Tại sao thiếu máu gây suy tim

Tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim thường gây ảnh hưởng đến chức năng bơm máu của tim, gây ra các triệu chứng đau và thiếu máu toàn thân. Theo một thống kê y tế, thiếu máu cục bộ ở cơ tim là nguyên nhân gây ra hơn 17 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới.

1. Tại sao bạn bị thiếu máu cục bộ cơ tim?

Thiếu máu cục bộ cơ tim xảy ra khi một phần cơ tim không được cung cấp đủ máu, nguyên nhân do một hoặc nhiều mạch máu nuôi tim bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Tình trạng này có thể là cấp tính hoặc kéo dài. Nguyên nhân gây thiếu máu cục bộ cơ tim cấp tính thường do tình trạng tắc nghẽn một phần hoặc toàn bộ mạch vành. Việc này khiến oxy và các dưỡng chất cần thiết cho cơ tim bị giảm, gây ra các cơn đau thắt ngực.

Thiếu máu cục bộ cơ tim có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim nguy hiểm

Còn các trường hợp thiếu máu cục bộ cơ tim kéo dài thường do xơ vữa, tắc hẹp mạch máu khiến lưu lượng máu cung cấp cho tim giảm. Thiếu máu và oxy kéo dài khiến hoạt động của tế bào cơ tim giảm đi, chức năng bơm máu cũng bị ảnh hưởng. Đây là tình trạng thiếu máu cơ tim cục bộ thường xảy ra hơn. Cục máu đông làm bít tắc mạch máu có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim - biến chứng tim mạch nguy hiểm, khiến bệnh nhân tử vong nếu không can thiệp sớm.

Thông thường ban đầu, khi các mảng xơ vữa mới xuất hiện trong lòng động mạch, nó chưa khiến lòng mạnh bị hẹp đi nhiều. Vì thế mức độ thiếu máu cơ tim cũng chưa nặng, đa phần người bệnh không thấy có triệu chứng hay ảnh hưởng sức khỏe gì. Nhưng khi các mảng xơ vữa lòng mạch dày lên, mạch máu hẹp đi nhiều thì triệu chứng thiếu máu cục bộ sẽ trở nên rõ ràng.

Đôi khi, cơn co thắt vành đột ngột cũng có thể là nguyên nhân làm giảm lưu lượng máu đến tim và gây thiếu máu cục bộ cơ tim.

Thiếu máu cơ tim cục bộ đang có xu hướng trẻ hóa

Đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này bao gồm: Người bị tăng huyết áp, người có tiền sử bệnh tim mạch đặc biệt là bệnh mạch vành, bệnh nhân bệnh thận, đái tháo đường, mỡ máu cao, thừa cân, béo phì, lạm dụng rượu bia, thuốc lá,… Thiếu máu cơ tim cục bộ cũng thường xảy ra ở nam giới hơn đàn ông, nhất là độ tuổi dưới 45.

2. Triệu chứng điển hình của thiếu máu cơ tim cục bộ

Đau thắt ngực là triệu chứng rõ ràng, điển hình nhất của bệnh. Cơn đau thắt ngực này rất đặc trưng và dễ nhận biết, đó là cảm giác chèn ép, đau đớn như bị bóp nghẹt trái tim. Bệnh nhân có thể biểu hiện ở 2 thể bệnh đau thắt ngực ổn định và không ổn định, mức độ đau và tần suất là khác nhau.

2.1. Đau thắt ngực ổn định

Số trường hợp bị đau thắt ngực ổn định phổ biến hơn do tình trạng xơ vữa, hẹp thành mạch máu tích lũy làm giảm dần lưu lượng máu nuôi tim. Biểu hiện thiếu máu cơ tim cục bộ chỉ xảy ra khi tim cần hoạt động nhiều hơn, là khi làm việc gắng sức.

Đau thắt ngực ổn định cho thấy những mảng xơ vữa động mạch đang ổn định, không bị vỡ hay nứt gãy. Tuy nhiên tình trạng này có thể xảy ra bất cứ khi nào, làm hình thành cục máu đông đe dọa tắc mạch máu.

Cơn đau thắt ngực ổn định do thiếu máu cơ tim thường nặng dần theo thời gian

Triệu chứng đau thắt ngực ổn định thường nặng hơn theo thời gian, gây suy giảm sức khỏe, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và công việc của người bệnh. Chỉ khi can thiệp thông tắc mạch máu, tình trạng này mới được cải thiện.

2.2. Đau thắt ngực không ổn định

Khác với thể bệnh trên, cơn đau thắt ngực không ổn định không thể dự đoán được, nó xuất hiện bất chợt bất cứ lúc nào và mức độ đau đớn cũng thường nặng hơn, không thể cải thiện khi nghỉ ngơi hoặc sử dụng thuốc. Tùy vào mức độ tắc nghẽn mà cơn đau có thể qua nhanh chóng hay kéo dài. Đây là tình trạng rất nguy hiểm bởi nó là dấu hiệu sớm dẫn đến cơn nhồi máu cơ tim.

Ngoài triệu chứng đau thắt ngực, người bệnh còn xuất hiện các triệu chứng toàn thân do chức năng cơ tim suy giảm như: khó thở, ho, đánh trống ngực, hồi hộp, ngất xỉu, phù chân, chóng mặt,…

3. Điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ

Dựa trên triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một vài xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác. Muốn điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ triệt để, cần loại bỏ nguyên nhân gây bệnh là xơ vữa mạch máu làm hẹp và tắc nghẽn máu. Khi đó, lưu lượng máu nuôi tim được cung cấp đủ, các triệu chứng và biến chứng bệnh cũng được loại bỏ.

Điều trị nội khoa hiệu quả với các trường hợp bệnh nhẹ

Hiện nay, điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ bao gồm các phương pháp sau: dùng thuốc, phẫu thuật kết hợp với chăm sóc tại nhà.

Thuốc điều trị

Đa phần thuốc điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ có tác dụng giảm bớt triệu chứng và nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu, tăng cường chức năng cơ tim.

  • Thuốc chống đông máu: giảm nguy cơ hình thành cục máu đông khi xơ vữa động mạch vỡ ra, dẫn đến nhồi máu cơ tim.

  • Thuốc hạ mỡ máu: Cholesterol máu được cân bằng, tránh tích tụ xơ vữa động mạch làm tăng mức độ hẹp mạch máu.

  • Thuốc giãn mạch: Giảm nhanh triệu chứng đau thắt ngực do thiếu máu cơ tim cục bộ cấp tính.

  • Thuốc chống loạn nhịp tim: Chỉ định trong trường hợp có rối loạn nhịp tim.

  • Thuốc chẹn kênh canxi: có tác dụng giãn mạch, giảm huyết áp, cải thiện tuần hoàn máu.

  • Thuốc lợi tiểu: giảm huyết áp, giảm triệu chứng phù, khó thở do thiếu máu cơ tim cục bộ gây ra.

  • Thuốc ức chế men chuyển: giảm triệu chứng phù, giảm huyết áp,...

Nếu bệnh nhân có triệu chứng hoặc bệnh lý khác kèm theo, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp.

Phẫu thuật điều trị

Nếu mạch vành bị tắc nghẽn nặng, nguy cơ biến chứng cao hoặc bệnh nhân không đáp ứng điều trị bằng thuốc, phẫu thuật là cần thiết và cần thực hiện sớm. Hai kĩ thuật chủ yếu trong điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ là đặt stent, nong mạch vành và phẫu thuật bắc cầu động mạch vành.

Đặt stent giúp thông tắc mạch máu hiệu quả

Tuy nhiên chỉ điều trị ngoại khoa can thiệp khi có chỉ định. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng cần tuân thủ chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ điều trị bệnh, ngừa triệu chứng và biến chứng tốt hơn.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Cao Thanh Tâm - Bác sĩ Nội Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tim là cơ quan giữ chức năng quan trọng trong cơ thể, bất kỳ bệnh lý nào liên quan đến tim mạch ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người bệnh. Bệnh lý tim mạch ngày một gia tăng, trong đó bệnh suy tim sung huyết là chặng đường cuối cùng mà đa số những người bệnh tim mạch phải trải qua.

Suy tim là hội chứng bệnh lý thường gặp trong bệnh lý về tim mạch như bệnh van tim, bệnh cơ tim, bệnh tim bẩm sinh và một số bệnh ảnh hưởng đến tim.

Suy tim sung huyết là tình trạng tim hoạt động kém hiệu quả, giảm chức năng bơm máu của tim, khiến tim không thể đáp ứng được đủ nhu cầu oxy của cơ thể, gây ra tình trạng ứ máu tại tim, phổi và các mô, cơ quan trong cơ thể.

Các loại suy tim bao gồm suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ:

  • Suy tim trái là tình trạng tâm thất trái hoạt động kém hiệu quả máu ứ lại tâm thất trái và khiến cho máu từ phổi đổ về tâm nhĩ trái trở nên khó khăn gây ứ máu tại phổi.
  • Suy tim phải là tình trạng tâm thất phải hoạt động kém hiệu quả dẫn đến giảm bơm máu lên phổi, gây ứ máu tại tâm thất phải và gây cản trở máu trở về tim phải.
  • Suy tim toàn bộ là bệnh cảnh của suy tim phải ở mức độ nặng.

2.1. Nguyên nhân gây bệnh

2.2. Các yếu tố nguy cơ gây bệnh

  • Tuổi cao
  • Bệnh lý động mạch vành
  • Béo phì
  • Bệnh đái tháo đường
  • Hút thuốc lá
  • Sử dụng nhiều thuốc có cồn.

Suy tim sung huyết

Tuy vào giai đoạn bệnh mà biểu hiện bệnh nặng nhẹ khác nhau, thông thường có các triệu chứng sau:

  • Khó thở ban đầu khó thở ít, vận động nhiều mới khó thở, ở giai đoạn muộn người bệnh thấy khó thở ngay cả khi nghỉ ngơi.
  • Ho khan, hoặc thở khò khè. Ho có thể kéo dài do ứ huyết ở phổi, có thể ho ra máu.
  • Phù: ứ trệ dịch ở các bộ phận của cơ thể dẫn tới phù chi dưới với biểu hiện rõ nhất là sưng mắt cá chân, bàn chân.
  • Mệt mỏi: Do nhu cầu oxy cung cấp cho cơ thể không đảm bảo, cơ thể tập chung máu cho những cơ quan quan trọng, nên cơ thể có cảm giác mệt mỏi.
  • Trong suy tim trái có thể xuất hiện phù phổi cấp với các triệu chứng như: Bệnh nhân khó thở nhiều phải ngồi dậy để thở, co kéo cơ hô hấp, vã mồ hôi, chân tay lạnh, nhịp tim nhanh, nghe phổi có nhiều rale ẩm. Là một bệnh cấp cứu nếu không được điều trị kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Để chẩn đoán bệnh suy tim sung huyết cần dựa vào triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

Các dấu hiệu cận lâm sàng bao gồm:

  • Xquang tim phổi thẳng: Thấy hình ảnh bóng tim to, phổi mờ do ứ máu phổi.
  • Điện tim[ECG]: Suy tim trái thấy các dấu hiệu trục trái, tăng gánh thất trái, dày thất trái. Suy tim phải thấy dấu hiệu trục tim lệch phải, tăng gánh thất phải, dày thất phải.
  • Siêu âm tim: Thấy hình ảnh buồng tim giãn.

5.1 Điều trị nội khoa

Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị suy tim bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu nhằm giảm ứ đọng dịch trong cơ thể, làm giảm tiền gánh. Thường dùng một trong ba loại thuốc lợi tiểu bao gồm furosemid, hypothiazid, aldactone.
  • Thuốc trợ tim nhóm digitalis giúp tăng sức co bóp của cơ tim, giảm nhịp tim, làm giảm dẫn truyền các xung động của cơ tim và làm tăng tính kích thích của cơ tim
  • Thuốc giãn mạch: Làm giảm trương lực tĩnh mạch hay tiểu động mạch qua đó làm giảm tiền gánh hay hậu gánh
  • Thuốc chống đông máu: Do suy tim gây tình trạng ứ máu nên rất dễ hình thành cục máu đông.
  • Ngoài ra cần điều trị nguyên nhân gây bệnh: Như bệnh cường giáp, phẫu thuật trong bệnh lý tim bẩm sinh....

5.2 Thay đổi lối sống

  • Tăng cường nghỉ ngơi, không làm những việc phải gắng sức, có thể tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày như đi bộ, yoga, thiền...
  • Kiểm soát tốt cân nặng, duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế muối và các thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế thức uống có cồn.

Khi có bất kỳ triệu chứng nghi ngờ bệnh suy tim người bệnh có thể đến khám tại Phòng khám chuyên sâu về suy tim - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park. Là 1 trong số ít các phòng khám chuyên sâu về suy tim được xây dựng sớm nhất tại Việt Nam có tham khảo mô hình của Mỹ và Singapore.

Tại phòng khám khách hàng được:

  • Khám và chẩn đoán bệnh suy tim

Đánh giá mức độ suy tim, lập kế hoạch điều trị cụ thể, tối ưu và phù hợp với từng bệnh nhân, trên cơ sở áp dụng các hướng dẫn cập nhật từ các tổ chức chuyên khoa Tim Mạch lớn trên thế giới như Hội Tim Mạch châu Âu, hội Tim mạch và Trường môn Tim Mạch Hoa kỳ.

  • Khám và chẩn đoán các bệnh có thể dẫn tới suy tim

Lập kế hoạch điều trị toàn diện các bệnh có thể dẫn tới suy tim, bao gồm điều trị nội khoa tối ưu kết hợp điều chỉnh lối sống, loại bỏ các nguyên nhân có thể dẫn tới suy tim bằng phẫu thuật, can thiệp tim mạch, can thiệp loạn nhịp

  • Nâng cao kiến thức về suy tim cho mọi người

Tổ chức câu bộ lạc bộ cho bệnh nhân suy tim hoặc những ai quan tâm tới suy tim, qua các hình thức sinh hoạt sẽ tư vấn, giáo dục sức khỏe để nâng cao kiến thức về suy tim cho mọi người, lợi ích của việc phòng ngừa suy tim, của tuân thủ điều trị, của tinh thần lạc quan vào cuộc sống.

Bệnh suy tim sung huyết nếu được phát hiện và điều trị sớm giúp người bệnh kéo dài tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sống, vì vậy khi có bất kỳ triệu chứng nào nghi ngờ bệnh cần đến khám để được chẩn đoán và điều trị sớm.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Phát hiện những triệu chứng sớm của suy tim

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề