Room trong tài chính ngân hàng là gì

Chiều 8/6, đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An [tỉnh Đồng Nai] đã chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước [NHNN] Nguyễn Thị Hồng về tính hợp lý của việc cấp "room" tín dụng trong bối cảnh nhu cầu vay vốn của cá nhân, doanh nghiệp cao nhưng nhiều ngân hàng hết hạn mức tín dụng nên phải đồng loạt xin nới room tín dụng.

  • Gói hỗ trợ lãi suất 2% sẽ khiến cầu và khối lượng tín dụng tăng

  • Doanh nghiệp ‘khát’ vốn, ngân hàng mong được nới thêm room tín dụng

  • Được nới room tín dụng, các ngân hàng đồng loạt tăng lãi suất huy động

Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và khách hàng cá nhân tăng mạnh nhờ mở cửa kinh tế sau khi dịch COVID-19 tạm thời được kiểm soát. Ảnh: ABBank.

Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng cho biết: Tín dụng là nội dung trọng tâm trong điều hành của NHNN. Thực tế, vốn đầu tư dựa chủ yếu vào vốn ngân hàng. Dư nợ tín dụng trên GDP của nước tahiện ở mức 24%, theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới [WB] nằm trong số nước có hệ số ở mức cao nhất thế giới. "Kinh tế phụ thuộc vào tín dụng ngân hàng, khi có biến động, người dân khó khăn trong sản xuất, kinh doanh sẽ lập tức ảnh hưởng tới hệ thống ngân hàng. Ngân hàng mất khả năng chi trả sẽ gây hệ luỵ cho nền kinh tế”, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng cho biết.

Theo lãnh đạo NHNN, việc cấp hạn mức tín dụng được áp dụng từ năm 2011 và được xem là biện pháp hiệu quả trong tổ chức điều hành, đưa thị trường tiền tệ, tín dụng ổn định trở lại. Trước đây khi chưa cấp hạn mức tín dụng, nhiều tổ chức tín dụng [TCTD] tăng trưởng rất cao, tới 30%, cá biệt có năm tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống tăng tới 58%, tạo ra cuộc đua lãi suất huy động tiền cho vay.

“Đây là giải pháp hiệu quả thời gian qua và hiện vẫn áp dụng khi hệ thống ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu, tiếp cận chuẩn mực quốc tế". Thông thường hàng năm, trên cơ sở chỉ tiêu lạm phát, GDP, nhà điều hành đưa ra chỉ tiêu định hướng, để điều hành theo thực tế. Việc phân bổ tín dụng dựa trên nền tảng phân loại TCTD, nơi nào lành mạnh thì được phân bổ tín dụng cao hơn",“Tư lệnh” ngành Ngân hàng khẳng định.

Chưa thỏa mãn với phần trả lời của Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, ông Trịnh Xuân An tranh luận. Theo đại biểu Quốc hội này,cơ chế cấp hạn mức tín dụng này mang dáng dấp quản lý theo kiểu bao cấp, không còn phù hợp bối cảnh hiện nay. "Cấp tín dụng hàng năm thì năm nào cũng phải cấp lại, khi cần thiết, ngân hàng lại phải đi xin. Trong bối cảnh đang triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% trị giá 40.000 tỷ đồng, ngân hàng muốn cho vay cũng khó, tức là có tiền mà không cho vay được. Nếu cơ chế bất cập thì ‘có nên thực hiện thời gian tới nữa hay không? Không biết trên thế giới còn nước nào cấp hạn ngạch như Việt Nam hay không?", đại biểu Quốc hội Trịnh Xuân An băn khoăn.

Minh Phương/Báo Tin tức

Tạo điều kiện tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2% nhưng không hạ chuẩn vay

TS Nguyễn Quốc Hùng, Tổng Thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam [VNBA] cho biết: Một trong những nguyên tắc hỗ trợ lãi suất 2% từ nguồn ngân sách Nhà nước [NSNN] là không hạ chuẩn cho vay. Theo đó, doanh nghiệp khi vay phải đáp ứng đủ điều kiện theo quy định pháp luật.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Nới room tín dụng,
  • kích cầu,
  • cho vay vốn,
  • Thống đốc,
  • ngân hàng,

Để có dư địa triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, các nhà băng đồng loạt đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét nới chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.

Thông tin này được lãnh đạo các ngân hàng nhắc tới trong Hội nghị toàn ngành về triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2%, do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng nay.

Gói hỗ trợ này có quy mô 40.000 tỷ đồng từ nguồn Ngân sách Nhà nước sẽ được triển khai trong thời gian tới cho một số doanh nghiệp, hợp tác xã và hộ kinh doanh. Các lĩnh vực dự kiến được nhận hỗ trợ gồm: hàng không; vận tải kho bãi; du lịch, dịch vụ lưu trú; công nghiệp chế biến, chế tạo; xuất bản phần mềm, lập trình máy tính, dịch vụ thông tin... Ngoài ra, các doanh nghiệp vay vốn để làm dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ... thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng công bố, cũng thuộc đối tượng được hỗ trợ lãi suất.

Theo ông Nguyễn Việt Cường, Phó tổng giám đốc Vietcombank, năm nay nhu cầu vốn của nền kinh tế rất cao, khi các lĩnh vực chịu ảnh hưởng bắt đầu giai đoạn phục hồi.

Với Vietcombank, trong 5 tháng đầu năm, nhà băng này tăng trưởng tín dụng hơn 9%, trong khi hạn mức năm nay tăng trưởng chỉ 15%. Nói cách khác, "room" [dư địa] để các nhà băng có thể cho vay không còn nhiều. Việc triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% trong thời gian tới dự kiến còn thúc đẩy nhu cầu tín dụng cao hơn. Theo đó, Phó tổng giám đốc Vietcombank đề nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét nới hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Đề nghị này cũng được lãnh đạo BIDV, VietinBank và MB nhắc tới. Các nhà băng này cùng ghi nhận mức tăng trưởng tín dụng cao dù chưa tới nửa năm. Ở nhóm thương mại cổ phần, nhiều ngân hàng cũng tăng trưởng 60-70% chỉ tiêu.

Nói về vấn đề này, Phó thống đốc Đào Minh Tú cho biết Ngân hàng Nhà nước đã tính tới trường hợp nới "room" tăng trưởng tín dụng khi triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất, khi tín dụng trong 5 tháng đầu năm đã tăng mạnh. Tuy nhiên, việc thực hiện còn phải đảm bảo kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô.

Tính đến 20/5, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đã đạt 7,66%. Nếu tính tới thời điểm sáng nay, con số này có thể lên 7,75%, mức tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2021.

Dù tăng nhanh, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước cho biết có nhiều tín hiệu tích cực khi tăng trưởng tín dụng dàn trải, đồng đều ở nhiều lĩnh vực thay vì chỉ tập trung vào một số ngành. Trong đó, những lĩnh vực gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn đại dịch, như du lịch, khách sạn, nghỉ dưỡng, ghi nhận tăng trưởng tín dụng cao hơn trung bình, đạt trên 8%. Vận tải, du lịch, dịch vụ, vận tải tăng 8,25%; công nghiệp phụ trợ tăng trên 7,6%.

Gói hỗ trợ lãi suất thuộc Nghị định 31 nằm trong chương trình tổng thể phục hồi kinh tế 2022-2023.

Khoản vay hỗ trợ lãi suất bằng đồng Việt Nam, được ký thoả thuận cho vay và giải ngân từ 1/1/2022 đến 31/12/2023. Mức lãi suất hỗ trợ 2% một năm được tính trên số dư nợ vay và thời hạn cho vay hỗ trợ lãi suất thực tế. Đến thời điểm trả nợ lãi của từng kỳ, ngân hàng thương mại sẽ giảm cho khách hàng số tiền lãi phải trả bằng số lãi được hỗ trợ trong kỳ.

Minh Sơn

Video liên quan

Chủ Đề