoài ra, những người từ 70 tuổi trở lên nên được tầm soát bệnh. 

Các triệu chứng báo hiệu PAD gồm chân lạnh, chuột rút, đau nhức ở bàn chân, ngón chân.

Chân và tay thuộc thành phần ngoại vi của cơ thể, và thường có nhiệt độ thấp hơn các bộ phận khác. Do vậy, khi vào mùa đông, chân tay sẽ là bộ phận dễ bị "lạnh" nhất trên cơ thể. 

Chân tay lạnh do giữ ấm không đủ là hiện tượng bình thường không đáng lo ngại. Nhưng trong một số trường hợp, tình trạng chân tay lạnh diễn ra quanh năm, cả vào mùa hè lại là triệu của một số bệnh nguy hiểm.

1. Thiếu máu

Đầu tiên tay chân lạnh có thể là triệu chứng của bệnh thiếu máu do thiếu sắt. Chuyên gia dinh dưỡng Alyssa Tucci, từ New York [Mỹ], cho biết các tế bào hồng cầu cần sắt để mang oxy vào máu, lượng sắt thấp có thể gây tổn thương cho hệ tuần hoàn.

2. Phong thấp

Thứ hai, hội chứng Raynaud cũng làm chân tay lạnh và tái. Chứng Raynauld khiến phản xạ tự điều tiết của cơ thể trở nên quá nhạy cảm, quá mẫn với những thay đổi nhỏ của nhiệt độ bên ngoài làm cho ngón tay, ngón chân dễ trở nên tái và tím ngắt. Khi trời lạnh trở nên đỏ và sưng, hội chứng Raynaud có thể đi kèm theo bệnh thứ phát là phong thấp.

3. Tai biến

Thứ ba, tai biến mạch máu, thường xuất hiện ở nam giới ở tuổi trung niên. Giai đoạn đầu, bệnh nhân cảm thấy bị đau bắp chân, da gan bàn chân lạnh, đau nhức khi di chuyển và hết đau khi nghỉ ngơi. Ở giai đoạn nặng hơn, da bên tay hoặc chân bị tai biến kèm theo hiện tượng rụng tóc và giảm trí nhớ.

4. Suy thận

Thứ tư, thận yếu cũng là một trong những nguyên nhân khiến tay chân lạnh.  Triệu chứng suy thận thường xảy ra đột ngột khiến cho bệnh nhân có cảm giác ớn lạnh như bị gió thổi. Dù giữa mùa hè nhưng lúc nào người bệnh cũng cảm thấy chân tay lạnh buốt có khi lan tới đầu gối và khủy tay.

Kèm theo đó là các triệu chứng như tiểu đêm, tiểu nhiều hơn 8 lần vào ban ngày, đau ngang thắt lưng, nhức mỏi đầu gối, tinh thần mệt mỏi, mất ngủ…

Làm gì để hạn chế tình trạng chân tay lạnh:

1. Ngâm chân

Một trong những cách nhanh nhất để làm ấm đôi chân lạnh là ngâm chúng trong một chậu nước ấm trong 10 đến 15 phút, giúp máu lưu thông tới bàn chân. Việc này nên thực hiện hàng ngày, trước khi đi ngủ.

Những người bị tổn thương thần kinh ngoại biên do đái tháo đường nên thận trọng khi sử dụng nước nóng để làm ấm chân, vì họ có thể không có cảm giác đúng về nhiệt độ của nước, có thể dẫn đến bỏng.

2. Đi tất và giày ấm

Tất và giày ấm rất quan trọng đối với những người bị chân lạnh. Ngay cả khi ở trong nhà, mang tất và dép lông, thậm chí trải thảm trên sàn là giải pháp tốt giúp tay chân bớt lạnh lẽo.

3. Vận động

Đứng dậy và di chuyển, vận động có thể là một trong những cách dễ dàng nhất để làm ấm cơ thể và giúp máu lưu thông đến chân tay. Những người làm việc văn phòng, thường xuyên ngồi cảm thấy bàn chân lạnh cóng nên định kỳ đứng dậy và đi bộ.

Việc thúc đẩy lưu thông máu thông qua vận động, tập thể dục giúp giữ chân tay ấm áp trong suốt cả ngày.

4. Dùng túi sưởi

Túi sưởi rất hữu ích đối với người thường xuyên tay chân lạnh, tiện sử dụng bất cứ lúc nào, bất cứ đâu. Ngoài ra, những người bị lạnh tay chân có thể ăn nhiều cà rốt, các loại hạt. 

An An [Dịch theo QQ]

Hành tây là một loại thực phẩm phổ biến, được nhiều người ưa thích, khi chế biến thành các món ăn không những ngon mà còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Video liên quan

Chủ Đề