Vì sao con người tìm ra lửa

Lửa mở đường cho loài người tiến hóa thành người hiện đại ngày nay. Các nhà khoa học cho rằng nếu không biết dùng lửa, con người đã không thể có bộ não phát triển.

Vậy con người biết dùng lửa từ khi nào? Câu trả lời đang được bàn cãi rất sôi nổi.

Lửa đã khiến con người giao tiếp nhiều hơn thông qua việc họ quây quần vào một chỗ quanh đống lửa.

Theo nhà cổ sinh vật học Ian Tattersall ở Viện bảo tàng Lịch sử quốc gia New York, Mỹ thì đây là một câu hỏi khó. Có thể bằng chứng của việc con người biết dùng lửa lần đầu tiên đã không còn và những gì ngày nay chúng ta có thể tìm được chỉ là những tàn tích của những dấu vết từ rất lâu rồi và không được bảo quản tốt. “Nhưng phải nhắc lại đây cũng chỉ là phỏng đoán, chúng ta không biết chắc” – ông nói.


Khoảng 400.000 năm trước, lửa được dùng rất thường xuyên.

Có một điều các chuyên gia biết chắc chắn là khoảng 400.000 năm trước, lửa được dùng rất thường xuyên và nó để lại những bằng chứng khảo cổ ở khắp châu Âu, Trung Đông, châu Phi và châu Á. Mặc dù ở mỗi khu vực, các bằng chứng xuất hiện khá ít nhưng các chuyên gia vẫn cho rằng vào thời đó lửa đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới.

Có ít nhất hai nơi có dấu vết của việc con người dùng lửa trước cả 400.000 năm trở về trước. Ví dụ như tại một địa điểm ở Israel, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nền lò sưởi, đá lửa và những mảnh gỗ cháy. Những di tích này có niên đại khoảng 800.000 năm. Ở một địa điểm khác trong hang Wonderwerk ở Nam Phi, các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng con người đã biết sử dụng lửa cách đây khoảng 1 triệu năm. Trong hang họ bắt gặp nhiều tàn tích của xương và cây cháy và cả dấu vết của nền lò sưởi.

Mặc dù hang Wonderwerk là nơi có những di tích sớm nhất của việc con người biết dùng lửa, nhưng về lý thuyết thì con người phải biết đến lửa từ sớm hơn nữa. Cách đây khoảng 2 triệu năm, ruột của loài Homo erectus, hay “người đứng thẳng”, tổ tiên của loài người ngày nay, đã bắt đầu ngắn lại, chứng tỏ một điều gì đó chẳng hạn như nấu nướng, đã giúp cho việc tiêu hóa được dễ dàng hơn.

Đồng thời, bộ não của người đứng thẳng cũng to dần lên, vì thế cũng cần nhiều năng lượng hơn để bộ não hoạt động. Nhà cổ sinh vật học Tattersall đặt ra câu hỏi “nhờ đâu mà chúng ta nạp được năng lượng nếu không phải do dùng lửa để nấu chín thức ăn?”.

Để củng cố cho nhận định đó, nhà cổ sinh vật học Sarah Hlubik ở Trường đại học George Washington, Mỹ, đang tìm kiếm những dấu hiệu của việc con người biết dùng lửa ở Koobi Fora, một địa phương nằm ở phía Bắc Kenya, nơi có rất nhiều dấu tích cổ sinh vật có niên đại khoảng 1,6 triệu năm. Cho đến nay, bà đã tìm thấy nhiều mẩu xương cháy cùng với nhiều đồ tạo tác khác ở đây.

Trầm tích cháy quy tụ ở một chỗ riêng, chứng tỏ con người thời đó đã biết giữ lửa ở một chỗ và dành phần lớn thời gian ở một chỗ khác. Bà Hublik nói rằng: “tôi chắc chắn rằng tại địa điểm này, con người đã biết dùng lửa trong cuộc sống hàng ngày. Trong giai đoạn nghiên cứu sắp tới, chúng ta sẽ phải trả lời xem có bao nhiêu địa điểm khác nữa cũng có bằng chứng của lửa”.

Nhưng không phải tất cả các chuyên gia đều đồng ý với bà Hlubik. Lửa ở địa điểm mà bà phát hiện được có thể không phải do con người đốt mà có thể bùng lên từ những đám cây bụi bị cháy do cháy rừng tự nhiên.

Cho dù là con người biết dùng lửa từ khi nào đi nữa thì việc con người biết tận dụng và khống chế những đám cháy rừng, hoặc là biết tự tay nhóm lửa, thì đều có những ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự tiến hóa của loài người.

Rất có thể nhờ có lửa mà con người sống lâu hơn và cùng với việc phát minh ra quần áo, con người có thể di chuyển trong thời tiết giá lạnh. Những lợi ích mà lửa mang lại đã củng cố kiến thức, nhận thức mà con người đã có và còn giúp họ mở mang thêm nhiều hiểu biết mới.

Cập nhật: 13/08/2020 Theo Dân Trí

Bằng việc phân tích các mẫu đá lửa trong khu vực khảo cổ bên bờ sông Jordan, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Hebrew, Israel, phát hiện rằng, những nền văn minh sớm đã học cách tạo ra lửa, một bước ngoặt cho phép con người đi khám phá những vùng đất xa lạ.

Một nghiên cứu trước đó tại khu vực khảo cổ nói trên, được công bố năm 2004, chỉ ra rằng, ngay từ thời kỳ đầu, con người đã kiểm soát được lửa, như truyền lửa bằng các nhánh cây bị cháy. Nhưng giờ đây, các nhà khảo cổ học cho rằng, nhiều khả năng người cổ đại đã tự tạo ra lửa hơn là dựa vào các hiện tượng tự nhiên như sét.

Chính khả năng tạo ra lửa không dựa vào yếu tố tự nhiên đó đã thúc đẩy con người tiến dần lên phương bắc.

Nghiên cứu mới này được công bố trên tạp chí Quaternary Science, đã vẽ nên bản đồ 12 địa tầng khảo cổ tại Gesher Benot Yaaqov thuộc miền bắc Israel. Tại đây, các nhà khảo cổ học cũng phát hiện ra sự tập trung của các viên đá lửa, giải thích cho dấu tích của những lò sưởi cổ đại. 

Nhà khảo cổ học Nira Alperson-Afil nói, trong khi các nhà khảo cổ học chưa tìm thấy dấu vết của diêm hay bật lửa nguyên thuỷ thì những mẫu đá lửa tìm được tại Gesher Benot Yaaqov là bằng chứng cho thấy khả năng tạo ra lửa, dù phương pháp sử dụng chúng còn chưa rõ ràng.   

Bà Alperson-Afil khẳng định: “Các dữ liệu mới này cho thấy lửa đã tiếp tục được tạo ra, được duy trì qua nhiều nền văn minh và nó hoàn toàn độc lập với lửa tự nhiên”.

Khu vực khảo cổ nằm tại thung lũng Jordan, tuyến đường quan trọng giữa châu Phi và châu Âu, nên nó đã cung cấp bằng chứng về sự di cư của con người.

“Một khi những người tiền sử đã điều khiển được lửa để bảo vệ họ khỏi dã thú và dùng để  sưởi ấm và tạo ra ánh sáng, thì họ đủ tự tin để dời đến định cư ở những vùng đất xa lạ,” bà Alperson-Afil nói.

THU TRANG [Theo Reuters]

Theo Hashem Al-Ghaili

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Video liên quan

Chủ Đề