Vì sao cam hut thuoc truong học

Tình trạng học sinh [HS] tiếp cận sớm với thuốc lá dẫn đến nghiện thuốc lá đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trước thực trạng đó, thời gian qua, các đơn vị trường, đặc biệt là các trường THPT trên địa bàn tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp tạo chuyển biến trong nhận thức, hành động của cả cán bộ, giáo viên, HS về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và môi trường.

Học sinh Trường THPT Hàm Rồng [TP Thanh Hóa] tham gia hoạt động truyền thông về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

Xác định khâu tuyên truyền giữ vai trò quan trọng trong xây dựng trường học không khói thuốc lá, những năm qua, Trường THPT Hàm Rồng [TP Thanh Hóa] đã đẩy mạnh hoạt động này bằng nhiều hình thức, như truyền thông trực tiếp, sinh hoạt dưới cờ, lồng ghép vào các giờ học chính khóa, qua các buổi ngoại khóa về tác hại của thuốc lá... Nhờ đó, nhận thức của giáo viên và HS về phòng, chống tác hại của thuốc lá ngày càng được nâng cao. Nhiều năm qua, môi trường học đường của nhà trường không có khói thuốc lá. Thầy giáo Lường Văn Hoan, Phó Hiệu trưởng Trường THPT Hàm Rồng, cho biết: Để xây dựng môi trường học đường không khói thuốc lá, nhà trường đã tăng cường tuyên truyền về Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá [PCTHTL] đến HS và cán bộ, giáo viên trong trường; giao nhiệm vụ cho giáo viên chủ nhiệm xây dựng nội quy lớp học và phổ biến tới các em HS quy định cấm hút thuốc lá, tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người; đồng thời giám sát việc thực thi không hút thuốc lá của HS, đưa vào quy chế đánh giá thi đua của trường. Bên cạnh đó, nhà trường trang bị hệ thống biển “không hút thuốc” niêm yết ở tất cả các khu vực như nhà lớp học, khu chức năng, trong khuôn viên sân trường...; tổ chức thường xuyên các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi có lồng ghép nội dung PCTHTL như Cuộc thi “Khi tôi 18”. Ngoài ra, nhà trường còn phối hợp chặt chẽ với gia đình trong giám sát, quản lý HS tại nơi cư trú; tổ chức cho HS ký cam kết không hút thuốc lá; khuyến khích giáo viên đưa nội dung PCTHTL vào giờ giảng một cách linh hoạt, phù hợp.

Tương tự, để xây dựng thành công môi trường học đường không khói thuốc lá, ngoài công tác tuyên truyền, Trường THPT Nông Cống 3 [Nông Cống] còn nêu cao tinh thần trách nhiệm và nêu gương. Thầy Lường Văn Phán, Hiệu trưởng Trường THPT Nông Cống 3, chia sẻ: Những năm về trước, nhiều giáo viên và HS nhà trường có thói quen hút thuốc lá trong trường; tuy nhiên, hiện nay, 100% cán bộ, giáo viên và HS nhà trường không còn hút thuốc trong trường học. Đạt được kết quả này, ban giám hiệu, các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là đoàn thanh niên nhà trường thường xuyên nhắc nhở, tuyên truyền về tác hại của việc hút thuốc lá đến HS và cán bộ, giáo viên. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhất là cán bộ quản lý luôn nêu gương trong phòng, chống và không hút thuốc lá. Cùng với đó, hằng năm, nhà trường chỉ đạo các lớp, các chi đoàn tổ chức các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và môi trường sống, cũng như đưa ra các hình thức kỷ luật đối với giáo viên và HS nếu vi phạm về hút thuốc lá...

Bằng nhiều cách làm khác nhau, các trường học trên địa bàn tỉnh đã từng bước tạo chuyển biến trong nhận thức, hành động của giáo viên, HS về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe và môi trường. Đến nay, công tác tuyên truyền PCTHTL của các nhà trường đã trở thành hoạt động nền nếp, thường xuyên, được đông đảo cán bộ, giáo viên, HS tích cực hưởng ứng và tham gia. Nhiều trường học đã xây dựng thành công môi trường học đường không khói thuốc lá, nhiều cán bộ, giáo viên, nhân viên đã bỏ hút thuốc lá, thực hiện nghiêm quy định không hút thuốc lá trong trường học. Đặc biệt, nhiều HS được tuyên truyền về tác hại của thuốc lá khi về gia đình đã tích cực tham gia vận động người thân từ bỏ thói quen hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe... Tuy nhiên, lo ngại của các nhà trường cũng như các bậc phụ huynh đó là tình trạng HS hút thuốc lá ngoài nhà trường. Thực tế cho thấy, hiện nay không ít HS của nhiều trường THPT ở cả khu vực thành thị và nông thôn vẫn ngang nhiên hút thuốc lá ngoài cổng trường sau giờ lên lớp, thậm chí có một bộ phận nhỏ HS lén hút thuốc trong trường... Thực trạng này đã được nhiều giáo viên và cán bộ quản lý thừa nhận.

Xây dựng môi trường học đường không khói thuốc sẽ góp phần tạo nếp sống văn minh, lịch sự, an toàn cho cán bộ, giáo viên và HS, góp phần giữ gìn sức khỏe, duy trì lối sống lành mạnh; giảm tỷ lệ mắc bệnh, tử vong do thuốc lá gây ra... Vì vậy, việc nâng cao nhận thức và hành động về PCTHTL ở mỗi HS cũng như cán bộ, giáo viên là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên và lâu dài đối với toàn ngành giáo dục nói chung và mỗi đơn vị trường nói riêng. Để làm tốt nhiệm vụ này, thiết nghĩ, các trường học cần thành lập và thường xuyên kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng trường học không khói thuốc. Triển khai có hiệu quả các hoạt động, như: Tổ chức lễ phát động PCTHTL, treo biển “cấm hút thuốc” ở chỗ dễ quan sát; xây dựng góc truyền thông PCTHTL. Làm tốt công tác phối hợp giữa gia đình và các tổ chức xã hội với nhà trường trong quản lý HS; trong đó cha mẹ HS phải đặc biệt quan tâm đến các con, không để con em mình sa ngã vào các tệ nạn, đua đòi theo bạn bè và người xấu, thường xuyên nhắc nhở con em mình không được hút thuốc lá. Và hơn hết là mỗi HS cần ý thức được tác hại của thuốc lá để bảo vệ sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh.

Bài và ảnh: Phong Sắc


Theo đó, một trong những quy định thu hút sự quan tâm của dư luận là, địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm: Cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khối lớp học có khối tích trên 5.000 m3.

Quy định “mở”?

Băn khoăn về quy định này, sinh viên Nguyễn Sơn Tùng – Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải [Hà Nội] cho rằng, nếu theo quy định trên thì các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp có khối tích trên 5.000 m3 sẽ không bị cấm hút thuốc hoàn toàn. “Theo em nên quy định “cứng”: Các cơ sở giáo dục [nói chung là môi trường học đường] thuộc địa điểm cấm hút thuốc hoàn toàn [kể cả trong nhà hay khuôn viên ngoài trời]” – Sơn Tùng thẳng thắn nói.

Nguyễn Quốc Việt – sinh viên Trường Đại học Xây dựng [Hà Nội] cho biết: Hiện nhiều vị trí trong trường đều dán biển “Cấm hút thuốc lá”. Việc này đã và đang được sinh viên trong trường chấp hành, thực hiện tốt. Vì vậy, nếu quy định “mở” nêu trên được thực thi, vô hình trung sẽ “kích cầu” cho sinh viên hút thuốc. Như vậy, công sức cổ động, tuyên truyền bấy lâu nay về môi trường học đường không khói thuốc sẽ mất đi giá trị.

“Hầu hết thanh niên chúng em ý thức được tác hại của thuốc lá với sức khỏe. Vì thế, nhiều bạn nói không với thuốc lá. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc 100% sinh viên không hút thuốc lá. Thú thật, trong môi trường sư phạm, nếu thấy bạn nào đó “phì phèo” điếu thuốc, sẽ rất phản cảm và làm ảnh hưởng đến môi trường chung. Vì thế, tốt nhất là nên cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong môi trường giáo dục” – Quốc Việt nêu ý kiến.

Đồng quan điểm, chị Trần Phương Thảo – Chủ tịch Hội Sinh viên, Trường Đại học Mở Hà Nội nhấn mạnh: Ai cũng biết tác hại của thuốc lá với sức khỏe, vì thế Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá mới được Quốc hội ban hành. Xét trong môi trường giáo dục, không nên có giới hạn về không gian, thời gian để được hút hay không được hút. Mà nên cấm hút thuốc ở tất cả cơ sở giáo dục từ mầm non đến đại học. Cần xây dựng môi trường giáo dục trong sạch, lành mạnh, mà ở đó tất cả cán bộ, giảng viên, sinh viên đều nói không với thuốc lá.

Xây dựng môi trường không khói thuốc

Anh Ngô Văn Thiện – Trưởng ban Thanh niên trường học, Phó Chủ tịch Thường trực Hội sinh viên TP Hà Nội cho hay: Từ đầu năm học, Thành đoàn Hà Nội đã đề nghị đoàn thanh niên, hội sinh viên các trường đại học, cao đẳng và các trường chuyên nghiệp, về việc đẩy mạnh tuyên truyền đến học sinh, sinh viên không hút thuốc lá và xây dựng môi trường không khói thuốc. Qua đó, góp phần xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, lành mạnh, tạo điều kiện tốt nhất cho sinh viên học tập và nghiên cứu khoa học. Anh Thiện mong muốn, đoàn thanh niên, hội sinh viên các trường cần quyết liệt tham mưu cho lãnh đạo nhà trường ban hành các văn bản, quy định về việc cấm hút thuốc lá trong trường học, quyết tâm xây dựng môi trường không khói thuốc.

Viện dẫn Luật Giáo dục 2019 quy định, cấm hút thuốc, uống rượu, bia trong trường học, PGS.TS Đậu Xuân Cảnh – Giám đốc Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam nói: Luật đã quy định như vậy, chúng ta nên tôn trọng; không nên có bất cứ cơ chế hay quy định “mở” nào về việc hút thuốc lá trong môi trường giáo dục. Dù rộng hay hẹp, dù khối tích lớn hay nhỏ, việc hút thuốc trong trường học là hình ảnh phản cảm. Điều đó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người hút thuốc lá mà còn làm ô nhiễm môi trường xung quanh. “Chúng ta đã cấm thì nên triệt để, nhất là với môi trường sư phạm” - PGS.TS Đậu Xuân Cảnh nói.

Theo PGS.TS Đậu Xuân Cảnh, thời gian qua, Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam đã thực hiện tốt việc xây dựng môi trường không khói thuốc. Cấm hút thuốc được đưa vào nội quy của nhà trường. Nếu sinh viên vi phạm sẽ bị nhắc nhở, thậm chí là xử lý theo quy định. Học viện cũng tổ chức nhiều phong trào, hoạt động nhằm tuyên truyền tác hại của thuốc lá đến cán bộ, giảng viên và sinh viên. Vì vậy, hầu hết sinh viên trong trường đều cam kết nói không với thuốc lá…
 

Điều 2 dự thảo Thông tư hướng dẫn các địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà và trong phạm vi khuôn viên, bao gồm: Cơ sở y tế; Cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em; Cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao theo quy định tại Phụ lục II Danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ ban hành kèm theo Nghị định 79/2014/NĐ-CP ngày 31.7.2014; Cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khối lớp học có khối tích trên 5.000 m3.

Theo Giáo dục và Thời đại

  • TAG
  • HÚT THUỐC LÁ
  • BỘ Y TẾ
  • CẤM HÚT THUỐC LÁ
  • MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÓI THUỐC

Video liên quan

Chủ Đề