Vì sao bị lỗi bơi cùng tay cùng chân

Hiện tại vẫn còn đang rất nhiều người đã và đang tập bơi rất lâu rồi mà mãi vẫn không thể ngóc đầu [ ngửa cổ]lên lấy hơi được , mà không hiểu tại sao mình tập mãi mà vẫn không làm được. Thì hôm nay Trung tâm dạy bơi cấp tốc sẽ đưa ra tất cả các lỗi các bạn có thể mắc phải khi bơi để các bạn cùng rút kinh nghiệm , tự tham khảo và tự chỉnh sửa cho hoàn thiện kiểu bơi của mình các bạn nhé !

Các đối tượng ở đây không ngoại trừ các bạn đang tự mình tập bơi mà còn bao gồm tất cả những người đang trực tiếp học bơi ở 1 trung tâm nào đó, đang học ở thầy cô nào đó nhưng mãi vẫn không làm được . Các lỗi sai cũng đều bao gồm từ phương pháp sư phạm, cũng như phương pháp tập luyện chỉnh sửa không được chính xác cũng là nguyên nhân thất bại của việc hoàn thiện kiểu bơi và cũng có phần sai của người luyện tập khi không nắm rõ các kỹ năng được truyền đạt .

Với chu kỳ thực hiện động tác khi bơi ếch sẽ được kết hợp “ Chân – Tay đồng thời kết hợp thở” và được triển khai chi tiết như sau :

+ Đạp chân xong khép lại , trở về tư thế chuẩn bị ban đầu chúng ta sẽ nghỉ 3s để cơ thể nổi hoàn toàn lên sát mặt nước .
+ Thở ra bằng mũi rồi ngửa mặt lên từ từ , đồng thời ngay lúc bắt đầu ngửa cổ lên thì chúng ta tách tay và quạt sang hai bên đi chếch xuống – khi tay đã quạt rộng & mắt đã nhìn được lên trần thì lúc đó thực hiện động tác lấy hơi vào[ lấy hơi bằng miệng].

+ Khi đã lấy hơi xong , tay lúc đó đang ở tư thế ôm vào lòng và khi bắt đầu đưa ra phía trước thì chúng ta sẽ thực hiện động tác cúi đầu xuống theo tay.
+ Và kết thúc là chu kỳ của 1 động tác bơi ếch là trở về trạng thái ban đầu . Cứ như vậy lập đi lập lại chu kỳ này là chúng ta đã hoàn thành kỹ thuật bơi ếch .

***Khi các bạn tập mãi không thể lên thở được là do những lỗi sai sau :

Lỗi 1 :

Trước khi kết hợp động tác đã quá vội vàng , không tập tại chỗ cho nhuần nhuyễn đã nóng lòng đòi biết bơi ngay.

– Không cần nhớ thứ tự cứ thế là ngoi lên thở – Không cần biết tay quạt như thế nào – Chân đạp ra sao

– Chu kỳ động tác nhịp điệu như nào .

Các bạn cần thực hiện động tác tay kết hợp với thở tại chỗ nhiều lần; để có thể quen với thứ tự động tác cũng như cách lấy hơi cho thuần thục .

+ Kỹ thuật của động tác tay kết hợp thở như sau : Bạn đứng ở chỗ có mực nước sâu vừa phải ,đứng chân trước sau [ hoặc dang rộng sang hai bên] trọng tâm dồn về phía sau sao cho cơ thể không bị nổi lên trên mặt nước, hai cánh tay để thẳng & 2 bàn tay úp sát nhau ở phía trước để chuẩn bị .

Trước tiên bạn lấy hơi cúi xuống bước nín thở 3s rồi thở ra [ bằng mũi] từ từ ngửa cổ lên đồng thời lúc ngửa cổ thì bạn thực hiện động tác quạt tay – khi đã quạt tay rộng sang hai bên , mắt nhìn lên trần và lấy hơi[ há miệng hít hơi] – rồi cúi xuống theo khi hai tay đang bắt đưa ra đằng trước trở về tư thế ban đầu . Cứ tập như vậy cho thuần thục rồi mới thực hiện kết hợp .

Lỗi 2 : Động tác chân và sự thả lỏng của cơ thể không được tốt .

  Khi đạp chân các bạn thực hiện không đúng như làm quá vội không bẻ [xoay cổ chân] và không giữ chắc được cổ chân khi đạp ra, khi đạp ra dùng không đúng lực, đạp ra quá hời hợt , dẫn đến không tạo được độ lướt & nổi cho cơ thể cũng là nguyên do chính khiến bạn không thể nổi lên được để thực hiện động tác tiếp theo là quạt tay lấy hơi . Và sau khi đạp chân; cơ thể quá căng cứng không thả lỏng được toàn thân; không tạo được độ nổi cho cơ thể .

Chỉnh sửa:

  • Khi bơi cần thực hiện động tác chân chính xác: Bước 1 “ co” chậm Bước 2 “ bẻ” nhẹ nhàng Bước 3 “ đạp” mạnh

    Bước 4 “ khép” nhanh tạo độ chính xác, đạt hiệu lực cao .

  • Khi thu chân về nhớ mở gối căng sang hai bên; xoay hết cổ chân và giữ chắc trong khi đạp.Không được để phần hông và đùi co về phía bụng .
  •  Dùng lực đùi để đạp gót chân sang hai bên. Không dùng lực từ cẳng chân
  •  Khi co chân về nên mềm vai , không được gồng tránh trường hợp người bị tụt lại phía sau .
  •  Sau khi đạp chân xong thì cố gắng thả lỏng toàn bộ cơ thể như vai, eo hông, chân, cổ …

Lỗi 3 : Dùng lực ngửa lên quá nhanh và mạnh .

Khi bắt đầu ngửa lên do sợ bị chìm nên bạn đã dùng hết sức lực để làm sao hất đầu lên thật cao và không những thế bạn lại còn ngửa giật cả nửa thân người lên khỏi mặt nước mà vẫn không lấy được hơi vào . Bởi khi làm quá nhanh , dùng sức mạnh nên đầu cũng sẽ bị chim xuống nước nhanh mà không kịp lấy hơi vào .

Chỉnh sửa:
+ Bạn cần thả lỏng người trước khi ngửa lên. Đặc biệt; khi ngửa lên chỉ cần nhẹ nhàng. Không được dùng sức quá nhanh và mạnh ở động tác này ; bạn sẽ khống chế được động tác của mình.

Lỗi 4 : Thực hiện động tác quạt tay quá nhanh mạnh và dùng sai lực.

Cũng tương tự như ở lỗi thứ 3 bạn cung đang nghĩ phải làm thật nhanh và quạt ra thật mạnh để có thể ngoi lên trên lấy hơi và dùng sai lực để quạt ra , thay vì dùng lực ở bàn tay để quạt nước , tì nước tạo lực đẩy thì bạn lại dùng lực ở vai để thực hiện .

Chỉnh sửa: + Dùng lực ở bàn tay để quạt nước ra; [ giống như bạn đang gạt một vật gì đó ở trước mặt ra ngoài]. Chứ không được gồng hết vai lên để quạt ra. + Khi quạt nhớ giữ chắc cái cổ tay để tạo lực đẩy .

+ Dùng chút lực vào tay nhưng không được gồng vai. Nên quạt ra với tốc độ trung bình; để tránh trường hợp chưa lấy được hơi mà mặt đã phải úp xuống nước.

Lỗi 5 : Há miệng hít quá sớm .

Ở động tác lấy hơi , các bạn thường há miệng ra ngay từ ở dưới nước. Nên rất dễ bị sặc nước hay không lấy đủ hơi vào người.

Chỉnh sửa :
+ Khi nào mắt bạn nhìn được lên phía trên [nhìn lên trần nhà] miệng qua khỏi mặt nước; tay quạt sang 2 bên thì mới thực hiện động tác lấy hơi. Khi lấy hơi cần hít thật sâu cho đủ hơi để cơ thể được nổi một cách dễ dàng nhất.

Đó là những lỗi cơ bản mà các bạn thường mắc phải khi bơi. Để hít thở duy trì hơi thở ổn định; các bạn cần chỉnh sửa những cái mình đang bị sai để hoàn thiện kỹ thuật bạn nhé .

Nếu đã tham khảo bài viết này của chúng tôi và đã tự chỉnh sửa mà vẫn không làm được; các bạn có thể gọi điện hoặc nhắn tin trực tiếp với chúng tôi để được tư vấn, phân tích trực tiếp về các lỗi sai mà bạn đang mắc phải hoặc đến trực tiếp ôn luyện với chúng tôi chỉ trong 1 buổi học [ 1h-1h30p / buổi] các bạn sẽ làm được ngay thôi .

“Trung tâm dạy bơi cấp tốc“ chuyên đào tạo các kiểu bơi cho mọi lứa tuổi. Chúng tôi là “Đội ngũ HLV chuyên nghiệp” có chứng chỉ về Bơi Lội cấp quốc tế và trong nước. Phương pháp giảng dạy đa dạng đem lại sự hào hứng thoải mái; để bạn có thể tiếp thu kiến thức 1 cách tối đa. Đến với Trung tâm, bạn sẽ nhận được sự giáo dục hoàn hảo nhất. Chúng tôi luôn cố gắng để đem lại cho bạn những giờ học thật tuyệt vời…

Free 1 buổi học thử – Hiệu quả được kiểm chứng ngay

Việc bơi đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất cho người bơi, từ đó giúp bơi được nhanh, nhẹ nhàng và bền lâu. Dưới đây là những lỗi thường gặp khi bơi ếch và làm thế nào để khắc phục chúng.

Bơi ếch bao gồm các chuyển động của tay, chân, tư thế thân, thở, lướt, vươn người... Thực hiện đúng kỹ thuật sẽ giúp mang lại hiệu quả tốt nhất của việc bơi lội. Kỹ thuật bơi cũng phải phù hợp với từng đối tượng như người lớn, trẻ nhỏ, người khuyết tật... Tuy nhiên, rất nhiều người mắc phải các lỗi thường gặp khi bơi ếch và không biết làm thế nào để khắc phục chúng.

1. Kỹ thuật bơi ếch đúng

Kỹ thuật bơi ếch bao gồm 3 phần là tay, chân và thở. Trong đó:

- Động tác tay trong bơi ếch cần đủ 4 bước bao gồm tỳ nước, kéo nước, đẩy nước và trả tay.

- Động tác chân bao gồm các bước như co gập chân, mở bàn chân, đẩy nước và khép chân thẳng.

- Kỹ thuật thở là yếu tố quyết định do chúng sẽ cung cấp kịp thời oxy cho cơ vận động. Nguyên tắc thở trong bơi ếch là lấy hơi bằng miệng khi ngoi đầu lên và thở bằng mũi dưới nước.

2. Các lỗi thường gặp trong bơi ếch và cách khắc phục

2.1. Không thả lỏng và cảm nhận nước khi bơi

Để cơ thể nhẹ nhàng và dễ nổi, bạn cần phải thả lỏng cơ bắp. Cảm nhận nước và thả nổi là bước căn bản quan trọng cho người bắt đầu học. Cơ thể luôn căng cứng sẽ khiến bạn nhanh mệt và khó nổi trên mặt nước.

Thả lỏng để cơ thể nổi hoàn toàn [Ảnh: Internet]

Để khắc phục lỗi này, bạn cần thả lỏng hoàn toàn cơ thể, thư giãn khi thực hiện các động tác kỹ thuật kết hợp tay, chân.

2.2. Co chân nhưng giữ yên đầu gối và bắp chân

Do co chân nhưng giữ nguyên đầu gối và bắp chân nên bàn chân sẽ đưa lên quá cao. Điều này dẫn đến việc đạp chân không đúng, không thể đẩy người đi đồng thời tạo áp lực lớn lên phần hông. Áp lực này đè nén khiến cơ thể không nổi lên trên mặt nước hoặc khó có thể kéo tay để ngoi lên lấy hơi được.

Cách khắc phục lỗi này là chú ý khi co gập chân phải đảm bảo phần bắp chân và cẳng chân gập sát vào nhau. Vị trí bàn chân bằng sát mông, bắp đùi vuông góc với thân mình.

2.3. Thở không đúng cách

Đây là một lỗi thường gặp khi bơi ếch cơ bản nhất. Đa số người mắc lỗi này thường nín thở dưới nước, thở ra bằng miệng và hít hơi khi đầu ngoi lên mặt nước. Việc thở dưới nước quá mạnh cũng là một sai lầm dẫn đến hết hơi không nổi người lên được.

Kỹ thuật thở vô cùng quan trọng [Ảnh: Internet]

Để khắc phục việc này, hãy hít hơi bằng miệng và thở nhẹ hoàn toàn trong nước bằng mũi. Bên cạnh đó, khi kéo nước để ngoi đầu lên lấy hơi, hãy thả lỏng vai, vươn cổ lên để việc lấy hơi được nhẹ nhàng.

2.4. Đẩy bắp đùi lên cao phía trên hông

Hành động co đẩy bắp đùi lên cao phía trên hông sẽ khiến phần mông nhô lên khỏi mặt nước và giật sốc phần hông khi tiến hành đẩy nước để lướt đi. Cách khắc phục sai lầm này vô cùng đơn giản, chỉ cần đưa phần bắp chân vuông góc với thân khi co chân là được.

Bắp chân nên vuông góc với thân khi co chân [Ảnh: Internet]

2.5. Không đẩy nước bằng lòng bàn chân

Lỗi thường gặp này là do không mở chân ếch để đẩy nước. Hoặc cũng có thể do người tập đẩy nước bằng ngón chân chứ không phải lòng bàn chân. Để khắc phục lỗi sai này, sau khi co gập bàn chân sát mông, hãy tiến hành mở lòng bàn chân hướng ra sau. Tiếp đó xoay ra ngoài, giữ chặt bàn chân và đẩy mạnh về sau theo hình chữ V đến khi chân thẳng.

2.6. Khép chân không thẳng, không ép úp 2 lòng bàn chân vào nhau

Sai lầm này khiến giảm tốc độ đáng kể khi bơi, khiến cơ thể không lướt về phía trước. Để điều chỉnh lại lỗi sai này, người tập cần chú ý thực hành nhiều hơn động tác chân. Sau khi đẩy lòng bàn chân lùi về phía sau theo hình chữ V, người tập cần giữ thẳng đầu gối, ép sát hai chân, úp sát 2 lòng bàn chân cho đến khi các ngón chân chạm nhau.

2.7. Ngước đầu nhìn về phía trước khi ngoi lên lấy hơi

Rất nhiều người tập bơi ếch có thói quen ngước đầu về phía trước khi ngoi lên lấy hơi. Điều này gây ra diện tích cản nước lớn, từ đó dẫn đến đau khớp cổ và gây áp lực đến phần thân sau. Do vậy cơ thể sẽ khó nổi lên hoặc tư thế thân không thẳng cản trở rất lớn đến độ lướt đi khi bơi khiến bạn bơi không được nhanh.

Chỉ nên ngước nhẹ khi vươn đầu lên lấy hơi [Ảnh: Internet]

Cách thực hiện đúng là đầu chỉ nên ngước nhẹ vươn lên lấy hơi, sau đó gập đầu thẳng xuôi theo lưng, mắt nhìn thẳng xuống đáy hồ khi tiến hành đạp chân và đẩy cơ thể lướt đi. Ngoài ra cần giữ chân, tay, đầu và thân xuôi theo một đường thẳng khi lướt đi để đảm bảo cơ thể được cân bằng theo lực đẩy Acsimet.

2.8. Đập tay bắn nước và đẩy khép tay dưới bụng khi kéo nước

Nếu để bàn tay đập bắn nước mỗi khi thực hiện kéo nước sẽ khiến người tập tiêu hao nhiều sức lực. Việc này là do không thực hiện bước tỳ nước hoặc tỳ nước không đúng cách. Hơn nữa, khi kéo bàn tay và cùi chỏ lùi về sau quá nhiều cũng sẽ dẫn đến hao tổn sức lực và chậm nhịp bơi.

Kỹ thuật đúng là thực hiện quạt tay khi bàn tay nổi cách mặt nước 10cm, không để bàn tay nổi ra khỏi mặt nước. Tiếp theo đó mới vươn thẳng, mở lòng bàn tay. Cần giữ cùi chỏ cao và chuyển động ngang vai khi kéo nước lấy hơi. Sau đó khép hai cùi chỏ ở vị trí trước ngực, chắp tay lên phía trên đầu rồi duỗi trả tay.

Động tác tay đúng khi bơi ếch [Ảnh: Internet]

2.9. Không khép sát các ngón tay, trả tay không thẳng và đưa tay hướng sâu xuống dưới

Khi thực hiện kỹ thuật bơi ếch, bàn tay và cổ tay đóng vai trò như một mái chèo. Nếu không khép chặt các ngón tay, nước sẽ tuột qua các khe khiến bạn mất lực đẩy, khó để vươn người lên lấy hơi. Bên cạnh đó, việc trả tay không thẳng sẽ khiến cho diện tích cản nước lớn. Từ đó làm giảm tốc độ bơi đồng thời khiến vòng quạt tay tiếp theo không hiệu quả.

Để khắc phục sai lầm này, bạn cần dúi thẳng tay về phía trước. Khép chặt lòng bàn tay, các ngón tay lại khi thực hiện bơi. Không hướng bàn tay xuống phía dưới đáy tại thời điểm này.

2.10. Thực hiện động tác tay và chân cùng lúc, không nghỉ ngơi trong quá trình bơi

Việc thực hiện các động tác tay và chân không đúng nhịp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ cũng như hiệu quả của bơi lội. Rất nhiều người bơi liên tục, hai tay và chân hoạt động không có khoảng nghỉ dễ dẫn đến kiệt sức, không thể bơi lâu.

Cách thực hiện đúng là phải đảm bảo chu kỳ quạt tay tiến hành ngay sau khi kết thúc quá trình khép chân và cơ thể đã lướt đi được một đoạn nhất định. Sau đó thực hiện co búng chân khi đã lấy hơi đầy đủ. Hơn nữa, người tập bơi cần thả lỏng và thở đều sau quá trình búng chân ếch để cơ có thể được phục hồi.

So sánh bơi sải và bơi ếch - Nên học bơi theo kỹ thuật nào?

Video liên quan

Chủ Đề