Vì sao 108 anh hùng lương sơn bạc thất bại

Sự kiện: Bí ẩn lịch sử thế giới, Tin tức Trung Quốc

Hắc Toàn Phong Lý Quỳ.

Lý Quỳ có tên hiệu là Hắc Toàn Phong, hay Thiết Ngưu do bản tính lỗ mãng, nóng nảy, ngoại hình hung dữ, và luôn sử dụng vũ khí là một đôi rìu sắt. Lý Quỳ tính tình hung bạo nhưng được coi là biểu tượng của sự ngay thẳng trung thành, tín nghĩa.

Hình tượng nhân vật Lý Quỳ

Trong tác phẩm Thủy Hử, Lý Quỳ xuất thân là một người dân nghèo ở Sơn Đông, có sức mạnh nhưng rất nóng nảy nên đã có lần lỡ tay đánh chết người.

Lý Quỳ bỏ trốn đến Giang Châu và làm cai ngục dưới trướng Đới Tung. Đến khi Tống Giang bị tội đày đến Giang Châu thì Lý Quỳ mới xuất hiện.

Tuy nóng nảy, lỗ mãng, thậm chí giết người không chớp mắt nhưng Lý Quỳ vẫn có những đức tính tốt đẹp. Nổi bật nhất là sự trung thành, dũng cảm và luôn yêu thương huynh đệ hơn bản thân.

Lý Quỳ đặc biệt thần tượng Tống Giang, hết mực trung thành, vào sinh ra tử để bảo vệ người anh kết nghĩa. Khi nghĩa quân Lương Sơn quy an triều đình, dù không muốn nhưng Lý Quỳ vẫn theo Tống Giang: ”Ca Ca, phản đi thôi. Ca ca, lúc nào khởi binh, tôi sẽ đem quân đến ứng cứu…”.

Lý Quỳ nghe lời Tống Giang cõng mẹ lên núi.

Suy nghĩ của Lý Quỳ rất đơn giản, chỉ cần tụ tập anh em vui vẻ, say sưa bên chén rượu, gặp chuyện chướng mắt thì hai tay quét sạch.

Lý Quỳ không phức tạp như Tống Giang vì trước sau chỉ trung thành với triều đình, cũng không như Lâm Xung không còn cách nào mới phải làm thảo khấu, cũng không giống Võ Tòng bất đắc dĩ phải giết người.

Lý Quỳ đơn giản khao khát cuộc sống tự do, sống chết để bảo vệ lý tưởng bên những người anh em của mình.

Nhân vật Lý Quỳ cũng đại diện cho một loạt hình tượng thường thấy trong tiểu thuyết ở Trung Hoa. Có sự tương đồng giữa Lý Quỳ với Trương Phi trong Tam Quốc Diễn Nghĩa.

Đó là hình tượng nhân vật có sức địch muôn người, luôn xung phong trước trận tiền, dũng cảm coi cái chết nhẹ tựa lông hồng, nhưng đi kèm với đó là tính cách nóng nảy, mất bình tĩnh, không biết phải trái, đúng sai.

Cái chết đau thương của Lý Quỳ

Tống Giang bị những nịnh thần trong chiều ganh ghét, giả chiếu vua ban rượu độc.

Khi Tống Giang bị giải đi xử chém, Lý Quỳ xông vào pháp trường cùng với các hảo hán Lương Sơn cứu Tống Giang. Kể từ đó, cuộc đời Lý Quý gắn liền với Tống Giang ở Lương Sơn Bạc.

Sau khi lên Lương Sơn làm đầu lĩnh, Lý Quỳ vì nhớ gia đình nên xin phép Tống Giang xuống núi về quê. Tống Giang gợi ý Lý Quỳ hãy đem theo cả gia đình mình lên Lương Sơn cùng chung sống, vì ông đã giết người ở Giang Châu nên sẽ làm liên luỵ đến gia đình. Nhưng Lý Quỳ không biết rằng vì làm theo lời Tống Giang mà sau này cõng mẹ lên núi để mẹ bị hổ ăn thịt.

Lý Quỳ nóng nảy, ương bướng nhưng rất hăng hái, nhiệt tình và trung thành với Tống Giang. Có một số lần Lý Quỳ vô tâm, giận dỗi, bỏ trốn khỏi Lương Sơn vì bị Tống Giang doạ chặt đầu nhưng rồi lại quay lại.

Sau khi quân Lương Sơn thắng lợi trong chiến dịch chinh phạt Phương Lạp, Lý Quỳ được vua Tống Huy Tông phong chức vị. Lý Quỳ bản chất chỉ muốn sống cuộc đời ở Lương Sơn Bạc, nhưng vì đã theo Tống Giang nên đành miễn cưỡng ở lại.

Đến khi Tống Giang bị gian thần hãm hại, giả chiếu của hoàng đế ban rượu độc, Lý Quỳ được gọi đến cùng uống rượu để cả hai cùng chết.

Cái kết của Tống Giang và  Lý Quỳ trong phim.

Theo Qulishi, chiêu an, quy phục hoàng đế nhà Tống được coi là ranh giới đỏ mà Tống Giang không bao giờ làm trái.

Đó là lý do dù tập hợp một lực lượng đáng kể ở Lương Sơn với 107 anh hùng, nhưng Tống Giang chỉ muốn một ngày quy phục triều đình.

Lý Quỳ thì khác, nhân vật hung hăng, lỗ mãng này chỉ chấp nhận chiêu an vì còn được ở gần Tống Giang, vì còn mục đích sống. Tống Giang biết chỉ có mình mới kiểm soát được Lý Quỳ nên đã lừa cho uống rượu độc.

Tống Giang nói: “Sau khi ta chết, ta sợ Thiết Ngưu sẽ làm phản”. Khi Lý Quỳ biết Tống Giang cho mình uống rượu độc thì đã muộn, chỉ kịp nói: “Thiết ngưu khi sống theo hầu huynh trưởng. Sau khi chết cũng làm ma theo hầu huynh trưởng".

Câu nói cuối cùng khiến người yêu Thủy Hử rơi lệ đã phản ánh một số phận đáng thương nhất. Lý Quỳ phạm tội ác mà bị người đời xa lánh, mẹ chết mà không làm gì được, chuỗi ngày sống vui vẻ ở Lương Sơn không kéo dài lâu, khi Tống Giang uống rượu độc, Lý Quỳ cũng phải đi theo.

Có thể nói, trong cả cuộc đời, Lý Quỳ gần như không có sự lựa chọn. Thiết Ngưu nghe theo Tống Giang một cách mù quáng vì đó là người ông cảm thấy được tôn trọng. Đến cuối cùng, Lý Quỳ không tự quyết định được số phận của mình. Vì lẽ đó nên có thể nói rằng Lý Quỳ là anh hùng Lương Sơn có kết cục đáng thương nhất.

Hình thành và phát triển

Quá trình tập hợp của các anh hùng thảo dã tại bến nước để hình thành quân khởi nghĩa Lương Sơn Bạc được Thi Nại Am dành 70 hồi để diễn giải. Tuy nhiên, nhân vật đầu tiên được đề cập không phải là một trong các vị anh hùng Lương Sơn, mà là Cao Cầu. Theo ý kiến các nhà nghiên cứu[2], quá trình thăng tiến của gian thần Cao Cầu chính là sự tố cáo cho chính sự thối nát của nhà Bắc Tống khi đó mà người chịu trách nhiệm cao nhất là hoàng đế Tống Huy Tông[3], một quân vương chơi bời, không quan tâm tới việc triều chính.

Từ một thảo dân lông bông, Cao Cầu gặp may hết lần này tới lần khác, trở thành sủng thần của vua Tống Huy Tông và được phong chức Thái uý. Mối liên kết giữa các gian thần Cao Cầu, Dương Tiễn, Lương Trung Thư… và bộ máy quan lại tham lam, xảo quyệt, độc ác bên dưới đã làm hại các lương thần của triều đình [Lâm Xung, Võ Tòng, Dương Chí, Tống Giang, Hoa Vinh…] khiến họ lần lượt phải bỏ sự nghiệp đi theo Lương Sơn Bạc.

Cũng có những anh hùng xuất thân nơi thôn dã, không có chức vụ quyền hành nhưng bất bình với sự áp chế, bóc lột của quan lại địa phương như Lý Quỳ, Sử Tiến, Lưu Đường… nên đã ra tay cứu giúp người hoạn nạn hoặc tự cứu bản thân mình, trở thành người phạm tội với triều đình và cũng lên Lương Sơn.

Từng nhóm anh hùng được tập hợp riêng lẻ, rồi sau đó tất cả đều tụ về Lương Sơn. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu về Thủy hử, có những người con đường lên Lương Sơn vòng vo nhiều lần như Tống Giang, vì ông vốn mang tư tưởng trung hiếu với triều đình; lại có những người con đường lên Lương Sơn thẳng tuột như Lý Quỳ – ông coi việc làm phản khi bị hà hiếp là đương nhiên. Thủy hử phản ánh thực trạng trong xã hội phong kiến nhiều đời: “quan bức thì dân phản”, điều đó rất hợp với tâm lý của đông đảo quần chúng lao động nghèo khổ bị bóc lột, áp bức nên Thủy hử dễ đi sâu vào tiềm thức của nhân dân.

Điều khiến Thủy hử trở nên ly kỳ, hấp dẫn là ngoài tính cách đa dạng của các nhân vật, các tình tiết còn mang nhiều tính bất ngờ, thú vị cho người đọc. Người thủ lĩnh đầu tiên của Lương Sơn Bạc là Vương Luân, nhưng chính Vương Luân lại bị Lâm Xung sát hại để tôn Tiều Cái. Tiều Cái được xem là người khai sáng Lương Sơn, nhưng lại không thuộc vào số 108 vị anh hùng – không thuộc vào 36 vị thiên cang hay 72 vị địa sát – vì ông bị tử trận trước khi Lương Sơn tập hợp đủ 108 người. Tài năng, tính cách của các anh hùng Lương Sơn cũng phong phú, mỗi người một vẻ. Ngoài những người giỏi chinh chiến trên lưng ngựa như Quan Thắng, Lâm Xung, Hô Duyên Chước, Tần Minh, Đổng Bình… đánh bộ như Lý Quỳ, Võ Tòng, Lỗ Trí Thâm… còn một đội ngũ các tướng chuyên đánh thủy quân như anh em Trương Hoành – Trương Thuận, 3 anh em họ Nguyễn và cả Lý Tuấn; các quân sư tài ba như Ngô Dụng, Chu Vũ; những người di chuyển nhanh hoặc giỏi đột nhập như Đới Tông, Thời Thiên… Đặc biệt, trong các anh hùng Lương Sơn còn có 3 phụ nữ [Cố Đại Tẩu, Hỗ Tam Nương và Tôn Nhị Nương].

Quy hàng và tan rã

Lương Sơn Bạc phát triển đến cực thịnh ở hồi 70 với việc tập hợp đủ 108 vị anh hùng được phân thứ hạng và nhiệm vụ ở Lương Sơn. Triều đình nhà Tống nhiều lần phát quân đi đánh dẹp đều bị quân khởi nghĩa đánh bại.

Thái uý Cao Cầu đích thân cầm quân đi dẹp, bị quân Lương Sơn bắt sống. Tuy nhiên, do thủ lĩnh Tống Giang mang nặng tư tưởng trung quân ái quốc nên đã sai thả Cao Cầu và xin được về quy thuận triều đình.

Dù bị nhiều ý kiến phản đối [nhất là Võ Tòng,Lỗ Trí Thâm,và Lý Quỳ], Tống Giang vẫn quyết ý dẫn các thủ hạ về quy hàng khi được triều đình chiêu an.

Sau khi về hàng triều đình, quân Lương Sơn được điều đi chống quân nhà Liêu xâm phạm bờ cõi nhà Tống. Quân Lương Sơn thắng quân Liêu liên tiếp nhiều trận, sắp tiến đến kinh đô nước Liêu thì vua Huy Tông theo lời các gian thần, chấp thuận cho nước Liêu giảng hòa và hạ lệnh Tống Giang rút quân.

Trở về, triều đình lại phái quân Lương Sơn đi đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa khác của Điền Hổ, Vương Khánh và Phương Lạp. Với đội ngũ thiện chiến, tài năng, quân Lương Sơn dưới cờ hiệu của triều đình nhà Tống đã dẹp được cả 3 cuộc khởi nghĩa quy mô lớn này.

Khi đánh quân Liêu và các cuộc khởi nghĩa nông dân khác của Điền Hổ, Vương Khánh, họ toàn thắng và không có tướng lãnh nào tử vong. Tuy nhiên, khi đánh Phương Lạp, quân Lương Sơn bị tổn thất nặng. Và khi giặc giã không còn, nhà Tống tìm cách trừ khử họ.

Kết cục

Sự suy giảm quân số chỉ diễn ra khi quân Lương Sơn đụng độ quân Phương Lạp. Cho tới khi hạ đội quân này và bắt sống thủ lĩnh của họ [Võ Tòng bắt được Phương Lạp], các anh hùng Lương Sơn Bạc bị tổn thất rất nhiều.

Trong 108 người, 5 người không tham dự cuộc chiến với Phương Lạp do được lệnh ở lại hoặc bị gọi về; 103 người tham dự cuộc chiến với Phương Lạp thì có 76 người bị tử trận hoặc không trở về triều nhận quan tước, 27 người trở về triều.

Những người chết

Tổng số có 69 người chết, trong đó:

1. Tướng chết trận:
59 người, bao gồm:

15 chánh tướng:
Tần Minh, Từ Ninh, Đổng Bình, Trương Thanh, Lưu Đường, Sử Tiến, Sách Siêu, Trương Thuận, Nguyễn Tiểu Nhị, Nguyễn Tiểu Ngũ, Lôi Hoành, Thạch Tú, Giải Trân, Giải Bảo.

44 phó tướng:
Tống Vạn, Tiêu Đĩnh, Đào Tông Vượng, Hàn Thao, Bành Kỷ, Trịnh Thiên Thọ, Tào Chính, Vương Định Lục, Tuyên Tán, Khổng Lượng, Thi Ân, Hách Tư Văn, Đặng Phi, Chu Thông, Cung Vượng, Bao Húc, Đoàn Cảnh Trụ, Hầu Kiện, Mạnh Khang, Vương Anh, Hỗ Tam Nương, Hạng Sung, Lý Cổn, Yến Thuận, Mã Lân, Đan Đình Khuê, Nguỵ Định Quốc, Lã Phương, Quách Thịnh, Âu Bằng, Trần Đạt, Dương Xuân, Úc Bảo Tứ, Lý Trung, Tiết Vĩnh, Lý Văn, Thạch Dũng, Đỗ Thiên, Đinh Đắc Tôn, Trâu Uyên, Lý Lập, Thang Long, Sái Phúc, Trương Thanh, Tôn Nhị Nương

2. Các chánh phó tướng ốm chết dọc đường:

10 người, gồm:

5 chánh tướng:
Lâm Xung, Dương Chí, Trương Hoành, Mục Hoằng, Dương Hùng.

5 phó tướng:
Khổng Minh, Chu Quý, Chu Phú, Thời Thiên, Bạch Thắng.

Những người sống

Còn lại 39 người sống sau khi dẹp Phương Lạp, nhưng kết cục cũng khác nhau, không phải ai cũng được trọn vẹn

1. Tướng không muốn ra làm quan và đã bỏ đi trên đường về kinh

4 người:

2 chánh tướng:
Yến Thanh, Lý Tuấn

Trong Thủy hử truyện, sau này Lý Tuấn trở thành vua Xiêm La.

2 phó tướng:
Đồng Uy, Đồng Mãnh.

Hai tướng này cùng sang Xiêm La với Lý Tuấn

2. Những trường hợp không về khác

Lỗ Trí Thâm và Võ Tòng ở lại chùa Lục Hòa [Hàng Châu] theo nghiệp tu hành.
Võ Tòng sau sống ngoài 80 tuổi, Lỗ Trí Thâm chết tại chùa này chỉ một thời gian ngắn sau khi thắng Phương Lạp.

Công Tôn Thắng từ giã Lương Sơn ngay trước khi ra quân tấn công Phương Lạp và theo La Chân Nhân tu hành ở Kế Châu

3. Những tướng trở về và nhận chức phong

Còn 27 tướng lĩnh Lương Sơn trở về và nhận chức phong của triều đình, gồm:

12 chánh tướng:
Tống Giang, Lư Tuấn Nghĩa, Ngô Dụng, Quan Thắng, Hô Duyên Chước, Hoa Vinh, Sài Tiến, Lý Ứng, Chu Đồng, Đái Tông, Lý Quỳ, Nguyễn Tiểu Thất.

15 phó tướng:
Chu Vũ, Hoàng Tín, Tôn Lập, Phàn Thuỵ, Lăng Chấn, Bùi Tuyên, Tưởng Kinh, Đỗ Hưng, Tống Thanh, Trâu Nhuận, Sái Khánh, Dương Lâm, Dương Xuân, Tôn Tân, Cố Đại Tẩu.

4. Tướng đã ở kinh từ trước hoặc được lệnh gọi về

5 phó tướng:

An Đạo Toàn, Hoàng Phủ Đoan, Kim Đại Kiện, Tiêu Nhượng, Nhạc Hòa.

Số mệnh khác nhau của 32 người này sau khi về kinh mới là đa dạng nhất, không chỉ nói lên sự bội bạc của triều đình nhà Tống đối với công thần, mà còn lột tả tận cùng tính cách của từng người. Cho tới đoạn kết cục này, độc giả mới thực sự nhìn ra chân tướng của tất cả các anh hùng Lương Sơn Bạc.

Số Phận Của 32 Vị Tướng Còn Lại.

+ Tống Giang ngu trung, tự sát theo mệnh lệnh của vua. Hơn thế, sợ Lý Quỳ sẽ làm phản để báo thù cho mình, ông buộc Lý Quỳ phải uống rượu độc để cùng chết.

+ Lư Tuấn Nghĩa bị triều đình đầu độc chết.

+ Ngô Dụng và Hoa Vinh, sau khi mang xác Tống Giang và Lý Quỳ đi chôn, cũng treo cổ tự vẫn ở cùng
chỗ 2 ngôi mộ. Cái chết của Ngô – Hoa đầy bi phẫn.

+Quan Thắng nhận chức, sau bị tai nạn ngã ngựa chết.

+ Lý Ứng, Sài Tiến nhận chức một thời gian rồi từ chức về quê.

+ Đái Tông nhận chức rồi từ chức về làm thủ từ ở Thái An

+ Nguyễn Tiểu Thất, Tống Thanh, Mục Xuân, Trâu Nhuận, Tôn Tân, Tôn Lập, Cố Đại Tẩu, Tưởng Kính về kinh nhưng không nhận chức mà trở về quê.

+ Chu Vũ và Phàn Thuỵ bỏ đi làm đạo sĩ, ngao du thiên hạ.

+ Chu Đồng và Hô Duyên Chước còn làm tướng chống quân nhà Kim sau này [Hô Duyên Chước tử trận]. Lăng Chấn cũng tiếp tục phục vụ triều đình trong chiến trận.

+ Dương Lâm, Bùi Tuyên cùng về suối An Lạc giữ chức tiểu lại.

+ Hoằng Tín làm quan ở Thanh Châu

+ An Đạo Toàn ở lại Viện thái y làm thày thuốc

+ Hoàng Phủ Đoan lại đi giữ ngựa cho triều đình

+ Kim Đại Kiện làm ngự bảo giám

+ Nhạc Hòa phục vụ trong phủ phò mã

+ Tiêu Nhượng làm văn thư trong phủ gian thần Sái Kinh
Trong 32 người, 3 người bị triều đình sát hại; 2 người tự vẫn vì phẫn chí; 12 người về tới kinh nhưng vẫn không nhận chức, bỏ về quê cũ hoặc đi làm đạo sĩ; 3 người nhận chức rồi sau đó từ chức vì không thích bon chen ở chốn quan trường nhiều gian thần; 13 người tiếp tục phục vụ triều đình.

[còn tiếp…]

Lê Xuân Thành

Video liên quan

Chủ Đề