Vì sao cháy rừng khó dập tắt

Những ngày qua, tại tỉnh Thừa Thiên - Huế liên tiếp xảy ra hàng loạt vụ cháy rừng gây thiệt hại hơn 50 ha rừng trồng, rừng đặc dụng và rừng thông cảnh quan. Nguyên nhân chính do thời tiết nắng nóng kéo dài và người dân chưa có ý thức trong quá trình đốt thực bì, thắp hương, đốt vàng mã khi viếng mộ... Trong khi đó, lực lượng chữa cháy mỏng, địa hình đồi núi phức tạp nên gặp nhiều khó khăn trong cứu rừng.

Hai ngày, bảy vụ cháy 

Gần một tuần qua, thời tiết khô hanh, nắng nóng gay gắt kéo dài kết hợp với gió tây nam thổi mạnh, trên địa bàn Thừa Thiên - Huế đã xảy ra hàng loạt vụ cháy rừng gây hậu quả nghiêm trọng. Chỉ riêng trong hai ngày 5 và 6-8, tại năm huyện, thị xã và thành phố trong tỉnh xảy ra bảy vụ cháy rừng trồng, rừng thông cảnh quan. Tại phường An Tây [TP Huế] luôn là điểm nóng của các vụ cháy rừng khi cả phường có hơn 38 ha lăng mộ nằm rải rác trong các rừng thông. Dẫu chính quyền địa phương đã treo băng-rôn khuyến cáo người dân cẩn trọng khi đến thắp hương viếng mộ, thế nhưng mới đầu tháng 8, tại núi Thiên Thai [phường An Tây, TP Huế] đã xảy ra vụ cháy làm thiêu rụi ba ha rừng thông đặc dụng gần 30 năm tuổi. Trong hai ngày 5 và 6-8, tại phường An Tây liên tiếp xảy ra năm vụ cháy, thiêu rụi nhiều diện tích rừng thông cảnh quan tại khu vực núi Ðộng Ðá và Nghĩa trang nhân dân TP Huế. Chủ tịch UBND phường An Tây, bà Phạm Thị Phương Mai cho biết:"Nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy rừng do bà con bất cẩn khi đến thắp nhang và đốt vàng mã trong ngày lễ viếng mẹ [lễ hội Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát] rất đông. Phần lớn các đám cháy do người dân ở xa đến thắp hương, khi hương chưa cháy hết người dân đã bỏ ra về nên đã làm cháy rừng".

Cũng trong thời điểm này, tại khu vực núi Ngự Bình, phường An Cựu [TP Huế] xảy ra một vụ cháy làm thiêu rụi gần hai ha rừng thông gần 35 năm tuổi. Nguyên nhân được xác định là do người dân đến thắp hương, đốt vàng mã và đã gây cháy. Nhất là vào thời điểm buổi trưa do nắng nóng, hanh khô nên ngọn lửa đã lan rất nhanh lên khu vực ngọn núi và phải mất hơn một giờ huy động các lực lượng chữa cháy ngọn lửa mới được khống chế.

Một trong những vụ cháy lớn diễn ra trong những ngày qua là vào khoảng 11 giờ trưa ngày 5-8 tại thôn 1, xã Lộc Hòa [huyện Phú Lộc] đã thiêu rụi hơn 40 ha rừng keo của gần 100 hộ dân tại địa phương. Huyện Phú Lộc đã huy động xe ô-tô chữa cháy chuyên dụng và hơn 100 kiểm lâm cơ động, quân đội, công an và dân quân tự vệ ở các xã khu một cùng bà con địa phương trong vùng đến dập lửa. Ðến 17 giờ cùng ngày mới khống chế được đám cháy, tuy nhiên, ngọn lửa đã bốc cháy trở lại, các lực lượng tiếp tục chữa cháy đến 23 giờ mới dập tắt hoàn toàn. Nguyên nhân vụ cháy được xác định do một số người dân đốt thực bì tại những diện tích rừng mới thu hoạch, nhưng không kiểm soát, nên ngọn lửa đã lan rộng, gây cháy lớn. Cũng trong thời gian này, tại núi Ðộng Chầm, phường Hương Hồ [thị xã Hương Trà]; khu vực Cầu Nhôm, xã Hồng Hạ [huyện A Lưới] và tại xã Phong Hòa [Phong Ðiền] liên tiếp xảy ra thêm ba vụ cháy lớn gây thiệt hại hơn 10 ha rừng trồng [keo, tràm] của bà con. Nguyên nhân do người dân đốt thực bì và bom mìn phát nổ, gây cháy.

Vẫn còn nhiều khó khăn trong chữa cháy

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, chỉ trong một tuần [từ ngày 1 đến 6-8] trên địa bàn tỉnh đã xảy ra gần 15 vụ cháy lớn, nhỏ, trong đó, có tám vụ cháy lớn, quy mô trên diện rộng, làm thiệt hại hơn 50 ha rừng kinh tế, sinh thái và rừng thông cảnh quan. Nguyên nhân chính do thời tiết nắng nóng kéo dài, một số người dân tham gia đốt thực bì tại các điểm rừng sau khi thu hoạch, viếng lăng mộ...

Ông Nguyễn Viết Hoạch, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, kiêm Chi cục Trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế cho biết, điều đáng nói là người dân không chấp hành những khuyến cáo về phòng, chống cháy rừng của ngành kiểm lâm và chính quyền địa phương, cũng như ý thức của bà con còn kém nên để xảy ra các vụ cháy rừng, gây hậu quả nghiêm trọng. Khi xảy ra các vụ cháy rừng, lực lượng cứu hộ gặp nhiều khó khăn trong công tác cứu hộ và dập lửa khi địa hình phức tạp, đồi núi dốc nên xe chuyên dụng không thể đến tận nơi được, ảnh hưởng đến quá trình chữa cháy. Lực lượng cứu hộ chỉ còn cách dập lửa bằng lá cây, gậy gộc và sử dụng nước trong các bình nhỏ nên các vụ cháy thường kéo dài và chậm kiểm soát.

Giám đốc Công ty TNHH MTV Lâm trường Tiền Phong [đơn vị được giao quản lý các khu rừng cảnh quan phía tây nam TP Huế], Tôn Thất Ái Tín cho biết: Hiện công ty đang quản lý hơn 500 ha rừng cảnh quan, sinh thái, cùng 5.000 ha rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Khó khăn lớn nhất trong việc chữa cháy rừng là thời tiết nắng nóng khắc nghiệt và gió tây nam thổi mạnh. Trên địa bàn, các lễ hội tín ngưỡng mang tính tâm linh, phong tục tập quán đốt vàng mã của bà con diễn ra ngày càng nhiều. Trong khi đó, lực lượng cứu hộ mỏng, địa bàn lại rộng, hơn nữa kinh phí cho công tác này còn hạn hẹp nên việc chữa cháy còn hạn chế. Khi các vụ cháy rừng xảy ra, đơn vị đã huy động lực lượng chữa cháy chuyên dụng với 30 người cùng công nhân làm việc tại các đơn vị tham gia cứu hộ.

Theo ông Nguyễn Viết Hoạch, để hạn chế việc cháy rừng tiếp diễn, các ban, ngành và địa phương tiếp tục thực hiện Công điện khẩn của UBND tỉnh về phòng, chống cháy rừng trong mùa khô năm nay; tuyên truyền nâng cao nhận thức để người dân có hành động và  ý thức tốt hơn trong công tác phòng, chống cháy rừng; nâng cao vai trò, trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát của các lực lượng bảo vệ, các chủ rừng và chính quyền các phường, xã cùng lực lượng kiểm lâm trên địa bàn các vùng xung yếu. Kịp thời phát hiện thông tin sớm các đám cháy để huy động các lực lượng ứng cứu kịp thời; thực hiện tốt hiệu quả phương châm"bốn tại chỗ","bốn sẵn sàng", kết hợp việc tổ chức, phối hợp tốt giữa các lực lượng chữa cháy như kiểm lâm, công an, quân đội và dân quân địa phương để tham gia chữa cháy. Bên cạnh đó, đối với các vụ phạm pháp, cơ quan chức năng kịp thời củng cố hồ sơ để khởi tố khi người dân xử lý thực bì, đốt vàng mã gây cháy để lại hậu quả nghiêm trọng. Cũng cần bố trí các bể chứa nước ở những vùng xung yếu có nguy cơ cháy cao và tổ chức lực lượng tại các di tích, lâm trường nhằm thường xuyên tuần tra, kiểm soát, bảo vệ diện tích rừng quản lý.

Về lâu dài, theo Giám đốc Công ty Công viên cây xanh Huế Phan Ðình Ngôn, cần tổ chức phát dọn tốt thực bì tại các đồi thông cảnh quan trong thành phố và nên trồng các loại cây chống xói mòn [như cúc bò] để hạn chế cháy rừng vào mùa khô. Cũng theo Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế,  những nơi cháy rừng gây thiệt hại lớn, không phục hồi được thì cần tổ chức trồng mới để tái tạo rừng sinh thái, rừng cảnh quan; nên huy động lực lượng đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên tham gia tình nguyện phát quang, dọn thực bì, thu gom lá thông tại những nơi xung yếu có nguy cơ cháy rừng cao.

Bài và ảnh: NGUYỄN CÔNG HẬU

Năm sai lầm thường gặp về cháy rừng và cách đối phó

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Trực thăng xả nước xuống trong đám cháy rừng ở Algarve, Bồ Đào Nha, hồi 8/2018

Cháy rừng vừa hoành hành ở tiểu bang California, Hoa Kỳ, khiến hàng ngàn người buộc phải rời bỏ nhà cửa và hàng chục người thiệt mạng.

Hồi đầu năm nay, một loạt các vụ cháy rừng ở bờ biển Hy Lạp đã khiến 99 người tử vong, khiến nó trở thành vụ cháy rừng tồi tệ nhất trên toàn thế giới kể từ năm 2009.

Những kẻ giết người hàng loạt và bệnh tâm thần

Những con tàu chìm do hàng hóa rắn bỗng thành chất lỏng

Quảng cáo

Tin vào hồn ma sẽ sống có đạo đức hơn?

Hồi tháng Bảy năm 2018, khói từ các đám cháy rừng ở Nga lan đến tận Bắc Mỹ. Điều này đã trở thành chuyện bình thường.

Tuy nhiên, khi các đám cháy nhân rộng trên khắp thế giới thì những câu hỏi - cũng như quan niệm sai về chúng - cũng tăng lên.

Dưới đây là năm quan niệm sai lầm thông thường về cháy rừng - và một số chúng có thể gây tổn hại đến thành công của chúng ta trong việc chế ngự cháy rừng.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Lính cứu hỏa chống chọi với trận cháy rừng ở gần Athens hồi 7/2018; đã có ít nhất 74 người thiệt mạng trong trận cháy này

Hiểu sai thứ nhất: Chặt cây giúp ngăn được cháy rừng

Một mặc định thường thấy là việc chặt cây, tức dọn bớt một số cây, có thể giúp ngăn cháy rừng.

Boeing 747: Từ nhu cầu quân sự đến phi cơ dân dụng

Làm thế nào để tách caffeine khỏi cà phê

Năm mẹo hữu hiệu giúp tăng cường trí nhớ

Thật ra, nhiều chuyên gia lâm nghiệp nói rằng việc chặt cây không có hiệu quả. Đó là bởi vì những tàn dư của cây sót lại sau khi bị chặt, như gốc và cành chẳng hạn, là nhiên liệu rất bén cho các đám cháy - và chúng thậm chí còn khô hơn [và dễ cháy hơn] khi không còn tán cây.

Có rất nhiều bằng chứng khoa học chứng minh cho những khẳng định này.

Chẳng hạn như một nghiên cứu gần đây cho thấy độ nghiêm trọng của đám cháy nghiêm trọng thường xảy ra nhiều hơn ở những khu vực có mức độ quản lý nhiều hơn.

Các học giả về bảo tồn trong cháy rừng cũng bác bỏ những lập luận cho rằng việc chặt cây giúp bảo vệ các loài khẩn nguy khỏi bị kẹt trong cháy rừng.

Thật ra, dường như những động vật như loài cú đốm vẫn được lợi từ khu rừng đã bị cháy trụi và việc chặt bỏ cây chính ra lại có thể gây hại cho chúng.

Thậm chí chặt cây sau khi cháy còn phản tác dụng và khiến xảy ra cháy nhiều hơn.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Một cách làm khác là chặt hết toàn bộ một diện tích rừng, một cách làm thông dụng của lính cứu hỏa để ngăn cháy lan.

Hiểu sai thứ hai: Chúng ta không làm gì được để bảo vệ tài sản

Cháy rừng rất hung tợn và đe dọa gây nguy hiểm, nhưng các gia đình có thể giảm rủi ro bằng cách có hành động ngay tại nhà.

Bản thân ngôi nhà của họ là mối quan tâm đầu tiên.

Những căn nhà có mái bằng vật liệu kháng lửa có cơ hội đứng vững qua đám cháy nhiều hơn.

Chủ nhà cũng có thể dọn dẹp những vật liệu gây cháy nổ xung quanh nhà, gồm cả lá cây trong cống rãnh và đường máng nước.

Các hộ gia đình có thể tạo ra một 'khu vực phòng vệ' giữa căn nhà của họ và rừng cây xung quanh.

Điều này có nghĩa là dọn sạch bất cứ thứ gì có thể bắt lửa, như bụi rậm, lá khô và những đống củi trong phạm vi 9 mét quanh ngôi nhà.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Nếu cây cối cách nhà trong khoảng từ 9 đến 30 mét, thì cần phải có khoảng cách lớn giữa các tán cây, nếu cây cách nhà từ 9 đến 18 mét thì cần khoảng cách 3,6 mét giữa các tán cây và nếu cây cách nhà từ 18 mét trở lên thì khoảng cách giữa các tán cây nên là 1,8 mét. Điều này giúp gián đoạn đường đi của đám cháy và giảm tốc độ của nó.

Hiểu sai thứ ba: Cháy rừng là điều không thể tránh khỏi trong tự nhiên

Mặc dù cháy rừng là một hiện tượng tự nhiên, phạm vi và cường độ của những đám cháy xảy ra hiện nay không còn là bình thường trong tự nhiên nữa mà đó là một trong những hậu quả của biến đổi khí hậu.

Trong thời gian từ 1930 cho đến 1980, một giai đoạn mà thời tiết mát hơn và ẩm hơn, đã xảy ra ít vụ cháy rừng hơn.

Tuy nhiên, khi khí hậu trở nên nóng hơn và khô hơn trong vòng bốn thập niên qua, số lượng các đám cháy đã gia tăng.

Chỉ trong có hai năm trong giai đoạn từ 1980 cho đến 1999, các đám cháy rừng đã thiêu trụi hơn 2,4 triệu hectare rừng ở Mỹ. Thế nhưng trong thời gian từ năm 2000 cho đến 2017, đã có 10 năm mà diện tích cháy rừng vượt ngưỡng nêu trên.

Trên bình diện toàn cầu, độ dài của mùa cháy rừng tăng thêm gần 19% trong giai đoạn từ năm 1978 cho đến năm 2013.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Mặc dù bạn không thể cho là biến đổi khí hậu tự nó là nguyên nhân gây ra bất kỳ vụ cháy rừng nào, nhưng nó thật sự ảnh hưởng các nhân tố gây ra và lan rộng cháy rừng, chẳng hạn như hạn hán lớn, nhiệt độ cao, độ ẩm thấp và gió mạnh.

Do đó, các nhà khoa học nói rằng sự gia tăng cháy rừng trên khắp thế giới, từ Siberia cho đến Bồ Đào Nha, là có liên quan đến biến đổi khí hậu.

Hiểu sai thứ tư: Tất cả các vụ cháy rừng đều tồi tệ và cần phải được dập tắt ngay lập tức

Cháy rừng đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái trong hàng ngàn năm và sự sống đã tiến hóa cùng với cháy rừng: một số loài bọ cánh cứng chỉ sinh sản trong cái nóng của ngọn lửa, các quả thông nảy mầm trong những đám cháy theo chu kỳ và không gian được dọn sạch từ cây cối bị thiêu trụi tạo điều kiện cho cây cối mới nhô lên.

Thật ra, lợi ích mà nhiều người hy vọng có được với việc chặt cây hay quản lý rừng - dọn dẹp những cây cối rậm rạp - được tự nhiên thực hiện qua các vụ cháy rừng.

Các ngọn lửa cứ lần này đến lần khác thiêu trụi những cây và cành nhỏ, thu gọn lại khu rừng mà nếu không sẽ trở thành nhiên liệu cho đám cháy.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Với việc chiến đấu với các đám cháy rừng không ngừng nghỉ trong thế kỷ qua, chúng ta đã ngăn chặn việc 'thanh lọc' này: chưa tới 1% các đám cháy rừng ở Mỹ được để cho cháy.

Cách làm này có hiệu quả hơn khi ít xảy ra cháy rừng - nhưng trong điều kiện cực đoan chúng ta đang đối mặt hiện nay, càng bơm nhiều tiền vào để chống cháy rừng thì hiệu quả đem lại lại càng ít đi.

Hiểu sai thứ năm: Chúng ta có thể loại trừ hay kiểm soát tất cả các vụ cháy rừng

Như chúng ta đã thấy, biến đổi khí hậu, cùng với các nhân tố khác như sự mở rộng các khu vực định cư của con người, được trông đợi là sẽ làm gia tăng cháy rừng, nhất là ở những vĩ tuyến từ trung bình đến cao, trong những thập niên tới.

Vùng nhiệt đới có lẽ sẽ giảm cháy rừng và đây là một điều đáng mừng đối với các nước gần đường xích đạo.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Tuy nhiên phần còn lại của thế giới sẽ phải đương đầu với các vụ cháy rừng ngày càng tăng.

Một số đám cháy, như Camp Fire ở California, diễn ra quá nhanh nên không thể kiểm soát.

Khi đó, việc di tản và đưa người dân đến nơi khác là phản ứng hợp lý duy nhất.

Điều này dẫn tới câu hỏi rằng liệu những thị trấn như Paradise, vốn gần như bị thiêu trụi hoàn toàn trong đám cháy, vẫn nên ở chỗ cũ hay cần phải dời đi nơi khác.

Một số các chuyên gia đang kêu gọi trở lại những hiểu biết truyền thống của người bản địa về cháy rừng để đối phó với chúng.

Khi mà các nỗ lực thu hẹp cháy rừng dường như chưa đủ - và các đám cháy rừng chỉ có thể ngày càng tệ hơn - đó là những vấn đề mà các nhà hoạch định chính sách phải đối mặt.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Future.

Video liên quan

Chủ Đề